Thực Phẩm Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn Mỹ Thì Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi longsd, 2/12/2015.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. longsd

    longsd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2011
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), để được chứng nhận là hữu cơ, nông sản phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.
    Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm. Các nhãn phổ biến bao gồm:
    [​IMG] Nhãn “100% Organic” phải hoàn toàn là chất hữu cơ.
    [​IMG] Nhãn “Organic” dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.
    [​IMG] Nhãn “Made with organic ingredients” (Chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ) dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ.
    [​IMG] Sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu.
    [​IMG]
    Khi tìm kiếm nguồn thực phẩm “sạch”, người tiêu dùng thường cảm thấy bối rối giữa muôn vàn lời quảng cáo “có cánh” hay những thuật ngữ kiểu “thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn giữa “Organic” với các nhãn khác, không được chứng nhận hoặc chồng lấn nhau. Chắc chắn các nhãn hay khái niệm dưới đây đều có giá trị riêng, chỉ có điều chúng không phải là “hữu cơ”.
    1/ Locally Grown (nuôi trồng tại địa phương)
    Thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Địa phương” khá mơ hồ vì còn tùy thuộc vào khoảng cách đến thị trường. Sản phẩm địa phương có thể được nuôi trồng hữu cơ, nhưng đó là kết nối duy nhất. Thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương, và sản phẩm địa phương không có nghĩa là hữu cơ.
    2/ Natural (tự nhiên)
    Đây cũng không phải là nhãn chính thức dù hay được ghi trên bao bì. “Tự nhiên” nghe có vẻ hữu ích nhưng lại là khái niệm khó hiểu nhất dùng cho sản phẩm. Vì đã là “Tự nhiên” thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc, trong khi nó lại thường dùng cho cả sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh và đồ chơi. “Tự nhiên” không hề liên quan đến chất hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được chứng minh là an toàn cho con người và môi sinh.
    3/ Free-Range (nuôi thả)
    Không có nhãn “Nuôi thả” chính thức mặc dù nó thường được tuyên bố kèm theo các sản phẩm như bơ sữa, trứng và thịt. Khái niệm này không được kiểm soát và chỉ nói đôi chút về tập quán chăn nuôi thực tế. Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ không bắt buộc điều kiện này. Động vật có thể tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ.
    4/ Biodynamic (sinh học năng động)
    “Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó giúp bạn an tâm về những vấn đề không chỉ đơn giản là hữu cơ, như cộng đồng lành mạnh hay đa dạng sinh học. Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic”. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Bạn không thể giả định người nuôi trồng hữu cơ sẽ áp dụng quy tắc Biodynamic hay nhà sản xuất Biodynamic phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.
    5/ Hormone-Free (không có chất tăng trưởng)
    Thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa và thịt, tuy nhiên nó không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Hormon-Free” sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa hoặc thịt nào mà không có Hormone, vì tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”.
    6/ Fair Trade (mậu dịch công bằng)
    Nhãn “Fair Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm là hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc xuất xứ.
    7/ GMO Free (không biến đổi gen)
    “GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trồng vật nuôi khác. Thay vào đó chỉ có chứng nhận của một số tổ chức nghiên cứu. Thực phẩm “GMO Free” hoặc “Non-GMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ. Nó có thể tương đồng ở một số cấp độ nào đó, nhưng không thể hoán đổi.
    8/ GAP (thực hành nông nghiệp tốt)
    Đây không phải là các sản phẩm hữu cơ mà là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học… nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, an toàn (Good Agricultural Practice) của Việt Nam (VietGAP) hoặc toàn cầu (GlobalGAP).
    Nguyên Giang / kilala.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi longsd
    Đang tải...


  2. nguyenbinhkiem

    nguyenbinhkiem Thành viên mới

    Tham gia:
    17/11/2015
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    đây là những tiêu chuẩn của nước Mỹ đề ra hả bạn ơi
     
  3. longsd

    longsd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2011
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng bác!
    Hiện nay ở VN cũng có vài doanh nghiệp áp dụng như gạo Hoa sữa, Tôm Minh Phú... để xuất đi thị trường Mỹ, EU và Nhật. Tuy nhiên, do chi phí cao nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận lắm!
     
  4. Ms.Anh

    Ms.Anh Cống hiến

    Tham gia:
    4/1/2012
    Bài viết:
    7,607
    Đã được thích:
    948
    Điểm thành tích:
    773
    Cách thức phân biệt thế nào ạ?
     
  5. longsd

    longsd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2011
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Cái này dành cho mẹ nào dùng hàng nhập khẩu có chứng nhận USDA để hiểu thôi mn ạ!
    Hàng Việt có mấy nhãn hàng có chứng nhận nhưng hầu như 100% xuất khẩu rồi!
     
    Ms.Anh thích bài này.
  6. Hamypham

    Hamypham Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/8/2012
    Bài viết:
    1,422
    Đã được thích:
    199
    Điểm thành tích:
    103
    Thanks topic thật hữu ích
     
  7. Ms.Anh

    Ms.Anh Cống hiến

    Tham gia:
    4/1/2012
    Bài viết:
    7,607
    Đã được thích:
    948
    Điểm thành tích:
    773
    Hihi...em cứ tưởng phân biệt luôn hàng ở đây.
     
  8. richardmom

    richardmom Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    3/1/2013
    Bài viết:
    5,024
    Đã được thích:
    976
    Điểm thành tích:
    773
    đồ hữu cơ công nhận là đắt nhưng ăn ngon thật, đắt xắt ra miếng.
     
  9. Kiwi_xanh

    Kiwi_xanh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn chủ top đã chia sẻ, hàng thực phẩm hữu cơ này ở Hà Nội muốn mua thì mua ở đâu nhỉ?
     
  10. kumyeu

    kumyeu https://www.facebook.com/teamthichtocden

    Tham gia:
    6/9/2013
    Bài viết:
    2,175
    Đã được thích:
    499
    Điểm thành tích:
    223
    Em chỉ mong ở ngưỡng an toàn là đã mừng lắm rồi. Chứ hữu cơ thì chỉ dám mua cho con ăn thui
     
  11. vu dinh dat

    vu dinh dat Bán chè shan tuyết cổ thụ Tấn Xà Phìn

    Tham gia:
    9/4/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
  12. Loving198

    Loving198 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2015
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Được ăn thực phẩm sạch nt thì còn gì bằng nữa, quá chuẩn luôn
     
  13. vinhomesgroup

    vinhomesgroup Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/8/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Hiện nay chắc chỉ có Vingroup mới đáp ứng nổi quá
     
  14. longsd

    longsd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2011
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Vingroup không làm hữu cơ mn nhé!
    Tập đoàn lớn đánh vào Mass market còn Organic thì dành cho Niche and Luxury Market do nhiều lý do nhưng quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế không thể nào lại được với sản xuất công nghiệp quy mô lớn!
     
  15. erai1005

    erai1005 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2015
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thịt lợn của bác bán cao gần gấp đôi ngoài Vissan !
     
  16. longsd

    longsd Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/6/2011
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Vâng, Vissan nuôi lợn công nghiệp, của em hữu cơ nên giá nó cũng phải khác ạ! :)
     
  17. londencaobang

    londencaobang Thành viên tập sự

    Tham gia:
    29/12/2015
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Lợn đen nuôi thả rông của đồng bào vùng cao chỉ ăn ngô, cám gạo, dây lang và thân cây chuối. 100% Organic nha các mẹ.
     
  18. tomkids

    tomkids Thời trang trẻ em Độc - Đẹp - Rẻ

    Tham gia:
    20/8/2015
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    Oánh dấu ngâm cứu
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này