Thông tin: Rối Loạn Tiền Đình

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi mẹ tin còi, 11/9/2008.

  1. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng... Đó là các triệu chứng rối loạn tiền đình.
    Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.
    Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
    Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.
    Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.
    Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các động tác sau:
    1. Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
    2. Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
    Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

    DS Phạm Thiệp,
    Sức Khỏe & Đời Sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mẹ tin còi
    Đang tải...


  2. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Đối với những người bị hội chứng rối loạn tiền đình ốc tai lành tính hoặc bị nhạy cảm với các động tác xoay vòng (rối loạn tiền đình do tư thế), chúng ta cần thực hiện các bước tập luyện để tạo được sự thích nghi. Các bài tập để thích nghi được tập trung vào các mục đích:
    - Duy trì thăng bằng khi đứng yên
    - Duy trì thăng bằng khi lắc lư
    - Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển
    - Duy trì thăng bằng khi đi lại


    Các bài tập được chia thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Theo một nguyên tắc là bắt đầu từ từ, động tác chậm đến nhanh dần, thời gian từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần.

    Bài tập mức độ 1:

    1.1. Động tác Romberg (rom-bơr)

    Bài tập này nên đứng vào gần vách tường, nhiều người có thể bị ngã. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác. Động tác này có thể nâng lên sau đó, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với thân người, song song với mặt đất.

    1.2. Bài tập lắc lư ra trước, ra sau

    Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

    Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau sao cho lực dồn xuống ngón chân và gót chân khi thực hiện. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng.

    Làm như vậy mỗi lần 20 nhịp. Động tác nâng dần lên theo biên độ di chuyển và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

    1.3. Lắc lư sang hai bên:

    Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

    Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.

    Lặp lại 20 lần. Động tác sau đó nâng lên bằng cách tăng tốc độ lắc, lặp lại nhiều lần. Mở mắt sau đó tập với mắt nhắm.

    1.4. Dậm chân tại chỗ:

    Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân. lặp đi lặp lại.








    Bài tập mức độ 2

    2.1. Xoay người:

    Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

    Xoay người nửa vòng tròn sang trái, dừng 10 giây, sau đó xoay trở lại bên phải, dừng 10 giây và động tác lặp lại. Nếu thấy chóng mặt thì nghỉ ở tư thế đó đến hết chóng mặt thì lặp lại.

    2.2. Cử động đầu:

    Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

    Gập đầu ra trước lên xuống 10 lần

    Nghiêng đầu sang hai bên trái -phải 10 lần

    Xoay đầu sang trái-phải 10 lần.

    2.3. Đi bộ:

    - Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, tiếp tục đi như vậy

    - Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Bước lui nhanh 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, lặp lại động tác.

    2.4: Đi bộ kết hợp động tác:

    - Đi bộ, vừa đi vừa xoay đầu sang trái rồi sang phải

    - Đi bộ, vừa đi vừa nghiêng đầu sang trái rồi sang phải

    - Đi bộ, vừa đi vừa gật đầu lên xuống

    - Đi bằng ngón chân và bằng gót chân với mắt nhắm.

    - Đi nối gót với mắt mở và nhắm

    Khoảng cách các động tác đi bộ tuỳ theo sự chịu đựng của mỗi người, ban đầu có thể chóng mặt, nên nghỉ cho hết rồi lặp lại. Khoảng cách đi tăng dần.





    3. Các bài tập hỗ trợ:

    3.1. Bài tập của Brandt-Daroff: Ngồi, thẳng lưng. Nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như vậy trong 30 giây rồi ngồi dậy. Động tác thực hiện trở lại, lần này đầu xoay sang bên đối diện. Lặp lại 5 lần.

    3.2. Lăn người. Nằm thẳng, hai tay thẳng lên trên đầu. Lăn người qua trái, rồi qua phải. lăp lại 5 lần.

    3.3 Gập người trong tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra trước. Cúi đầu xuống cho mũi chạm đầu gối bên trái, ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống cho chạm đầu gối phải. Lặp lại 5 lần.

    3.4: Gập người trong tư thế đứng: Đứng thẳng, cố gập người xuống nhặt đồ vật ở trước mặt. Lặp lại động tác 5 lần.

    4. Các bài tập với mắt:

    - Di chuyển tròng mắt từ chậm đến nhanh dần theo các hướng: lên-xuống, sang hai bên, xoay vòng tròn.

    - Động tác này tập với tư thế ngồi, đứng và đi.

    - Tập nhìn cố định một vật để ở phía trước cách mắt một sải tay

    - Đứng lên ngồi xuống với mắt mở 5 lần rồi mắt nhắm 5 lần

    - Tung trái banh nhỏ từ tay nọ sang tay kia ở ngang tầm mắt

    Trên đây là những bài tập rất đơn giản, căn bản nhưng hiệu quả giúp bạn thích nghi được với các động tác xoay hoặc có liên quan đến cử động đầu nhiều, gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình. Các bài tập được nâng dần lên về số lượng và thời gian tập. Ban đầu bạn thấy chóng mặt nhiều, nhưng sau đó sẽ quen. Khi tập luyện thấy chóng mặt và mệt mỏi tức là hệ thống thăng bằng của bạn đang được thử thách. Chỉ có thử thách là cách tốt nhất để tăng cường sức chịu đựng. Chúc bạn mau chóng có thể lướt trên sàn nhảy những điệu lả lướt uyển chuyển mà không còn bị chóng mặt xoay xẩm nữa. Bài tập này dĩ nhiên là hoàn toàn có ích cho những người bị hội chứng Tiền đình do tư thế lành tính hoặc luyện tập để thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi tư thế hoặc di chuyển đầu như đi tàu xe.
     
  3. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
    Để có được câu trả lời chính xác, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Đôi khi, để tìm ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI).

    Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường có biểu hiện chóng mặt. Tuy nhiên, để tiện chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, triệu chứng bệnh thường được chia làm 4 nhóm:
    - Chóng mặt: Ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.

    - Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.

    - Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

    - Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên). Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.

    Tất cả các dạng chóng mặt đều có thể đẩy người bệnh vào trạng thái lo âu và ngược lại sự lo âu cũng gây ra chóng mặt.
     
  4. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    . Chữa trị rối loạn tiền đình theo đông y



    Đây là bệnh chứng thường gặp ở những người từ lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước.

    Tự nhiên vào buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy đột ngột xuất hiện choáng váng mọi vật chao đảo, giường chiếu, nhà cửa ngả nghiêng đảo lộn nhiều hướng (nếu thay đổi tư thế tức khắc hiện tượng choáng váng quay cuồng lại càng xuất hiện tăng thêm nên người bệnh phải cố gắng giữ ở một tư thế nhất định thì mới không bị đảo lộn), kèm theo rối loạn thần kinh thực vật làm cho toàn thân vã mồ hôi hoặc có thể da mặt bị tím tái, tim đập nhanh, buồn nôn hay nôn mửa liên tục..., khiến người bệnh hoảng hốt, kêu la cầu cứu.
    Nếu nhẹ thì người bệnh có thể đứng dậy được, nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nặng thì chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được và vẫn buồn nôn hoặc nôn dữ dội. Tuy nhiên người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, đầu không đau nhức chỉ thấy cảm giác nặng như bị một vật gì đè lên đầu và người mệt lả. Ngoài ra còn thấy rung nhãn cầu mắt, lệch hướng khi chỉ ngón tay, mất thăng bằng khi đi, đứng. Có khi còn ù tai hay điếc thường rõ rệt trong thời gian chữa trị, sẽ giảm dần sau vài tháng.
    Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện theo từng đợt kéo dài vài ngày rồi phục hồi dần, sau đó lại có thể tái phát. Có trường hợp tái phát chậm sau một thời gian dài cứ tưởng là bệnh đã khỏi hẳn.
    Theo đông y thường thấy biểu hiện bởi hai thể loại đó là “thực chứng” và “hư chứng”.
    Đối với thực chứng:
    Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa cảm thấy như đảo lộn, nghiêng ngửa buộc người bệnh phải luôn nhắm nghiền mắt và nằm xuống không sẽ bị ngã. Kèm theo buồn nôn hay nôn thốc tháo nhiều lần, mặt nhợt nhạt, mồ hôi toát ra toàn thân. Cơn choáng chóng mặt quay cuồng này có khi xảy ra chốc lát hay kéo dài vài tiếng, hoặc vài ba ngày. Người bệnh thấy nóng, khát nước, táo bón, tiểu nước vàng, mạch thực.
    Đây là trường hợp theo đông y là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được khiến phát ra bệnh.
    Do vậy với thể thực chứng này đông y thấy phải bình can, tiềm dương, cụ thể là nếu can hỏa vượng cần kiện tỳ, hóa đờm. Nếu đờm thấp đình trệ hoặc thanh hỏa, hóa đờm nếu do đờm hỏa. Trong trường hợp thực chứng này người ta sử dụng phương “Thiên ma câu đằng ẩm” trích trong Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa.
    Phương gồm các vị: câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g, hà thủ ô trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Uống 3 – 5 thang liền.
    Còn đối với hư chứng:
    Triệu chứng cũng xảy ra đột ngột bị ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, nhà cửa quay cuồng nên người bệnh cũng phải nằm nhắm mắt không sẽ bị ngã và kèm buồn nôn hay nôn mửa nhiều lần, toàn thân vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Kết hợp có nóng, khát nước và táo bón, tiểu vàng, đặc biệt khi làm việc lại hoa mắt, chóng mặt càng tăng, ăn ngủ kém, sắc mặt xanh, mạch hư, không lực. Đây là bệnh chứng xảy ra chủ yếu do can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh.
    Với bệnh chứng này người ta thường sử dụng phương “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” trích trong Y cấp. Gồm các vị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đơn bì 120g, phục linh 120g, trạch tả 120g, sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g. Tất cả tán bột làm hoàn. Ngày uống 8 – 16g, chiêu với nước muối nhạt.
    Ngoài ra cũng có thể chọn lựa sử dụng một trong số các phương thuốc sau cũng có hiệu nghiệm trị liệu cao.
    * Phương “Nhị căn thang” (Phúc kiến Trung y dược). Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình, gồm: Cát căn 20g, hải đới căn 30g, xuyên khung 12g, bán hạ 10g, thạch xương bồ 16g, đại giả thạch 16g. Sắc ống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 6 thang liền.
    * Trấn huyễn ôn đởm thang (trích trong Thiên gia diệu phương). Tác dụng hóa vị, trừ đờm trấn huyễn, tỉnh não, gồm: Đạm trúc diệp 10g, đại giả thạch 10g, thông thảo 6g, linh từ thạch 10g, chế bán hạ 10g, xa tiền tử 12g, hạ khô thảo 10g, vân phục linh 12g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 4g, chỉ xác 10g, trần bì 10g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 10 – 15 thang liền.
    * Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm: Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g, thiên ma 16g, bán hạ 16g, đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g, long cốt 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.
    * Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn). Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, xa tiền tử 30g, trạch lan 16g, quế chi 16g, bạch truật 20g, hổ phách 6g, đan sâm 24g, phục linh 24g, mẫu lệ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 thang liền sẽ hiệu
     
  5. Nga Bống

    Nga Bống Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    14/3/2006
    Bài viết:
    2,376
    Đã được thích:
    1,061
    Điểm thành tích:
    773
    Chưa biết các bài thuốc này thực sự có tác dụng hay không. Mẹ tớ bị rối loạn tiền đình nặng. Nhưng sau làm đủ kiểu không đỡ.

    Chỉ cuối cùng nhờ được 1 cô châm cứu, nặn các máu độc hết ra, không hiểu thế nào, từ đó mẹ tớ đỡ hẳn. Trước kia, 1 năm bị ít nhất 2-3 lần nằm ốm/năm. giờ thì "trộm vía" rất ít khi bị lại như thế!
     
  6. mẹ tin còi

    mẹ tin còi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2008
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Mẹ mình cũng bị rối loạn tiền đình nên mình phải sưu tầm đủ kiểu cho bà thích chọn kiểu nào thì chọn. kết quả cũng tạm được.
     
  7. ocyeucuame

    ocyeucuame chuaviemlotuyen.com

    Tham gia:
    3/4/2008
    Bài viết:
    9,562
    Đã được thích:
    1,237
    Điểm thành tích:
    963
    Chị Nga ơi, mẹ chồng em cũng bị rối loạn tiền đình nặng. Chị có thể cho em tên, địa chỉ, đt của cô đã châm cứu cho mẹ chị không ạ? Em cám ơn chị nhiều.
     
  8. lehongnhung

    lehongnhung Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    27/3/2011
    Bài viết:
    11,010
    Đã được thích:
    2,057
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Rối loạn tiền đình

    cho em địa chỉ châm cứu với ạ huhu .
     
  9. nana123hy

    nana123hy Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    6,361
    Đã được thích:
    811
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Rối loạn tiền đình

    thank bài viết hữu ích của các mẹ nhé
     
  10. hanhbuihong

    hanhbuihong Thành viên mới

    Tham gia:
    26/11/2011
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Rối loạn tiền đình

    cảm ơn bài viết của chủ top nhé,... Giờ nhiều người bị rối loại tiền đình ghê...
     
  11. N2M

    N2M Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/10/2012
    Bài viết:
    2,476
    Đã được thích:
    476
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Rối loạn tiền đình

    m cũng bị rối loạn tiền đình, phải nằm viện những nửa tháng hix. sau đóm phải hạn chế thức khuya, dậy sớm, xem tivi, nhất là những cái j làm ảnh hưởng tới não. ăn uống thì cố mà ăn uống cho đầy đủ, k dám bỏ ăn như trước. trộm vía giờ m đỡ hẳn, vẫn có những lúc đầu óc quay cuồng, đơ đơ như con cáo ngơ nhưng mà chỉ cần nằm nghỉ ngơi chứ k cần đi xe ò í e như trc kia nữa ^^
     
  12. mainguyen1234567

    mainguyen1234567 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/5/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Đúng rồi, bạn mình cũng bị rối loạn tiền đình. Mỗi lần bệnh tái phát lại ốm lên ốm xuống, khổ sở lắm.
     
  13. mainguyen1234567

    mainguyen1234567 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/5/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    à nhớ ra cái thuốc tiền đình nhất bảo đơn gì gì ý, bạn mình kêu hiệu quả. các mẹ có thể tham khảo uống thử xem nhé
     
  14. ngocdiep1990

    ngocdiep1990 Mẹ của SuSu

    Tham gia:
    24/8/2015
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    153
    Điểm thành tích:
    83
    bị rối loạn tiền đình thì ở độ tuổi khoảng bao nhiêu ạ? em thấy những người tầm 45 tuổi là đã bị rồi
     
  15. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    uống thuốc bắc có đỡ k nhỉ?
     
  16. lena2106

    lena2106 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Đúng là những cách hay để chữa bệnh, thay vì chữa trị thì chúng ta nên học cách phòng chống trước. Em lười tập thể dục, đọc xong cái này thấy lo lắng cho bản thân quá.
     
  17. nthien_2012

    nthien_2012 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    27/6/2011
    Bài viết:
    4,075
    Đã được thích:
    836
    Điểm thành tích:
    823
    Bà chị gái mình cũng bị bệnh nay. Mỗi khi thay đổi thời tiết bà ấy kêu như vạc. Híc.
     
  18. Trần Diệu Linh 1209

    Trần Diệu Linh 1209 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/10/2020
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Thay đổi thời tiết là mình cũng bị quay cuồng nhẹ. Trước thì kinh khủng lắm. Thời gian gần đây uống gnite thì đỡ hơn nhiều. Mọi người tập được như vậy thì phòng bệnh cũng khá hiệu quả.
     

Chia sẻ trang này