Thông tin: Giải Rượu Ngày Tết, Bí Kíp Cần Biết Không Chỉ Cánh Mày Râu

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi SongKhoeVT, 7/2/2016.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. SongKhoeVT

    SongKhoeVT Sống Khỏe - Hỏi đáp bác sĩ - Tra cứu bệnh

    Tham gia:
    6/2/2016
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tết đến, Xuân về, các đấng mày râu dù có khéo léo từ chối đến mấy cũng khó lòng thoát khỏi việc phải uống vài ba cốc rượu đầu xuân.

    Những người tửu lượng kém hoặc mải vui mà uống quá chén, rất dễ gặp phải tình trạng chuếnh choáng, say rượu.

    Say rượu gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gan và hệ thần kinh; nhưng giải rượu sai cách, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Thế nhưng, có không ít mẹo giải rượu không hề có cơ sở khoa học vẫn đang được rất nhiều người áp dụng.

    1. Dùng thuốc giải rượu
    Cậy có thuốc giải rượu, nhiều người cứ thỏa sức uống say rồi sau đó sử dụng ‘thần dược’ này. Theo các chuyên gia y tế, lạm dụng loại thuốc này không những không giải được rượu mà còn gây nhiều tác dụng phụ.

    Thực chất, thuốc giải rượu chỉ là thuốc hỗ trợ; các thành phần trong thuốc chỉ có tác dụng giảm và đào thải acetaldehyd (chất gây ra các biểu hiện say rượu). Do đó, thuốc có tác dụng tạm thời đưa cơ thể thoát khỏi trạng thái say, giảm nhức đầu ở một mức độ nào đấy. Hiện nay, chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của các loại thuốc này.

    [​IMG]

    Lạm dụng loại thuốc giải rượu không những không giải được rượu mà còn gây nhiều tác dụng phụ (Ảnh minh họa: Internet)

    2. Uống thuốc chống nôn

    Nôn là phản ứng tự vệ của cơ thể khi có chất độc xâm nhập. Vì thế, người say rượu có xu hướng nôn thốc nôn tháo để tống chất độc của rượu ra ngoài. Nếu lúc này sử dụng thuốc chống nôn, vô tình khiến độc tố của rượu bị giữ lại và ngấm vào cơ thể, dẫn đến việc say nặng hơn, thậm chí có thể gây nên ngộ độc rượu.

    Bên cạnh đó, các loại thuốc, trong đó có thuốc chống nôn như domperidon, metoclopramid… khi kết hợp với cồn trong rượu có thể tạo thành chất độc, gây hại cho cơ thể. Do đó, khi bị say rượu, nên tìm cách gây nôn hết. Sau đó, có thể uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…) để bổ sung lượng nước bị mất khi nôn.

    3. Uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp
    Giống thuốc chống nôn, các thành phần trong thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp và rượu khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất độc.

    Đặc biệt, các loại thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol và cồn cùng nạp vào cơ thể khiến gan bị tổn thương, thậm chí nếu chất độc nhiều, có thể tích tụ trong gan, gây suy gan cấp và tổn thương vĩnh viễn. Trong khi đó, Aspirin lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.

    [​IMG]

    Các thành phần trong thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp và rượu khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất độc (Ảnh minh họa: Internet)

    4. Uống cà phê, trà đặc
    Một trong những cách giải rượu sai lầm đó là uống cà phê, trà đặc để tỉnh táo hơn. Tỉnh táo đâu chẳng thấy, chỉ thấy cà phê, trà đặc khiến tình trạng mất nước của cơ thể trở nên trầm trọng hơn. Cafein trong cà phê chỉ làm tăng hưng phấn chứ không giúp hạ lượng cồn trong máu. Chưa kể, cà phê, trà đặc kết hợp với cồn gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ, cơ thể càng trở nên mệt mỏi.

    Cũng cần lưu ý không nên uống các loại nước có ga khi đang say rượu. Bởi chất độc trong rượu sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu, gây hại tới gan và dạ dày.

    5. Tắm, tập thể dục và đi ngủ ngay lập tức
    Khi say rượu, nhiều người muốn tắm, tập thể dục hoặc đi ngủ ngay lập tức nhưng đây lại là ‘cách giải rượu’ có thể khiến tình trạng say rượu trở nên trầm trọng hơn.

    Say rượu khiến cơ thể không kiểm soát được khả năng điều tiết nhiệt. Nếu tắm nước nóng, khí nóng tập trung trên cơ thể làm kéo dài tình trạng say. Trong khi đó, nếu tắm nước lạnh, mạch máu bị co lại, dễ dẫn đến cảm lạnh.

    Tập thể dục hay vận động mạnh khi say khiến tình trạng mất nước của cơ thể trầm trọng hơn. Ngược lại, đi ngủ ngay lập tức cũng không tốt. Khi ngủ, các cơ quan trong đó có gan dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Do đó, quá trình thải độc rượu sẽ bị hạn chế, chất độc có thể tích tụ lại khiến người say dễ bị ngộ độc rượu. Trong trường hợp người uống rượu say ngủ, cứ 1-2 giờ đánh thức dậy 1 lần và cho uống nước lọc, nước trái cây hoặc ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết.

    Hà Vân

    Theo Suckhoedoisong.vn

    Link lấy bài: http://songkhoe.vn/dung-de-tet-mat-vui-vi-giai-ruou-sai-cach-s2964-0-277287.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi SongKhoeVT
    Đang tải...


  2. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Cách đúng là uống nước, ăn đồ đạm, vận động
     
  3. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Vâng nhiều khi khó nhớ nên nói chung là cứ ăn và uống các thứ có tính đối lập vs chất kích thích là chuẩn ạ :)
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này