Hà Nội: Chè Sạch Thái Nguyên Tại Hà Nội

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi Hangtieudungcaocap, 31/12/2015.

  1. Hangtieudungcaocap

    Hangtieudungcaocap Hàng xách tay Đức, EU

    Tham gia:
    10/10/2015
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Chè sạch Thái Nguyên tại Hà nội
    Loại thường (bán hàng): 180.000 đ/kg
    Loại Ngon : 260.000 đ/ kg
    Loại đặc biệt : 320.000 đ/ kg
    Miễn phí giao hàng < 5km
    [​IMG]

    Phân biệt Chè ngon:
    Theo kinh nghiệm truyền thống mà các Cụ cao niên xứ Trà truyền lại, trà ngon hay không được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn gồm: Thanh, Sắc, Vị, Thần.

    • Thanh: Trà ngon là loại trà có màu nước xanh ánh vàng mật ong (Thanh);
    • Sắc: Cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh (Sắc);
    • Vị: Uống vào có vị đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, lúc mới uống có vị chat êm, uống xong có vị ngọt đọng lại rất lâu (Vị);
    • Thần: Hương thơm quyến rũ, chỉ có ở trà, không thể lẫn vào thức uống nào khác, đem lại sự sảng khoái, thăng hoa cho người thưởng trà (Thần).
    Sau một ấm trà, người thưởng trà thấy ấm áp trong lòng, tình người thăng hoa, tinh thần sảng khoái, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.
    Theo Wikipedia
    ĐT mua Chè: 091.569.1886
    ***********

    Cách pha trà ngon cho ngày Tết[​IMG]
    • Chọn ấm và chén để pha trà: Ngày nay, ấm pha trà vô cùng đa dạng về chất liệu từ ấm đất nung, ấm sành, ấm sứ, thậm chí cả ấm thủy tinh, ấm bằng kim loại.. Thế nhưng, để có một ấm trà đúng điệu thì nên chọn loại ấm làm bằng sứ để giúp giữ nhiệt tốt nhất mà lại giữ được hương vị của trà.
    • Nước để pha trà: Các cụ nhà ta dạy rằng, nước mưa hứng giữa trời là thứ nước tinh khiết nhất, ngon nhất để pha trà. Quý tộc xưa kia còn kỳ công tới mức hứng từng giọt nước tinh khiết trên lá sen vào sớm mai để pha ra những tách trà thượng hạng. Hoặc nước pha trà phải là nước giếng khơi mới đúng chuẩn. Thế mới biết, ngoài trà ngon thì nước dùng để pha trà cũng vô cùng quan trọng! Thế nhưng, môi trường các thành phố lớn càng ngày càng ô nhiễm cộng với nhịp sống bận rộn thì làm sao kiếm ra được những thứ nước ấy! Người thành phố thường pha trà bằng nước máy, thứ nước này đã qua xử lý bằng cách sục khí Clo nên khi pha trà sẽ lẫn tạp chất, khiến vị trà không ngon. Tốt nhất là nên dùng nước tinh khiết, nước lọc để pha trà để nước trà không bị lẫn mùi lạ thì trà mới ngon được.
    • Nhiệt độ của nước dùng pha trà cũng rất quan trọng: Nhiều người có thói quen dùng nước mới sôi để pha trà ngay. Điều này thật sự không nên, bởi nước quá nóng sẽ làm giảm vị trà, gây ra vị đắng hoặc chát. Mỗi loại trà có một tiêu chuẩn về nhiệt độ nước khác nhau. Với trà còn Thái Nguyên thì chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ từ 85-90 độ C để pha trà.[​IMG]
    • Các bước pha trà
      • Bước 1: Tráng bên trong ấm bằng cách rót nước sôi và lắc đều ấm cho nóng ấm, sau đó bỏ nước tráng ấm đó đi.
      • Bước 2: Cho trà vào ấm. Tùy thuộc vào khẩu vị đậm nhạt của từng người mà cho nhiều hay ít trà, hoặc vào số người thưởng thức trà ( Độc ẩm, nhị ẩm, tam ẩm, tứ ẩm, ngũ ẩm hay quần ẩm)
      • Bước 3: Rót nước sôi săp sắp vào trà, đợi 5 giây sau đó rót nước rửa trà đó vào bát loa để chén để vừa rửa chén, vừa tạo mùi hương cho chén uống trà.
      • Bước 4: (Ủ trà) Rót nước sôi lần 2 vào trà trong ấm. Tùy vào lượng người hay khẩu vị đậm nhạt mà cho vừa nước. Trong lúc đợi trà ngấm, ta rót nước sôi vào các chén uống trà trong bát loa. Đợi từ 3 đến 4 phút là trà nở, gắp chén ra đĩa. Lưu ý rằng, trong lúc đợi trà ngấm, nên thường xuyên dội nước sôi lên ấm trà để giữ nhiệt cho ấm trà.
      • Bước 5: (Rót trà ra chén) Nên rót đều vòng tròn, không nên rót trà đầy từng chén một vì sẽ làm độ đậm nhạt của các chén trà không đồng đều nhau. Rót trà cũng là một nghệ thuật. Khi rót trà, lúc đầu nên để miệng ấm kề sát với miếng chén rồi từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có thể nghe thấy tiếng nước trà rót ra như tiếng suốt reo từ xa vọng tới róc rách, phải rót làm sao để trà không bị bắn ra ngoài chén. Rót từng ít một, quay vòng tròn đến bao giờ được 2/3 chén trà là vừa uống. Hết lại rót tiếp.
      • Bước 6: (Thưởng thức) Cầm chén trà lên, để trong lòng bàn tay, truyền từ tay phải qua tay trái để cảm nhận độ nóng ấm của chén trà và hít hà mùi hương tỏa ra từ chén trà. Trước khi uống hãy cảm nhận mùi thơm của chén trà và nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ.
      • Trà ngon, mới đầu uống sẽ có vi chát nhưng đến cuống họng sẽ dần thấy ngọt và thơm hương.
    • Lưu ý:
      • Với những người ít uống trà thì không nên pha trà quá đặc, uống trà đặc sẽ gây một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
      • Tùy vào văn hóa của từng vùng sẽ có cách uống trà cho phù hợp nhất. Ví như khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản, người Nhật sẽ uống trà từng ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà ngấm vào từ từ vào miệng. Người Việt Nam, khi uống trà lại thích uống từng ngụm nhỏ một, uống nhâm nhi để cảm nhận hương thơm và vị chát trước, ngọt sau của trà Việt.
    Thiên Triệu (Sưu tầm)
    ***************

    Video hướng dẫn cách pha chè Thái Nguyên để thưởng thức trọn Hương vị đồ uống đặc sản Thái Nguyên này!!!
    Chè sạch Thái Nguyên tại Hà nội:
    LH: 0915691886
    Loại thường 180.000 đ/kg
    Loại Ngon 260.000 đ/ kg
    Loại đặc biệt 320.000 đ/ kg
    Miễn phí giao hàng < 5km (từ TTTM Chợ Mơ)

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hangtieudungcaocap
    Sửa lần cuối: 1/2/2016
  2. Hangtieudungcaocap

    Hangtieudungcaocap Hàng xách tay Đức, EU

    Tham gia:
    10/10/2015
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Văn hóa uống trà trong đời sống của người Việt Nam
    [​IMG]
    Trà được người Việt dùng suốt năm, suốt đời, kể từ quán nước bên hè phố đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Nhâm nhi chén trà là khởi đầu cho những cuộc gặp gỡ hàn huyên của bạn bè tri kỷ, của những cuộc giao lưu bất chợt để từ không quen biết trở thành bạn.

    Cây chè Việt vì thế đã trở thành một thứ cây khởi nguồn cho sự giao tiếp tình cảm trong đời sống thường nhật, một thứ nước uống khó thiếu của người Việt.

    Nguồn gốc của trà

    Nguồn gốc của trà có thể tìm được thấy khoảng hơn 4.000 năm ở Trung Hoa. Và câu chuyện được coi như huyền sử của trà mang dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Vua Thần nông khi tuần thú phương Nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi làm cho tinh thần sảng khoái phấn chấn nên ông gọi đó là "chè."

    Hoặc có một người thành thạo về y khoa, đã khám phá ra chè là một loại thảo dược vào năm 2737 trước công nguyên khi có vài chiếc lá cây rơi vào ấm nước đang đun sôi của ông. Sau khi uống thử ông đã phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu... Ngay lập tức ông xếp cây chè vào danh sách các loại thảo dược.

    Trà - Thức uống tốt cho sức khỏe con người

    Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chè xanh là kho tàng của các hoạt chất sinh học. Điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các aminoaxít, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin... Tất cả có 12 nhóm hoạt chất trong cây chè.

    Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui, trà có lợi ích cho hô hấp và tim mạch, trà có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.

    Mỗi nước có cách uống trà của riêng mình

    Trên thế giới, có rất nhiều nước trồng chè và tương ứng với nó cũng có bấy nhiều cách thức uống.

    Cách thức thưởng trà được nâng lên thành nghệ thuật có ở Trung Hoa và Nhật Bản - nơi đã từng coi trà như một tôn giáo (như cách gọi Trà Kinh, Trà đạo).

    Còn ở Việt Nam có Phong trà (phong cách uống trà), thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân Việt. Và cách ẩm trà của người Việt cũng rất riêng, rất độc đáo: các bậc tiền nhân xưa cho rằng, ẩm trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức.

    Vì lẽ ấy các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ, thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà.

    Người Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc chưa được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ướp hương từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan); trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm... Mỗi loại trà làm nên một hương vị khác nhau, trong đó trà sen là thứ trà quý nhất, ngày xưa chỉ dành cho bậc vua chúa thưởng thức.

    Người Việt Nam thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) thể hiện văn hóa thuần chất của mình, đồng thời vẫn còn có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.

    Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà (người Việt gọi là “nhất thủy,” “nhì trà”) tức là việc dùng trà mộc hay trà hương.

    Những người có thú đam mê uống trà ngày nay đã đề ra 5 chuẩn mực về cách chọn trà ngon: “sắc-thanh-khi-vị-thần,” nhưng với những người sành trà, thì trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất.

    “Tam bôi, tứ bình” (bình và ấm trà) đó chính là bộ đồ pha và uống trà có ấm và 4 chén quân, một chén tống để chuyên trà. Chén quân thường là loại chén hạt mít (mắt trâu), bình cũng có bình chuyên, bình tống, tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần ẩm” để chọn loại bình tương ứng.

    Với bạn trà “ngũ quần anh,” tức tìm “bạn trà” đôi khi khó hơn tìm “bạn rượu.” Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện gia đình, xã hội nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất, cỏ cây.

    Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua - ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

    Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Không gian thưởng trà thường mang hơi hướng của văn hóa thiền - là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu. Lý tưởng nhất là những nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh, bên trong có tranh ảnh, thư pháp, góc đọc sách báo hoặc bàn cờ.

    Vậy nên văn hóa trà Việt đã được người đời tổng kết vừa có nét cầu kỳ, vừa mang tính dân dã./.

    Thanh Phương (TTXVN)
     

Chia sẻ trang này