Tranh luận: Bệnh Teo Não Là Gì?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ngocnh1234, 4/12/2015.

?

Bệnh teo não có chữa khỏi không

  1. 0 phiếu
    0.0%
  2. Không

    1 phiếu
    100.0%
  1. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
  2. ngocnh1234

    ngocnh1234 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Nguồn: Teonao.vn

    1, Bệnh lẫn ở người già là gì?


    Bệnh lú lẫn ở người già là sự thay đổi về tâm trí, khi đó bệnh nhân không còn khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt như bình thường. Người bệnh có thể mất khả năng nhận ra người thân hoặc nơi chốn quen thuộc, không biết được thời gian và không gian, mất phương hướng và không còn khả năng đưa ra quyết định.
    [​IMG]

    2, Dấu hiệu nhận biết bệnh lẫn tuổi già

    Các dấu hiệu từ sớm của bệnh lú lẫn có thể rất khó thấy, mơ hồ và có thể không xuất hiện một cách rõ ràng ngay. Một số triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
    • Mất trí nhớ thường xuyên và ngày càng tăng
    • Thường đi lang thang một mình, dễ bị lạc đường, hay lục tìm đồ đạc của người khác.
    • Thay đổi tính cách: Bệnh nhân dễ bị kích động, hay tìm chuyện gây gổ, la hét khi không được đáp ứng yêu cầu.
    • Hờ hững và thu mình: Thường ngồi một mình, ít nói hoặc liên tục làm việc nhưng không có mục đích và cứ lặp lại nhiều lần.
    • Thường hay bị ảo giác, nhìn nhầm người nhà, bạn bè hay người thân; mất ngủ về ban đêm hay cảm thấy đói bụng và thường nghi ngờ người khác.
    • Mất khả năng thực hiện những công việc hàng ngày
    3, Bệnh lẫn tuổi già do đâu?

    Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lẫn của người già hiện vẫn chưa được giới khoa học phát hiện ra. Có một số quan điểm cho rằng bệnh lẫn tuổi giàbắt nguồn từ việc các tế bào não bị lão hóa, các nơ ron thần kinh mất dần và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy dẫn đến khả năng hoạt động của não bộ càng kém, đặc biệt ở những người già trên 65 tuổi. Có quan điểm cho rằng nguyên nhân gây lú lẫn còn do ảnh hưởng từ các bệnh Alzheimer, trầm cảm và di chứng của bệnh tai biến mạch máu… Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh lẫn. Những người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta có tỷ lệ mắc bệnh lẫn khi về già cao hơn những người hấp thụ ít chất này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh lẫn của người già. Nhưng các yếu tố khác làm tăng nguy cơ di truyền bệnh lẫn tuổi già này còn có thể do di truyền hoặc bệnh nhân có tiền sử chấn thương não.

    Xem cụ thể: Nguyên nhân mắc bệnh lẫn tuổi già

    4, Cách điều trị bệnh lẫn tuổi già

    Cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh lẫn tuổi già. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị có thể giúp ngăn chặn bệnh lẫn tuổi già. Do đó, khi thấy người cao tuổi trong nhà có biểu hiện quên, lẫn ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám ngay. Đồng thời phòng tránh bệnh lẫn tuổi già trước khi quá muộn và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh lú lẫn trong mọi hoàn cảnh như sau:
    • Khi mắc bệnh lú tuổi già, tâm sinh lý của người bệnh đều thay đổi. Người bệnh sẽ cảm thấy rất bứt rứt khó chịu khi không thể nói được điều mình muốn. Do vậy, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải có thái độ nhẹ nhàng, thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh. Cần tránh quát mắng, to tiếng với người bệnh khi họ làm hỏng việc gì đó. Việc tranh luận với người bị bệnh lẫn của người già cũng nên tránh vì sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp gì hơn.
    • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nhằm khuyến khích người bệnh ăn nhiều. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các chất tốt cho não theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
    • Cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Tốt nhất nên nghiền nát, pha với nước cho người bệnh uống.
    • Cho người bệnh thường xuyên vận động, hạn chế uống nước nhiều vào đêm tránh bị tiểu đêm, ban ngày không nên cho người bệnh ngủ nhiều.
    • Quần áo mặc phải đủ rộng và nên chuẩn bị sẵn nhiều bộ để thay. Khi ra ngoài nên nhờ người trông coi bệnh nhân tránh đi lang thang, đi lạc.
    Các loại thuốc điều trị đến nay hầu như có hiệu quả rất nhỏ trong việc cải thiện tình trạng bệnh lẫn tuổi già. Vì vậy, khi nhận biết được những biểu hiện của bệnh lẫn ở người giàthì bạn nên cho người bệnh đi khám và áp dụng thêm một số cách chăm sóc người bệnh tại nhà như trên. Tôi tin rằng người cao tuổi trong gia đình sẽ không những giảm tình trạng xấu của bệnh lẫn gây ra mà tinh thần càng ngày càng lạc quan, phấn chấn.
     
  3. ngocnh1234

    ngocnh1234 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh đãng trí là gì?

    Bệnh đãng trí hay còn gọi là bệnh hay quên, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ. Trên phương diện bệnh học, chứng đãng trí có thể do những nguyên nhân như di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường xuyên… Kể cả người lớn tuổi hay trẻ tuổi đều có thể mắc căn bệnh hay quên này.

    [​IMG]

    Bệnh đãng trí, hay quên gây ra hậu quả gì?

    Biểu hiện của bệnh đãng trí bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm hoặc có các triệu chứng sau:
    • Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp…
    • Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
    • Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời.
    • Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…
    • Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.
    Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có sự mất trí nhớ đột ngột, rất khó khăn để nhớ hay kể lại những sự kiện mới xảy ra. Nhứng người chứng hay quên thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc đoạn cuối của câu, mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần. Chính những hậu quả này dẫn đến người bệnh trở lên thiếu năng lực trong công việc và khó giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

    Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?

    Ở mức độ nhẹ, bệnh đãng trí không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Và người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý thì sau một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh.

    Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời. Nếu không bệnh nhân sẽ ngày càng suy giảm trí nhớ dẫn đến tổn thương não và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho sức khỏe.

    Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không?

    Cách điều trị bệnh đãng trí, hay quên

    Ngày nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc điều trị bệnh đãng trí, hay quên khi được phát hiện sớm trở lên dễ dàng hơn cho bác sĩ. Sau thời gian kiểm tra và sàng lọc, với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên quá lo lắng và đưa ra lời khuyên hợp lý để bộ nhớ được cải thiện dần dần. Còn những trường hợp nặng bệnh sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn, bác sĩ sẽ phải kiểm tra chuyên sâu. Cách điều trị của bác sĩ nếu không thể chữa khỏi bệnh bằng mọi biện pháp thì chỉ còn cách làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi, người bệnh ít chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ căn bệnh để lại. Và tất cả mọi người khi biết mình mắc bệnh hay quên thì câu hỏi: Uống gì để chữa bệnh hay quên? là câu hỏi thắc mắc và băn khoăn phổ biến nhất. Nhưng tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
     
  4. peternguyen3511

    peternguyen3511 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/1/2016
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Thêm những phương pháp phòng ngừa nữa là tuyệt vời
     
  5. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    uống gì để đỡ hơn?
     
  6. ngocnh1234

    ngocnh1234 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Nguồn: Teonao.vn
    1, Bệnh hay quên có chữa được không?


    Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị – ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định bệnh hay quên ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoặc ít nhất cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay, quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và chưa có cách chữa trị hết hoàn toàn.

    [​IMG]

    2, Điều trị bệnh hay quên như thế nào?

    Khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời. Với trường hợp bệnh nhân bị quên lành tính, thông thường nguyên nhân là do thiếu tập trung, mất ngủ hay stress trong cuộc sống thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên hợp lý và đưa đơn thuốc uống nhằm giúp bộ nhớ được cải thiện dần dần. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ sau này, bác sĩ sẽ xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra căn nguyên gây bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ có cách hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân kịp thời.
    • Bệnh hay quên thuộc nhóm bệnh lý như mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn nên cách điều trị của bác sĩ là sẽ làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi.
    • Bệnh nhân sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng nên phòng chống các cơn đột quỵ.
    • Kiểm soát tình trạng cao huyết áp, cao cholesterol và tiểu đường, không hút thuốc có thể ngăn ngừa các cơn đột quỵ.
    • Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề về tình trạng kích động nhẹ, lo lắng, trầm cảm hoặc mất ngủ.
    Đọc tiếp: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?

    3, Làm gì để cải thiện bệnh hay quên?

    Khi đã mắc bệnh hay quên thì: Làm thế nào để cải thiện chứng quên này? là vấn đề được mọi người quan tâm nhất. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện chứng hay quên:
    • Thực phẩm hỗ trợ bệnh hay quên: óc lợn, trứng chim bồ câu, trứng chin cút, các loại quả mọng, cá hồi, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc… Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bồi bổ tinh thần rất tốt cho những người suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh… Cũng cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện vì những chất này khiến trí nhớ bị tổn thương dần dần.
    • Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Khi mệt mỏi chúng ta nên có một giấc ngủ ngắn để hồi phục lại sức khỏe kịp thời. Hãy vứt bỏ những áp lực bủa vây, giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan, và nhớ tầm quan trọng của việc ngủ đúng và đủ giờ nhé.
    • Tập thể dục: Chúng ta có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập yoga… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái. Ngoài ra đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe não bộ.
    • Bổ sung bằng thực phẩm chức năng cho não: Hiện nay trên thị trường có nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các chứng quên thông thường. Đó là những sản phẩm có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng quên và suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên có nhiều thuốc điều trị chứng quên hiện đang được quảng cáo trên thị trường với nhiều cung cách hấp dẫn cũng khiến cho người bệnh lo lắng và bối rối vì không biết lựa chọn thế nào. Vì vậy, để đảm bảo điều trị chứng hay quên hiệu quả và an toàn nhất, chúng ta nên đến các Trung Tâm Y Tế để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
    Đọc thêm: Uống gì để chữa bệnh hay quên hiệu quả?

    Tóm lại, chứng hay quên sẽ mất dần nếu chúng ta biết quan tâm và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và bồi bổ sức khỏe bằng các thực phẩm tốt cho trí não sẽ phòng tránh không chỉ phòng tránh được bệnh đãng trí mà còn ngăn chặn được nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, mất trí nhớ sau này.
     
  7. co_troc

    co_troc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/7/2013
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Đánh dấu,em cũng hay quên lắm,cám ơn chủ top.
     
  8. ngocnh1234

    ngocnh1234 Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2015
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Nguồn: Teonao.vn

    Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị - ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định chứng hay quên ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoặc ít nhất cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn nhưsa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay, quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và chưa có cách chữa trị hết hoàn toàn.

    [​IMG]

    Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời.

    Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?

    Chữa chứng hay quên bằng cách nào?

    Để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, PGS. BS Nguyễn Thi Hùng khuyến cáo những người mắc bệnh hay quên cần biết điều phối công việc một cách hợp lý. Chứng hay quên có quan hệ rất mật thiết với tình trạng thiếu ngủ và stress. Vì vậy người bệnh cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia và các loại thực phẩm có hại cho não.

    Đồng thời, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp giúp tăng cường ôxy lên não. Bên cạnh đó, nên có chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Rèn luyện trí não cũng là một trong những cách chữa bệnh hay quên hiệu quả được các bác sĩ rất khuyến khích. Có nhiều cách để làm cho bộ não luôn hoạt động như đọc sách, các trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới, tham gia vào các hoạt động xã hội, xem tivi, sử dụng internet, hay học chơi một nhạc cụ nào đó… Tất cả các hoạt động liên quan đến trí não sẽ giúp cải thiện bộ não một cách tự nhiên nhất…

    Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cho các chứng quên như quên do sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm và stress… Đây là những sản phẩm có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng quên và suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm Lohha Trí Não. Lohha Trí Não là một trong những sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của trí não, bảo vệ và giảm sự lão hóa của các tế bào thần kinh được đông đảo người sử dụng hiện nay tin dùng.

    Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ

    Để có một trí nhớ tốt hỗ trợ cho công việc và trong cuộc sống thì những lời khuyên, bí quyết cũng như phương pháp dưới đây sẽ rất có ích cho mỗi chúng ta:

    • Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ
    • Liên tưởng tới vấn đề
    • Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề
    • Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ
    • Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu
    • Lặp đi lặp lại điều cần nhớ
    • Trau dồi thêm kiến thức mới
    • Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế
    • Đọc sách thường xuyên
    • Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức
     
  9. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    mình thấy thường xuyên chơi các trò chơi trí tuệ như kiểu IQ test cũng là cách luyện trí nhớ.
     
  10. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    bệnh não nguy hiểm lắm :(
     
  11. metuannghia

    metuannghia công ty bình an

    Tham gia:
    12/1/2012
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    mình cũng vậy mới có hơn 30 tuổi thôi mà lại hay nói trước quên sau rồi
     
  12. Toàn Long

    Toàn Long Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/6/2015
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    giờ nhiều người mắc bệnh hay quên quá.
     
  13. yeuconnhieu999

    yeuconnhieu999 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/5/2015
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Nghe bệnh này sợ quá :)
     
  14. cbxkorg123

    cbxkorg123 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/2/2017
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
  15. meocvit

    meocvit Thành viên mới

    Tham gia:
    13/9/2017
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3

Chia sẻ trang này