Thông tin: Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi goodcarevn, 3/3/2016.

  1. goodcarevn

    goodcarevn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/1/2016
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Các biến chứng của bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm: biến chứng mạn tính và biến chứng cấp tính

    Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

    Đây là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này làm sản sinh ra nhiều gốc tự do, gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào, dẫn đến rối loạn hay suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó tim, mắt, thận, thần kinh là những cơ quan bị tổn thương nhiều nhất do đái tháo đường.
    [​IMG]

    Biến chứng mắt do đái tháo đường
    Đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt, dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Dần dần người bệnh bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
    Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh lý về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù điểm vàng…

    Các vấn đề về tim mạch

    Theo thống kê của chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở bệnh nhân tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh nhân tiểu đường. Họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
    Bệnh thần kinh tiểu đường
    Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở bệnh đái tháo đường, gồm có: bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh tự chủ.

    Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến bệnh nhân bị thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì, bỏng rát, kim châm hoặc yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân rất dễ bị tổn thương gây loét. Nếu không được điều trị và chăm sóc hợp lý, vết loét bàn chân có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi.
    [​IMG]
    Tổn thương bàn chân do đái tháo đường

    Hệ thần kinh tự chủ (hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật) có vai trò điều khiển các chức năng tự động của cơ thể như hoạt động của tim, hệ tiêu hóa, tiết nệu, tuyến tiết… Khi hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương, hoạt động của các cơ quan và tuyến tiết sẽ bị rối loạn dẫn tới các biểu hiện: loạn nhịp tim, khô da, tiêu chảy, táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn chức năng cương dương ở nam giới…

    Tổn thương thận

    Lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

    Nhiễm trùng

    Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, vì vậy người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục… chúng thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị.

    Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
    Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời.

    Hạ đường huyết

    Xảy ra khi đường huyết hạ thấp xuống dưới 3,6 mmol/l (tương ứng 65 mg/dl), nguyên nhân là do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin; ăn uống kiêm khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… Đây là một biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì sẽ để lại nhiều di chứng về thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Dấu hiệu nhận biết: Cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực…

    Hôn mê do tăng đường huyết

    Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là những biến chứng nặng và rất dễ tử vong, đòi hỏi bệnh nhân phải được đưa đến cấp cứu tại các cơ sở y tế ngay lập tức.

    • Hôn mê do nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton chủ yếu gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 hơn là type 2, xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường để chuyển hóa thành năng lượng do không có hoặc không đủ insulin. Khi đó cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo và tạo ra sản phẩm phụ là acid độc hại, gọi là ceton. Sự tích tụ của ceton trong cỏ thể có thể dẫn đến mất nước, đau bụng và khó thở. Các dấu hiệu sớm của nhiễm toan ceton gồm có buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, tăng không khí, thở nhanh và sâu, hơi thở có mùi ceton.
    • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2 cao tuổi. Các yếu tố như stress, nhiễm trùng, và một số loại thuốc chống viêm có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Mức đường máu cao kèm thoe mất nước làm gia tăng độ thẩm thấu máu, tình trạng này có thể gày một trầm trọng hơn và dẫn đến hôn mê (hôn mê thẩm thấu).
    Các triệu chứng cảu tăng áp lực thẩm thấu máu do đái tháo đường xuất hiện âm thầm với các biểu hiện đái nhiều, khát nhiều và sút cân, thường dai dẳng trong một vài ngày trước khi nhập viện. Đây là các biểu hiện sớm nhất của tăng glucose máu. Khi mức độ hoặc khoảng thời gian tăng glucose máu tiến triển hoặc kéo dài thì các triệu chứng thần kinh như ngủ gà, liệt nửa người, giảm thị lực, sững sờ, thậm chí co giật có thể xuất hiện và tiến triển tới hôn mê ở những giai đoạn muộn hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi goodcarevn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này