Ngôn ngữ lập trình C : là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hànhUNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính mặc dù ngôn ngữ này không được thiết kế dành cho người nhập môn( theo wikipedia). Dennis Ritchie là người tạo ra ngôn ngữ lập trình C Chuẩn C (standard C) Có rất nhiều phiên bản C ANSI C (American National Standards Institute): 1989 Các phiên bản update vào năm 1995(C95), 1999(C99) C và C++ C++ là bản mở rộng của ngôn ngữ C để hỗ trợ lập trình hướng đối tượng và thiết kế các phần mềm lớn. C không hẳn là một phần của C++, nhưng có thể sử dụng cả C và C++ nhằm thiết kế chương trình linh hoạt nên thành thạo C trước khi học C++ Thư viện chuẩn C Chương trình C chỉ bao gồm các modues được gọi là hàm (funcion) Có thể tự viết các hàm Sử dụng các hàm trong thư viện chuẩn Tránh phát minh lại bánh xe (avoid re-inventing the wheel) Tránh việc tự viết các hàm đã có trong thư viện Các hàm trong thư viện chuẩn thường được viết cẩn thận và hiệu quả Các pha của chương trình C Soạn thỏa chương trình (edit) Đặt tên file có đuôi là .c (vidu.c, bai1.c,...) Tiền xử lý (preprocess) Biên dịch (compile) Link Load Excute Một chương trình C đơn giản Ví dụ 1 : In một dòng chữ ra màn hình Lời giải thích Đặt trong cặp dấu /*...*/ Trình biên dịch sẽ bỏ qua Được dùng để chú thích các dòng lệnh Chỉ dẫn tiền biên dịch #include <stdio.h> - sử dụng các hàm vào ra Cần biết hàm nào nằm trong thư viện nào Một chương trình C có thể có nhiều hàm , nhưng buộc phải có hàm main() Cặp dấu{} thể hiện các khối(block) chương trình, thân các hàm luôn được đặt trong{} Lệnh printf() đưa nội dung ra ngoài màn hình Kí tự \n đưa con trỏ xuống 1 dòng dưới Hàm int main(), nên phải có lệnh return trả về một số nguyên , return 0; - hàm kết thúc bình thường. Hàm printf() và các kí tự điều khiển Hàm printf(s): đưa nội dung của s ra màn hình, s có thể là một xâu kí tự, biến, hoặc biểu thức Một số kí tự đặc biệt : \n - đưa con trỏ xuống dòng dưới \r - đưa con trỏ về đầu dòng \t - đưa con trỏ đến vị trí tab tiếp theo \a - bật 1 tiếng chuông \\ - đưa ra kí tự \ \" - đưa ra kí tự " Ví dụ 2: Cộng hai số Nhập dữ liệu -scanf() scanf("%d",&integer1) Đợi người dùng nhập giá trị , rồi gõ phím Enter Lưu giá trị vào biến ở bên phải toán tử Đổi giá trị được nhập sang kiểu dữ liệu của biến =(toán tử gán) Gán giá trị cho biến Toán tử hai ngôi - Binary Operator Ví dụ : Sum = variable 1 + variable 2; Biến và cách đặt tên biến Biến ( variables) Tương ứng với các vùng trong bộ nhớ máy tính Mỗi biến có tên, kiểu, kích thước, và giá trị Khi biến được gán một giá trị mới, giá trị cũ bị ghi đè Đọc giá trị các biến trong bộ nhớ không làm thay đổi các biến trong bộ nhớ Quy tắc đặt tên biến Chuỗi kí tự ( chữ cái a...z,A...Z, chữ số 0...9,dấu gạch dưới _ ) Không bắt đầu bằng chữ số Phân biệt chữ hoa với chữ thường Khai báo biến Trước khi sử dụng các biến thì phải khai báo nó. Cách khai báo : kiểu_dữ_liệu tên_biến; kiểu_dữ_liệu tên_biến = giá_trị_đầu; Khai báo nhiều biến cùng kiểu thì các biến cách nhau bởi dấu phẩy Ví dụ : int a; double n = 10; float m = 10, p = 20; Các kiểu dữ liệu chuẩn Các phép toán Các phép toán số học Cộng/trừ: + - ( x = x +2 Phép nhân : * ( x = x*4 Phép chia: / (y = x/4); Phép chia lấy dư: % (x = x %10 Quy tắc ưu tiên Các phép toán trong ngoặc được tính trước Các ngoặc lồng nhau, các phép toán ở trong nhất được tính trước nhất Tiếp theo là các phép nhân, chia, và phép lấy số dư Các phép toán được tính từ trái qua phải Cộng trừ được tính cuối cùng Thư tự ưu tiên các phép toán Các phép toán Logic Toán tử "và" : && Toán tử"hoặc":|| Các phép toán tử trên bit Toán tử: & - phép toán AND Toán tử: | - phép toán OR Toán tử: ~ - phép đảo ngược bit Toán tử: << - dịch bit sang trái Toán tử: >> - dịch bit sang phải Ví dụ: x = 10; y = x << 2; => y = 24 x = 14; y = x >> 2; => y = 3 x = 9; y = 7; z = x % y; => z = 2 Các phép toán tử rút gọn Ví dụ x = 10; y = 20; x += y; => x = 30 x = 4; x = 2; *= 2; => x = 8 Sự khác nhau giữa ++x và x++ ++x: giá trị của x sẽ tăng lên 1 đơn vị TRƯỚC khi thực hiện biểu h thức ó có mặt của x. x++: giá trị của x sẽ tăng lên 1 đơn vị SAU khi thực hiện biể thức có mặt của x. Ví dụ: x = 10; y = ++x + 2; => x = 11; y = 13 x = 10; y = x++ + 2; => x = 11; y = 12 x = 10; y = 20; z = 2 * (++x – y++); => x = 11; y = 21; z = -18 Các đặc tả của hàm Printf() Để đưa nội dung của các biến (hoặc biểu thức) ra màn hình phải có các chỉ dẫn cụ thể cho từng loại dữ liệu. Ví dụ: int x = 20; printf(“x = %d”, x); float x 15.5; printf( x = 15.5; printf(“x = %f”, x); float x = 10; printf(“x = %6.2f”, x); int x = 10; y = 15.5; printf(“x = %6d, y = %6.2f”,x,y); Các kí tự đặc tả Để nhập các giá trị vào cho các biến cần phải có chỉ dẫn kiểu dữ liệu cho từng biến. Ví dụ: Nhập hai số nguyên int từ bàn phím printf(“Cho hai so nguyen a,b: “); scanf(“%d%d”,&a,&b); Nhập một số int và một số float từ bàn phím printf(“Cho so nguyen a va so thuc b: ”); scanf(“%d%f”,&a,&b); Chú ý: Khi nhập xâu kí tự thì không có dấu & trước biến, vì bản thân tên xâu đã là con trỏ. printf(“Cho mot xau ki tu: “); scanf(“%s”,st); Các kí tự đặc tả cho từng kiểu dữ liệu giống trong hàm printf() Chú ý: Hàm printf() và scanf() đều nằm trong thư viện <stdio.h>, nên đầu chương trình phải khai báo thư viện bằng lệnh: #include <stdio.h> Nguồn : Lập trình C.
uhm! Giờ cuộc sống phát triển cha mẹ hay thúc e các bé học sớm! nên nếu được thì các bậc cha mẹ có thể hướng con từ từ. tuy khổ chút nhưng sau này cuộc sống của con sẽ khỏe khoắn và giỏi giang!
Nghe các tít dạy cho bé làm mình hoảng quá, các bé giờ học nhiều quá rồi...đầu óc vận động quá nhiều rồi. Giờ lại định hướng bé đến lập trình với tuổi đời quá nhỏ, cận thận phản tác dụng
1.Câu lệnh Trong C mỗi câu lệnh có thể viết trên một hoặc nhiều dòng và được kết thúc bằng dấu ; (dấu chấm phẩy). -Câu lệnh là một tác vụ, biểu thức, hàm, cấu trúc điều khiển… Ví dụ x = x + 2; printf("Day la mot lenh\n"); 2.Khối lệnh -Khối lệnh là một dãy các câu lệnh đặt trong cặp dấu {...} (dấu ngoặc nhọn). Chú ý: Để 1 bài C trình bày rõ ràng cho người đọc ta cần viết theo nguyên tắc :các lệnh trong khối lệnh phải viết thụt vô 1 tab so với cặp dấu { } Ví dụ : Code: { //dau khoi a= 5; b = 6; viết thụt vô 1 tab so với cặp { } printf("Tong %d + %d = %d", a, b, a+b); } //cuoi khoi Lưu ý: Quên dùng cặp dấu { } bao bọc khi sử dụng khối lệnh, hoặc mở dấu { và quên đóng dấu } sẽ dẫn đến chương trình bị sai. Mẹo: Viết cặp dấu { } trên mỗi dòng trước rồi viết các dòng code bên trong. Cấu trúc rẽ nhánh là một cấu trúc được dùng rất phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình nói chung. Trong C, có hai dạng: dạng không đầy đủ và dạng đầy đủ. Dạng không đầy đủ Cú pháp: if (< Biểu thức điều kiện >) <Công việc> Giải thích: <Công việc> được thể hiện bằng 1 câu lệnh hay 1 khối lệnh. Kiểm tra Biểu thức điều kiện trước. Nếu điều kiện đúng (!= 0) thì thực hiện câu lệnh hoặc khối lệnh liền sau điều kiện. Nếu điều kiện sai thì bỏ qua lệnh hoặc khối lệnh liền sau điều kiện (những lệnh và khối lệnh sau đó vẫn được thực hiện bình thường vì nó không phụ thuộc vào điều kiện sau if). Ví dụ 1:Học ngôn ngữ lập trình cơ bản C Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số thực a. In ra màn hình kết quả nghịch đảo của a khi a 0. #include <stdio.h> #include <conio.h> int main () { float a; printf("Nhap a = "); scanf("%f",&a); if (a !=0 ) printf("Nghich dao cua %f la %f",a,1/a); getch(); return 0; } Giải thích: - Nếu chúng ta nhập vào a 0 thì câu lệnh printf("Nghich dao cua %f la %f",a,1/a)được thực hiện, ngược lại câu lệnh này không được thực hiện. - Lệnh getch() luôn luôn được thực hiện vì nó không phải là “lệnh liền sau” điều kiện if. Ví dụ 2: Yêu cầu người chạy chương trình nhập vào giá trị của 2 số a và b, nếu a lớn hơn b thì in ra thông báo “Gia trị của a lớn hơn giá trị của b”, sau đó hiển thị giá trị cụ thể của 2 số lên màn hình. #include <stdio.h> #include<conio.h> int main () { int a,b; printf("Nhap vao gia tri cua 2 so a, b!"); scanf("%d%d",&a,&b); if (a>b) { printf("\n Gia tri cua a lon hon gia tri cua b"); printf("\n a=%d, b=%d",a,b); } getch(); return 0; } Giải thích: Nếu chúng ta nhập vào giá trị của a lớn hơn giá trị của b thì khối lệnh: { printf("\n Gia tri cua a lon hon gia tri cua b"); printf("\n a=%d, b=%d",a,b); } sẽ được thực hiện, ngược lại khối lệnh này không được thực hiện. Dạng đầy đủ Cú pháp: if (< Biểu thức điều kiện >) <Công việc 1> else <Công việc 2> Lưu đồ cú pháp: Giải thích: Công việc 1, công việc 2 được thể hiện là 1 câu lệnh hay 1 khối lệnh. Đầu tiên Biểu thức điều kiện được kiểm tra trước. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện công việc 1. Nếu điều kiện sai thì thực hiện công việc 2. Các lệnh phía sau công việc 2 không phụ thuộc vào điều kiện. Ví dụ 1: Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số thực a. In ra màn hình kết quả nghịch đảo của a khi a 0, khi a =0 in ra thông báo “Khong the tim duoc nghich dao cua a” #include <stdio.h> #include <conio.h> int main () { float a; printf("Nhap a = "); scanf("%f",&a); if (a !=0 ) printf("Nghich dao cua %f la %f",a,1/a); else printf(“Khong the tim duoc nghich dao cua a”); getch(); return 0; } Giải thích: - Nếu chúng ta nhập vào a 0 thì câu lệnh printf("Nghich dao cua %f la %f",a,1/a)được thực hiện, ngược lại câu lệnh printf(“Khong the tim duoc nghich dao cua a”) được thực hiện. - Lệnh getch() luôn luôn được thực hiện. Ví dụ 2: Yêu cầu người chạy chương trình nhập vào giá trị của 2 số a và b, nếu a lớn hơn b thì in ra thông báo “Gia trị của a lớn hơn giá trị của b, giá trị của 2 số”, ngược lại thì in ra màn hình câu thông báo “Giá trị của a nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của b, giá trị của 2 số”. #include <stdio.h> #include<conio.h> int main () { int a, b; printf("Nhap vao gia tri cua 2 so a va b !"); scanf("%d%d",&a,&b); if (a>b) { printf("\n a lon hon b”); printf("\n a=%d b=%d ",a,b); } else { printf("\n a nho hon hoac bang b"); printf("\n a=%d b=%d",a,b); } printf("\n Thuc hien xong lenh if"); getch(); return 0; } Giải thích: - Nếu chúng ta nhập vào 40 30 thì kết quả hiển ra trên màn hình là a lon hon b a=40 b=30 Thuc hien xong lenh if - Còn nếu chúng ta nhập 40 50 thì kết quả hiển ra trên màn hình là a nho hon hoac bang b a=40 b=50 Thuc hien xong lenh if Ví dụ 3: Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số nguyên dương là tháng trong năm và in ra số ngày của tháng đó. - Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 - Tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 10 - Tháng có 28 hoặc 29 ngày : 2 #include <stdio.h> #include<conio.h> int main () { int thg; printf("Nhap vao thang trong nam !"); scanf("%d",&thg); if (thg==1||thg==3||thg==5||thg==7||thg==8||thg==10||thg==12) printf("\n Thang %d co 31 ngay ",thg); else if (thg==4||thg==6||thg==9||thg==11) printf("\n Thang %d co 30 ngay",thg); else if (thg==2) printf("\n Thang %d co 28 hoac 29 ngay",thg); else printf("Khong co thang %d",thg); printf("\n Thuc hien xong lenh if"); getch(); return 0; } Giải thích: - Nếu chúng ta nhập vào một trong các số 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 thì kết quả xuất hiện trên màn hình sẽ là Thang <số> co 31 ngay Thuc hien xong lenh if - Nếu chúng ta nhập vào một trong các số 4, 6, 9, 11 thì kết quả xuất hiện trên màn hình sẽ là Thang <số> co 30 ngay Thuc hien xong lenh if - Nếu chúng ta nhập vào số 2 thì kết quả xuất hiện trên màn hình sẽ là Thang 2 co 28 hoac 29 ngay Thuc hien xong lenh if - Nếu chúng ta nhập vào số nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 12 thì kết quả xuất hiện trên màn hình sẽ là Khong co thang <số> Thuc hien xong lenh if Trong đó <số> là con số mà chúng ta đã nhập vào. Lưu ý: - Ta có thể sử dụng các câu lệnh if…else lồng nhau. Trong trường hợp if…else lồng nhau thì else sẽ kết hợp với if gần nhất chưa có else. - Trong trường hợp câu lệnh if “bên trong” không có else thì phải viết nó trong cặp dấu {} (coi như là khối lệnh) để tránh sự kết hợp else if sai. Ví dụ 1: if ( so1>0) if (so2 > so3) a=so2; else /*else của if (so2>so3) */ a=so3; Ví dụ 2: if (so1>0) { if (so2>so3) /*lệnh if này không có else*/ a=so2; } else /*else của if (so1>0)*/ a=so3; Nguồn : ngon ngu lap trinh c co ban
nghe dạy cho bé nhìn mấy dòng lệnh mà choáng, thớt ơi copy mà paste như thế này thì pó tay... Không pé nào hoc nổi..
C này trong lập trình học chủ yếu để tập tự duy là chính. Mà bạn cho các bé học cái mình thì tỉ lệ các bé học thì hiếm lắm đó. học thế thà cho bé học thêm cái khác còn dễ thở hơn ý, vào học nhiều người còn ngỏm cái môn C, C# nữa các bé. Các bé cùng làm cho dùng công cụ phần mềm nào đó như chỉnh sửa bằng hình ảnh thui.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc học lập trình, thì ngôn ngữ bạn quyết định chọn để bắt đầu phụ thuộc rất nhiều vào cái mà bạn đang cố gắng học, cái mà bạn muốn làm với kỹ năng đó, và cái đích cuối cùng mà bạn muốn đi tới. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ lập trình dễ học hơn những ngôn ngữ khác, và có một cộng đồng tích cực trong việc dạy hoặc đưa ra nhiều các kỹ năng hữu ích một khi bạn đã học chúng. Đây là 5 ngôn ngữ tốt nhất, dựa trên sự đề cử của chính các bạn độc giả. 1. Java Ngôn ngữ Java của hãng Oracle là một trong những ngôn ngữ lập trình có chỗ đứng lâu nhất, bền bỉ và có tầm ảnh hưởng nhất. Bạn sẽ tìm thấy Java tại lõi của các ứng dụng trong và ngoài môi trường web, trên tất cả các nền tảng, các hệ điều hành và các thiết bị khác nhau. Nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có đặc trưng sâu sắc dựa trên lớp (class-based), được thiết kế để có thể hoạt động được trên nhiều nền tảng nhất có thể 2. Ruby Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dynamic, mã nguồn mở được phát triển bởi nhà khoa học máy tính người Nhật Bản làYukihiro Matsumoto vào những năm 90s của thế kỷ trước, điều đó khiến cho nó trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình tuổi đời còn ít nhưng lại được sử dụng rộng rãi 3. Python Khi mọi người bàn luận về những ngôn ngữ lập trình nên học đầu tiên và ngôn ngữ nào dễ dàng hơn cho mọi người có thể học nhanh chóng, Python chắc chắn là một lựa chọn. Nó được phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum, người sau đó đã quản lý ngôn ngữ này thông qua tổ chức phi lợi nhuận Python Software Foundation, phục vụ như là đơn vị quản lý của ngôn ngữ này, Python là ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí, thậm chí cho các ứng dụng thương mại. 4. lap trinh C/C++ Trong khi những đề cử của độc giả đa số là cho ngôn ngữ lập trình C và khá ít đề cử C++, chúng tôi đã quyết định gộp 2 ngôn ngữ này làm một, vì dù sao C++ cũng là một bước tiến từ C. C là ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh được sử dụng cực kỳ rộng rãi, đa mục đích; có một tầm ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngôn ngữ lập trình đi sau nó. C++ mặt khác còn đi một bước xa hơn trong việc bổ sung các đặc trưng hướng đối tượng class đến ngôn ngữ này, đi kèm với các hàm ảo và template. C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, và ngày nay nó vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong mọi thứ từ video games cho đến các phần mềm thương mại. 5. JavaScript Bạn đừng nhầm lẫn JavaScript với Java, đây là một ngôn ngữ kịch bản đã được phát triển vào những năm 90s bởi Brendan Eich, cựu nhân viên của hãng Netscape Communications và giờ là Mozilla Foundation. JavaScript là một trong những công nghệ nền tảng mà web dựa trên đó. Đừng để tôi đánh lừa bạn - JavaScript tồn tại bên ngoài các trình duyệt, nhưng phần lớn nằm trong ngữ cảnh của các ứng dụng và dịch vụ kết nối. Ngôn ngữ này tự bản thân nó là dynamic, và cung cấp cho các lập trình viên sự mềm dẻo để sử dụng phong cách lập trình hướng đối tượng (và bản thân ngôn ngữ này hầu như là hướng đối tượng) cũng như là hướng chức năng và mệnh lệnh. Nó tiếp nhận nhiều cú pháp từ ngôn ngữ C, và nếu bạn lên kế hoạch để làm bất kỳ sự phát triển cho web, thì việc học JavaScript nên nằm trong danh sách của bạn. Nguồn : ngon ngu lap trinh c
Trước tiên bạn hãy chọn cho mình một ngôn ngữ muốn học, rồi sau đó hãy đam mê nó! liên tục tìm hiểu làm bài tập về nó. với mạng internet phát triển như hiện nay thì không gì là không thể. chúc bạn thành công!
Mình giới thiệu các bạn trang web này, sẽ rất hay nếu mẹ nào muốn con mình có tư duy về lập trình. Trang code.org là trang phổ biến kiến thức về lập trình rất trực quan, sẽ có hướng dẫn cho từng bài với ngôn ngữ là các hình ảnh sinh động của trò chơi minecraft (trò này rất nổi tiếng nhé, ai đã chơi thì sẽ mê). Các mẹ có thể vào xem thử, có khi còn mê hơn các con ý chứ
Bé nào mà học cho nổi, nhìn vào hoa cả mắt, có thời gian cho bé đi học thêm các môn khác, còn bé học C là điều không tưởng @@!
Môn này may ra có người nhà làm nghề gì có liên quan với cả bé thích thì còn nổi. không bình thường chắc cấp 2 thì nghe còn được.