Thông tin: Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi giasubaochau, 19/3/2016.

  1. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chăm sóc trẻ sơ sinh
    Yêu thích
    [​IMG]
    Cách thay tã cho trẻ sơ sinh có dễ như bạn nghĩ?

    Ngay sau khi bé ra đời, một trong những việc bạn sẽ phải làm hằng ngày, thậm chí hằng giờ là thay tã cho bé. Hoạt động này diễn ra khá nhiều lần trong ngày do bé đã có những hoạt động tiểu tiện, và bạn cần phải giữ cho bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Do đó bạn buộc phải trở thành một chuyên gia thay tã trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên, thay đổi tã lót của bé không chỉ đơn thuần là vấn để vệ sinh, đây còn là một cơ hội lý tưởng để bố mẹ và bé “tương tác” với nhau, vì thông thường, bé sẽ thức khi được thay tã. HUGGIES® với nhiều năm kinh nghiệm và những lợi thế về khoa học kỹ thuật hiện đại đã sáng tạo và thiết kế nên loại tã giấy với 3 lớp độc đáo. Chính công nghệ tiên tiến này giúp cho HUGGIES® trở thành loại tã giấy có độ thấm cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, HUGGIES® còn có loại tã lót siêu mềm Breathe Dry với các lỗ khí trên bề mặt. Công nghệ này cho phép không khí chuyển động và lưu thông một cách dễ giàng, giúp giữ cho mông bé khô hơn và thoải mái hơn, giúp ngăn ngừa hăm tã. Để biết thêm thông tin, hãy cùng chúng tôi truy cập phần sản phẩm để tham khảo những loại tã giấy của HUGGIES® hiện đang có bán tại thị trường Việt Nam.

    Hoạt động thay tã cho bé là những cơ hội tuyệt vời để tương tác, tiếp xúc và “trò chuyện” và tạo nên sợi dây gắn kết với bé. Chính vì vậy, hãy khuyến khích người cha cùng tham gia cùng làm việc này một cách thường xuyên. Rồi anh ấy có thể nhận ra sẽ thực sự thích thú khi làm việc này.

    Tham khảo cách thay tã cho trẻ sơ sinh

    Tắm cho trẻ sơ sinh
    Bé thường được tắm rất sớm bởi các nữ hộ sinh từ ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ. Nhưng lần đầu tiên bạn tắm cho em bé, bạn có thể sẽ rất run và lo lắng đấy. Vì thế, hãy tham khảo những mẹo vặt, kinh nghiệm và lời khuyên của chúng tôi tại phần tắm cho trẻ sơ sinh.
    Khi bạn tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn thêm về cách chăm sóc phần dây rốn này cho đến khi nó rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.

    Để biết thêm thông tin, hãy thao khảo phần tắm cho bé.

    Xoa bóp và massage trẻ sơ sinh
    [​IMG]

    Massage trẻ sơ sinh là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:

    • Giúp bé thư giãn
    • Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ
    • Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
    • Giúp tăng cường hệ miễn dịch
    • Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
    • Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa
    • Massage cũng có giúp cho trẻ sơ sinhgiảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.
    • Hiện nay, tại nhiều bệnh viện, nhà văn hóa và trung tâm hộ sinh có mở các khóa học về massage trẻ sơ sinh mà bạn có thể tìm hiểu để đăng ký tham dự. Trong loạt bài này,HUGGIES® sẽ cũng cấp là một vài lời khuyên cho bạn khi massage cho bé như:
    • Đảm bảo nhiệt đồ phòng đủ ấm cho bé
    • Chỉ tiến hành massage nếu bạn cảm thấy thoải mái và em bé của bạn nằm yên tĩnh, vui vẻ (trừ trường hợp massage gíup bé giảm đau)
    • Bắt đầu ở chân và di chuyển nhẹ nhàng lên trên khắp cơ thể
    • Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và mềm mại
    • Không ấn mạnh lên vùng bụng và ngực bé
    • Khi xoa bóp để giảm đau bụng cho bé, hãy massage bằng các chuyển động vòng tròn bắt đầu từ phía bên tay phải gần bụng của bé
    • Sử dụng kem dưỡng da như sorbolene, dầu hạnh nhân. Đây là nhữngloại dẩu massage rất có lợi cho da của bé
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi giasubaochau
    Đang tải...


  2. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng cơ bản để chăm sóc bé yêu.

    Những đồ dùng cần thiết cho chăm sóc trẻ sơ sinh
    • Sản phẩm hỗ trợ bú sữa
    • Bỉm, tã trẻ em
    • Đồ tắm và đồ ngủ : bồn tắm cho trẻ, khăn lau, khăn tắm, dầu gội đầu , sữa tắm dành riêng cho trẻ
    • Quần áo trẻ em : chăn quấn, quần áo, bao tay và vài đôi tất cho trẻ
    • Đồ chơi cho trẻ : Những loại đồ chơi phát ra tiếng động kích thích trẻ
    Cách chăm sóc da của trẻ sơ sinh
    Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên ba mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần.

    Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã.

    Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.

    [​IMG]
    Ảnh: Sưu tầm Internet

    Chăm sóc da là bài học đầu tiên của mẹ trong các cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất!

    Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
    Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

    Trước tiên mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình.

    Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.

    Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.

    Chăm sóc vệ sinh cho trẻ sơ sinh
    Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

    Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.

    Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.

    Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

    Chăm sóc cân nặng của trẻ
    Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Vì đây là giai đoạn những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống ra ngoài. Bé giảm số cân không quá 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Nhưng mẹ yên tâm là bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh của mình sau 1 – 2 tuần.

    Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
    Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

    Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
    Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng 1 – 2 mũi cho bé là vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B. Vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), và chủng ngừa viêm gan B – một chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

    [​IMG]
    Ảnh: Sưu tầm Internet

    Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh

    Giao tiếp với trẻ
    Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.

    Một số hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh
    Mẹ sẽ thường thấy bé hay bị giật mình, ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.

    Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này là hãy làm sạch và mát-xa nhẹ nhàng cho bé. Nhưng tốt hơn cả là bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.

    Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tím do dụng cụ khi tiến hành lấy thai thì các thì mẹ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu tiên.

    Chăm sóc người mẹ
    Người mẹ có khỏe thì em bé mới khỏe mạnh. Do đó thời gian sau khi sinh, việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân là rất quan trọng đối với mẹ. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe vừa giúp bạn có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.

    Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Mẹ của bé cũng chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà mẹ sẽ phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.
     
  3. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    1. Tạm biệt khăn giấy ướt
    Mặc dù các loại khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh được bày bán khắp mọi nơi nhưng bạn thật sự không cần dùng đến chúng đâu. Không chỉ tốn kém mà các loại giấy ướt để vệ sinh cho bé còn bị nghi ngờ có thể làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Đặc biệt những bé được nuôi bằng sữa mẹ có phân lỏng, ít acid và vi khuẩn, còn nước tiểu của bé thì loãng nên không cần dùng đến các loại khăn giấy ướt có tẩm hóa chất để lau chùi cho bé.

    2. Không sợ bé tè tràn tã
    Việc thay tã cho bé buổi tối hẳn là “ác mộng” với nhiều người. Do đó, bạn nên cho bé mang tã dùng ban đêm hoặc mặc thêm một lớp tã vải bên trong. Cách này sẽ ngăn được tình huống bé tè tràn tã.

    http://********/wp-content/uploads/2014/11/5-bi-quyet-cham-soc-tre-so-sinh-tien-loi-dung-cach-nhat1.jpgBạn đạ tích lũy bao nhiêu bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình?

    3. Chẳng cần đến giày
    Cho đến khi bé biết đi và thường hay ra ngoài, bạn không cần phải mua giày cho bé. Những đôi giày của trẻ con quả là rất xinh xắn nhưng tốt hơn là bạn để dành tiền cho những thứ quan trọng hơn. Thay vào đó, các loại vớ cho trẻ sơ sinh lại rẻ và tiện dụng hơn nhiều.

    4. Cẩn thận với “vòi phun nước” của bé
    Điều này đặc biệt dành cho những mẹ có con trai nhé. Khi bạn tháo tã cho bé, bé có thể bị lạnh đột ngột ở vùng kín và sinh ra phản xạ là … tè! Vì thế, nhớ tháo tã chậm rãi để tránh nước tiểu của bé tung tóe khắp nơi. Bạn cũng có thể bọc bên trong một lớp tã vải mỏng để thấm nước tiểu của bé trước khi nó văng vào mặt và mắt của bạn.

    5. Đừng ngại ôm ấp con nhỏ
    Bạn có thể đã nghe nhiều người bảo rằng không nên ôm ấp con suốt ngày để bé không quên hơi mẹ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng dù bạn có ôm ấp con bao lâu đi nữa cũng không thể làm hư bé. Dạy cho con tính tự lập và xa rời con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn nên để bé cảm nhận được rằng bé là thành viên gia đình được mọi người yêu thương và trân trọng.

    Các mẹ cần chú ý chăm sóc chu đáo cho trẻ sơ sinh để tạo cho bé một nền tảng sức khỏe tốt nhất ngay từ giai đoạn đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc bé tốt nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng ******** để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
     
  4. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    1. Điều hòa thân nhiệt và sức khỏe của trẻ
    Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36 - 37 độ. Đây là nhiệt độ để duy trì sự trao đổi chất bình thường. Ở trẻ sơ sinh, chức năng điều hòa thân nhiệt còn rất hạn chế, nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi, vượt quá khả năng cơ thể tự điều chỉnh, trẻ dễ bị sốt hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.

    Khả năng tự làm mát bằng mồ hôi ở trẻ sơ sinh cũng còn rất kém và không ổn định. Do vậy, khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên đến 40 độ C, điều này có thể gây co giật. Nếu thân nhiệt trẻ trên 38 độ C, da sẽ nóng, đỏ gây vã mồ hôi, tăng nhịp tim, nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp cũng khiến da trẻ có thể bị sưng, mẩn đỏ. Ngoài ra, thân nhiệt trẻ dễ bị thay đổi có thể do những nguyên nhân sau:

    trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có sức khỏe yếu, trẻ sinh non, thiếu tháng, lớp mỡ dưới da rất mỏng nên khả năng giữ nhiệt rất kém. Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị cảm lạnh.

    Khi mới sinh, khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ với khi thời tiết lạnh rất hạn chế nên trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh và sút cân. Đó là lý do vì sao cần phải tuyệt đối giữ ấm cho bé vào mùa lạnh.

    [​IMG]



    Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có sức đề kháng yếu hơn hẳn, cũng như bị thiếu dinh dưỡng, do sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất và đề kháng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến những trẻ này dễ bị hạ thân nhiệt trầm trọng dẫn đến việc mắc bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.

    Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, việc duy trì một nhiệt độ phù hợp cho cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng.

    2. Cách duy trì thân nhiệt ổn định cho trẻ
    Theo các chuyên gia, vào mùa đông, cần chú ý để thân nhiệt của trẻ không bị xuống thấp. Nhiệt độ ở trong nhà nên được duy trì ở 25 - 28 độ C. Để duy trì nhiệt độ này trong phòng, bạn có thể bật điều hòa hoặc hệ thống thông gió. Bạn cũng nên trang bị các thiết bị sưởi ấm để giúp bàn tay và bàn chân trẻ không bị lạnh. Lưu ý tránh quấn tã hoặc mặc quần áo cho trẻ quá chật. Độ ẩm trong nhà nên duy trì từ 60 đến 65%.

    Nếu nhiệt độ bên ngoài dưới 10 độ C, bạn hãy cho trẻ sơ sinh mặc áo bông độn, nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C thì cho bé mặc áo khoác và phủ một chiếc chăn còn nhiệt độ 16 đến 21 độ C thì có thể cho bé mặc quần áo liền chất liệu ấm.

    Còn vào mùa hè, bạn cần chú ý để thân nhiệt trẻ không bị tăng quá cao. Nhiệt độ từ 29 đến 30 độ C, bạn cần cho con mặc áo thun thấm mồ hôi, song áo cần phải đủ dài để che bụng của trẻ. Nhiệt độ từ 30 đến 35 độ C, cần phải cho trẻ mặc thoáng mát, tránh ra ngoài nắng, tránh để trẻ chơi với cường độ lớn, sử dụng quá nhiều sức lực và đổ quá nhiều mồ hôi.

    Khi trẻ quấy khóc, hãy để ý xem quần áo hay nhiệt độ có phải là nguyên nhân khiến con khó chịu hay không. Trong trường hợp trẻ bị sốt, tức là thân nhiệt lên quá cao từ 38 độ C, hãy khẩn trương tìm nguyên nhân gây sốt ở trẻ như nhiễm khuẩn, mất nước do nhiệt độ trong phòng của trẻ quá cao hoặc do trẻ đi nắng quá lâu... Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ hạ thân nhiệt chính là điều chỉnh nhiệt độ phòng, cởi bớt quần áo, lau người cho trẻ, tránh gió lùa và cho con bú
     
  5. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
    Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon, không gặp nguy hiểm.
    Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của nữ hộ sinh Trần Thị Mỹ Linh, Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM.

    [​IMG]
    Phụ huynh cần biết cách chăm sóc giấc ngủ, vệ sinh cho bé ngay từ khi sinh ra. Ảnh: Lê Phương.

    Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

    Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần, vì vậy bà mẹ cần chăm sóc tốt giấc ngủ cho bé. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18-20 giờ một ngày.

    Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc bé là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon và không gặp nguy hiểm. Cần tránh cho bé nằm sấp. Tất cả nghiên cứu giấc ngủ của trẻ đều cho thấy tư thế nằm sấp làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, bé chưa đủ khả năng xoay người hoặc nhổm dậy khi gặp vấn đề như bị ngạt, gối đè...

    Đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa. Nằm ngửa giúp khuôn mặt bé thoải mái, bé dễ hô hấp và tránh cho bé nguy cơ bị ngạt trong đống chăn gối. Khoảng tháng thứ 6, bé đã biết nhổm đầu, lật nghiêng sang một bên. Đừng lo lắng nếu bé xoay người khi ngủ, điều đó có nghĩa là bé đã có đủ sức để lựa chọn một tư thế tốt nhất cho mình.

    Nhiều cha mẹ thường hay rung lắc giúp bé dễ ngủ hơn, tuy nhiên cần lưu ý vì hành động này khiến não của bé dễ bị tổn thương.

    Cần tuyệt đối giữ trẻ trong môi trường không có khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động có hại cho mọi người, đặc biệt là các em bé, khói thuốc lá gây ra các vấn đề về hô hấp và bệnh viêm phế quản.

    Nên giữ nhiệt độ trong phòng bé trên 26 độ C. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.

    Chăm sóc vệ sinh cho bé

    Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

    Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2-3 lần một tuần.

    Vệ sinh mũi và tai: Không nên ngoáy bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.

    Vệ sinh móng tay, chân: Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.
     
  6. giasubaochau

    giasubaochau Thành viên mới

    Tham gia:
    4/6/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Mùa Đông thời tiết khô, lạnh cũng là lúc trẻ nhỏ, đặc biệt là bé sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi,... dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,... Đó là lý do mẹ nên học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để giúp bé dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của bé, khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày. Việc rửa mũi đúng cách cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho bé.

    Việc rửa mũi nên được tiến hành ngay khi bé có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi, ho, thở khò khè,... Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần mẹ "tỉ mẩn" và cẩn thận làm theo từng bước. Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, bao gồm nước muối sinh lý (chọn mua lọ nước muối sinh lý có đầu tròn, loại không phải cắt đầu trước khi sử dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé), khăn xô mềm, sạch, miếng lót chống thấm (có thể chuẩn bị thêm dụng cụ hút mũi cho bé nhưng việc hút mũi cho bé thường không cần thiết và không được khuyên dùng).

    http://imgs.********/Share/Image/2015/09/08/cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-1-164644751.gif
    Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách theo bước sau:
    - Trải miếng lót chống thấm lên giường/bàn và đặt bé nằm nghiêng trên đó, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi (thông thường nếu bé quen rồi con có thể khóc một chút nhưng nếu là lần rửa đầu tiên thì có thể bé khóc và giãy giụa khá nhiều).

    - Lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

    - Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi thì mẹ nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

    - Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé.

    - Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết.

    - Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.

    - Nếu dịch mũi quá đặc và "không chịu" trôi ra theo nước, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.

    http://imgs.********/Share/Image/2015/09/08/cach-rua-mui-cho-tre-so-sinh-164658448.gif
    Những lưu ý quan trọng về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:
    - Cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

    - Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.

    - Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thế kế tròn, mềm an toàn cho bé. Trong trường hợp vẫn phải sử dụng xi lanh, mẹ nên quấn 1 miếng gạc vào đầu xi lanh để đảm bảo an toàn cho con.

    - Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.

    - Nên rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

    - Không lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 - 5 lần/ngày), nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

    Với cách rửa mũi trên, bé sẽ rất dễ chịu ngay sau đó và hiệu quả khỏi bệnh cũng rất tốt. Những lần sau bé quen dần và có bé còn tỏ ra thích thú việc rửa mũi thay vì quấy khóc như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ rửa mũi cho bé trong vòng 3 ngày không thấy đỡ, bé bị ho, ho có đờm thì cần đưa con đến viện để bác sĩ kiểm tra xem bé có bị viêm phế quản, viêm phổi hay không?
     
  7. Sàn Tre Việt

    Sàn Tre Việt Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/1/2016
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    149
    Điểm thành tích:
    103
    bé nhà e cũng toàn phải vệ sinh bằng xi lanh lấy nước muối xịt rửa
     

Chia sẻ trang này