Khác: Nên được chẩn đoán các loại ung thư trước khi có con

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi speling, 1/9/2010.

  1. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Rất hiếm khi người ta gặp trường hợp mẹ và con cùng mắc một căn bệnh ung thư, vì trên lý thuyết hệ miễn dịch của bào thai phải ngăn chặn tế bào ung thư. Nhưng một báo cáo của Viện Nghiên cứu ung thư Anh - đăng trên tạp chí Proceedings of the national academy of sciences số tháng 10-2009 - cho thấy những tế bào gây nên bệnh bạch cầu trong bào thai chỉ có thể tới từ cơ thể mẹ.

    Nhiều năm qua, các nhà khoa học chưa khẳng định được bào thai có thể bị nhiễm bệnh ung thư từ cơ thể mẹ hay không. Về mặt lý thuyết, những tế bào ung thư sẽ bị hệ miễn dịch của bào thai tiêu diệt khi chúng xâm nhập vào máu của bào thai qua dây nhau.

    Nhưng các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Anh phát hiện 17 trường hợp mà trong đó mẹ và con cùng mắc chung bệnh bạch cầu và ung thư da. Họ quyết định tìm hiểu một phụ nữ Nhật Bản và đứa con của cô. Cả hai đều mắc bệnh bạch cầu.

    Nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật "dấu vân tay ADN" để tìm hiểu xem liệu những tế bào bạch cầu trong đứa trẻ có nguồn gốc từ cơ thể người mẹ hay không. Kết quả cho thấy tế bào bạch cầu của cả hai người đều mang một gen đột biến giống hệt nhau. Gen này gây nên bệnh ung thư.

    Sau đó nhóm nghiên cứu tìm hiểu cách tế bào ung thư vô hiệu hóa hệ miễn dịch của đứa trẻ. Họ phát hiện do không có những dấu hiệu rõ ràng ở cấp độ phân tử, hệ miễn dịch của bào thai đã không thể nhận ra tế bào ung thư là thực thể lạ khi chúng xâm nhập qua dây nhau.

    "Trong những ca mà cả mẹ và con cùng mắc một dạng ung thư, có vẻ như tế bào ung thư của người mẹ xâm nhập vào bào thai mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào vì hệ miễn dịch không phát hiện ra chúng" - giáo sư Mel Greaves, trưởng nhóm nghiên cứu, nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự lây bệnh ung thư từ mẹ sang con là hiện tượng cực kỳ hiếm và bất thường.

    Giáo sư Peter Johnson, một nhà khoa học khác của Viện Nghiên cứu ung thư Anh, khuyến cáo phụ nữ chẩn đoán các dạng bệnh ung thư trước khi quyết định có con. "Những phụ nữ đang điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai nên trao đổi với các nhà chuyên môn để nhận được những lời khuyên tốt nhất" - ông nói.
    www.tuoitre.com.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi speling
    Đang tải...


  2. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ung thư vú khi mang bầu

    Ung thư vú không phải là một đề tài mới, nhưng lại chưa bao giờ cũ vì căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư này vẫn luôn rình rập những người phụ nữ và người thân của họ.

    Ung thư vú trong khi mang bầu

    Những bé được sinh ra từ những bà mẹ bị u vú hay thậm chí mắc ung thư vú (ung thư vú đã được điều trị dứt điểm) đa phần đều có sức khỏe hoàn toàn bình thường như những bé sơ sinh khác, ngay cả khi đang mang thai hay phải trải qua kỳ "vượt cạn" cùng với thời điểm phát hiện có khối u ở ngực.

    Tuy nhiên, việc áp dụng các liệu pháp trị bệnh bằng tia xạ hay hóa chất cũng có những ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của bào thai nếu như việc điều trị diễn ra trong suốt cả thời kỳ mang thai.

    Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng kịp thời cho những phụ nữ mắc u vú hay ung thư vú trong giai đoạn đầu của thai kỳ (thời kỳ 3 tháng đầu) sẽ giảm tối đa những nguy cơ gây hại cho bé.

    Trong trường hợp phát hiện ra u vú hay ung thư vú trước khi có ý định mang thai thì tốt nhất chỉ nên thụ thai sau khoảng 2 năm điều trị dứt điểm. Cũng không thể loại trừ những tình huống xấu, ví như tế bào ung thư có thể sẽ lại tái xuất trở lại sau khi đã được điều trị thì lúc đó thời gian chờ đợi sẽ phải lâu hơn. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh thêm rằng, điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố như thể trạng sức khỏe, tuổi tác...

    Tuổi tác được xem như một nhân tố quan trọng nhất để quyết định việc có nên mang thai trong giai đoạn xuất hiện u hay ung thư vú. Trên thực tế, có đến khoảng 50% những phụ nữ gần đến tuổi trung niên (khoảng từ 30 - 40 tuổi), do phải trải qua những đợt điều trị hóa chất với cường độ lớn nên tác động tới cơ quan sinh sản (như việc rụng trứng, độ nhờn của âm đạo...) là không thể tránh khỏi. Vì thế, trước khi điều trị bệnh, bạn có thể thực hiện bảo quản trứng tại các bệnh viện.

    Ngay cả khi không phải điều trị bằng hóa chất, bạn cũng nên áp dụng cách “gửi trứng” này vì cần phải lường trước những ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thụ thai.

    Bên cạnh đó, việc cho con bú đối với những phụ nữ đang hoặc đã mắc ung thư vú cũng là mối quan tâm hàng đầu của những bà mẹ. Theo kết quả nghiên cứu và điều tra, ở một số phụ nữ mắc ung thư vú thường được các chuyên gia khuyên nên áp dụng phẫu thuật để trị tận gốc căn bệnh. Nếu tình trạng bệnh của bạn chưa đến mức phải dùng đến phẫu thuật thì bạn vẫn có khả năng cho con bú sau khi sinh. Tuy nhiên, lượng sữa có thể sẽ thiếu hụt do tác động của điều trị bằng tia xạ và tốt nhất trong trường hợp này là không nên cho con bú ngay thời điểm đó.

    Đừng để quá muộn!

    Đừng để mọi chuyện trở nên muộn màng. Trang bị cho mình những kiến thức và biết tự bảo vệ mình chính là cách bạn mang lại hạnh phúc cho chồng con và người thân.

    Tỷ lệ mắc ung thư vú trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên tại nhiều nước, đặc biệt ở một số nước đang phát triển do thay đổi theo lối sống phương Tây, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư vú lại đang giảm đi nhờ các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm.

    Trong nhiều năm qua, tại bệnh viện K, có khoảng 70% bệnh nhân ung thư vú đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã có biểu hiện di căn hạch hoặc di căn xa. Trong khi nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì 80% bệnh nhân ở giai đoạn sớm có thể được chữa khỏi bệnh.

    Đối với bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, việc nhận biết được các yếu tố nguy cơ và phòng tránh chúng có thể làm giảm được 1/3 nguy cơ mắc bệnh.

    Các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư vú vẫn đang được nghiên cứu, tuy nhiên một số yếu tố được khẳng định có liên quan đến bệnh ung thư vú bao gồm:

    1. Yếu tố gia đình: Được xếp vào nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú như: mẹ, chị em gái.

    Phụ nữ có mẹ, chị em gái bị ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 - 3 lần so với phụ nữ có mẹ, chị em gái không bị ung thư vú.

    Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn và có tỷ lệ ung thư vú hai bên cao hơn.

    [​IMG]

    2. Gen: Biến đổi (hay đột biến) một số gen có thể làm tế bào chuyển thành ác tính.

    Năm 1994, người ta tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen ức chế u BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và 13 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác.

    Do nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen này có thể di truyền từ bố hoặc mẹ (50% có khả năng nhận từ bố, 50% có khả năng nhận từ mẹ). Những phụ nữ mang các gen này có nguy cơ cao bị ung thư vú.

    Khoảng 5% các trường hợp ung thư vú có đột biến gen BRCA-1 và thường bị bệnh khi còn trẻ. Ngoài ra, gen này cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.

    Đột biến gen BRCA-2 cũng có nguy cơ gây ung thư vú ở nữ tương đương với nguy cơ đột biến gen BRCA-1. Ung thư buồng trứng cũng có thể xảy ra với đột biến gen này nhưng nguy cơ thấp hơn so với gen BRCA-1.

    Đột biến gen p53 và một số gen khác cũng liên quan với nguy cơ ung thư vú. Những hội chứng do các rối loạn về di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden, hội chứng Muir, giãn mạch thất điều cơ cũng có thể làm xuất hiện ung thư vú. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 10% ung thư vú do di truyền.

    3. Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Số bệnh nhân bắt đầu bị bệnh lúc trên 50 tuổi chiếm trên 70% tổng số bệnh nhân ung thư vú. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm khi mắc ung thư vú.

    4. Các yếu tố nội tiết: Ung thư vú là một trong số các ung thư có liên quan mật thiết với nội tiết nữ, cụ thể là estrogen được sản xuất chủ yếu tại buồng trứng.

    Một trong những tác dụng của estrogen là làm tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú, cần thiết cho quá trình sinh sản, nuôi con.

    Tuy nhiên, nếu tế bào tuyến vú tiếp xúc với estrogen quá nhiều, các tế bào tăng sinh mạnh kết hợp với các đột biến có thể xảy ra trong quá trình phân chia tế bào sẽ có khả năng phát triển thành ung thư vú.

    Do đó những yếu tố làm tăng thời gian tiếp xúc của tuyến vú với estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

    Có thể liệt kê một số yếu tố sau:

    - Tuổi bắt đầu có kinh sớm làm tế bào tuyến vú sớm tiếp xúc estrogen. Những người có kinh sớm cũng có nồng độ estrogen cao hơn những người có kinh muộn.

    - Tuổi mãn kinh muộn hoặc đã mãn kinh nhưng dùng nội tiết thay thế có chứa estrogen cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.

    Nguy cơ ung thư vú có thể giảm một nửa ở phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi so với mãn kinh sau 55 tuổi. Những phụ nữ chưa mãn kinh nhưng phải cắt bỏ buồng trứng vì một lý do nào đó cũng giảm nguy cơ ung thư vú.

    - Mang thai và ung thư vú cũng có mối liên quan. Những phụ nữ không sinh con có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 1,4 lần phụ nữ sinh con. Nếu phụ nữ mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị bệnh gấp 2 đến 5 lần so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi trước 30.

    - Không cho con bú cũng là một yếu tố nguy cơ. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm 4% cho mỗi năm mà người phụ nữ cho con bú.

    - Tiền sử bị các bệnh tại vú: Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính như quá sản không điển hình (atypical hyperplasia) cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

    - Ít vận động, béo phì: Những phụ nữ béo, đặc biệt khi đã mãn kinh liên quan với nguy cơ ung thư vú tăng. Người ta cho rằng estrogen được sinh ra trong mô mỡ đã làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những người này. Nguy cơ ung thư vú tăng khoảng 9% ở người ít vận động.

    - Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ như phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u lymphô ác tính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác gấp 12 lần.

    Theo Đẹp / Dân Trí (AG)
     
  3. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ung thư cổ tử cung nổi lo của bà bầu

    HPV (Human Papiloma Virus) là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Có 2 nhóm HPV: nguy cơ cao và nguy cơ thấp về tính gây ung thư cổ tử cung.

    HPV (Human Papiloma Virus) là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Có 2 nhóm HPV: nguy cơ cao và nguy cơ thấp (về tính gây ung thư). Những nhóm có nguy cơ cao có liên quan mạnh đến bệnh lý ung thư: hầu như các trường hợp ung thư cổ tử cung đều phát hiện có nhiễm HPV nguy cơ cao; trái lại nhóm HPV nguy cơ thấp thì hiếm khi gặp trong các trường hợp ung thư. Ngoài ra, người ta còn thấy liên quan của HPV với các ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn hay vùng hầu họng.

    Thống kê trên nhiều nghiên cứu ở các khu vực cho thấy hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử tử cung (ung thư tế bào lát hay ung thư tế bào tuyến) đều có sự hiện diện của HPV nguy cơ cao. Tỷ lệ nhiễm HPV trên người bình thường có khả năng từ 6 - 11% (có tài liệu báo cáo tỷ lệ đạt hơn 20%), 2/3 trường hợp nhiễm HPV thuộc nhóm nguy cơ cao.

    Có khoảng 100 phân nhóm HPV, trong đó khoảng 40 nhóm tác động trên đường sinh dục, số nhóm nguy cơ cao hiện nay vào khoảng 15 - 18 nhóm, phổ biến nhất là nhóm 16, 18. Nhóm 6, 11 được xem là nguy cơ thấp và gặp trong hơn 90% các trường hợp nhú đường sinh dục (condyloma acumata). Cơ chế phân biệt nhóm nguy cơ cao hay thấp cho đến nay vẫn chưa rõ ràng; tuy nhiên ghi nhận những nhóm nguy cơ cao thường gây tình trạng nhiễm virus kéo dài hơn nhóm nguy cơ thấp (thời gian hiện diện virus tại mô của cổ tử cung dài hơn). Người ta nghĩ rằng có thể trong nhóm nguy cơ cao, các gen gây ung thư có hoạt tính mạnh hơn, cũng như có thể khả năng lây lan cao hơn nhóm nguy cơ thấp.

    1. Cơ chế bệnh sinh nhiễm HPV:

    HPV là một loại virus DNA không có vỏ bọc cùng nhóm với adenovirus hay parvovirus (nhóm parvovavirus). Virus có một lớp bao protein với một số gen được phát hiện có tính sinh miễn dịch (L1, L2) hay gây ung thư (E6, E7).

    Các gen có tính gây ung thư tác động vào các gen của tế bào chủ vốn làm nhiệm vụ ức chế quá trình phát triển của tế bào (p53 và RB), do đó sẽ gây ra sự phát triển hỗn lọan của nhóm tế bào bị nhiễm. Không phải nhiễm HPV là sẽ có ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV bất kỳ thuộc nhóm nào đều có khả năng tự lui bệnh đến hết hẳn và không để lại di chứng gì cho người bị nhiễm. Một số trường hợp nhiễm kéo dài, đặc biệt do nhóm nguy cơ cao, sẽ gây ra các tổn thương về phát triển mô học của cổ tử cung (dị sản xếp theo thứ tự nhẹ, vừa, nặng). Hơn phân nửa các trường hợp dị sản nhẹ có khả năng tự thoái lui; 10% các trường hợp dị sản nặng hay vừa có khả năng tiến triển nặng hơn trong 2 - 4 năm; khoảng 50% dị sản nặng sẽ trở thành ung thư tại chỗ cổ tử cung, đặc biệt khả năng này ít gặp ở người trẻ tuổi.

    HPV tác động chủ yếu vào các tế bào biểu mô lát tầng không sừng hóa của cổ tử cung tại nơi tiếp giáp giữa cổ trong và cổ ngoài (nơi tiếp giáp 2 loại mô khác nhau: biểu mô tế bào trụ tuyến và biểu mô lát tầng không sừng hóa). Biểu mô lát tầng không sừng hóa vốn được tổ chức với chức năng che chở, bảo vệ và được quy định sẽ phát triển dần lên hướng bề mặt và sau đó sẽ được bong ra ngoài. Virus sẽ tấn công vào lớp tế bào đáy của biểu mô vốn có khả năng sinh sản cao và gây ra hiện tượng phát triển mạnh hơn bình thường của 1 rồi nhiều lớp tế bào sau đó. Khi tế bào bất thường chiếm toàn bộ các lớp của tế bào biểu mô lát (dị sản nặng ung thư tại chỗ), sẽ có khả năng phát triển lan rộng khỏi màng đáy vào các lớp sâu hơn biểu mô lát và hình thành ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn. Tuy nhiên, những tổn thương ban đầu chỉ xảy ra tại biểu mô lát vốn không có tiếp xúc mạch máu, HPV hầu như chỉ hiện diện tại chỗ và không đi vào máu, do đó không gây ra tình trạng viêm, không hoạt hóa hệ miễn dịch, và hầu như không gây miễn nhiễm sau khi đã nhiễm tự nhiên HPV. Ngày nay, có một số ít bằng chứng cho thấy dường như cũng có vai trò miễn dịch trong nhiễm HPV mặc dù yếu ớt: những người có suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị nhiễm HPV và khi đã nhiễm thì tiến triển sẽ nhanh và nặng nề; có gia tăng nồng độ kháng thể với HPV sau khi bị nhiễm tự nhiên tuy nhiên nồng độ kháng thể tỏ vẻ không đủ để gây miễn dịch.

    Tổn thương dị sản hay ung thư cổ tử cung có một thời gian dài phát triển tại biểu mô và tại chỗ cổ tử cung. Trung bình, có khoảng 10 - 20 năm cho sự tiến triển từ dị sản đến ung thư cổ tử cung. Đây chính là thuận lợi cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung, giúp phát hiện sớm và điều trị những tổn thương dị sản cũng như ung thư giai đoạn sớm.

    Có những yếu tố tạo thuận lợi cho tiến triển ung thư cổ tử cung từ nhiễm HPV: sanh nhiều, giao hợp sớm, nhiều bạn tình, thuốc lá… Việc sử dụng nội tiết sinh dục nữ (trong thuốc ngừa thai dạng uống) lâu năm dường như làm tăng nhẹ tình trạng nhiễm HPV kéo dài và làm tăng khả năng ung thư cổ tử cung do HPV. Tuy nhiên, bằng chứng còn chưa đủ mạnh, và hơn nữa cân nhắc với lợi ích của việc ngừa thai hiệu quả bằng nội tiết tố, tránh được thai kỳ không mong muốn, tránh hậu quả phá thai hay bệnh lý mẹ do thai kỳ, thuốc ngừa thai dạng uống vẫn cần được khuyến khích sử dụng.

    2. Tầm soát HPV - Tầm soát ung thư cổ tử cung:

    Kiểm soát một bệnh lý bất kỳ trong cộng đồng bao gồm nhiều cấp: cấp 1 - ngăn ngừa hay loại trừ khả năng gây bệnh của các tác nhân có thể là lý do gây bệnh, cấp 2 - phát hiện sớm bệnh hay những nhóm người có nhiều khả năng bị bệnh, cấp 3 - điều trị hiệu quả khi có bệnh lý và muộn hơn là những điều trị nâng đỡ khi bệnh lý đã quá trầm trọng.

    Xét nghiệm PAP nhằm xem xét nguy cơ ác tính hoặc lành tính của ung thư cổ tử cung.

    Công việc tầm soát ung thư cổ tử cung, tức là sàng lọc những nhóm người có nhiều nguy cơ bị ung thư cổ tử cung để tiến hành những khảo sát sâu hơn nhằm phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ung thư giai đọan sớm hay các tổn thương tiền ung thư.

    Xét nghiệm PAP (pap’s smear) hay còn gọi là phết tế bào âm đạo - cổ tử cung, do bác sĩ người Hy lạp Nicolas George Papanicolaou phát minh từ những năm 20 và được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ trước. Đây là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, không gây tác động trên người được làm, dễ áp dụng đại trà; và đó cũng là những lợi điểm cần có của một công cụ dùng trong tầm soát bệnh. Xét nghiệm nhằm mục đích thu thập những tế bào vùng cổ tử cung để xem xét hình thái tế bào hầu nhận định có hay không có những biến đổi bất thường, có nguy cơ ác tính hay ác tính. Độ nhạy (44 - 78%) và độ đặc hiệu (91 - 96%) của xét nghiệm thay đổi tùy theo nhiều điều kiện: chất lượng mẫu lấy, chất lượng người đọc mẫu, chất lượng vận chuyển, lưu trữ và xử lý mẫu.

    Khuyến cáo của y tế thế giới 2005 về tầm soát ung thư cổ tử cung đề nghị thực hiện xét nghiệm pap cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục: từ 30 tuổi hay sớm hơn nếu có nhiều nguy cơ, định kỳ mỗi 3 năm và kéo dài cho đến hết tuổi sinh sản, định kỳ mỗi 5 năm khi vào 50 tuổi và có thể chấm dứt vào 65 tuổi nếu trước đó đã có 2 kết quả xét nghiệm là bình thường. Nếu chỉ có cơ hội thực hiện xét nghiệm một vài lần trong cuộc đời thì nên thực hiện vào khoảng 35 - 45 tuổi.

    Hiệu quả công việc tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm pap tùy thuộc vào độ bao phủ của vịêc tầm soát (số người trong cộng đồng được làm xét nghiệm càng cao thì số trường hợp phát hiện càng cao), quy trình tầm soát được kiểm tra chặt chẽ … Sau khi tầm soát, những trường bệnh lý (lành tính, nghi ngờ hay ác tính) cần được theo dõi và điều trị thích hợp. Do đó, một chương trình tầm soát đựơc xem là có hiệu quả khi phải đi kèm sau đó là quy trình theo dõi, chẩn đóan và điều trị khi có vấn đề bất thường.

    Mặc dù đã chứng minh được vai trò to lớn của xét nghiệm pap, không phải tất cả phụ nữ trên thế giới đều được hưởng lợi ích này. Nhiều nước trong nhóm nước đang phát triển, nước nghèo khó, do nhu cầu sức khỏe cấp thiết của cộng đồng, do nguồn lực yếu kém, do hiểu biết chưa cao của người dân… vẫn chưa có một chương trình đúng nghĩa và có tầm cỡ quốc gia để tầm soát ung thư cổ tử cung.

    Xét nghiệm HPV có giá trị khác với xét nghiệm pap. Với pap, ta có thể nói có hay không những tổn thương nghi ngờ hay ác tính trên cổ tử cung, trong khi đó, xét nghiệm HPV sẽ nói hiện tại có đang bị nhiễm HPV hay không, nếu có là nhóm nào - nguy cơ cao hay nguy cơ thấp. Như đã nói ở trên, nhiễm HPV không có nghĩa là ung thư cổ tử cung, việc nhận định có nhiễm hay không có nhiễm HPV không nói được tình trạng mô học hiện tại của cổ tử cung (bình thường, nghi ngờ hay ác tính). Một kết quả xét nghiệm HPV âm tính chỉ có thể nói hiện tại người được thử không có tình trạng nhiễm HPV, nhưng không nói được trước kia đã bị nhiễm chưa và nếu có, hiện nay, liệu tình trạng nhiễm này đã đưa đến tổn thương cổ tử cung chưa. Một kết quả xét nghiệm HPV dương tính (thậm chí với HPV nguy cơ cao) chỉ nói được hiện tại người bị thử có tình trạng nhiễm HPV (không biết là sơ nhiễm, tái nhiễm hay nhiễm kéo dài), cũng không nói được tình trạng cổ tử cung hiện tại, càng không nói được có hay không có ung thư cổ tử cung trong tương lai.

    Xét nghiệm HPV được sử dụng kèm với pap giúp nâng cao khả năng sàng lọc các trường hợp nghi ngờ, cũng như giúp quá trình theo dõi bệnh chặt chẽ hơn. Cho tới hiện nay, ngay tại các nước đã phát triển, vốn có một chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung có hiệu quả, vẫn khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm pap, pap vẫn là công cụ sàng lọc đại trà đầu tiên.

    3. Vai trò của vaccine ngừa HPV:


    http://mst.*********//upload/news/2009-12-17/1261021167-chua-ung-thu-co-tu-cung-dem.jpg


    Phát hiện và chữa trị ung thư cổ tử cung mang lại hạnh phúc làm mẹ cho phụ nữ.

    Việc phát triển vaccine ngừa HPV nhằm bất hoạt khả năng tác động của HPV thuộc vào dự phòng bệnh tật cấp sơ khởi. Hiện tại, đã có 2 loại vaccine đã được công nhận tác động và cho phép sử dụng đại trà. Do HPV 16, 18 là 2 nhóm chủ yếu gây ra > 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung, các vaccine chủ yếu nhằm tạo miễn dịch với 2 nhóm HPV này. Cervarix, chống HPV 16, 18; Gardasil, chống HPV 16, 18 và HPV 6, 11 (nguyên nhân của 90% nhú sinh dục); cả hai sản phẩm đã qua giai đọan 2 thử nghiệm và được cho phép lưu hành trên người. Những theo dõi trên người sử dụng các vaccine này đã qua năm thứ 4 và cho thấy nồng độ kháng thể vẫn còn có hiệu quả bảo vệ với các nhóm HPV tương ứng.
    Vaccine sử dụng các thành phần gây miễn dịch của virus (virus like particules) có chứa các gen L1, L2 của virus. Do đó, khi nhận liều vaccine, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích họat, từ đó hình thành miễn dịch (qua tế bào và qua dịch thể) với nhóm HPV tương ứng. Kháng thể chống HPV và các tế bào miễn dịch với HPV sẽ thâm nhập qua biểu mô cổ tử cung (trụ và lát) và có tác dụng bảo vệ cho lớp tế bảo nhạy cảm với HPV tại cổ tử cung. Do không sử dụng các yếu tố gây ung thư, vaccine không gây các thay đổi bất thường trên tế bào cổ tử cung như khi bị nhiễm HPV.

    Cách sử dụng được khuyến cáo: sử dụng trước khi có tiếp xúc với HPV, liều 0, 1 (2), 6 nghĩa là 3 mũi liên tiếp, lập lại sau 1 (2) và 6 tháng, hiệu quả được biết cho tới 4 - 5 năm. Việc có nhắc lại vaccine sau thời gian này hay không còn phải chờ vào các thử nghiệm đang làm, hiện đã theo dõi hơn 4 năm. Khuyến cáo nên tiêm cho thiếu nữ trẻ hay trẻ gái vị thành niên chưa có quan hệ tình dục, nhằm chuẩn bị đầy đủ miễn dịch, tránh tác động của HPV một khi có nhiễm HPV qua đường tình dục. Đối với phụ nữ lớn hơn, nếu xét nghiệm HPV âm tính, cũng có thể sử dụng; tuy nhiên, như đã nói, không loại trừ người đó đã từng nhiễm HPV thậm chí đã từng có tổn thương tại cổ tử cung do HPV, tác dụng của vaccine có vẻ không thuyết phục. Cho đến hiện nay, vaccine HPV vẫn được khẳng định là vaccine thuộc dạng phòng ngừa chứ không phải là vaccine điều trị, mặc dù có một số khảo sát cho thấy vaccine cũng có tác dụng làm thoái lui các tổn thương cổ tử cung do nhiễm HPV.

    Một vấn đề chú ý là việc tiêm ngừa vaccine HPV có ý nghĩa hoàn toàn khác với tầm soát ung thư cổ tử cung. Nếu cộng đồng các em thiếu nữ được miễn dịch hoàn toàn với HPV, có nghĩa là đa số các em sẽ tránh được ung thư cổ tử cung; kết quả này chỉ thấy sau một thời gian dài áp dụng đồng bộ vaccine HPV cho các em gái. Cộng đồng phụ nữ lớn tuổi hơn, không được bảo vệ bằng vaccine, vẫn còn khả năng bị ung thư và chính chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị tích cực hiệu quả cho họ. Hơn nữa, cho tới nay, chỉ có vacinne cho 2 nhóm HPV nguy cơ cao là 16, 18, nguyên nhân của 70% các ung thư cổ tử cung, số trường hợp còn lại sẽ bị bỏ qua nếu chúng ta không có một chương trình tầm soát và điều trị ung thư có hiệu quả.

    Việc phát hiện ra vai trò của HPV trong ung thư cổ tử cung nói riêng và vai trò một số virus khác trong ung thư nói chung, đã mở ra nhiều hướng mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa ung thư. Việc phát minh ra vacinne ngừa HPV hiện tại đã đem lại nhiều hy vọng trong vịêc khống chế ung thư cổ tử cung, vốn là một trong những bệnh ung thư hàng đầu của phụ nữ. Các nghiên cứu về tác động của vaccine, mở rộng các chủng HPV cần phòng ngừa, cách sử dụng kinh tế và hiệu quả vaccine… vẫn đang được tiến hành và hứa hẹn còn nhiều phát hiện thú vị và ích lợi.
    (Theo Medinet)
     
  4. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Mang thai cũng có nhiều lợi ích

    Thật tuyệt vời khi bạn mang trên mình một sinh linh bé bỏng, bên cạnh những lo lắng, sợ hãi thì việc mang thai cũng chứa đựng những lợi ích ẩn giấu mà có thể chính bạn cũng không biết.
    Bạn sẽ có vẻ bề ngoài tuyệt vời

    Khi bạn mang thai, mái tóc của bạn sẽ dày hơn, mềm hơn và bóng hơn bao giờ hết. Tất cả là nhờ vào hormone, estrogen khi mang thai, kích thích tóc tăng trưởng và giúp tóc dài hơn và cho bạn một vẻ ngoài rạng rỡ hơn bao giờ hết.

    … và những móng tay tuyệt đẹp

    Cũng giống như quy trình làm tóc phát triển hơn, bạn có thể thưởng thức những móng tay tuyệt đẹp và chắc khỏe của mình trong thời kỳ mang thai, đây cũng là kết quả của các hormone thai kỳ.

    Các bà bầu thường rạng rỡ hơn khi mang thai.

    Bạn rạng rỡ hơn


    http://mst.*********//upload/news/2010-09-05/1283680352-loi-ich.jpg


    Bạn cảm thấy háo hức, vui mừng khi mang bên trong mình một sinh linh bé bỏng, nhưng cảm giác đó thể hiện hết ra bên ngoài khuôn mặt bạn. Sự gia tăng estrogen và melanoctye đem đến cho bạn một mái tóc dày, óng ả, một làn da sáng, rạng rỡ, đôi mắt bừng sáng – bạn rạng rỡ hơn trong thời kỳ mang thai.

    Đi kèm với đó là những lợi ích về sức khỏe


    Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên nhưng việc mang thai thực sự có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe sau này của bạn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc mang thai giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng, với nhiều phụ nữ, mang thai giúp tăng chức năng bảo vệ sức khỏe. Về lý thuyết, bạn càng ít xuất hiện nguyệt san thì bạn càng ít có khả năng bị các loại bệnh ung thư.

    Bạn sẽ nâng cao được các giác quan

    Một lần nữa, nguyên nhân lại là do các hormone và lần này, nó tác động lên cảm giác của bạn về mùi vị và hương vị. Bà bầu đặc biệt nhạy cảm với mùi vị, nhất là giai đoạn ốm nghén, đây cũng là một cách để bạn bảo vệ em bé khỏi những thứ có hại như khói thuốc lá, khói xăng dầu…
     
  5. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    28 loại thảo dược nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang bầu

    Vì những loại thảo dược này có thể gây hại cho thai nhi của bạn, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh hoặc kích thích các cơn co thắt tử cung...

    [​IMG]


    1. Lô hội: là loại thuốc tẩy cực kỳ mạnh có hại cho thai nhi.

    2. Cây bạch chỉ: kích thích tử cung co bóp và gây xuất huyết.

    3. Cây Vitae: kích thích kinh nguyệt và có thể gây hại cho bào thai.

    4. Củ nghệ tây mùa thu: ảnh hưởng đến tế bào và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh thai nhi.

    5. Cây hoàng liên gai: Kích thích các cơn co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai.

    6. Cây húng quế: Tinh dầu húng quế kích thích co thắt tử cung và thường khiến bạn có thể bị sẩy thai.

    7. Gốc rễ cây Beth: kích thích tử cung co bóp và chỉ nên được sử dụng trong quá trình sinh nở.

    8. Rễ cây huyết dụ: gây co thắt tử cung và ói mửa.

    9. Cây mao lương hoa xanh, vàng: kích thích tử cung co bóp, nhưng nó chỉ an toàn để sử dụng trong quá trình sinh nở.

    10. Cây đậu chổi: gây ra các cơn co thắt tử cung.

    11. Đinh hương: các tinh dầu của đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung.

    12. Cây Comfrey: có độc tố xâm nhập vào nhau thai và có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật ở thai nhi.

    13. Rễ, gốc cây bông: gây co thắt tử cung.

    14. Cây lưỡi mèo: kích thích các cơn co thắt tử cung.

    15. Rễ cây đầu lân: ảnh hưởng đến sự cân bằng kích thích tố trong cơ thể và chỉ nên sử dụng khi có sự khuyến cáo của bác sĩ.

    16. Cây cúc thanh nhiệt (Feverfew ): Là loại thuốc kích thích các cơn co thắt tử cung.

    17. Nhân sâm: có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi.

    18. Cây bách xù: gây ra các cơn co thắt tử cung.

    19. Cây long não: là một chất kích thích co thắt tử cung.

    20. Tầm gửi: có hoá chất độc hại xâm nhập vào nhau thai.

    21. Cây ngải Mugwort (không phải là cây ngải thường): là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, gây ra các cơn co thắt tử cung.

    22. Cây bạc hà hăng: là một chất kích thích tử cung.

    23. Vỏ cây Peru: có thể dẫn đến mù loà. Nó chỉ được phép sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ cho phụ nữ có thai bị sốt rét.

    24. Cây phong thảo: nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt.

    25. Cây cửu lý hương: dẫn đến các cơn co thắt tử cung.

    26. Vỏ cây de vàng: nếu sắc dùng làm thuốc dẫn đến co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.

    27. Cây hành biển, củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu): là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh.

    28. Cây cúc ngải: dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.

    Lưu ý:


    Nếu bạn muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai, ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép.

    Tốt nhất là bạn không nên dùng hoặc giảm thiểu lượng thảo dược bổ sung trong thời gian mang thai của bạn trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
     
  6. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Những thắc mắc khi tránh thai và mang thai

    Thỉnh thoảng tôi lại quên uống thuốc tránh thai. Liệu uống bù hai viên vào ngày hôm sau thì có an toàn không? Nếu dừng uống thuốc tránh thai, liệu tôi có bị tác dụng phụ gì không?…

    Khi nào tôi nên đi khám thai?

    Mặc dù bạn có thể đi khám thai vào ngày bị mất kinh nhưng tốt hơn bạn nên đợi ít nhất 3 ngày sau đó. Không phải lúc nào trứng cũng làm tổ trước chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó, nếu bạn khám thai vào ngày đầu tiên, có thể bạn sẽ nhận được kết quả không chính xác.

    [​IMG]

    Thỉnh thoảng tôi lại quên uống thuốc tránh thai. Liệu uống bù hai viên vào ngày hôm sau thì có an toàn không?

    Nếu chẳng may quên uống thuốc, bạn hãy đưa mọi thứ trở lại như cũ bằng cách uống viên thuốc đó càng sớm càng tốt ngay khi nhận ra mình quên. Sau đấy, hãy uống viên tiếp theo vào thời điểm như thường lệ, ngay cả khi nó tình cờ trùng với thời điểm bạn uống bù viên đã quên.

    Nhanh chóng trở lại với lịch trình tránh thai, bạn sẽ không làm tăng nguy cơ dính bầu.
    Tuy nhiên, nếu bạn quên uống thuốc sau 24 giờ hoặc quên thuốc hơn 2 lần trong tháng thì nguy cơ dính bầu sẽ tăng lên. Trong trường hợp này, để an toàn, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng như bao cao su trong thời gian còn lại của chu kỳ.

    Liệu có thể bị hành kinh khi đang mang thai không?

    Về mặt chuyên môn thì không. Nhưng khi có bầu, bạn vẫn sẽ bị ra máu ít quanh thời điểm mà bạn sẽ bị hành kinh nếu không có thai mặc dù lúc này nó không được coi là chu kỳ kinh nguyệt đúng nghĩa.
    Được gọi là ra máu do thai làm tổ, đây là một hiện tượng vô hại xảy ra khi trứng được thụ tinh lần đầu tiên đi vào trong tử cung và làm vỡ một số mạch máu trong thành của nó.

    Những dấu hiệu sớm nhất của mang thai?

    Thậm chí trước khi bạn bị mất kinh, cơ thể bạn có thể đã gửi tín hiệu bạn đã có thai. Những tín hiệu này bao gồm đau ngực, núm vú to hơn hoặc tối màu hơn, mệt mỏi và thường xuyên đi tiểu.
    Một số phụ nữ mới có thai bị ra máu nhẹ vào thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt mà lẽ ra sẽ xảy ra nếu bạn không có thai. Trứng được thụ tinh đi vào trong thành tử cung, gây ra chảy máu, khiến một số phụ nữ có thể nhầm tưởng là kinh nguyệt.

    Nếu dừng uống thuốc tránh thai, liệu tôi có bị tác dụng phụ gì không?

    Có thể. Nhưng những triệu chứng này khác nhau tùy thuộc tổ hợp hocmon cụ thể trong loại thuốc tránh thai bạn uống. Một số người từng uống thuốc tránh thai cho biết họ đã bị nôn mửa, ra máu, đau ngực và thay đổi tâm trạng thất thường trong 1-3 tháng. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể cần để sản xuất hocmon trở lại. Nếu tác dụng phụ kéo dài hơn 3 tháng, bạn nên đến gặp bác sỹ.
     
  7. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Tăng cân nhiều trong thai kỳ không tốt cho thai nhi

    Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
    Các tác giả cho biết, những em bé có trọng lượng nặng hơn khi sinh ra thì càng có khả năng phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành. TS. David Ludwig và TS. Janet Currie cho biết: “Bởi vì trọng lượng khi sinh cao dự đoán được trọng lượng cơ thể khi trưởng thành của trẻ, những phát hiện này cho thấy tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở con cái sau này. Trọng lượng khi sinh quá cao cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh khác như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư”.

    Vì thế, cần phải có các chiến lược vì sức khỏe của toàn dân để giúp mọi người có một trọng lượng khỏe mạnh và ngăn chặn sự tăng cân quá mức”.
     
  8. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Thai phụ bị cúm thì con dễ hở hàm ếch

    Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác.

    Đối với người bình thường, nó đã ảnh hưởng sức khoẻ rất nhiều, với phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu thì rất nguy hại. Khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai, và lâu khỏi hơn với người bình thường.
    Thai phụ bị cúm thì con dễ hở hàm ếchĐối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    [​IMG]


    Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm do các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai nên có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, thậm chí còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch, thần kinh phân liệt…

    Đặc biệt, phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.

    Để ngăn ngừa bệnh cúm và loại bỏ hậu quả của nó mang tới cho thai phụ, trước khi mang thai các bà mẹ nên tiêm vaccine phòng cúm và các bệnh truyền nhiễm. Nếu không may đã mắc thì phải có sự chẩn đoán của bác sĩ để can thiệp kịp thời.

    Đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B…).
     
  9. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    5 lý do ngớ ngẩn khiến bạn "dính" bầu

    Không ít phụ nữ dù đã dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn bất ngờ vì mang thai ngoài kế hoạch. Thực tế, khoảng 53% trường hợp ‘vỡ kế hoạch’ rơi vào những người dùng biện pháp tránh thai.
    Không chỉ những phụ nữ trẻ mới rơi vào hoàn cảnh này, khoảng 2/3 trong số đó xảy đến với những phụ nữ ngoài 20 tuổi.

    1. Không tuân theo chỉ dẫn

    Nếu dùng thuốc tránh thai hàng ngày, cần đảm bảo uống thuốc đúng thời gian mỗi ngày. Nếu thường xuyên quên uống thuốc sẽ khiến tỷ lệ tránh thai của thuốc giảm và dễ mang thai ngoài ý muốn.

    Nếu tránh thai bằng bao cao su, cần dùng bao cao su đúng cách.

    Nếu dùng màng chắn tránh thai (diaphragm) hoặc bao cao su nữ thì cần đảm bảo màng chắn che phủ hoàn toàn cổ tử cung trước khi “yêu”.
    2. Không nhất quán

    Quên uống dù chỉ một viên tránh thai cũng làm tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn; quên từ 2 viên tránh thai trở lên trong một tháng thì bạn cần dùng biện pháp tránh thai khác thay thế.

    Các biện pháp tránh thai “rào cản” như bao cao su (nam và nữ), màng chắn tránh thai chỉ nên dùng trong một lần “giao ban”. Dùng lại sẽ tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn.

    5 lý do ngớ ngẩn khiến bạn

    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ

    3. Lỗi ở bao cao su

    “Bao” bị rách hoặc chỉ có vết rách nhỏ cũng dẫn tới có thai. Nguyên nhân làm hỏng bao cao su gồm sử dụng không đúng cách, dùng với dầu bôi trơn dạng nước, dùng “bao” quá hạn hoặc bảo quản không đúng. Trang sức, móng tay hoặc những vật khác có thể tạo nên những vết rách li ti trên mặt “bao”, khiến chức năng của “bao” giảm đáng kể.

    Dùng chất diệt tinh trùng bôi âm đạo có thể làm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn nếu bao cao su đột nhiên bị rách.

    4. Dùng thuốc hoặc thảo dược

    Nhóm phụ nữ sử dụng thảo dược hay thuốc dễ bị mang thai ngoài ý muốn. Ngay cả khi dùng thuốc tránh thai, bạn cũng cần hỏi bác sĩ (dược sĩ) về loại thuốc (thảo dược) không ảnh hưởng đến chức năng tránh thai của thuốc.

    5. Tin rằng ‘Không thể mang thai khi ‘đèn đỏ’’

    Nhiều người tin tuyệt đối rằng, quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ tránh được thai và kết quả, họ có thể “vỡ kế hoạch”. Không có thời gian nào là an toàn tuyệt đối trong tháng.
     
  10. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Bí mật về hình dáng của chiếc bụng bầu

    Chiếc bụng bầu của bạn đang có hình dáng như thế nào: hình quả táo, quả lê, hình cây cần tây hay cây hoa lơ và những bí mật xung quanh hình dáng này cũng thú vị lắm đấy!
    Khi bạn mang bầu hình quả lê, quả táo, hay rau cần tây, hoa lơ thì bạn có thể sẽ có những biểu hiện dưới đây:

    Bụng hình quả lê:

    [​IMG]


    - Phía dưới (hông và đùi) “nặng” hơn phía trên cơ thể

    - Có vai hẹp và vòng eo tương đối nhỏ

    - Trọng lượng thực dồn xuống bụng dưới
    - Bạn rất thích bánh mỳ, sô-cô-la và pho mát kem

    Bí mật về hình dáng của chiếc bụng bầu

    Bụng hình quả táo:

    - Trọng lượng thực tập trung đều xung quanh bụng

    - Bạn rất khỏe mạnh, có xương với vai rộng, xương sườn lớn, hông hẹp và chân tay có cơ bắp

    - Cơ bắp xuất hiện trên cơ thể

    - Bạn thích thịt và các món ăn giàu protein khác

    Bụng hình rau cần tây


    - Cơ thể thẳng từ trên xuống dưới

    - Bạn rất thích các chất kích thích như cà phê và thuốc lá

    - Thích kẹo, đặc biệt là kẹo cứng

    - Đây là những phụ nữ mang bầu với cái bụng tròn dễ thương

    Bụng hình hoa lơ

    - Cơ thể tròn

    - Bạn gặp vấn đề với các hiện tượng phù nề, sưng do sự giữ nước

    - Cảm thấy thèm ăn mặn
    - Luôn có trọng lượng khỏe mạnh trong các thời kỳ của thai kỳ
     
    methichhoahuongvan thích.
  11. speling

    speling Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

    Một số bà bầu thường phát triển một hình thức của tiểu đường trong giai đoạn bầu bí và được gọi chung là tiểu đường thai kỳ. Không như các dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.

    Tại sao tôi cần kiểm tra đường huyết?


    Tiểu đường là do tuyến tuỵ không sản xuất đủ hormon insulin. Insulin điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết.
    Cơ thể có thể sản xuất lượng insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tháng thứ 5, khi thai đang phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể người mẹ “theo guồng”, đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ
    Cơ thể cần đường dưới dạng glucose để phát triển nhưng quá nhiều sẽ làm thai nhi phát triển vượt mức. Nếu thai lớn sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ của người mẹ gặp nhiều khó khăn. Với những thai nhi quá lớn sẽ buộc phải chỉ định sinh mổ và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da và các bệnh hô hấp ở trẻ sau sinh.
    Chỉ khoảng 2 - 5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, các bà bầu có thể duy trì đường huyết trong mức cho phép thông qua chế độ ăn hợp lý và tập luyện. Trong một số trường hợp, thai phụ sẽ phải tiêm bổ sung insulin.

    Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?


    Bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lúc đó, y tá sẽ lấy mẫu máu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy nhờ một người thân đứng bên cạnh. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản.
    Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.
    Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu thấy kiến “quan tâm” tới đáy quần lót vì thai phụ nào cũng có chút đường trong máu dù đường huyết hoàn toàn bình thường.



    Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?


    Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hay nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sẩy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

    Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:


    Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh tiểu đường do tuổi tác)

    Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.

    Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg)

    Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột mà từng phải tiêm insulin bổ sung.

    Làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ?

    Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau.
    Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này.
     

Chia sẻ trang này