Thông tin: Sinh Con Nặng Cân, Đừng Vội Mừng

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi snow_rainbow, 30/4/2016.

  1. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Sinh con nặng cân, bụ bẫm sẽ khỏe mạnh, dễ nuôi, đó là suy nghĩ phổ biến của hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.
    Trái lại, những đứa trẻ sinh ra quá nặng cân còn có nguy cơ mắc phải một loạt vấn đề liên quan đến sức khỏe hiện tại và cả khi trẻ lớn lên.
    Nếu không kiểm soát cân nặng, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì thai phụ dễ có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ nặng cân. Theo số liệu lâm sàng cho thấy, từ tuần 42 đến tuần 44 mà thai phụ chưa sinh thì tỉ lệ sinh ra những đứa trẻ khổng lồ là 43%. Sau khi sinh khoảng 1 tiếng, nếu thể trọng của trẻ đạt hoặc hơn 4kg, các bác sĩ gọi đây là những đứa trẻ khổng lồ (macrosomia).

    Sinh con nặng cân, cả mẹ và bé đều đối mặt với một loạt nguy cơ sức khỏe.
    Nguyên nhân sinh ra những đứa trẻ nặng cân:
    - Thai phụ hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều và ít vận động chính là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân quá nhiều.
    - Trước hoặc trong khi mang thai, thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ sinh con nặng cân rất cao.
    Nhận biết trẻ nặng cân: Dựa vào những số liệu của đợt kiểm tra thai kì cuối:
    - Chiều cao tử cung và chu vi bụng ≥ 140cm
    - Đường kính lưỡng đỉnh ≥ 9,6cm.
    - Chiều dài xương đùi ≥ 7,5cm.
    Trong 3 chỉ tiêu này, nếu bạn có đến 2 chỉ tiêu thì có thể phán đoán con bạn sinh ra sẽ là trẻ khổng lồ.
    Nếu biết thai phụ có nguy cơ sinh ra trẻ khổng lồ, các bác sĩ sẽ chỉ định đẻ bằngphương pháp sinh mổ.
    [​IMG]

    Nguy cơ sức khỏe với mẹ và bé khi sinh con "khổng lồ"
    - Những đứa trẻ khổng lồ cần nhiều không gian để phát triển khi ở trong bụng người mẹ, nếu túi ối căng giãn quá mức sẽ khiến màng ối bị vỡ, hơn nữa, cơ thể của những đứa trẻ khổng lồ sẽ tạo áp lực lớn đè nặng lên hai cánh tay của trẻ, nguyên nhân là do vòng đầu quá lớn, khi đến thời điểm sinh nở dễ xảy ra tình trạng sinh khó ở mẹ bầu.
    - Sau khi sinh, những đứa trẻ khổng lồ có tỉ lệ mắc các bệnh như vàng da, cholesterol cao, tụt huyết áp... cao hơn nhiều so với những đứa trẻ có cân nặng bình thường.
    - Khi trưởng thành, những đứa trẻ khổng lồ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim mạch.
    Một số lưu ý để thai phụ không sinh con "khổng lồ":
    - Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động thích hợp.

    [​IMG]
    - Thường xuyên kiểm soát thể trọng trong thai kỳ và duy trì ở mức hợp lý.
    - Chú ý đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nếu phát hiện thai nhi phát triển quá nhanh, các thai phụ nên đến ngay bệnh viện làm xét nghiệm dung nạp glucose để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kì.
    EARTH - T.Q / Theo Trí Thức Trẻ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi snow_rainbow
    Đang tải...


  2. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Nhận biết trẻ nặng cân: Dựa vào những số liệu của đợt kiểm tra thai kì cuối:
    - Chiều cao tử cung và chu vi bụng ≥ 140cm
    - Đường kính lưỡng đỉnh ≥ 9,6cm.
    - Chiều dài xương đùi ≥ 7,5cm.
     
  3. huongthom90

    huongthom90 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/10/2015
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    CẢm ơn thông tin hay của mẹ nhé
     
  4. Út Em

    Út Em Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh

    Tham gia:
    22/1/2016
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Thông thường các mẹ bầu trên 40 tuần là dây rốn có dấu hiệu vôi hóa, chất dinh dưỡng truyền cho em bé sẽ kém đi và bé sẽ ít "to" hơn nữa. Trên 40 tuần chưa sinh thì sẽ được bác sĩ theo dõi thường xuyên, bác sĩ cũng không cho để lâu quá đâu (thường chỉ đến 41 hoặc hơn 41 tuần thôi là bác sĩ sẽ dùng các biện pháp hỗ trợ rồi). Ít trường hợp nào bác sĩ để đến trên 42 tuần lắm.
    Và chỉ số đo được khi siêu âm cũng có sai số nhé (vì chỉ cần kéo chuột chênh nhau 1 mm thôi là chỉ số đã khác rồi) Nên nếu siêu âm có kết quả không như mong đợi thì các mẹ vẫn cứ thoải mái lên đừng quá lo lắng ảnh hưởng đến em bé nha. Chúc các mẹ khỏe, các bé mau ăn chóng lớn :)
     
  5. maixinhxan

    maixinhxan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/4/2016
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cứ tưởng càng nặng càng tốt chứ
     
  6. linhsun_hp

    linhsun_hp Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/5/2016
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn thông tin của mẹ nha
     
  7. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Vâng trc nay cta nhầm tưởng vậy
     
  8. Hà Giản

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    5,207
    Đã được thích:
    753
    Điểm thành tích:
    823
    Chẹp, khổ thế,ít cân cũng khổ mà nặng cân cũng khổ
     
  9. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    Uh phải theo dõi kỹ e ạ
     
  10. conyeumenhat123

    conyeumenhat123 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/5/2016
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    em thấy mẹ thớt nói quá đúng ạ đúng là k nên vội mừng
     
  11. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    vâng ạ. cái j quá đều k tốt
     
  12. NhimXinhYeu125

    NhimXinhYeu125 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/6/2015
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    43
    Con nặng quá lại phải mổ chứ chẳng đẻ thường được, nói chung là vừa đủ chứ nhỏ quá hay lớn quá đều ko tốt
     
  13. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Nhận biết trẻ nặng cân: Dựa vào những số liệu của đợt kiểm tra thai kì cuối:
    - Chiều cao tử cung và chu vi bụng ≥ 140cm
    - Đường kính lưỡng đỉnh ≥ 9,6cm.
    - Chiều dài xương đùi ≥ 7,5cm.
    Trong 3 chỉ tiêu này, nếu bạn có đến 2 chỉ tiêu thì có thể phán đoán con bạn sinh ra sẽ là trẻ khổng lồ.
    e ngâm cứu.
     
  14. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    K những thế mà còn nhiều bệnh nữa ạ
     
  15. tuvan_nuoiconbangsuame

    tuvan_nuoiconbangsuame MẸ LÀ GỐC, GỐC CÓ TỐT THÌ CÂY MỚI PHÁT TRIỂN <3

    Tham gia:
    11/5/2015
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    118
    Điểm thành tích:
    43
    Cái gì quá đều ko tốt, cân nặng lý tưởng cho bé sinh đủ tháng là 2,8kg - 3,2kg là yên tâm rồi các mẹ nhé.
     
  16. snow_rainbow

    snow_rainbow

    Tham gia:
    6/8/2010
    Bài viết:
    21,880
    Đã được thích:
    3,941
    Điểm thành tích:
    2,113
    giờ đa số toàn hơn 3.2kg mn nhỉ
     

Chia sẻ trang này