Phật tử nên biết trần gian Nay, xưa đều bị lắm đàng dèm pha Nín, nói đều bị chua ngoa Nói nhiều, nói ít đều là bị chê Làm người không bị xiểm dè Thế gian này khó trăm bề vô phương. (Kinh Pháp Cú)
Vì những thành tựu trong hiện tại hoặc tương lai tùy thuộc rất nhiều vào các duyên trong hiện tại và quá khứ. Có những ước nguyện được thành tựu viên mãn hơn những gì mình mong đợi, cũng có những tâm nguyện kiếp này chúng ta không bao giờ có thể thực hiện được,....
Tánh thương người mến vật là một đức tính rất quý. Đức tính nầy chỉ hiện hữu và được phát triển mạnh ở những người có tâm từ, lấy niềm vui người khác làm niềm vui của mình. Phật tử hãy cố gắng tu tập từ bi tâm nhiều hơn nữa để tưới tẩm hạt giống thương yêu quý báu này.
Quan Âm nguyện lực vô biên, Đại hùng bi mẫn khắp miền nhờ nương. Thuyền từ về bến thanh lương, Chúng sinh hoà niệm Tây phương cận kề.
Tuổi hạc thâm niên, tóc điểm sương Cha già sức yếu, bệnh đau thường Con thơ xót dạ thành tâm nguyện Trẻ dại đau lòng, thắp nén hương Bồ Tát linh thiêng xin cứu độ Phật Trời mầu nhiệm, rủ lòng thương Cho cha mạnh khoẻ bình an mãi Con trẻ không sầu, cảnh đoạn trường
Thân đâu tâm đấy là thiền Chánh niệm tỉnh giác theo liền oai nghi. Nằm, ngồi, co, duỗi, đứng, đi, Nói năng động tĩnh, luôn khi xem chừng.
Từ tâm giải thoát hạnh lành Khuyên người con Phật khéo hành khéo tu Hằng ngày sử dụng công phu Tích tập công đức điều nhu vuôn tròn
Đạo nghĩa là pháp lý, giáo lý, hay đạo lý. Đạo là sự tấn hóa, bỏ ác lên thiện, đến nghỉ ngơi. Đạo là con đường của người giác ngộ. Đạo là sự quét sạch bụi trần. Đạo là chơn như tự nhiên vắng lặng. Đạo cũng là giới định huệ hay không không…
Thế gian như cảnh tội tù, Vô minh ám ảnh mịt mù lợi danh Kiên tâm nhẫn nại tu hành, Để mau đến cõi Vô sanh Niết-bàn.
Dù không phải là Phật tử, hoặc chỉ là kẻ vô thần, có lẽ ai trong chúng ta cũng ít nhất từng một lần nghe câu nói: “Chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đó là một trong những câu nói bất hủ trong giáo lý của Đức Phật khi nói đến sự bình đẳng giữa người và người.
khi đọc nhiều câu tâm phật này mình thấy tâm hồn luôn được thoải mái và suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn./
Trong lần chuyển pháp luân đầu tiên cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như ở Vườn Nai, Đức Phật đã chỉ rõ bốn chân lý của cuộc đời, đó là: Chân lý về Sự Khổ, Chân lý về Nguyên Nhân Của khổ, Chân lý về Sự Diệt Khổ và Chân lý Con Đường Đưa Đến Diệt Khổ.
HƯ KHÔNG VÔ NGÃ Quán thân bất tịnh Quán tâm vô thường Quán pháp vô ngã Trí tuệ bát nhã Giải thoát chúng sinh Cứu khổ vô minh Cứu nhân độ thế Lòng trần dâu bể Biển khổ không bờ Trôi nổi mê mờ Chấp bám khổ đau Đi mãi nơi đâu? Quay về bến giác. Con đường giải thoát Thanh, tĩnh, tịch, không Buông xả trong lòng Là bờ hạnh phúc.
LUÂN HỒI, VAY TRẢ Ai sinh ra cũng một lần phải chết, Chết đi rồi có hết được đâu Sự sống mới rồi sẽ lại bắt đầu, Hành tinh xanh mãi nuôi màu hi vọng. Đi vào đời với hai bàn tay trắng Lúc lìa đời lại trắng cả bàn tay. Khi sống tham nhặt cho đầy, Phải mang lấy nghiệp trả vay nợ đời. Kiếp luân hồi có sinh có diệt Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. Sống kiếp đời chớ nên gây nghiệp Để tát sinh tạo kiếp luân hồi, Bà Ta là cõi tạm thôi Phước tu cực lạc, cõi trời Tây Thiên.