Kinh nghiệm: Chụp Ảnh Thiên Văn Rất Đơn Giản Cho Người Mới Chơi

Thảo luận trong 'Học tập' bởi frozenbjrd, 26/5/2016.

  1. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Chụp ảnh thiên văn ngày càng gần gũi hơn với những người yêu thiên văn. Chỉ cần 1 thiết bị ghi hình, 1 kính thiên văn thì bất cứ ai cũng có thể chụp một tấm ảnh thiên văn cho riêng mình.
    Thiết bị chụp ảnh thiên văn chuyên dụng nhất là CCD, kế đó là máy ảnh, rồi webcam. Chụp ảnh thiên văn bằng máy ảnh thì đòi hỏi kính thiên văn phải chắc chịu được trọng lượng của máy ảnh (tầm 1kg) để hình không bị rung khi chụp.
    Có 3 cách chụp ảnh thiên văn bằng máy ảnh qua kính thiên văn:
    - Chụp trực tiếp: sử dụng body chụp trực tiếp ảnh qua kính thiên văn (không có thị kính)
    - Chụp gián tiếp:
    + Chụp thông qua thị kính không lens: Chụp ảnh qua kính thiên văn có thị kính, máy ảnh không có lens, chỉ dùng body
    + Chụp thông qua thị kính có lens: Chụp ảnh thông qua thị kính, sử dụng máy ảnh có lens (cách này phải chế giá đỡ và tương đương với việc kê máy ảnh chụp qua kính, hơi khó chụp nên không nêu ra ở đây).
    I. Chụp ảnh trực tiếp qua kính: Cách này chỉ sử dụng được đối với các máy ảnh có thể tháo lens ra được
    Dụng cụ để chụp ảnh bao gồm:
    [​IMG]
    Máy ảnh và T-adapter
    [​IMG]
    Mount M42
    Lấy mount M42, ở đây máy ảnh dùng để minh họa là máy ảnh canon nên dùng mount M42 của canon, nếu bạn nào dùng nikon hay pentax thì lấy mount M42 tương ứng với máy của mình
    [​IMG]
    Kính thiên văn
    Cách thức chụp:
    Tháo lens ra khỏi máy ảnh, chỉ sử dụng phần body của máy ảnh
    [​IMG]
    Tháo T-adapter ra, T-adapter bao gồm 3 phần như hình dưới. Với cách chụp trực tiếp, ta chỉ cần dùng phần đầu của T-adapter
    [​IMG]
    Lấy phần đầu của T-adapter gắn vào mount M42
    [​IMG]
    [​IMG]
    kết quả như hình sau
    [​IMG]
    Như vậy ta có được adapter dành cho việc chụp trực tiếp
    [​IMG]
    Gắn bộ adapter này vào body máy ảnh
    [​IMG]
    kết quả ta có
    [​IMG]
    Sau đó gắn máy ảnh vào ống để thị kính của kính thiên văn (tất nhiên là phải tháo thị kính ra) như hình sau:
    [​IMG]
    [​IMG]
    hoặc ta có thể gắn trực tiếp vào phần thân sau của kính thiên văn (tháo bộ phận đổi góc của kính thiên văn) như sau:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Như vậy ta đã có thể chụp ảnh được thông qua kính thiên văn, lúc này ống tube của kính thiên văn tương đương với 1 lens máy ảnh thông thường (nhưng toàn bộ phải lấy nét Manual)
    Nguồn : HAAC
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi frozenbjrd
    Đang tải...


  2. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Hướng dẫn phương pháp đơn giản chuẩn trực kính thiên văn phản xạ (trong quá trình viết bài chúng tôi sử dụng hình minh hoạ từ nhiều nguồn khác nhau). Sau đây là hướng dẫn của anh Oldstar - Phạm Chương – Trưởng nhóm Kỹ thuật Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS).

    Chuẩn trực kính thiên văn phản xạ là khâu rất quan trọng trong quá trình làm và sử dụng kính thiên văn phản xạ. Nhiều người thường nghĩ đây là một việc rất phức tạp và phải chuẩn bị dụng cụ này nọ (cũng phức tạp) mới có thể chuẩn trực được kính thiên văn phản xạ. Nhưng trên thực tế, chỉ cần chuẩn bị một dụng cụ khá đơn giản là có thể chuẩn trực chính xác cho KTV phản xạ. Đó là việc sử dụng chính cái nắp che bụi của bộ chỉnh nét để làm dụng cụ chuẩn trực cho KTV, ở nước ngoài người ta gọi nó là Collimation Cap, tạm dịch là nắp chuẩn trực. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy 1 cái kim băng hoặc 1 cái dùi nhỏ kích thước tối đa 1mm, dùi 1 lỗ nhỏ ở chính giữa cái nắp che bụi của bộ chỉnh nét, như vậy là bạn đã có nắp chuẩn trực cho kính phản xạ. Đối với bộ chỉnh nét chuẩn 1.25”, các bạn cũng có thể dùng vỏ hộp đựng phim nhựa, cắt bỏ đáy hộp đi, dùi 1 lỗ nhỏ chính giữa cái nắp hộp là cũng có được nắp chuẩn trực (vì hộp đựng phim nhựa có kích thước 1,25”, lắp vừa khít vào bộ chỉnh nét).

    [​IMG]

    Để cho việc chuẩn trực KTV được dễ dàng và chính xác, việc tiếp theo cần làm là đánh dấu tâm gương cho gương sơ cấp (gương chính của kính phản xạ). Bạn cần chuẩn bị 1 bút dạ dầu cỡ 0,7mm, compa và 1 miếng bìa sạch. Dùng compa vẽ lên miếng bìa 1 vòng tròn có đường kính bằng với đường kính của gương sơ cấp rồi cắt hình tròn đó ra, sau đó khoét 1 lỗ tròn ở giữa đường kính khoảng 7mm. Đặt miếng bìa tròn đó vừa khít lên gương sơ cấp rồi dùng bút dạ dầu tô theo viền của cái lỗ đã khoét trên miếng bìa để được 1 hình tròn nhỏ ở chính giữa gương sơ cấp như hình minh hoạ. Lưu ý vẽ 1 vòng tròn nhỏ chứ không tô đậm hình tròn đó vì nếu sau này bạn muốn chuẩn trực bằng tia laze thì sẽ không sử dụng được nữa.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bây giờ bạn sẽ lắp gương sơ cấp, gương thứ cấp vào KTV, để cho việc chuẩn trực được chính xác, bạn bắt buộc phải chỉnh “chân nhện” giữ gương thứ cấp (sipder) sao cho gương thứ cấp ở chính giữa lòng ống kính thiên văn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu spider được làm chuẩn thì khi lắp vào KTV nó cũng tự nhiên ở vị trí “chuẩn” luôn rồi, không cần phải điều chỉnh gì nữa. Nếu spider làm không chuẩn thì rất khó để chỉnh cho nó vào vị trí “chuẩn”.

    Bước tiếp theo là chuẩn bị 1 miếng bìa màu sẫm lồng vào trong thân ống kính ở vị trí đối diện với bộ chỉnh nét (những bạn có kinh nghiệm thì có thể bỏ qua bước này). Nếu làm như vậy thì khi đặt mắt nhìn vào thân ống kính qua bộ chỉnh nét, bạn sẽ thấy gương chéo nổi bật lên trong lòng ống chỉnh nét và dễ hình dung hơn.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bước tiếp theo, bạn sẽ dùng tô vít chỉnh con ốc ở chính giữa spider sao cho vị trí của gương chéo (thứ cấp) vào giữa ống chỉnh nét như hình minh hoạ.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bây giờ, bạn sẽ đậy cái nắp chuẩn trực vào miệng ống focuser, gá lắp kính thiên văn vào giá đỡ rồi hướng kính vào gần 1 nguồn sáng mạnh nào đó, tốt nhất là hướng vào khu vực trần nhà hoặc tường nhà ở ngay sát 1 bóng đèn neon. Ghé mắt nhìn vào bộ chỉnh nét thông qua cái lỗ bé xíu của nắp chuẩn trực rồi chỉnh kính đến 1 góc độ nào đó xung quanh đèn neon sao cho hình ảnh của vòng tròn đánh dấu tâm gương sáng nổi bật lên như trong hình minh hoạ:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Khi mới lắp gương vào, điểm đánh dấu tâm gương và các vòng tròn khác thường bị lệch tâm nhau và không ở chính giữa như hình dưới đây:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Bước cuối cùng là chỉnh độ nghiêng của gương sơ cấp sao cho ảnh của gương thứ cấp trên gương sơ cấp (vòng tròn màu đen nhỏ ở giữa) lồng vào chính giữa điểm chấm tâm của gương sơ cấp (thông qua 3 con ốc chỉnh gương ở dưới đáy KTV) như hình minh hoạ ở dưới. Như vậy là việc chuẩn trực cho kính thiên văn phản xạ đã xong.

    [​IMG]

    Để kiểm tra chất lượng quang học của kính, các bạn nên tiến hành thủ tục cuối cùng gọi là Star Test (kiểm tra bằng sao). Lưu ý là kiểm tra bằng sao chứ không phải bằng trăng, vì ngắm trăng thường không phát hiện ra hết lỗi của kính thiên văn. Bạn mang kính ra ngoài trời, chọn 1 ngôi sao sáng và hướng kính vào đó. Lấy nét cho kính rồi chỉnh kính sao cho ngôi sao vào chính giữa trường nhìn của thị kính. Vặn bộ chỉnh nét ra ngoài khoảng lấy nét sao cho ảnh của ngôi sao chuyển thành 1 đĩa sáng có nhiều vòng tròn khác nhau. Nếu các vòng tròn đồng tâm với nhau là đạt yêu cầu. Nếu các vòng tròn lệch tâm nhau thì chứng tỏ là việc chuẩn trực cho kính chưa tốt hoặc là các linh kiện quang học của kính như gương sơ cấp, gương thứ cấp có vấn đề.

    [​IMG]

    Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nắp chuẩn trực đơn giản này hoàn toàn có thể chuẩn trực chính xác cho kính thiên văn phản xạ. Những gương nào có chất lượng tốt thì chỉ cần chuẩn trực tương đối chính xác là đã cho ảnh rất đẹp và nét, còn gương nào không đạt yêu cầu thì dù có chuẩn trực chính xác 100% bằng phương pháp sử dụng tia laze đi nữa ảnh vẫn kém chất lượng.

    Phạm Chương - HAS
     
  3. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bộ chỉnh nét kính thiên văn là một bộ phận quan trọng trong KTV. Dân amateur thường gặp khó khăn khi phải chế nó, tự làm thì khó mà mua về lắp ráp thì giá lại hơi chát. Trong các loại focuser, Crayford focuser được đ\ánh giá rất cao về mặt vận hành, các KTV chất lượng cao thường dùng focuser loại này.

    Trong quá trình hướng dẫn các bạn học viên làm kính thiên văn văn khúc xạ tôi đã nghĩ ra một cách chế focuser kiểu Crayford từ các loại ống nhựa PVC. Có thể nói là nó rất đơn giản, đơn giản đến mức gần như là không thể đơn giản hơn được nữa, cách làm lại khá dễ mà chi phí lại rất rẻ, chất lượng thì khỏi phải “lăn tăn”.

    Các bạn tham gia lớp học thì đương nhiên được hưởng lợi từ phương án này (vừa không phải mua focuser chế sẵn, giảm chi phí làm KTV, vừa được hướng dẫn làm trực tiếp từ A tới Z). Tuy nhiên, có khá nhiều bạn ở xa không có điều kiện tham gia lớp học, và cũng có khá nhiếu bạn đã tự chế KTV rồi nhưng chưa đến nơi đến chốn vì thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, tôi xin giới thiệu tại đây để phổ biến cho tất cả mọi người, hy vọng là nó sẽ có ích cho các bạn ở xa, ít có điều kiện giao lưu offline.

    Nguyên liệu chính gồm 1 đoạn ngắn ống 48 loại dày (cỡ C2, dài 4-5cm); 1 đoạn dài ống 42 (6 - 12cm, tuỳ ý lựa chọn); một nửa thanh nan hoa xe máy cũ (xin thoải mái ở hàng sửa xe); một mẩu nhỏ ống cao su hoặc nhựa dẻo để làm trục ma sát; 2-3 cái ốc nhỏ và một số thứ lặt vặt khác. Các bạn có thể xem hình và làm theo một cách dễ dàng. Lưu ý các bạn là ống 42 nhét vào ống 48 loại dày vẫn hơi rộng một tí, để cho khít hơn, tôi dùng cưa sắt cắt đứt nó ra rồi dùng keo dán ống PVC gắn vết cắt lại (rất chắc). Khi đó ống 42 sẽ nhét vừa khít trong lòng ống 48.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Để có thể gắn thị kính vào ống focuser, chúng ta cần đệm thêm ít ống nhựa vào trong lòng ống 42, độ dày ống chêm thêm phụ thuộc vào kích thước thị kính các bạn đang sử dụng, có thể phải dùng tới 2-3 lớp mới vừa.
    [​IMG]

    Focuser kiểu này có thể dễ dàng gắn vào các loại KTV khác nhau với các cỡ khác nhau (phản xạ, khúc xạ...). Dưới đây là hình focuser hoàn chỉnh được gắn vào 2 cái KTV khúc xạ 70mm và 90mm:
    [​IMG]

    Focuser với thị kính thiên văn chuẩn 1,25 và thị kính tự lắp ghép:
    [​IMG]

    Về hình thức thì có thể chưa đẹp lắm, nhưng nó tương đối dễ làm, vận hành rất mượt, êm và chắc chắn. Hy vọng là với cách làm này, các bạn sẽ không phải trăn trở, băn khoăn với cái focuser nữa.
     
  4. vuminh92

    vuminh92 Thành viên mới

    Tham gia:
    29/5/2016
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ngày xưa mình cũng mày mò cái này, lấy 2 ống kinh viễn thị đóng vào 2 đầu, trông cũng hay lắm
     

Chia sẻ trang này