Kinh nghiệm: Thú vị về cách dạy con ở Đức

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi hunghv63, 23/4/2015.

Tags:
  1. hunghv63

    hunghv63 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/10/2014
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Đức là nước sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới, còn với sách vở, trẻ con ở đây không học đọc cho đến khi chúng đi học lúc 6 hoặc thậm chí 7 tuổi.

    Luisa Weiss là chủ nhân trang blog The Wednesday Chef và cuốn sách My Berlin Kitchen. Cô mang 2 dòng máu Mỹ - Ý nhưng sinh ra tại Berlin, Đức. Năm lên 2 tuổi, Luisa chuyển về Boston (Mỹ) cùng bố khi bố mẹ cô ly dị. Hiện Luisa đang sống ở Berlin cùng người chồng tên Max và con trai Hugo 2 tuổi.

    Dưới đây là những điều thú vị trong cách nuôi dạy con mà cô nhận thấy ở những bà mẹ người Đức

    Về việc kết bạn:

    Tôi nhận thấy phụ nữ Đức nhìn chung không thân thiện nhiệt tình như phụ nữ Mỹ nhưng một khi họ quyết định mở lòng với bạn, điều đó có nghĩa rằng một tình bạn sâu sắc và ý nghĩa sẽ nảy nở nhanh chóng. Những tình bạn mạnh mẽ khá thường gặp ở Đức, các chị em ở đây thoải mái nói chuyện thẳng thắn về những khó khăn khi làm mẹ. Và nói chung, người Đức dị ứng với những kẻ giả dối, điều này thật thú vị.

    Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, người Đức nghĩ rằng người ngoài khó có thể giúp được họ. Họ có sự tự chủ, làm những gì phải làm và rồi sẽ tìm ra cách để thực hiện. Người dân ở đây rất tốt bụng và không thích phán xét người khác. Tôi chưa từng bị đánh giá ở đây. Nếu có thì là tự bản thân tôi chỉ trích mình mà thôi!

    Về các sân chơi:

    Ở Berlin có rất nhiều khu vui chơi cho trẻ em, ngay cả ở trung tâm thành phố. Ở đây có những mô hình bằng gỗ và được xây trên cát. Trải cát dễ chịu hơn so với vụn gỗ hay thảm cao su mà tôi từng thấy ở Mỹ. Vào mùa hè, bạn có thể cởi giày và (nếu nhắm mắt lại) bạn sẽ cảm giác như mình đang đi nghỉ mát. Mọi người đều mang theo xe đẩy đựng xẻng và xô. Vì thế ngay cả khi chỉ có 2 mẹ con, đến sân chơi sẽ giúp nhóc tỳ bạn vui thích.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Đồ chơi và sách cho trẻ em:

    Đức là nước sản xuất nhiều đồ chơi nổi tiếng thế giới, từ đồ chơi gỗ Selecta, Haba & Hess cho đến các mẫu mô hình Playmobil và mô hình động vật Schleich (Hugo rất thích chơi món này). Các cửa hàng đồ chơi thường có rất nhiều món đồ an toàn, được làm từ rất ít nhựa. Còn với sách vở, không có nhiều loại sách đọc cho trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ con ở đây không học đọc cho đến khi chúng đi học lúc 6 hoặc thậm chí 7 tuổi.

    Đi xe đạp:

    Có một điều đặc biệt là người dân ở đây rất thích đi xe đạp mà không có bàn đạp hoặc bánh phụ. Mỗi trẻ đều có riêng một xe đạp. Điều quan trọng là một khi bạn học được cách giữ thăng bằng, bạn sẽ có thể lái xe đạp được. Bạn sẽ trông thấy có rất nhiều trẻ em tầm 3 -4 tuổi đi xe đạp rất cừ. Thi thoảng tôi tự nhủ ‘Chà, nhìn em bé đang đạp xe trên vỉa hè kìa”.

    [​IMG]
    Bữa ăn gia đình:

    Người Đức có truyền thống ăn một bữa nóng (hot meal) vào buổi trưa và một bữa ăn lạnh (cold meal ) vào bữa tối. Hầu hết trẻ em đều ăn tối cùng bố mẹ với những chiếc sandwich trần (open-faced sandwich, gọi là Abendbrot, hoặc bánh mỳ bữa tối). Bạn cần có vài lát bánh mỳ đen, bơ, một miếng pho mát cho mỗi lát bánh, giăm bông hoặc xúc xích ở lát bánh khác. Thêm một vài miếng dưa chuột, cà chua hoặc su hào. Dễ ợt!

    [​IMG]

    Về sự độc lập, tự chủ:

    Hugo năm nay lên 2 tuổi, gần đây chúng tôi có buổi họp phụ huynh với giáo viên ở nhà trẻ. Cô giáo nói: “Tôi có chút lo lắng về việc thằng bé hòa nhập với những đứa trẻ lớn tuổi hơn”. Khi tôi hỏi tại sao, cô ấy nói: “Cậu bé cần phải học cách phản kháng nhiều hơn nữa. Khi những đứa trẻ khác đến lấy đồ chơi, thằng bé không làm gì cả”. Tôi nghĩ rằng chẳng phải đấy là cách chia sẻ sao, cô dạy trẻ nói tiếp: “Thằng bé cần phải lấy lại đồ chơi hoặc chiến đấu lại. Giáo viên chúng tôi không thể lúc nào cũng đi đấu tranh cho thằng bé được”.

    Tôi cười thầm trong bụng, bởi vì chuyện này quá khác biệt với những gì chúng tôi được dạy khi còn nhỏ. Ở Mỹ, chúng tôi được dạy rằng phải biết chia sẻ, phải biết thỏa hiệp. Còn ở Đức, tất cả đều là sự tự giác và đấu tranh cho quyền lợi của bạn.

    Khi những người bạn Đức đến chơi, Hugo muốn chơi một món gì đó với các bạn, còn các bạn bè Đức thì nói với con họ “Nào, giành lại đi! Con không muốn chơi cùng bạn đúng không ? Đến lấy lại đồ chơi đi”. Điều này không phải là gây gổ hay xấu tính gì cả mà là cách họ dạy con biết phản kháng cho chính mình.

    [​IMG]
    Về việc rèn luyện tính độc lập cho con trẻ

    Tuổi thơ là khoảng thời gian của tự do và hạnh phúc. Tôi thường thấy những đứa trẻ thường hay đi bộ, đạp xe một mình đến trường và về nhà. Đôi khi là vào cuối tuần, trẻ con ở khu nhà tôi tự mua bánh ăn sáng cho cả gia đình.

    Khi đứa trẻ được khoảng 7- 8 tuổi, bố mẹ chúng sẽ khuyến khích chúng tự chủ nhiều hơn. Người Đức rất coi trọng tính độc lập ở trẻ em, điều này có một chút bỡ ngỡ với những ai từng được nuôi dưỡng trong một gia đình Mỹ - Ý như tôi (Tôi nghĩ bố mẹ vẫn còn thích được nắm tay tôi đi trên phố dù tôi đã 36 tuổi).

    Kiểu dạy con này kéo dài trong những năm tháng vị thành niên ở trẻ. Tôi còn nhớ tất cả bạn bè Đức của tôi đều có những buổi đến nhà nhau ngủ qua đêm. Khi bạn trên 14 tuổi và có người yêu, bạn có thể được phép ngủ qua đêm ở nhà người yêu và không hề bị giám sát. Các bậc phụ huynh rất thoải mái và tin tưởng con, đó là cả một nền tảng đúc kết từ sự tự chủ và lòng tin.

    Theo Hạ Vũ (khám phá)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hunghv63
    Đang tải...


  2. minhchau221

    minhchau221 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ở Phương Tây cha mẹ luôn cho con cái tự lập từ rất sớm, bài viết khá hay.
     
  3. metit2012

    metit2012 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    12/3/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Người Việt Nam đoi khi bao bọc con cái quá nên tự lập ở trẻ khá muộn so với các nước khác :cool:
     
  4. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Cám ơn chủ top nhé, ở việt nam thì văn hóa nhiều khi khác nên chỉ áp dụng đc ít
     
  5. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    rất hay! :)
     
  6. tuannhien

    tuannhien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2014
    Bài viết:
    1,828
    Đã được thích:
    195
    Điểm thành tích:
    103
    hay quá thù vị thật
     
  7. Thảo Đan

    Thảo Đan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/5/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Họ dạy cho con cách nhận biết đúng sai và cho bé trải nghiệm chứ ko áp đặt như ở Việt Nam mình.
     
  8. Lương Tâm An

    Lương Tâm An Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/4/2015
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    uhm, nhưng sống ở Việt Nam mà lại áp dụng cách của Đức chắc không ổn lắm..
     
  9. thanhthanhtuyen

    thanhthanhtuyen Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2015
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Hôm qua mát giời đi cvn gặp 2 gia đình Tây đi cùng nhau. Trẻ con đông dã man. Phải chục đứa mất ý. Không biết có dẫn đi hộ không hay đều là con cả. Nhìn đứa nào cũng đẹp long lanh mà thèm. Chơi với nhau rất hoà đồng. Chỉ có lúc chơi cái trò nhảy ván từ trên cao xuống. Từng ng nhảy 1 phải có ng bơi ra rồi mới đc nhảy tiếp thì thằng bé con nhất nhảy luôn lên đầu thằng anh. Bị bố nó lôi ra 1 góc nói. Nhưng cũng nhỏ nhẹ. Vừa nói vừa xoa đầu. Mình nghe không hiểu gì nhưng nói mất 5p liền chắc là về vấn đề an toàn. Rồi nó lại quay lại chơi tiếp. Tất cả đều vui vẻ. Chứ như VN mình chắc là lôi lên đánh cho 1 trận luôn rồi. Không thì cũng ăn mắng té tát
     
  10. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    rèn luyện tính độc lập cho con trẻ quan trọng thật.
     
  11. Tắm bé EVACARE

    Tắm bé EVACARE Phạm Loan

    Tham gia:
    16/4/2015
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    83
  12. mecachuaxanh

    mecachuaxanh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/5/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    em thích cách dạy con độc lập của người Đức nhưng mà vụ share đồ chơi / phản kháng thì em không ủng hộ lắm ý. Em cũng không muốn dạy con như vậy

     
  13. Namhpt

    Namhpt Thành viên mới

    Tham gia:
    29/5/2016
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mẹ Nhật giờ còn cả mẹ Đức nữa, các mẹ học hỏi nhé
     
  14. hoangtuan0

    hoangtuan0 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    31/5/2016
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Cố gắng mà học nè mấy mẹ ạ
     
  15. jogger

    jogger Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/3/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    cá nhân mình nghĩ đâu phải cứ việt nam ta là dậy con không hay đâu , rất nhiều nguwofi con cái rất thành công đó thôi , các bạn tây hóa quá
     
  16. vy_xinh

    vy_xinh Thành viên mới

    Tham gia:
    27/5/2016
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Cách dạy con ở đâu cũng có nhiều diểm hay ho, nhất là những nước phát triển.
     
  17. hoathiencot0405

    hoathiencot0405 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/1/2016
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Về đồ chơi cho con thì em thấy Đức, Ý làm cái này rất tốt. Gần đây em đang tìm hiểu về phương pháp giáo dục Montessori của Ý. Theo phương pháp này, việc thiết kế đồ chơi, đồ dùng học tập thậm chí đồ dùng dạy học mầm non cho trẻ 0-3 tuổi được thực hiện dựa trên nghiên cứu khoa học và đã được công nhận rộng rãi trên thế giới. Những món đồ chơi đơn giản, ko độc hại mà lại giúp con trẻ phát triển tư duy một cách độc lập và lành mạnh thiết nghĩ nên được cha mẹ lưu tâm. Thay vì cho con chơi Ipad hay bắt con học đàn học hát học vẽ...thì em nghĩ với lứa tuổi mầm non, nên cho trẻ được tự chơi, khuyến khích trẻ tự khám phá.
     
  18. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    nhiều trẻ em tầm 3 -4 tuổi đi xe đạp 2 bánh hay 3 bánh hả bạn?
     
  19. gameno1

    gameno1 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/10/2015
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    mình cũng thích những đứa trẻ độc lập hơn, người VN mình càng thương càng hại con
     
  20. Dinh dương ba bau

    Dinh dương ba bau Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/3/2016
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Việt Nam mà áp dụng được phương pháp này thì hay quá, gần đây các phương pháp giáo dục nước ngoài vào Việt NAm rất nhiều, như montesorri, nhưng có vấn đề là mở một phòng đầy đủ dụng cụ học mất hàng trăm triệu, giáo viên ko được đào tạo bài bản sẽ khiến trẻ chở nên tự kỉ nặng hơn. Mình có gặp trường hợp như vây rồi, các mẹ nên tìm hiểu kĩ nhé.
     

Chia sẻ trang này