Thông tin: Chia Sẻ Một Câu Chuyện Đồng Cảm Với Bác Sĩ Và Nghề Y!

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Phananhla, 28/5/2016.

  1. Phananhla

    Phananhla Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Admin và nguyên nhân Thuốc Tốt ra đời

    THUỐC TỐT NGÀY 27 THÁNG 5 2016

    “THỜI NAY TÌM ĐÂU RA BÁC SĨ CÓ LƯƠNG Y?”

    Chiều nay lúc đi ngang qua bà hàng nước đầu ngõ, tôi bất chợt nghe được câu nói mà xém chút thôi nước mắt đã ràn rụa rồi.

    Tôi không phải bác sĩ, cũng không làm trong ngành Y. Nhưng tôi là con, là cháu, là chắt người làm ngành Y. Cụ nội, ông nội, và bố mẹ tôi đều làm ngành Y, chưa từng nhận phong bì của bệnh nhân, luôn hết lòng dù sáng sớm hay đêm muộn trả lời điện thoại, đến nhà bệnh nhân khám chữa, vậy vì sao phải nghe người ta nói những câu như thế? Đúng rằng chưa bao giờ ba người đàn ông của tôi phải trực tiếp nghe những câu như“một lũ bóc lột”, “y đức bị tiền làm mờ mắt rồi”… Nhưng việc đánh đồng tập thể bác sĩ để đánh giá y đức thực khiến tôi nghẹn ứ nơi cổ họng.

    Nhớ ngày nhỏ, có lần tôi hỏi bố“Ba à tại sao ba làm bác sĩ?”, bố chỉ cười hiền rồi bảo:

    "Cụ nội con làm nghề bốc thuốc, ba từng hỏi cụ câu hỏi y như con, cụ bảo ‘làng không có thầy lang, giờ dân làng ốm biết chữa ở đâu? Mà cái quê cái gốc không phải là địa danh, nó là con người ở đó. Làng còn người là còn sống, sau này cháu tao chắt tao còn có nơi mà về chứ’. Giờ thời đại khác rồi, cây lá chữa rồi cũng khỏi, nhưng chữa hiện đại nhanh hơn. Ba lên Hà Nội làm Y, người quê có ốm có đau, lên đây khám bệnh còn có chỗ nương vào."

    Tôi nhớ ngày mẹ mang thai em trai tôi, đó là thời điểm ác liệt của dịch lao, mẹ khi đó làm y tá khoa truyền nhiễm, mỗi ngày đi làm về là một ngày bà thở không ra hơi, nói không ra tiếng. Bố thương mẹ khuyên bà ở nhà, ấy mà bà lo khoa quá tải, vẫn đều đặn đi làm để rồi bị nhiễm lao trong đúng thời kì mang thai ấy. Công việc nặng, giờ gánh thêm chăm mẹ chăm tôi, lòng bố nóng như lửa đốt lo cho cái thai. Nhà tôi nghèo, không nhận phong bì thì lương bác sĩ thời đó bạc lắm. Ấy rồi bố tôi hàng ngày mang cơm cho mẹ còn gói thêm cơm cho mấy bệnh nhân cùng phòng.

    Bố tôi bảo, “Không thấy thì không sao, thấy họ rồi mà làm ngơ cụ nội giận đó con”.

    Đó là chuyện của 15 năm về trước. Bây giờ, bố tôi vẫn đi làm với đôi từ “y đức” khắc vào tim, nhưng bố nhìn thấy xung quanh những chuyện tưởng như chỉ có trên báo để giật gân người nghe mà không khỏi chạnh lòng.

    Có lần, một bệnh nhân đến quát vào cô y tá trưởng vì phát hiện ra cửa hàng thuốc được chỉ dẫn đắt gấp 3-4 lần hiệu thuốc gần nhà. Rồi người ta chửi cả bố tôi là trưởng khoa không biết chỉ dạy nhân viên. Rồi chửi luôn cái bệnh viện ham tiền bán dịch vụ. Tôi chỉ nhớ như in cái giọng đùa và đôi mắt ngấn nước của bố khi đó, “Cái nghề nó bạc như vôi ấy mà.”

    “Cái nghề nó bạc như vôi ấy mà.”

    Người xưa có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Phải chăng sự bùng nổ quá dữ dội của thông tin đã khiến điều này trở thành lỗi thời? Báo chí giờ đói khát người coi, hễ cứ có gì giật gân là lên ngay trang nhất. Phải chăng chênh lệch giữa những chuyện tiêu cực và tích vực trong ngành Y lớn đến thế? Những bác sĩ tốt cứ im lặng làm việc, vì cái nghề của họ phải thế, vì đó là chuyện đương nhiên, bình thường?

    Bố tôi nói, “Người ta nói chán thì thôi, con gái đừng để bụng quá”.

    Thiết nghĩ, nếu bỏ ngoài tai lời thiên hạ là một việc làm dễ dàng như vậy, thì vì sao mỗi lần khi thấy người Việt Nam bị nói xấu, lại nhiều người phẫn nộ đến như vậy?

    Ở phía người ngoài cuộc, tôi hiểu với mức lương thấp, bác sĩ đến gia đình mình còn chưa lo đủ, sức nào đâu đi lo cho lợi ích và quyền lợi của bệnh nhân? Bố mẹ nuôi chị em tôi ăn học 16 năm là sự cố gắng không ngừng nghỉ, là những đêm thức trắng trực tăng ca, là những cuối tuần làm ngoài giờ, là chi li tiết kiệm…

    Tôi đã lớn có thể tự trang trải cho bản thân, ước mơ nhỏ bé của tôi bây giờ chỉ một cộng đồng Y tế công bằng, văn minh hơn. Một cộng đồng mà bác sĩ được trả lương đảm bảo cuộc sống, bệnh nhân được khám chữa với thái độ tận tình, chi phí tiết kiệm.

    Niềm tin vào y đức và thái độ ngẩng cao đầu của bố đã trở thành động lực giúp tôi biến ước mơ nhỏ bé thành hiện thức - Thuốc Tốt.

    Nhiều người bảo tôi điên, bố cũng nói tôi điên, nhưng tôi sẽ tin vào Thuốc Tốt như bố tôi tin và yêu nghề Y vậy.

    Tôi mong Thuốc Tốt tiết kiệm chi phí thuốc cho bệnh nhân, đồng thời đảm bảo thu nhập cho bác sĩ để bác sĩ được sống đúng với con người họ - những người có tâm có đức với nghề.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Phananhla
    Đang tải...


  2. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Lương y như từ mẫu :)
     
    Phananhla thích bài này.
  3. Phananhla

    Phananhla Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thanks bạn! ^^
     
  4. Phananhla

    Phananhla Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thuốc tốt sẽ là một dự án khó khăn, nhưng nhờ những người như các bạn mà mình đã thêm được rất nhiều động lực để tiếp tục hoàn thiện và triển khai dự án này đến cộng đồng. Mình cảm ơn sự ủng hộ của bạn nhiều!
     
  5. caotranhoang

    caotranhoang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/6/2016
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    xã hội thực sự đang rất cần những con người như chủ bài viết,thanks!
     
  6. Phananhla

    Phananhla Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cảm ơn các bạn rất nhiều!
     

Chia sẻ trang này