Thông tin: Sự Khác Nhau Giữa Kiểu Làm Cha Mẹ Trực Thăng Và Kiểu Làm Cha Mẹ Hải Đăng

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 14/6/2016.

By support5 on 14/6/2016 lúc 10:31 AM
  1. support5

    support5 Moderator

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,737
    Đã được thích:
    1,274
    Điểm thành tích:
    863
    Khi con còn nhỏ, bé cần cha mẹ giám sát cẩn thận. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần thay đổi để lớn theo con cái. Chúng ta cần bỏ kiểu cha mẹ Trực Thăng (lượn vè vè xung quanh con, bảo vệ con mọi lúc mọi nơi, kiểm soát con chặt sẽ) sang kiểu cha mẹ Hải Đăng.

    Như bạn biết, ngọn Hải Đăng ở yên một chỗ, là một ngọn đèn dẫn đường cho tàu bè qua lại. Ngọn Hải Đăng cho thủy thủ đoàn biết vị trí của chúng; đồng thời báo hiệu cho thủy thủ đi biển biết nguy hiểm và lối đi an toàn, nhưng nó không truy đuổi con tàu. Vậy, làm thế nào để áp dụng điều này trong khi dạy con cái? Dưới đây là sự khác nhau giữa 2 kiểu làm cha mẹ.

    [​IMG]

    Kiểu Cha Mẹ Trực Thăng

    1. Bay vè vè xung quanh và điều khiển.

    2. Theo sát trẻ mọi nơi.

    3. Chỉ bảo con phải cư xử thế nào.

    4. Phạt theo các quy tắc, quy định.

    Kiểu Cha Mẹ Hải Đăng

    1. Kiểm tra và trao đổi.

    2. Không bắt buộc trẻ theo các quy tắc.

    3. Để trẻ biết trẻ đang ở đâu.

    4. Đưa ra kiến thức và hướng dẫn

    Con cái chúng ta không trưởng thành nếu trẻ không được phép vượt qua các tình huống sợ hãi và khó khăn. Trẻ cần biết đánh giá được những rủi ro tới khi trưởng thành. Thật không may, cha mẹ thường coi những thử thách là những thứ tiêu cực. Chúng ta đã tạo ra một thế giới thuận tiện với điện thoại thông minh, lò vi sóng và Internet. Thông điệp mà chúng ta gửi tới con cái là hãy cố gắng tránh những khó khăn và thử thách. Chúng ta thấy giá trị của lòng tự trọng nhưng chúng ta quên mất rằng lòng tự trọng được củng cố và xây dựng qua những thử thách.

    Chúng ta thất bại khi chúng ta loại bỏ những khó khăn khỏi cuộc sống của con cái chúng ta, chúng ta bắt đầu làm cho trẻ trở nên bất lực. Trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển sự linh hoạt, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, đó là những yếu tố quan trọng mà trẻ cần có trong tương lai.

    Khi chúng ta tiếp tục từng bước kiểm soát rủi ro của trẻ, trẻ sẽ không biết kiềm chế hay kiểm soát bản thân. Thực tế, tất cả trẻ con đều cần học cách kiểm soát hoặc cách tìm kiếm sự giúp đỡ trên mỗi bước đường.

    5 tình huống cho thấy sự khác biệt trong cách cư xử giữa kiểu cha mẹ Trực Thăng và kiểu cha mẹ Hải Đăng

    Tình huống 1: Trẻ nhìn chằm chằm vào trò chơi giữ thăng bằng ở sân chơi công cộng. Trẻ dường như sợ hãi. Trẻ bắt đầu từ từ leo lên.

    Kiểu cha mẹ Trực Thăng: Chạy nhào tới và hét lên: “Không, con sẽ ngã mất. Mẹ thấy con sợ. Bởi vậy, mẹ không muốn con chơi trò này trong vòng 2 năm nữa.” (Sau đó, người mẹ sẽ vận động để di chuyển đồ chơi đó ra khỏi sân).

    Kiểu cha mẹ Hải Đăng: Từ từ đi bộ đến và nói: “Con nghĩ thế nào? Con muốn thử chơi trò này một chút chứ? Mẹ sẽ quan sát con. Mẹ nhớ đã trèo lên thứ này hồi bằng tuổi con. Nếu con cần thận, trò đó sẽ vui lắm.”

    Tình huống 2: Trẻ học lớp 2, bé quên ba lô ở trường.

    Kiểu cha mẹ Trực Thăng: Gọi ngay tới trường, thông báo rằng con quên ba lô. Sau đó, cha mẹ phi tới trường lấy, như vậy đứa trẻ không gặp phải vấn đề gì với việc để quên ba lô.

    Kiểu cha mẹ Hải Đăng: Chờ nhà thường thông báo về việc con quên ba lô. Sau đó, cha mẹ nói chuyện với giáo viên để xem con có học được bài học gì lớn từ việc quên ba lô không (Điều này cần cha mẹ cân nhắc cẩn thận để giúp con ghi nhớ được tinh thần trách nhiệm về lâu dài).

    Tình huống 3: Trẻ 10 tuổi, trẻ hỏi mẹ xem liệu mình có thể chơi một trò thể thao mạo hiểm một chút không. Trò chơi đó có thể khiến con có vài vết xước.

    Kiểu Cha Mẹ Trực Thăng: Không được! Mẹ đã nói đi nói lại với con rằng mẹ không muốn con chơi mấy trò đó. Tại sao con không chơi ở trong nhà?

    Kiểu Cha mẹ Hải Đăng: Uh, con có thể chơi. Miễn là con chơi cùng với một ai đó và cùng để ý nhau. Mẹ có thể tin rằng con sẽ về trong vòng 1 giờ không? (Những vết xước và vết bầm tím có thể không tránh khỏi, nhưng con sẽ học được thêm những kỹ năng mới.)

    Tình huống 4: Con gái 11 tuổi muốn bán bánh cho chương trình quyên góp của trường. Con muốn đi bán bánh mà không có mẹ đi cùng.

    Kiểu cha mẹ Trực Thăng: Con yêu, con biết mẹ không muốn để con làm việc đó mà không có mẹ dù trong thời gian ngắn. Việc đó quá nguy hiểm. (Con sẽ đang nhận một thông điệp là cần tránh xa tất cả mọi rủi ro.)

    Kiểu cha mẹ Hải Đăng: “Miễn là con đi cùng bạn và bán xung quanh nhà mình, mẹ sẽ đồng ý với điều đó. Hãy vui vẻ nhé. Mẹ sẽ đi cùng con và đợi con ở bên kia đường nếu chúng ta phải sang khu nhà khác.” (Người mẹ đã cân bằng được sự tự do của con với nhu cầu đảm bảo an toàn cho con cái).

    Tình huống số 5: Trẻ được mời tới ngủ qua đêm ở nhà một người bạn. Con 9 tuổi, nhưng bây giờ vẫn sợ điều đó.

    Kiểu cha mẹ Trực Thăng: “Mẹ không đảm bảo rằng đó là một ý tưởng tốt. Con biết là con sợ những điều này. Mẹ nghĩ tốt hơn là con từ chối, con trai ạ. (Con sẽ hiểu rằng cần tránh không đương đầu với nỗi sợ của mình).

    Kiểu cha mẹ Hải Đăng: Con có nghĩ là con đã sẵn sàng chưa? Mẹ muốn xem con thử. Nào, chúng ta cùng lập kế hoạch nhé. Mẹ biết mẹ của bạn con sẽ rất là vui mừng được giúp đỡ con, và nếu con cần, con có thể gọi mẹ lúc 9h mỗi sáng để kể cho mẹ nghe con đã làm gì nhé.”

    Về cơ bản, khi bạn loại bỏ tất cả những rủi ro khỏi đời sống của con cái, bạn có thể đang làm một việc có hại cho con về lâu dài hơn là rủi do kia có thể đem lại cho con.

    8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang là bà mẹ "trực thăng"
    Dấu hiệu cho thấy bạn là bố mẹ "trực thăng"
    Sự khác nhau giữa kiểu cha mẹ "trực thăng" và cha mẹ hiểu "ngọn hải đăng"

    Nguồn: focus on the Family.

    Biên dịch: Thu Hiền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support5
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 14/6/2016.

    1. Ngọc MYD
      Ngọc MYD
      một bài viết rất có ích, tuy nhiên rất ít cha mẹ nào làm được điều này. Vì tình thương dành cho con quá nhiều mà vô tình khiến con mình mãi không thể nào trưởng thành được :)
    2. ngocdiep1990
      ngocdiep1990
      Rất hay và có ý nghĩa, em cũng đang lo sau này không biết dạy con như thế nào cho tốt, tuy rằng Su mới được mấy tháng.
    3. Mai Râng
      Mai Râng
      Cách giáo dục của cha mẹ Việt Nam là hay "úm" con, sợ con bị thương, sợ con bị té, sợ con vấp ngã...cứ sợ, cứ sợ...nên không dạy cho trẻ tự lập. Con nói thì ba mẹ lại cho rằng con hỗn láo, không để cho trẻ có ý kiến dần dần đánh mất sự tự tin nơi con trẻ. Mong sao có nhiều bậc làm cha làm mẹ nên học hỏi phương pháp giáo dục con cái của người Nhật, của Châu Âu...điều nào hay thì ta tiếp thu, điều nào không phù hợp thì ta bỏ qua. Để trẻ em được sống trong môi trường yêu thương trọn vẹn của cha mẹ.
    4. Bometihun
      Bometihun
      Mẹ nó dùng hình tượng hay quá. Trc bố mẹ cũng dạy mình theo kiểu hải đăng. Và mình thấy tuổi thơ của mình ngập tràn những điều thú vị. Thực sự k muốn làm một cái trực thăng để cướp đi những điều thú vị trong tuổi thơ của các con.
    5. ngoctm122184
      ngoctm122184
      dạy con đc ko cũng phải xem nhận thức của bố mẹ bé thế nào
    6. labellevie178
      labellevie178
      Hay quá. Hình như mình đang là bà mẹ trực thăng thì phải
    7. Mẹ Têgiac
      Mẹ Têgiac
      Bài viết hay quá. Đọc rồi thấy mình là 1 bà mẹ trực thăng
    8. labellevie178
      labellevie178
      Cảm ơn bài viết này lắm! tự nhìn ra được mình rồi

Chia sẻ trang này