Cùng Tìm Hiểu Về Nhật Thực

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi frozenbjrd, 14/6/2016.

  1. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mặt trăng quay quanh trái đất, đồng thời trái đất cũng đem theo mặt trăng quay quanh mặt trời. Khi mặt trăng quay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời, ba thiên thể nằm trên một đường thẳng hoặc gần cùng một đường thẳng, lúc đó mặt trăng sẽ che khuất mặt trời và xảy ra nhật thực.
    [​IMG]

    Vì người quan sát nhật thực đứng ở vị trí khác nhau trên trái đất và khoảng cách giữa trái đất với mặt trời cũng khác nhau nên mọi người nhìn thấy cảnh này diễn ra không giống nhau: Trong hình trên, nếu chúng ta đứng trong dải tối (3) trên trái đất, tức là trong phạm vi bóng tối mà mặt trăng che khuất hoàn toàn, khi đó ta sẽ thấy nhật thực toàn phần.
    [​IMG]
    Khi nhật thực toàn phần xảy ra, mặt trăng che khuất hẳn mặt trời.
    Nhưng nếu chúng ta đứng trong vùng sẫm nhạt (2), ta sẽ nhìn thấy mặt trời bị che khuất một phần, đó là nhật thực một phần.
    Ngoài ra, còn một loại nhật thực nữa: Nếu bóng của mặt trăng không phủ tới trái đất, những người ở trong khu vực bóng đen đối xứng của mặt trăng ngả tới họ sẽ nhìn thấy mép ngoài của mặt trời, tức là mặt trăng chỉ che khuất phần giữa của mặt trời. Hiện tượng này gọi là nhật thực hình khuyên.
    [​IMG]
    Trước và sau khi xảy ra nhật thực hình khuyên, ta sẽ nhìn thấy nhật thực một phần.
    [​IMG]
    Do mặt trăng cùng trái đất tự quay từ tây sang đông, bởi vậy nhật thực bao giờ cũng bắt đầu xuất hiện từ phía tây
    Nhật thực nhiều hơn nguyệt thực, nhưng lại khó quan sát hơn nguyệt thực
    Trong một năm, ít nhất xảy ra 2 lần nhật thực, cũng có năm xảy ra 3 lần, nhiều nhất là 5 lần nhưng rất hiếm. Không có năm nào không xảy ra nhật thực, nhưng cũng có năm không xảy ra nguyệt thực, trong vòng khoảng 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực.
    Xem ra, nhật thực xảy ra nhiều hơn nguyệt thực, vậy tại sao chúng ta thường có dịp quan sát nguyệt thực nhiều hơn?
    Đúng vậy! Lý do là mỗi lần xảy ra nguyệt thực, nhân loại trên một nửa trái đất đều nhìn thấy, trong khi đó, mỗi lần xảy ra nhật thực, chỉ những người trong phạm vi bóng tối rất hẹp của mặt trăng mới nhìn thấy.
    Trên trái đất, rất hiếm được khi chứng kiến nhật thực toàn phần. Ở một số miền trên trái đất, trung bình khoảng 200-300 năm mới nhìn thấy một lần nhật thực toàn phần.
    Cũng cần nhớ rằng khi quan sát nhật thực, bạn phải nhìn qua tấm kính đã bôi đen hoặc kính thiên văn đã sử dụng phim lọc không nên nhìn trực tiếp bằng mắt thường.
    [​IMG] [​IMG]
    Nếu nhìn trực tiếp, mắt bạn sẽ giống như chiếc kính hội tụ ánh sáng mặt trời. Nhiệt năng của các tia mặt trời rất cao, sẽ gây ra bỏng, thậm chí mù mắt.
    Việt Báo
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi frozenbjrd
    Đang tải...


  2. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    [​IMG]
    Mặc dù có thể bạn không để ý nhưng chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy hiện tượng này. Vào thời khắc chạng vạng ngay trước lúc Mặt trời sắp mọc hay lặn, với bầu trời quang mây, phần khí quyển phía trên đường chân trời sẽ dần chuyển sang màu hồng hay cam nhạt. Được gọi là "Dải thắt của Venus", dải màu phai nhạt này phân tách ranh giới của bầu trời xanh ban ngày và bóng của Trái Đất đang đổ dần lên trên bầu khí quyển, hầu như có thể nhìn thấy ở mọi hướng đặc biệt là phía đối diện nơi Mặt Trời mọc/lặn. Trên Dải thắt của Venus, ánh đỏ chạng vạng của Mặt Trời bị bầu khí quyển tán xạ ngược trở lại làm nên màu hồng phai hay cam nhạt. Phía dưới Dải thắt của Venus chính là phần bóng tối mà Trái Đất đổ lên bầu khí quyển khi Mặt Trời sắp mọc hay lặn, nơi ánh sáng Mặt Trời không chiếu tới, đánh dấu sự kết thúc hay bắt đầu của màn đêm. Dây lưng của Venus có thể quan sát được ở bất kì địa điểm nào có chân trời quang đãng mà không cần đến kính thiên văn hay ống nhòm. Hiện tượng này thường được ghi lại trong nhiều bức ảnh một cách vô tình.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của vũ trụ nhé;) The world is just awesome!!!\m/

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nguyễn Tùng Lâm
    Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
     
  3. Bometihun

    Bometihun Thành viên mới

    Tham gia:
    9/6/2015
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Đẹp quá :h:
     
  4. caotranhoang

    caotranhoang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/6/2016
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    nhìn thấy nhiều lần rồi mà không biết,hihi
     
  5. Hà Giản

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    5,207
    Đã được thích:
    753
    Điểm thành tích:
    823
    Đẹp thật, đúng là nhìn bầu trời hầu hết lúc nào cũng đều thấy rất mê hoặc
     
  6. badgirl9x

    badgirl9x Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/10/2015
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    đẹp quá, đây là lần đầu tiên mình được nhìn thấy đấy :inlove:
     
  7. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Những ngày hè nắng to, buổi chiều mây đen kéo đến, trên trời vẫn còn ánh nắng chói chang chúng ta thường thấy những đám mây lấp ló sau những đám mây đen với nhiều màu sắc khác nhau. Người ta gọi đấy là mây ngũ sắc.

    [​IMG]

    Mây ngũ sắc thường được nhìn thấy khi các đám mây tầng cao mỏng mang những hạt nước hoặc tinh thể nước đá nhỏ li ti bị các đám mây tầng thấp quá dày che chắn. Khi mặt trời ở một vịt rí thích hợp, ánh sáng mặt trời bị phản xạkhúc xạ qua các đám mây cho ta thấy những màu khác nhau trên những đám mây tầng cao.

    [​IMG]

    Theo quan niệm của người xưa, mây ngũ sắc báo hiệu điềm lành, nó mang lại sự hạnh phúc, quốc thái dân an.

    [​IMG]

    Nhưng theo sự quan sát của tôi, thì mây ngũ sắc báo hiệu thời tiết nắng nóng kéo dài, các đám mây ngưng tụ thành giọt nước nhưng không thể mưa được. Cũng theo nhiều người, mây ngũ sắc xuất hiện báo hiệu thiên tai, điềm xấu như ở Trung Quốc sau khi người ta nhìn thấy một đám mây ngũ sắc lớn thì hôm sau xảy ra động đất !

    [​IMG]

    [​IMG]

    gienkhan :D
     
  8. yhashop

    yhashop Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/2/2016
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Hư ảo tóa! :rolleyes:
     
  9. Seovinanetco

    Seovinanetco Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Nhật thực phải dùng dụng cụ để nhìn không thì hư mắt hết
     
  10. Orionstar

    Orionstar Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    mình chưa nhìn thấy nhật thực bao giờ cả :( cũng muốn đi mà k biết ở chỗ nào
     
  11. Orionstar

    Orionstar Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    đẹp quá, chưa nhìn thấy mây nào mà đẹp như vậy cả :) muốn đi xem ở ngoài một lần
     
  12. Seovinanetco

    Seovinanetco Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Chỉ là do chu kỳ thôi, khi nào mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm cùng một đường thẳng thì sẽ có nhật thực chứ không phải muốn xem là xem được đâu bạn ak!
     
  13. Orionstar

    Orionstar Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    thì những lúc có mà muốn đi xem cũng có đi được đâu, tìm mấy chỗ với tìm hiểu cũng k đi đc ý
     
  14. caotranhoang

    caotranhoang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/6/2016
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    ở quê buổi chiều hay nhìn thấy,nhìn rất đẹp!!!
     
  15. saigonlight

    saigonlight Cho thuê PG chuyên nghiệp tại TP HCM

    Tham gia:
    10/6/2016
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Mình chưa nhìn thấy ngoài đời bao giờ, thấy trong hình mà đẹp quá...
     
  16. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Theo kinh nghiệm quan sát thì Thiên hậu là một trong những chòm sao để xác định phương hướng và dùng nó để xác định các chòm sao khác, dễ thấy nhất thì chòm sao Cassiopeia của bạn dùng để xác định sao bắc cực -> xác định hướng bắc.
    Có một điều thú vị là không phải chỉ các mỗi một mình chóm sao Cassiopeia có thể xác định được sao bắc cực mà nhiều chòm sao khác có thể xác địng được chòm sao này, như các bạn có thể thấy trên hình vẽ chẳng hạn, có thể dùng hai chòm sao để xác định sao bắc cực đó là Cassiopeia và chòm sao đại hùng tinh:

    [​IMG]

    Ở hình vẽ trên ta thấy, chòm Cassiopeia và chòm sao đại hùng tinh đối mặt với nhau qua ngôi sao bắc cực, vì vậy ngay từ bây giờ bạn có thể tập xác định chòm sao của bạn vì bây giờ chòm sao đại hùng tinh hiện lên rất sáng và bạn có thể rất dễ dàng để nhận ra nó trong mùa hè bằng chiếc ống nhòm hay kính thiên văn của mình phải không nào? Vậy làm thế nào để xác định:

    Trước hết, bây h, bạn hãy xác định được chòm sao bắc đẩu, một phần của đại hùng tinh, như chiếc gầu sòng mà bạn có thể nhìn thấy trên hình:
    [​IMG]

    Tiếp theo, hãy xác định ngôi sao bắc cực:
    [​IMG]

    Để xác định sao bắc cực ta xác định đầu của chòm bắc đẩu là bốn ngôi sao tạo thành hình tứ giác, mà trông giống hình thang hơn. Trong đó bạn lấy hai ngôi sao ở ngoài cùng(xoay về hướng bắc) nối thành một đường thẳng. Sau đó bạn kéo dài đường thẳng này ra khoảng thêm 5 lần nữa, đường thẳng nối dài này sẻ đi ngang qua csao bắc cực. Các bạn có thể xem hình để thấy rỏ hơn.

    [​IMG]


    Khá dễ dàng đúng không?
    Tiếp đến, hãy học cách xác định sao bắc cực qua chòm thiên hậu nhé

    Bạn hãy xem hình vẽ để có thể xác định được sao bắc cực ^^
    [​IMG]

    nhưng nếu dựa vào cách này để xác định chòm sao Cassiopeia của bạn thì hơi khó đúng không? hãy dùng cách khác nhé^^
    Cách như hình dưới đấy, hãy nối ngôi sao ở ở dưới hình vuông của chòm sao bắc đẩu, nối qua sao bắc cực, nối một đoạn dài như thế nữa từ ngôi sao bắc cực, bạn sẽ gặp ngôi sao ở vị trí giữa của chòm sao Cassiopeoa^^

    [​IMG]

    Thời gian quan sát tốt nhất là khi nào:
    Vì hai chòm sao bắc cực và thiên hậu gần như đối diện nhau qua sao bắc cực, nên chúng sẽ cách nhau một khoảng gần 180 độ thiên cầu, do đó, khi chòm sao này lặng, thì chòm sao kia sẽ bắc đầu mọc, hãy đợi cho khi một chòm sao sắp lặng ở bầu trời hướng tây và một chòm sao khác sẽ mọc ở đối diện mà bạn có thể nhình thấy.

    Hi vọng bạn sẽ tự xác định đựoc chòm sao của mình, chúc bạn may mắn và có những buổi quan sát thú vị.

    thienvanbachkhoa.org
     
  17. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Diêm vương tinh ở rìa hệ mặt trời đầy những bất ngờ, từ núi băng phun, khói khí nitro.

    Phát hiện đáng chú ý nhất gần đây của vệ tinh New Horizons trong hành trình khám phá sao Diêm vương là hành tinh này vẫn đang hoạt động địa chất. Các bằng chứng về kiến tạo trên bề mặt băng giá gây bất ngờ tại một nơi cách xa mặt trời tới vậy khiến giới khoa học đang phải đau đầu. Cho dù có kính thiên văn hay ống nhòm thì ở trái đất cũng khó có thể kiểm trứng được

    [​IMG]
    Băng giá trên sao Diêm Vương.

    Tạp chí Geophysical Research Letters đặt ra một giả thuyết đơn giản nhưng khá hấp dẫn, đó là Diêm vương tinh chỉ có lớp băng trên bề mặt, còn phía dưới là đại dương.

    "Chúng tôi nhận thấy các hoạt động địa chất trên sao Diêm vương không phải từ bất kỳ yếu tố nào khác như vật chất lạ hay các biến đổi bất thường về vật lý, mà hoàn toàn do băng di chuyển", tác giả Noah Hammond cho biết.

    [​IMG]
    Sao Diêm vương lúc chạng vạng.

    Giả thuyết đại duơng lỏng trên Diêm vương tinh không mới. Điều chắc chắn lúc này là bề mặt Diêm vương tinh được bao phủ bởi băng, khí nitro, metane và CO2. Hơn nữa lý luận về lớp băng gốc lỏng chỉ cứng trên bề mặt và vẫn còn ở dạng dung dịch sâu phía dưới cũng được chấp nhận rộng rãi.

    Nghiên cứu mới này cũng chỉ ra rằng các lớp địa hình xuất hiện khi băng vĩnh cửu loại II vẫn chưa có mặt, như vậy có nghĩa Diêm vương tinh không phải là khối rắn hoàn toàn và rất có khả năng một đại dương từ xưa vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
    [​IMG]
    Lớp băng vẫn còn khá "trẻ".

    Nếu lý thuyết của Hammond được chứng thực, thì rất có khả năng toàn bộ những hành tinh chung cấu trúc trong vành đai Kuiper gần sao Hải vương đều có đại dương. Cho dù những đại dương ấy có thân thiện với sự sống hay không thì nó cũng khuyến khích con người tiếp tục khám phá vũ trụ.
     
  18. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Các chuyên gia mới phát hiện một số hành tinh có mật độ sấm sét cực kỳ dày đặc, qua đó cung cấp một số manh mối về người ngoài hành tinh.

    Mới đây, các nhà thiên văn đã tìm thấy một hành tinh rất kỳ lạ. Nó chỉ lớn hơn Trái đất một chút, nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều, vì mỗi giờ trôi qua nó phải chịu hàng nghìn tỉ tia sét giáng xuống.

    Đó là một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời - một exoplanet - mang tên Kepler-10b. Bề mặt của hành tinh chỉ bao gồm toàn núi lửa đang hoạt động, và đó chính là lý do vì sao bầu khí quyển của hành tinh này tràn ngập điện tích.

    [​IMG]
    Hành tinh Kepler-10b.

    Cụ thể hơn, nghiên cứu được công bố trên tạp chí arXiv do Gabriella Hodosan thuộc ĐH St Andrews (Anh) đứng đầu - đã theo dõi hiện tượng sấm sét xảy ra trên một số hành tinh ngoài hệ Mặt trời cùng một số ngôi sao lùn.

    Kết quả cho thấy, hành tinh nào càng có mức độ núi lửa hoạt động cao, tần suất sấm sét xảy ra càng dày đặc. Như Kepler-10b, hành tinh này không hề có nước, nhưng núi lửa hoạt động đã khiến bầu khí quyển hình thành những đám mây tĩnh điện và sản sinh ra sấm sét.

    [​IMG]
    Có khoảng 100 triệu đến 2 nghìn tỉ tia sét xảy ra mỗi giờ đồng hồ tại đây.

    Các chuyên gia đã vẽ ra rất nhiều viễn cảnh về cách sấm sét hình thành trên Kepler-10b, bằng việc sử dụng dữ liệu từ những vụ phun trào núi lửa của núi Redoubt (Alaska, Mỹ) và Eyjafjallajökull (Iceland).

    Hodosan cho biết: "Giả sử rằng bề mặt của hành tinh này được bảo phủ bởi những ngọn núi lửa đang hoạt động, mật độ của sấm sét sẽ rất lớn, giống như trường hợp của núi Redoubt. Tuy nhiên, nếu những ngọn núi này không hoạt động cùng lúc, mật độ sấm sét sẽ thấp hơn, giống như núi Eyjafjallajökull".

    Có điều, riêng với Kepler-10b - hành tinh có bề mặt gần như chỉ bao gồm núi lửa, các chuyên gia ước tính sẽ có khoảng 100 triệu đến 2 nghìn tỉ tia sét xảy ra mỗi giờ đồng hồ tại đây.

    [​IMG]
    Sấm sét có thể giúp hình thành các phân tử cần thiết cho sự sống.

    Các chuyên gia cũng theo dõi một hành tinh ít bùng nổ hơn - HD 189733b. Đây là một hành tinh khí, có kích cỡ gần như tương đồng với sao Mộc. Hành tinh này cũng có số lượng sấm sét ít hơn hẳn: chỉ 100.000/h.

    Việc nắm được hoạt động của núi lửa cũng như sấm sét trên các hành tinh này có thể giúp chúng ta có thêm manh mối về sự sống bên ngoài Trái đất, vì sấm sét có thể giúp hình thành các phân tử cần thiết cho sự sống. Nếu các chiếc kính thiên văn hay ống nhòm của chúng ta có thể nhìn được đến hành tinh đó thì cảnh tượng sẽ rất thú vị.
    Nguồn: Tri thức trẻ
     
  19. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Từ trường của sao Mộc cao hơn của Trái Đất hàng trăm lần nên hiện tượng cực quang trên hành tinh này không bao giờ ngừng lại và có cường độ lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.

    Hình ảnh ấn tượng mà các bạn đang xem là cực quang trong dải cực tím được kính thiên văn "Hubble" chụp ở cực bắc của sao Mộc. Tờ EurekAlert dẫn lời các chuyên gia cho biết: đây là một trong số những bức hình vũ trụ có nhiều màu sắc nhất mà loài người chúng ta từng chụp được.

    [​IMG]
    Cực quang trong dải cực tím được kính viễn vọng "Hubble" chụp ở cực bắc của sao Mộc.

    Cơ chế hình thành cực quang trên sao Mộc cũng giống như trên Trái Đất, chúng sinh ra khi các hạt gió mặt trời manh năng lượng cao và được định hướng bởi từ trường đi vào khí quyển của hành tinh tại vùng cực. Tuy nhiên, do từ trường của sao Mộc cao hơn của Trái Đất hàng trăm lần nên hiện tượng cực quang trên hành tinh này không bao giờ ngừng lại và có cường độ lớn hơn nhiều so với trên Trái Đất.

    [​IMG]
    Cực quang sao Mộc này chứa năng lượng gấp hàng trăm lần các hiện tượng cực quang diễn ra trên Trái đất. Đồng thời, thay vì các cơn bão mặt trời, bão từ làm xuất hiện cực quang trên Trái đất thì cực quang trên sao Mộc có thể hình thành bởi một nguồn tác động khác.

    Tấm ảnh khó tin
    Mỗi tháng một lần "Hubble" lại theo dõi cực quang trên sao Mộc. Các chuyên gia NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đã so sánh hai hình ảnh: một tấm do kính thiên văn "Hubble" chụp trong dải cực tím, và tấm thứ hai chụp năm 2014 ở bước sóng hồng ngoại. Kết quả rất ấn tượng.

    Cực quang trên sao Mộc.

    [​IMG]
    Hiện tượng cực quang nổi bật trong không gian với màu xanh trắng, hoạt động thành các vòng xoáy rõ rệt trên cực Bắc sao Mộc. (Nguồn ảnh: Dailymail).

    [​IMG]
    Theo các chuyên gia nhận định, rất nhiều tia cực tím, tia X-ray cực quang lẫn gió mặt trời và khí bụi va chạm xuất hiện trong hệ thống này. (Nguồn ảnh: Dailymail).

    [​IMG]
    Tiến sĩ Jonathan Nichols, một nhà khoa học không gian tại Đại học Leicester cho biết: "Đây là hiện tượng cực quang kịch tính và đẹp nhất mà tôi từng thấy...".
    (Nguồn : Dailymail)
     
  20. frozenbjrd

    frozenbjrd Chim_đông_cứng

    Tham gia:
    15/12/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Một nhóm các nhà thiên văn học ngày 7/7 cho biết, vừa phát hiện một hành tinh rất kỳ lạ nằm ngoài hệ Mặt trời, quay quanh 3 ngôi sao.

    Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ ngày 7/7 được coi là một phát hiện rất đáng chú ý bởi thông thường trong vũ trụ các hành tinh chỉ quay quanh một ngôi sao chủ [còn gọi là mặt trời của hành tinh đó-ND].

    Mới đây, giới thiên văn học cũng đã phát hiện một số hành tinh có tới 2 mặt trời (hệ sao nhị phân, hệ sao đôi). Tuy nhiên, một hành tinh cùng lúc quay quanh tới 3 ngôi sao là vô cùng hiếm.

    [​IMG]
    Hành tinh kỳ lạ (ngoài cùng bên trái) đang quay quanh một trong 3 ngôi sao chủ của nó. (Ảnh AFP).

    Hành tinh kỳ lạ đã được đặt tên là HD 1311399Ab, nằm cách Trái đất khoảng 340 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân mã (Centarurus). Thiên thể khí này được cho là tương đối trẻ- khoảng 16 triệu năm tuổi.

    Đây là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện bên ngoài Hệ mặt trời. Khối lượng của nó được cho gấp 4 lần so với sao Mộc (hành tinh khí lớn nhất trong Hệ mặt trời).

    Qua quan sát bằng kính thiên văn SPHERE, hành tinh kỳ lạ này quay quanh điểm sáng nhất của ba ngôi sao trên một đường thẳng rất dài và rộng. Cả 3 ngôi sao đều tự quay xung quanh nhau.

    Nhóm các nhà thiên văn đã phát hiện hành tinh lạ này khi sử dụng công cụ thiên văn SPHERE đặt tại Đài thiên văn Nam Châu Âu (ESO) ở Chile. Đâylà một trong những công cụ thiên văn hiện đại nhất chuyên tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác.

    Quang phố cực lớn của công cụ này rất nhạy với loại ánh sáng hồng ngoại, có khả năng phát hiện dấu hiệu nhiệt của các hành tinh trong, ngoài vũ trụ. Hiện nhóm nghiên cứu Đại học Arizona đang muốn biết rằng điều gì sẽ xảy ra nếu như trong một ngày tại Hành tinh kỳ lạ đó có tới 3 thời khắc Bình minh và Hoàng hôn.
    Theo VOV
     

Chia sẻ trang này