Du Lịch Hà Giang Chưa Đi Đã Nhớ

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi tranghust57, 20/7/2016.

  1. tranghust57

    tranghust57 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Tôi bỗng nhớ đến hai câu thơ của chế Lan Viên khi rời mảnh đất Hà Giang yêu dấu sau chuyến hành trình 4 ngày 3 đêm đầy thú vị. Chuyến hành trình không quá dài nhưng lại mang lại cho tôi vô vàn điều mới mẻ mà trước này chỉ đọc qua các báo đài tôi không thể nào biết được và cũng không hiểu rõ được. Và có lẽ không vùng đất nào mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên như đến như vậy.

    Xe chúng tôi bắt đầu lăn bánh theo hướng cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đi qua Phú Thọ, Tuyên Quang thì sau 5 tiếng đồng hồ đoàn xe có mặt tại huyện Vị Xuyên. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là nghĩa trang Vị Xuyên – nơi an nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến tranh xung đột biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Tại nơi đây có 1706 ngôi mộ, trong đó có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và Mỹ; 1698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hi sinh trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984-1991 và phần lớn các chiến sĩ đều còn rất trẻ. Có người mới chỉ tham gia được ba tháng, có người lại mới lập gia đình chưa được bao lâu…

    Sau khi ghé dâng hương, tưởng niệm đoàn tiếp tục cuộc hành trình di chuyển về thành phố Hà Giang cách đó 18km. Đến hơn 7h tối đoàn dừng chân tại thành phố Hà Giang và nghỉ ngơi tại 2 địa điểm là nhà khách Hà An và khách sạn Cao Nguyên. Ở thành phố thì có rất nhiều khách sạn cho các bạn lựa chọn và phần lớn tập trung gần nhau nên bạn cũng không quá khó để tìm nơi nghỉ ngơi và chi phí thì cũng khá hợp lý.
    Lên Hà Giang những ngày cuối tháng 5 này, bắt gặp Hà Giang đang mưa nhiều, không khí hơi mang chút trầm tư tuy nhiên lại khá mát mẻ, dễ chịu. Theo lịch trình du lịch Hà Giang thì ngay ngày thứ 2 bạn có thể bắt đầu di chuyển về Đồng Văn, tuy nhiên theo kế hoạch thì cả đoàn sẽ bắt đầu chuyến đi vào ngày thứ 3.
    Cách Hà Giang 140km, Đồng Văn là một trong những huyện có nhiều địa điểm cho khách tham quan, du lịch. Sáng ngày thứ 3 sau khi ăn sáng thì đoàn lên đường theo quốc lộ 4C di chuyển về hướng Đồng Văn – đây là quốc lộ xuất phát từ tp. Hà Giang đi qua bốn huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và kết thúc tại quốc lộ 34 thuộc tỉnh Cao Bằng. Gần trưa thì đoàn có mặt tại Lũng Cú, trước khi lên cột cờ Lũng Cú đoàn dừng chân tại Đồn Biên Phòng Lũng Cũ, gặp gỡ và giao lưu với các chiến sĩ bộ đội biên phòng ở đây. Các chiến sĩ bộ đội biên phòng nơi đây có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 25,5km đường biên giới (trong đó có 08km đường biên giới trên sông, còn lại là đường biên giới trên đất liền) với tổng số 26 cột mốc từ mốc 411 đến mốc 428, quản lý địa bàn 02 xã Ma Lé và Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
    Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các chiến sĩ biên phòng nơi đây nữa đó là công việc canh giữ, bảo vệ, chào cờ và thay lá cờ nếu chẳng may lá cờ bị gió thổi làm rách. Trung bình thì cứ khoảng 2 tuần các chiến sĩ sẽ thay lá cờ một lần; hoặc ngay ngày hôm trước vừa mới thay ngày hôm sau lá cờ bị rách thì cũng sẽ được các chiến sĩ thay luôn và những lá cờ bị rách đấy sẽ được giữ gìn cẩn thận và trao tặng cho các đoàn khách đặc biệt ghé thăm cột cờ Lũng Cú.
    Theo giai thoại xưa sở dĩ cột cờ Lũng Cú được gọi tên như vậy là do cách đọc chệch âm từ “Long Cư”, có giả thiết khác thì lại cho rằng Lũng Cú là tên của một người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khai hoang, phát triển vùng đất. Tuy nhiên đa phần thì các nhà khoa học lại khẳng định Lũng Cú là bắt đầu từ chữ Long Cổ (Long: rồng; Cổ: trống): vào thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược thì vua Quang Trung cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác biên ải này để báo hiệu, thông tin. Chính vì vậy mà Lũng Cú khi đọc chệch âm sang tiếng H’mông là Long Cổ, tức là trống của nhà vua.
    Người xưa cũng kể rằng cột cờ Lũng Cú ban đầu là do Lý Thường Kiệt cắm lần đầu là bằng cây sa mộc cao trên 10m. Sau nhiều lần xây dựng và trùng tu thì đến 2010 cột cờ được khánh thành như ngày nay. Từ dưới chân nhà trạm dừng lên đỉnh cột cờ được chia làm 3 trạm với 839 bậc. Cột Cờ cao 33,15m, trên đỉnh cột là cán cờ cao 12,9m; lá cờ có chiều dài 9m, chiều rộng 6m, tổng cộng là 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước Việt. Theo thiết kế thì cột cờ mới có kiểu dáng hình bát giác, khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Và khi đã đặt chân lên tới trên đỉnh cột chắc hẳn sẽ không một ai không cảm thấy mến yêu, tự hào vì mình là cháu con của những con người bất khuất hiên ngang khi xưa trong lịch sử, đã đấu tranh, hi sinh rất nhiều cho độc lập chủ quyền ngày nay. Và bạn sẽ cảm thấy thật linh thiêng, hào hùng; sẽ nhớ về những mốc lịch sử đánh dấu chứng minh sức mạnh quật cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc; sẽ liên tưởng đến hình ảnh của bản đồ Việt Nam, nơi chóp đỉnh phía Bắc và mình đang được đặt chân lên chóp đỉnh đấy.
    Đứng tại đây – trên đỉnh cột nếu bạn đưa mắt nhìn xuống về phía Tây bạn sẽ thấy một điều đặc biệt và bất ngờ đó là hai hồ nước. Tại sao lịa nói hai hồ nước này đặc biệt bởi vì mặc dù hai hồ nước này ở trên độ cao 1700m so với mực nước biển nhưng kì lạ là lại luôn ngập nước quanh năm. Tương truyền rằng khi xưa đó là đôi mắt của rồng tiên vì thương cảnh người dân nơi đây thiếu thốn về nước sinh hoạt nên trước khi bay về trời đã để lại đôi mắt của mình cho dân làng. Từ đôi mắt đó đã tạc thành hai hồ nước hình bán nguyệt, một hồ là của làng Thèn Pả của người dân tộc H’mông và một hồ là của làng Lô Lô Chải.
    Sau khi tham quan cột cờ Lũng Cú, đoàn di chuyển quay trở lại Đồng Văn nhận phòng khách sạn , ăn uống và nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn khách sạn Hoa Cương – là khách sạn 3 sao lớn nhất và duy nhất tại huyện Đồng Văn, hay gần đó là các khách sạn 2 sao như Trường Anh, Lâm Tùng,…Buổi chiều sau khoảng thời gian nghỉ ngơi tại khách sạn thì đoàn xe tiếp tục lăn bánh theo con đường Hạnh Phúc để chinh phục Mã Pí Lèng – một trong tứ đại đỉnh đèo của miền núi phía Bắc trong đó có đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai), đèo Khau Phạ (Yên Bái) và đèo Pha Đin (Điện Biên).
    Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc -con đường được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng. , nối liền hai thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc và có chiều dài khoảng 20km. Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc. Trên đường đi rất có thể bạn sẽ bắt gặp nhiều người Mông đi bộ trên đường đèo, họ đi chợ Đồng Văn và về Mèo Vạc. Đôi khi có một vài người uống rượu say, ngủ hồn nhiên trên đường quên trời đất. Và khi đã đứng trên đỉnh đèo, bạn sẽ như vỡ òa trong cảm xúc, choáng ngợp trước không gian sông núi hùng vĩ. Chặng đường chinh phục đèo hiểm trở với nhiều cung bậc cảm xúc, cảnh vật biến hóa khôn lường luôn thôi thúc ước mơ được một lần đặt chân đến của nhiều người chưa đến và sự nhớ mong da diết của những người đến rồi muốn quay trở lại.
    Quay trở lại Đồng Văn vào cuối buổi chiều, sau khi ăn tối bạn sẽ tự do khám phá Đông Văn về đêm. Bạn sẽ đi dạo trên những con đường, thưởng thức những ly cà phê phố cổ, tham quan chợ phố cổ Đồng Văn….mua các đặc sản nơi đây để mang về làm quà cho bạn bè, người thân. Nếu đi đoàn đông bạn có thể xin phép bên bộ phận văn hóa của huyện để xin được đốt lửa trại, tổ chức gala, team building cho đoàn tại sân vận động của huyện ngay gần đấy là một lựa chọn không tồi. Và đoàn chúng tôi đã có lựa chọn như thế – một đêm giao lưu lửa trại đã để lại dấu ấn không phai cho mỗi một thành viên tham gia.
    Ngày hôm sau, sau khi trả phòng, ăn sáng đoàn lại tiếp tục cuộc hành trình trong ngày cuối cùng trước khi trở về Hà Nội. Theo cung đường Đồng Văn – Hà Giang đoàn tiếp tục dừng chân ghé tham quan dinh thự Họ Vương. Dinh thự họ Vương – hay còn được gọi với tên nhà Vương – nơi sinh sống, làm việc của vua Mèo Vương Chính Đức, tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa phận xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1919 và hoàn thành vào 9 năm sau đó tức 1928. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay. Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uốn lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, trạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn. Khu tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ thông đá, qua thời gian thì được trùng tu và thay đổi.
    Ngày nay ở bên ngoài cổng, lối đi vào dinh thự các bà con dân tộc nơi đây tập trung bán rất nhiều sản phẩm đặc biệt cho khách du lịch mua làm quà tặng mà chỉ có ở Hà Giang. Có thể kể đến như là bánh tam giác mạnh, bánh ngô, thịt trâu, lợn gác bếp, mật ong bạc hà, xôi ngũ sắc….các loại trái cây như mận, đào,….hay ngay cả loại gỗ đặc biệt như là gỗ Am được người dân bỏ vào từng túi thơm được trang trí và bày bán rất bắt mắt.
    Cuối cùng sau khi tham quan tìm hiểu dinh thự họ Vương đoàn khởi hành về Hà Nội. Hành trình quay trở về Hà Nội lại là cả một chặng đường dài. Trên đường về đoàn xe được dừng lại nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Giang mà ngày hôm đầu tiên đến đây vẫn chưa đến tham quan được do thời tiết đó là núi đôi Cô Tiên và cổng trời Quản Bạ. Hai địa điểm du lịch này thu hút khách bởi những giai thoại, bởi sự đẹp sẵn có mà tạo hóa ban tặng. Đứng trên cổng trời Quản Bạ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thị trấn Tam Sơn bên dưới cũng như là núi đôi Cô Tiên huyền ảo.
    Kết thúc hành trình tại Hà Nội khoảng lúc 9h tối – một hành trình lưu giữ nhiều kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên trong đoàn. Chia tay đoàn, gian khổ, vất vả có nhưng hơn hết đó là sự trải nghiệm, khám phá, đặt chân lên miền đất cực Bắc của Tổ Quốc – miền đất xa xôi “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi – miền đất mà ai cũng nên đi ít nhất một lần!
    Nguồn: https://namviettravel.com.vn/blog-d...nhung-ngay-cuoi-thang-nam-chua-di-da-nho.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tranghust57
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 20/7/2016
  2. online_tainha

    online_tainha Thành viên hội Cún 82

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    5,239
    Đã được thích:
    1,160
    Điểm thành tích:
    773
    Bài dài quá, kèm hình ảnh thì xem đỡ nản bạn ạ
     
  3. tranghust57

    tranghust57 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đi cảm nhận là chính nên mình không chụp nhiều ảnh, chế thông cảm :D
     
  4. Em Gái Tháng 11

    Em Gái Tháng 11

    Tham gia:
    4/8/2016
    Bài viết:
    11,395
    Đã được thích:
    1,648
    Điểm thành tích:
    863
    Quả là những trải nghiệm tuyệt vời! Hy vọng 1 dịp nào đó mình cũng có cơ hội trải nghiệm những cung đường thú vị nơi địa đầu Tổ quốc.
     
    tranghust57 thích bài này.
  5. tranghust57

    tranghust57 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn nên đi đi, tuổi trẻ mà không đi sẽ tiếc lắm đấy
     
  6. skin27

    skin27 chè vằng sẻ quê

    Tham gia:
    17/6/2016
    Bài viết:
    5,116
    Đã được thích:
    1,467
    Điểm thành tích:
    863
    em cũng tuổi trẻ mà chưa được đi, cũng chưa đi được ::):)(
     
  7. Em Gái Tháng 11

    Em Gái Tháng 11

    Tham gia:
    4/8/2016
    Bài viết:
    11,395
    Đã được thích:
    1,648
    Điểm thành tích:
    863
    Mình qua thời tuổi trẻ rồi :D Cũng muốn đi lắm nhưng chưa có điều kiện sức khỏe, thời gian, kinh tế... bạn ạ!
     
  8. ktmart

    ktmart - http://ktmart.vn -

    Tham gia:
    29/12/2010
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    123
    Gái lớn nhà em cũng đã lên Hà Giang

    [​IMG]
     
    tranghust57 thích bài này.

Chia sẻ trang này