Thông tin: Giúp Con Hiểu Biết Về Kinh Nguyệt

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi hauhoa, 13/5/2016.

  1. hauhoa

    hauhoa Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/10/2015
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Ngày nay, các phương tiện truyền thông được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng và trong trường học về giới tính, tình dục và các vấn đề tâm sinh lý của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nói đến sự biến đổi sinh lý của lứa tuổi này, không ít em gái đã rất lo lắng và lúng túng trong kỳ kinh đầu tiên khi thấy máu chảy qua đường sinh dục. Do các em chưa hiểu gì về kinh nguyệt nên vai trò của người mẹ là quan trọng nhất để chia sẻ với con về vấn đề này, giúp con giữ vệ sinh và dạy con cả những ý tứ cần thiết.

    [​IMG]
    Trò chuyện với con gái tuổi dậy thì.

    Kinh nguyệt, một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể

    Kỳ kinh đầu - một hiện tượng đánh dấu sự chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ sang giai đoạn thiếu nữ trưởng thành. Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy từ tử cung ra ngoài do niêm mạc tử cung bị bong theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của các hormon buồng trứng. Kinh nguyệt có chu kỳ tùy theo từng cơ thể, từ 22 ngày đến 35 ngày (chu kỳ kinh là khoảng thời gian từ ngày đầu của kỳ kinh này đến ngày cuối cùng trước khi có kinh lần sau). Thời gian ra máu mỗi kỳ kinh khoảng 3-5 ngày, tối đa đến 1 tuần. Thông thường ngày đầu máu kinh ra ít, ngày thứ 2 máu ra nhiều hơn; những ngày sau ít dần và hết hẳn. Bình thường trong những ngày có kinh, có khi con chỉ có cảm giác tức nhẹ ở bụng dưới, hơi đau gọi là đau bụng kinh thì con chỉ cần nằm nghỉ khi đau, có thể chườm ấm vùng bụng dưới. Nếu đau nhiều, thực sự khó chịu thì có thể uống viên thuốc giảm đau loại paracetamol (500mg) nhưng tốt nhất là nên đi khám để thầy thuốc phân tích và giải thích chọn loại thuốc phù hợp. Trường hợp các em bị rong kinh, máu kinh ít một nhưng kéo dài nhiều ngày gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi thiếu máu cũng nên đi khám để thầy thuốc tư vấn và điều trị.

    Giữ vệ sinh khi kinh nguyệt

    Trong những ngày có kinh, người mẹ nên dạy con cách đặt băng vệ sinh thế nào cho đúng, nhắc nhở con cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách đóng băng vệ sinh và thường xuyên thay băng. Mỗi lần thay băng cần phải rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng; không được xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc cho ngón tay vào rửa trong đó. Cần chú ý rửa bộ phận sinh dục trước rồi rửa vùng hậu môn sau và không dùng tay đã rửa ở phía sau (hậu môn) để rửa vùng sinh dục phía trước nhằm tránh đưa vi khuẩn vào vùng sinh dục. Nên dùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa bằng cách ngâm trong chậu. Sau khi rửa dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng băng vệ sinh. Hiện nay, một số em dùng loại băng vệ sinh đặt sâu trong âm đạo để cuộn băng hút máu và dịch, sẽ thuận tiện hơn vì máu không chảy ra ngoài và ít bị vướng nhưng cần hết sức cẩn thận nếu không rút ra thay kịp thời hoặc bỏ quên trong đó. Không phải ai cũng hợp loại băng vệ sinh này, nhắc con nhớ thay băng thường xuyên, Nhắc con nên mang băng vệ sinh dự phòng... Bạn cũng nên tìm hiểu xem con gái nghe được gì từ bạn bè về kinh nguyệt để kịp thời giải thích và uốn nắn. Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, thời gian này con nên vận động nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao có cường độ cao, không bơi lội, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tinh thần thoải mái, không để những việc không vui tác động gây khó chịu, dễ nổi cáu.

    Khi hướng dẫn con gái vệ sinh kinh nguyệt bạn cũng trao đổi với con về một số diễn biến sinh lý bình thường khác trong chu kỳ kinh (ở vú, tại bộ phận sinh dục); những bệnh thường gặp (viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, trùng roi); phân biệt thế nào là sự xuất tiết âm đạo bình thường và bệnh lý. Khi bình thường âm đạo luôn xuất tiết đó là sự xuất tiết để bảo vệ (chỉ có hai cơ quan có khả năng tự làm sạch là mắt và âm đạo, đẩy ra ngoài dịch tiết và vi khuẩn); dịch xuất tiết này thay đổi theo từng thời kỳ trong chu kỳ kinh. Dịch xuất tiết bình thường ở âm đạo tạo ra môi trường toan có độ dính hầu như không có mùi hôi khi không bị nhiễm khuẩn.

    Giúp con gái hiểu biết về kinh nguyệt, ý thức vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh nói chung là khởi đầu một chặng đường với nhiều biến đổi về thể chất, tâm lý để con phát triển tốt, có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

    BS. Lê Thị Hương
    Nguồn: Suckhoedoisong
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hauhoa
    Đang tải...


  2. melovebe

    melovebe Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    83
    Điểm thành tích:
    28
    Con gái mình thấy bố mẹ cần chia sẻ với con nhiều hơn, mẹ sẽ là người gần gũi và tâm sự cùng con, vì tuổi dậy thì tính cách của con thay đổi rất nhiều.
     
  3. khanhkhanh00667

    khanhkhanh00667 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2015
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    43
    Nên chia sẻ với con trước về vấn đề này để có chuẩn bị tâm lý.
     
  4. giadinhsumvay

    giadinhsumvay Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    Tuổi dậy thì con có rất nhiều những điều bỡ ngỡ, cung cấp cho con những kiến thức cần thiết đó thực sự là điều quan trọng.
     
  5. hoabinh09

    hoabinh09 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/11/2015
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu có con gái cần chuẩn bị cho con những kiến thức này là rất cần thiết
     
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm cho bố mẹ có con gái
     
  7. Wecanimmigration.com

    Wecanimmigration.com Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/7/2016
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Mình nhớ hồi đó mẹ đã ôm mình trong tay, xin lỗi mình rối rít nhưng miệng lại cười thật tươi. Mẹ xin lỗi vì bận bịu quá nên chưa có thời gian giảng giải cho mình về chu kỳ kinh nguyệtcủa phụ nữ. Rồi mẹ bảo: "Làm sao con chết được? Ngược lại, khi có kinh nguyệt, con trở thành phụ nữ thực thụ rồi". Ấy là lúc mình biết mình đang sở hữu một cái gọi là âm đạo và biết thế nào là màng trinh.
     
  8. Chess For Kids

    Chess For Kids Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/8/2016
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    Hồi xưa mình toàn phải tự tìm hiểu. Mẹ chả nói gì. haz
     
  9. dao2016

    dao2016 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    670
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    28
    khổ thân :))
     
  10. cappervn

    cappervn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/6/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    mẹ nên tư vấn cho các em. chứ như mình toàn tự tìm. mẹ k tâm lí
     

Chia sẻ trang này