Kinh nghiệm: Chọn Đối Tác Cùng Khởi Nghiệp Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi RiverSea143, 2/4/2016.

  1. RiverSea143

    RiverSea143 VNUNI - Tư vấn chuyên sâu về giải pháp bán lẻ

    Tham gia:
    17/5/2013
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    690
    Điểm thành tích:
    183
    CHỌN ĐỐI TÁC CÙNG KHỜI NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

    Một số bạn bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là trong mô hình kinh doanh bán lẻ như mở siêu thị, chuỗi cửa hàng thường lựa chọn bạn bè hay người thân trong gia đình làm đối tác chung vốn làm ăn. Việc hợp tác là một ý tưởng tốt nếu bạn có tầm nhìn lớn bởi có câu "muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội". Tuy nhiên, ở VN thì phần lớn thường sau một thời gian làm thực tế việc cộng tác lại đi đến thất bại, nhiều khi còn mất cả tình cảm bạn bè, tình thân trong gia đình chỉ vì chuyện tan vỡ trong làm ăn chung mà nguyên nhân chính là do việc chọn đối tác cùng kinh doanh làm ăn.

    a.jpg

    Theo cách nhìn cá nhân mình, muốn làm chung đc thành viên trong nhóm phải có cùng một góc nhìn, cụ thể là:

    1. Cùng sứ mạng (kinh doanh để làm gì, tồn tại để làm gì, sinh ra để làm gì). Cái này gọi là cùng giá trị sống

    2. Cùng tầm nhìn: muốn to hay bé, muốn trong nc hay quốc tế, muốn số 1 hay chỉ đủ sống làng nhàng, muốn 1 cửa hàng hay 1 chuỗi cửa hàng,....

    3. Cùng giá trị cốt lõi, cùng chung hướng đi (chiến lược), và cách làm (kế hoạch thực hiện). Chứ ko trong đầu mỗi người nghĩ 1 hướng thì cũng tèo.

    4. Tính cách nên là phần bù của nhau (1 người nóng tính thì cần 1 người điềm tĩnh, 1 người hướng nội thì 1 người hướng ngoại, 1 người sáng tạo bay bổng thì 1 người thực tiễn,...), và hơn hết là phải nghĩ cho mục tiêu đại cục chung chứ ko nghĩ chuyện ai hơn, ai thiệt hay cái tôi của ai to hơn.

    5. Hiểu đc khái niệm cổ phần (góp vốn). Hiểu đc lương là gì, và cổ tức thì ăn theo cái gì, hiểu về luật cty cổ phần. Nhiều người góp vào mà đang làm thua lỗ đòi rút tiền thì bó tay. Đã vào cuộc chơi thì lỗ xác định cùng mất, cấm rút trong tối thiểu 3 năm.

    6. Có cùng hiểu biết về lĩnh vực mà cả nhóm kinh doanh.

    7. Người nào chịu trách nhiệm của người ấy, cấm can thiệp vào quyết định mà ng kia có quyền trong vai trò mà họ được phân công chịu trách nhiệm.

    8 Có qui định rõ ràng bằng văn bản về quyền và trách nhiệm của mỗi ng, từ quyền và trách nhiệm đó xác định rõ mức lương của mỗi ng. Cổ tức thì tính theo cổ phần đóng góp (theo tỷ lệ góp vốn).

    9. Cổ đông góp vốn phải hiểu cơ bản về kế toán tài chính. Nhiều người đòi ăn chia...lãi gộp mới sợ.

    Ở VN, vì mọi người nghĩ cái lợi cá nhân nhiều, ko có hiểu biết khi bắt đầu kinh doanh nên chả ai làm chung đc với ai, người làm ít nhưng nghĩ mình góp tiền nhiều thì phải đc nhiều, còn người làm nhiều góp ít thì lại nghĩ sao người kia ko làm gì mà lại đc nhiều hơn mình. Đó chính là việc ko hiểu khái niệm một người có 2 loại thu nhập là thù lao (theo nội dung công việc), hay gọi là lương và cổ tức chia theo góp vốn.

    Ví dụ có người góp tiền 60% làm chủ tịch chẳng hạn, mà người này ko tham gia điều hành, chỉ làm bảo vệ thôi thì người đó chỉ ăn lương của bảo vệ, nhưng nếu cty có lãi và chia cổ tức thì ăn theo tỷ lệ góp vốn là 60% cổ tức đc chia.

    hai2hai
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi RiverSea143
    Đang tải...


  2. menghe2407

    menghe2407 Westman- giày da Việt!

    Tham gia:
    21/3/2016
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    145
    Điểm thành tích:
    83
    cảm ơn chủ top! em còn phải học hỏi nhiều.
     
  3. letrung0908

    letrung0908 Giải pháp kiểm soát cửa

    Tham gia:
    25/8/2013
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
    Nên chọn người có kinh nghiệm, am hiểu và tính tình thoáng sẽ tốt hơn :D
     
  4. lbline

    lbline Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    21/3/2016
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    8
    Nên chọn người có cùng level. Người quá giỏi, người quá tệ không thể bền vững được.
    Người giỏi đưa ra ý kiến, người tệ góp ý vớ vẩn -> mệt.
    Người giỏi làm cái gì cũng tốt, người tệ toàn phá hoại -> phá sản.
     
    Lawyers ANVLaw thích bài này.
  5. Bơ Bụ Bẫm

    Bơ Bụ Bẫm Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Mình rất tâm đắc câu" Muốn đi nhanh thì đi 1 mình, muốn đi nhanh thì đi đông"
     
  6. Lawyers ANVLaw

    Lawyers ANVLaw Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/9/2015
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Hay, tks bạn.

    Ngoài ra mình thích đoạn dưới này của bác letrung0908 rất là đúng

    Nên chọn người có cùng level. Người quá giỏi, người quá tệ không thể bền vững được.
    Người giỏi đưa ra ý kiến, người tệ góp ý vớ vẩn -> mệt.
    Người giỏi làm cái gì cũng tốt, người tệ toàn phá hoại -> phá sản.
     
  7. jamesross

    jamesross Chó Becgie, phối giống chó Becgie (Nhập Đức)

    Tham gia:
    16/7/2016
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Hihi, xin bổ sung một vấn đề nhỏ thôi ạ.
    Vậy câu hỏi đặt ra là tìm người đó ở đâu? Cái mà mình nghĩ quan trọng nhất là sự tin tưởng. Khởi nghiệp là vấn đề 1 sống 2 chết mà phần chết thì chiếm đa số hơn, để tìm được đối tác tin cậy thì người đó phải là người biết chấp nhận 1 điều rằng ta có thể thất bại. Và để giảm thiểu đi khả năng thất bại thì vấn đề quan trọng nhất là sự tin tưởng đối với đối tác của mình.
    Tại sao cần sự tin tưởng?
    Tin tưởng lẫn nhau trong công việc giúp chúng ta làm việc một cách trơn chu hơn, hiệu quả hơn. Tin tưởng lẫn nhau thì người ta dám hi sinh cái tôi để xây dựng sự nghiệp của mình. Không ai chạnh chọe, hơn kém nhau từng chút một, dám bỏ của cải của mình để xây dựng cái chung,dám mặt dày để bán hàng.
    Thử hỏi mọi người xem nếu không tin tưởng lẫn nhau sao bạn dám đầu tư tiền cho người khác lập nghiệp.
     

Chia sẻ trang này