Thông tin: 4 Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Thoái Hoá Khớp Gối

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hoamuaha893, 6/8/2016.

  1. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại và đặc biệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

    1. Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu biểu hiện đau còn khá nhẹ nhàng, các cơn đau chỉ xuất hiện về đêm. Đôi khi, người bệnh thường có cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Tuy nhiên, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi người bệnh sẽ thấy đỡ đau và dễ chịu hơn.

    2. Đau quanh khớp gối có thể chỉ xuất hiện ở một vài điểm. Sau đau tăng hơn đặc biệt là khi người bệnh đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.

    3. Ngoài biểu hiện đau, thoái hóa khớp gối còn có thể bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút bỏ dịch thì cơn đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.

    4. Trong trường hợp bị đau khớp gối nặng sẽ dẫn đến biến dạng, vẹo vào trong, mà chúng ta hay gọi là chân vòng kiềng cùng với đó việc đi lại không những đau đớn mà còn khó khăn. Nhiều người phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ.

    Thanh Tâm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoamuaha893
    Đang tải...


  2. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi. Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Khám chuyên khoa xương khớp

    Khi bị đau nhức khớp, người bệnh nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân và có chỉ định điều trị sớm. Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, tê, mỏi xảy ra nhất là khi ngủ dậy ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Với động tác này có thể làm cho các mạch máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, gân cơ giãn ra, máu dễ dàng đi đến nuôi các khớp làm giảm đau.

    Khi thời tiết thay đổi

    Khi thời tiết thay đổi người bệnh cần mặc ấm để tránh lạnh các xương khớp. Cần ăn uống hợp lý để tránh béo phì, thừa cân. Ngoài ra, lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3; các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua... chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người cao tuổi.

    Vận động và tập luyện hợp lý

    Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Vì vậy, người bệnh lưu ý, cần tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt và tránh các động tác gây hại cho khớp. Đi bộ hằng ngày là phương pháp dễ thực hiện nhất. Trong quá trình đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng tốt hơn.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham gia các hoạt động thể thao khác như bơi, đi xe đạp giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương - khớp được tốt. Với người bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.

    Thanh Huyền
     
  3. co_troc

    co_troc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/7/2013
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Em thấy các cô ở quê em hay uống nước dây đau xương để trị bệnh về xương khớp, thấy cũng hiệu quả lắm. Có cô bị viêm đa khớp uống khỏi 4 năm nay không bị tái phát.
     
    mecomca thích bài này.
  4. thuhangpham

    thuhangpham Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/7/2012
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Nó là loại lá gì thế bạn ?
     
  5. co_troc

    co_troc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/7/2013
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Đây là một loại cây dây leo,lá hình tim, thường mọc ở những khu đất bỏ hoang. Hôm nào em gặp thì em chụp rồi up ảnh cho mn xem nhé.
     
  6. thuhangpham

    thuhangpham Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/7/2012
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Ôi! Thế thì tốt quá! Hnao gặp bạn nhớ chụp ảnh đăng lên sẽ giúp ích cho nhiều người đấy. Cảm ơn bạn!
     
  7. quynhnhu.xt

    quynhnhu.xt Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/5/2014
    Bài viết:
    9,006
    Đã được thích:
    2,575
    Điểm thành tích:
    963
    Mẹ ck em cũng đang kêu thoái hóa khớp, bóp cao cả suốt đêm ngày, rõ khổ. Không biết có bài thuốc gì hiệu quả không các mẹ nhỉ?
     
  8. mecomca

    mecomca Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/2/2016
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    mn ơi, quê mn có bán thuốc đó không? Mẹ mình cũng đau khắp người.
     
  9. co_troc

    co_troc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/7/2013
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Ko mn ạ, vì cây này mọc dại, nhiều người tìm nên bây giờ cũng còn ít lắm. Cũng có người trồng nhưng trong nhà có nhiều người bị bệnh về xương khớp nên họ không bán.
     
    mecomca thích bài này.
  10. co_troc

    co_troc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/7/2013
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    103
    Mình nghe nói cây rau dền gai trị bệnh xương khớp nhưng chưa kiểm chứng, không biết có đúng không nữa.
     
  11. mecomca

    mecomca Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/2/2016
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn mn
     
  12. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Tháng Tám mùa thu nhưng tiết trời tại Miền Bắc và các vùng miền khác trong cả nước vẫn diễn biến phức tạp, có khi đang nắng nóng tới 37 – 38 độ lại bất chợt đổ mưa khiến nhiều bệnh nhân khớp than trời do những cơn đau khớp hoành hành dữ dội.

    Ảnh hưởng của thời tiết đối với bệnh xương khớp

    Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

    Trời nắng nóng không khiến tình trạng hư sụn khớp nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu với những cơn đau do thoái hóa khớp. Khi nhiệt độ không khí tăng lên khiến cho người bị thoái hóa khớp có kèm viêm màng bao khớp, có sưng hoặc tràn dịch sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và có cảm giác giống như bị sốt, nhưng thực tế nếu đo nhiệt độ cơ thể cũng không thấy cao.

    Còn khi trời mưa, độ ẩm tăng cao làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời mưa, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị đình trệ cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

    Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh như phong - hàn - thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc mà dẫn đến bệnh. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.

    Để khớp bớt đau

    Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khoẻ chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình, các bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp cần lưu ý là khi trời mưa lạnh ẩm thấp thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân. Có thể ngâm nước muối ấm, sử dụng túi chườm nóng khi cần thiết. Khi thời tiết nắng nóng, các khớp bị sưng đau thì có thể sử dụng điều hoà nhiệt độ để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

    Người bệnh nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp để khớp được vận động linh hoạt. Đi bộ, tập các bài tập giúp cải thiện vận động và giảm cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng sớm có tác dụng rất lớn trong việc giảm các cơn đau khớp.

    Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị, làm giảm các cơn đau khớp được bào chế hoàn toàn từ dược liệu như Viên Khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp cải thiện rõ rệt các cơn đau nhức, xưng tấy khớp nhất là khi thời tiết thay đổi.

    Thanh Huyền
     
  13. thanhhuonghp

    thanhhuonghp Mẹ yêu con.

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    1,164
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    đau khớp thì khổ lắm ạ.
     
  14. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Nếu đau nhứt xương khớp do thoái hóa, thoát vị, gai hoặc đau thần kinh tọa. Thì nên dùng bài thuốc nam dân gian:"CỬU PHỤC THANG" nhằm thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm, ...để đưa dưỡng chất đến tái tạo xương khớp.
     
  15. thutran221289

    thutran221289 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/8/2016
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Đã dùng rất nhiều thứ nhưng chưa thấy thứ nào hiệu quả cả
     
  16. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ngày nay, bệnh gút không còn là bệnh của người giàu mà là bệnh của toàn xã hội. Khi thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học ngày càng phổ biến dẫn tới rối loạn chuyển hóa đạm gây ra bệnh gout. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý và kiêng kỵ tốt là điều vô cùng quan trọng khi điều trị căn bệnh này.

    Dưới đây là 4 nguyên nhân bệnh gút lâu khỏi:

    1. Không ăn thức ăn giàu nhân purin

    Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gout là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại người bệnh cũng không nên dùng.

    Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

    Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: Đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt... và đạm thực vật như đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

    Giảm các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh...

    2. Không sử dụng thức uống có cồn và chất kích thích

    Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gout hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn uống những chất kích thích như ớt, cà phê. Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.

    Người bệnh cũng không nên uống đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.

    3. Không quên uống nhiều nước

    Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu giúp đào thải được nhiều acid uric ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

    4. Không nên dùng nhiều thực phẩm có vị chua

    Người bị bệnh gout không nên dùng các loại nước cam, chanh, bưởi, nước trái cây giàu vitamin C vì sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), gây tăng nguy cơ sỏi thận.

    Thanh Huyền
     
  17. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở những người độ tuổi từ 45-50 trở lên tuổi do xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay, đau xương khớp không còn là vấn đề của người cao tuổi nữa, mà rất nhiều người trẻ tuổi đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng này khiến số lượng người trẻ mắc bệnh xương khớp đang ngày càng gia tăng.

    Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp

    Nguyên nhân chính gây ra đau nhức xương khớp là do lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, dẫn đến xương thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên những cơn đau nhức khi cử động hoặc vận động.

    Tình trạng này diễn ra là do sự tăng lên của tuổi tác, các tế bào và hệ miễn dịch bị suy thoái. Các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn bắt đầu thiếu hụt đi dần theo thời gian dẫn đến đau nhức xương khớp.

    Ngoài nguyên nhân tuổi tác còn có một số nguyên nhân khách quan khác gây ra đau nhức xương khớp:

    - Béo phì. Đây chính là một trong những nguyên nhân, khiến cho trọng lượng cơ thể tác động mạnh vào xương và các khớp. Những người bị béo phì là những người có nguy cơ đau nhức xương khớp cao nhất hiện nay.

    - Chấn thương. Những người bị chấn thương do thể thao hay do hoạt động liên quan đến công việc nặng nhọc, hoặc tai nạn có thể làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.

    - Yếu tố di truyền. Có một số người khi sinh ra đã có những khiếm khuyết di truyền, ở một trong các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra sụn. Điều này có thể gây khiếm khuyết sụn, dẫn đến việc suy thoái nhanh chóng của các khớp xương.

    Triệu chứng của đau nhức xương khớp

    - Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động.

    - Đau ở gót chân : đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh thì bệnh càng đau tăng, ngoài ra vị trí bàn chân và cẳng chân sẽ có cảm giác lạnh, tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, dẫn đến ngại vận động.

    - Đau nhức khớp do thoái hóa khớp : Bệnh thoái hóa khớp được biết là một loại bệnh mạn tính, gây ra những cơn thoái hóa và biến dạng khớp của bạn. Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp là đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần ...

    Ngoài 3 bệnh lý hay dẫn đến chứng đau nhức xương khớp thì người bệnh có cảm giác gia tăng cơn đau khi thời tiết thay đổi. Nhiều người còn gọi là "bệnh thời tiết". Sau quãng thời gian đau, người bệnh có cảm giác chân tay mỏi rã rời, chẳng muốn làm gì, không muốn vận động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống hiện tại.

    Khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp

    - Vận động vừa đủ: Việc luyện tập vừa đủ, không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ cơ xương khớp. Do đó cần phải có các chế độ tập luyện thể dục linh hoạt và phù hợp để tránh bị đau nhức xương khớp do quá trình vận động sai quy tắc.

    - Ăn uống hợp lý: Nền tảng và hệ thống xương khớp của bạn, cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

    - Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Do vậy nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày, và phụ nữ sẽ là 2,7 lít nước mỗi ngày. Trong đó, đã bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống mà bạn đã nạp vào cơ thể của mình.

    - Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thấp diệu nang Tâm Bình có tác dụng tốt trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau mỏi vai gáy, tê buồn chân tay, đau nhức xương khớp. Người bệnh sau khi dùng từ 3 -6 tháng sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, các khớp hết đau nhức, vận động thoải mái.

    Thanh Tâm
     
  18. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Hic mình tí tuổi mà cũng bị vôi gai chán kinh.
     
  19. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Những người trẻ tuổi đau nhứt mình mẩy là do kinh lạc không thông. Nên dùng bài thuốc dân gian: "CỬU PHỤC THANG" để thông kinh hoạt lạc thì sẽ chấm dứt mọi đau nhứt.
     
  20. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Thời tiết mùa nắng nóng, không chỉ riêng các khớp mà cả người đều thấy nóng nực khó chịu. Một khi cả người đã thấy khó chịu thì các cơn đau và sưng ở khớp cũng tăng thêm làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Đây là lý do tại sao mùa nóng có nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp vẫn phải đi khám bệnh.

    Khớp thêm đau khi trời nắng nóng

    Nắng nóng không làm tình trạng hư sụn khớp nặng hơn nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu hơn với cơn đau do thoái hóa khớp. Khớp hay bị thoái hóa nhất trên cơ thể thường gặp ở khớp gối. Nhiệt độ không khí tăng làm cho bệnh nhân có khớp gối bị thoái hóa có viêm màng bao khớp gây sưng tràn dịch cảm thấy đau nhiều hơn và có cảm giác giống như bị sốt, nhưng thực tế khi đo nhiệt độ không thấy cao.

    Trong những ngày sắp tới, tình trạng nắng nóng còn tiếp diễn, do vậy những bệnh nhân bị thoái hóa khớp sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Do đó, việc điều trị là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã có tình trạng thoái hóa khớp.

    Chăm sóc khớp mùa nóng

    Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu cơn đau khớp không dùng thuốc:

    - Mặc trang phục thoáng mát, nhẹ nhàng.

    - Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước đặc biệt là ở người cao tuổi giúp chống lại các cơn đau của bệnh khớp.

    - Uống sữa để cung cấp thêm canxi và nguồn dinh dưỡng chăm sóc khớp.

    - Duy trì một nếp sống lành mạnh: tập thể dục, vận động hợp lý, khoa học.

    - Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Mục đích là làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Tốt nhất giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng khớp bị thoái hóa.

    - Tránh bơi lội lâu trong nước lạnh, đi bộ nhiều hoặc tham gia các hoạt động vận động cường độ mạnh…

    Thanh Tâm
     

Chia sẻ trang này