Lời khuyên dinh dưỡng cho bé và cho mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/7/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Tư vấn dinh dưỡng và khắc phục rối loạn tiêu hóa của trẻ
    [​IMG]

    Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hoá có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn, hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan.

    Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hoá thực hiện các hoạt động nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá.

    I. Biểu hiện của trẻ rối loạn tiêu hóa:

    1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.

    2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.

    3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

    4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hoá. ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.

    5. Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:

    - Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít. Số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.

    - Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi.

    - Ỉa chảy: phân nát, lỏng, sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước.

    - Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hoá trọn vẹn.

    - Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về dại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.

    6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.

    7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hoá: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rắm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.

    8. Hiện tượng chảy máu tiêu hoá: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.

    9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

    II. Điều trị trẻ hay rối loạn tiêu hóa

    1. Điều trị tại nhà:

    Khi trẻ mới có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, phân không có máu, quá tanh, không bị sốt thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:

    - Có thể dùng thuốc thông thường được bán tại các cửa hàng dược và nhờ tư vấn từ dược sỹ.

    - Ngoài những loại thuốc điều trị mẹ cần kết hợp tái tạo lại môi trường đường ruột khỏe mạnh thích hợp nhất với trẻ là bổ sung môt số loại thực phẩm chức năng như: men vi sinh … giúp tăng hệ vi sinh đường ruột, tránh bị tổn thương, giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, điều trị biếng ăn cho bé…

    2. Điều trị tại bệnh viện:

    Khi bé có triệu chứng bệnh nặng như: đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh… thì phải đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Cần tránh trường hợp để bé bị rối loạn tiêu hóa quá lâu khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương sẽ để lại những hậu quá lâu dài, trẻ kém ăn, chậm phát triển và hấp thụ dưỡng chất kém và một số biến chứng nguy hiểm khác.

    Chú ý khi dùng thuốc không nên tự ý tăng liều cao cho trẻ vì trong trường hợp trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, việc uống thuốc quá nhiều thuốc sẽ cản trở sự đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng như hại đến đường ruột non yếu của trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Đang tải...


  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Lý do vì sao trẻ ăn nhiều mà không thể tăng cân
    [​IMG]

    Nhiều bậc cha mẹ thấy con quá gầy nên cố gắng cho con ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng , ăn nhiều mỡ, ăn cả ngày lẫn đêm…Nhưng trẻ vẫn gầy? Các chuyên gia dinh dưỡng có lời khuyên cho các bà mẹ biết nguyên nhân và phương pháp hiệu quả nhất giúp bé tăng cân một cách mạnh khỏe nhé.

    1. Ăn uống hợp lý.

    Nhiều người than phiền rằng mỗi bữa họ (cả người lớn, trẻ em) ăn tới 04 bát cơm mà cơ thể vẫn gầy. Một số khác lại có suy nghĩ ăn nhiều thịt sẽ tăng cường lượng đạm bồi đắp cho cơ bắp, hoặc ăn nhiều chất béo sẽ tăng cân nhanh…Mọi người không biết rằng, mỗi ngày, tùy theo vào lượng năng lượng tiêu hao nhất định mà cơ thể sẽ hấp thu một lượng chất bột, đạm…nhất định. Do vậy, việc ăn quá nhiều đạm, chất béo… sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thừa chất gây ra bệnh béo phì hoặc gout, còn tinh bột chỉ đủ để đáp ứng những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể chỉ có thể hấp thu một cách tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để tăng cân một cách lành mạnh, hãy bổ sung một cách đầy đủ, hợp lý lượng tinh bột, đạm, chất béo cùng với các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.



    2. Khả năng hấp thụ kém

    Mỗi cơ thể có khả năng hấp thụ khác nhau. Vì vậy, có những người ăn rất nhiều nhưng không béo, có người dù ăn ít nhưng vẫn tăng cân liên tục. Khả năng hấp thụ được biểu hiện qua tính chất của phân và số lần đi ngoài. Những người có khả năng hấp thụ kém thường đi ngoài phân sống, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Ngoài ra, những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đại tràng cũng làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể. Điều này có thể khắc phục bằng bổ xung men tiêu hóa và thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột qua bổ xung men vi sinh .

    3. Chuyển hóa năng lượng cơ bản cao.

    Mức độ chuyển hóa năng lượng cơ bản là số năng lượng tiêu hao được dùng cho các hoạt động tối thiểu của cơ thể như tim đập, phổi thở…Mức độ chuyển hóa này ở mỗi người không giống nhau, người có mức độ chuyển hóa cơ bản nên những người này thường gầy và khi sờ vào da thấy nóng hơn người béo, người có mức chuyển hóa thấp.

    4. Phương pháp giúp tăng cân

    Trước hết phải xác định rõ lý do khiến mình không thể tăng cân. Nếu là do ăn uống hoặc vấn đề hấp thụ thì cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và men tiêu hóa. Còn nếu do mức độ chuyển hóa năng lượng cao thì bạn cần phải tăng cường nhiều hơn nữa chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng có một số lời khuyên sau:

    · Không bỏ bữa sáng

    Thói quen bỏ bữa sáng rất không tốt cho cơ thể. Cơ thể bạn không được bổ sung năng lượng suốt từ 19h tối hôm trước đến 11h trưa hôm sau. Mặt khác, bạn có thể bị mắc bệnh đau dạ dày do trong một thời gian dài dạ dày không có gì để co bóp.

    · Ăn nhiều bữa một ngày.

    Mọi người thường cố gắng ăn nhiều trong một bữa nhưng thực ra dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc. Việc dàn trải thành nhiều bữa sẽ giúp dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn, đồng thời tránh được hiện tượng khó chịu, buồn ngủ sau khi ăn do phải ăn quá no.

    · Ăn đa dạng

    Mặc dù các loại thực phẩm bạn hay ăn có thể đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng việc thay đổi thức ăn…sẽ làm bạn không bị nhàm chán và ăn ngon miệng, giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.

    · Tập thể thao

    Là điều kiện không thể thiếu nếu muốn tăng cân. Tập thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn ép cơ thể phải hấp thu nhiều hơn do bị tiêu hao năng lượng trong quá trình tập luyện. Tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cân mà cơ thể vẫn cân đối.

    Tuy nhiên tránh tập thể dục quá nhiều giờ trong ngày, vì nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể khiến cơ thể bị kiệt sức và mất nhiều năng lượng, do đó cũng không ăn được nhiều. Vì vậy lượng calo cung cấp cho cơ thể không thể bù được lượng calo mất đi. Kết quả là khó giữ được trọng lượng ổn định, thậm chí sụt cân nhanh chóng.

    Lưu ý: Thay vì tự bản thân tìm ra cách tăng cân cho mình có thể dẫn đến những phương pháp sai lầm và hậu quả không tốt. Hãy tới gặp bác sĩ để có được lời khuyên chuẩn xác và đúng đắn nhất.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chăm sóc trẻ còi xương- suy dinh dưỡng
    [​IMG]

    Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ bị còi xương- suy dinh dưỡng đang ở mức báo động, do vậy các bà mẹ phải lưu ý để nhận biết các dấu hiệu biếng ăn, suy dinh dưỡng…của con mình để có chế độ chăm sóc phù hợp giúp phát triển ổn định, bền vững.

    I. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em.

    1. Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa. Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân quan trọng và hay gặp nhất là do mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm con.

    2. Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần. Biến chứng sau viêm phổi, sởi, lỵ…

    3. Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật sứt môi, hở hàm ếch…

    4. Do điều kiện kinh tế, xã hội: Suy dinh dưỡng là bệnh của nghèo nàn, lạc hậu liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

    II.Dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng.

    1. Không lên cân hoặc giảm cân

    2. Teo mỡ ở cánh tay và thịt nhẽo

    3. Mất hết lớp mỡ dưới da bụng

    4. Da xanh, tóc thưa rụng, dễ gãy, đổi màu

    5. Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống, hay bị ỉa chảy.

    6. Cổ phù, hay teo đét, thiếu vitamin gây quáng gà, khô, loét giác mạc…

    III. Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, các yếu tố vi lượng…để đảm bảo cho cơ thể phát triển

    Thể nhẹ: Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

    Thể nặng: Phải khám và nghe tư vấn của bác sĩ để điều trị.

    1. Chế độ ăn:

    - Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

    - Mẹ thiếu, mất sữa: Dùng các loại sữa bột, công thức theo tháng tuổi.

    - Trẻ từ 06 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, số bữa tăng lên, thức ăn phải sạch, nấu kỹ…

    - Tăng độ năng lượng của bữa ăn bằng cách tăng thêm men tiêu hóa để làm lỏng thức ăn và tăng độ năng lượng của thức ăn.

    2. Loại thực phẩm dùng cho trẻ suy dinh dưỡng

    - Gạo, khoai tây

    - Thịt: gà, lợn, bò, cua, cá, trứng.

    - Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.

    - Dầu, mỡ.

    - Các loại rau xanh, quả chín.

    3. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng.

    - Cho trẻ ăn nhiều bữa/ ngày

    - Tăng dần calo

    - Sử dụng sữa cao năng lượng theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần được ăn bổ sung theo chế độ ăn giống như trẻ bình thường, số lượng thức ăn/ 1 bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn. Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy, viêm phổi… phải đưa vào điều trị tại bệnh viện

    - Bổ sung cho trẻ vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

    4. Sử dụng sữa?

    - Xác định nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng: Vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh còi xương. Thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột non, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương…có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng ( sữa…)

    - Sử dụng sữa cao năng lượng phải tuân thủ ý kiến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

    - Việc sử dụng sữa không hợp lý sẽ khiến trẻ càng còi xương hơn. Thực tế, nhiều trẻ thường xuyên uống sữa ngoại vẫn không cải thiện được thể còi xương do không phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ.

    5. Lưu ý

    - Tiếp tục cho bé bú mẹ, thời gian bú kéo dài 18 tháng -24 tháng.

    - Trẻ được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

    - Tắm nắng cho trẻ thường xuyên vào buổi sáng và phòng ở phải thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông.

    - Thường xuyên kiểm tra, khám, tư vấn định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
    [​IMG]

    Ở trẻ em, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch hạn chế…do đó, rất hay gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa ( đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống, kém hấp thu, biếng ăn…). Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hấp thu dưỡng chất và sự phát triển của bé.

    Các chuyên gia y tế giúp các mẹ hiểu về nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhé:

    1. Sức đề kháng yếu

    Trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Khi chào đời, tiếp xúc với môi trường mới trong khi hệ miễn dịch của bé rất non nớt, là điều kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây các căn bệnh khác nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nói riêng. Đặc biệt là ở những đứa trẻ mới chào đời nhưng chưa được bú sữa mẹ do các nguyên nhân khác nhau thì nguy cơ rối loạn tiêu hóa càng cao.

    2. Do sử dụng kháng sinh

    Cho trẻ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu như phân sống, tiêu chảy, táo bón…rất nguy hiểm. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.

    Chính vì vậy, trước khi mang thai các mẹ cần tiêm phòng đầy đủ và tiến hành tiêm phòng cho bé ngay để phòng ngừa bệnh tật một cách tốt nhất, tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ. Trường hợp trẻ bị bệnh phải dùng thuốc, bạn cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế việc gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở bé.

    3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy vậy, do sức đề kháng của trẻ còn hạn chế, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả…Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ…sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nếu không có biện pháp phòng và chữa trị kịp thời có thể nguy hại đến tính mạng trẻ.

    4. Trạng thái tâm lý tiêu cực

    Con người là một thể thống nhất có thể tồn tại và phát triển nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các hệ cơ quan trong cơ thể. Do vậy, khi trẻ gặp các trạng thái tâm lý tiêu cực như áp lực, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn…cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, tạo cho bé tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.

    5. Do môi trường mất vệ sinh

    Trong môi trường sống có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không có biện pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh cho bé cẩn thận, ví dụ: bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh…không rửa tay chính là con đường ngắn nhất gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
    [​IMG]

    Còi xương là một bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở các bé.Bệnh còi xương khiến xương của bé trở nên mềm, yếu…dẫn tới biến dạng xương.

    I. Triệu chứng : Bao gồm các dấu hiệu sau :

    1. Xương mềm yếu, dễ gãy.

    2. Chậm lớn,chậm phát triển. Bé dễ bị thấp hơn mức trung bình.

    3. Răng phát triển chậm,men răng yếu,sâu răng.

    4. Biến dạng xương : Xương sọ mềm, chân cong,gù,cong vẹo cột sống,sọ có hình dạng bất thường,mắt cá,cổ tay và đầu gối to,xương ức nhô.

    5. Gây đau cho bé,bé không muốn đi lại hoặc dễ mệt.Nồng độ canxi trong máu thấp có thể kèm theo bàn tay ,bàn chân xoắn vặn vào nhau.

    II. Nguyên nhân trẻ bị còi xương

    1. Da không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời

    2. Thiếu Vitamin D , thiếu canxi trong chế độ ăn

    3. Chỉ uống sữa mẹ và không được bổ sung Vitamin D (Trường hợp mẹ bị thiếu vitamin D)

    4. Trẻ có bệnh lý ở ruột,gan,thận.

    5. Những bệnh lý làm ức chế sự tiêu hóa hay hấp thu chất béo (Là dung môi hòa tan Vitamin D).

    III. Yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương

    1. Bé sơ sinh có mẹ bị thiếu Vitamin D.

    2. Do các nguyên nhân từ tôn giáo,văn hóa…khiến trẻ thường được mặc che kín cơ thể.

    3. Do mắc bệnh,khuyết tật…khiến trẻ không thể ra khỏi nhà,bé ra ngoài luôn dùng kem chống nắng.

    4. Bé bẩm sinh có da sẫm màu.

    5. Chế độ ăn chay,không bơ ,không sữa.

    Những trường hợp này các bậc cha ,mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để được chẩn đoánvà có biện pháp điều trị.

    IV. Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị còi xương

    Còi xương không phải là một bệnh hiểm nghèo như ung thư…mà hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị kịp thời,đúng cách.Tuy nhiên rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hay các di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình gây mặc cảm cho trẻ khi trưởng thành.Cụ thể :

    1. Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó,có thể dẹt phía sau hoặc một bên.

    2. Thóp rộng,chậm liền,bờ thóp mềm, đầu to co bướu,răng mọc chậm,men răng xấu.

    3. Khi trẻ lớn hơn,còi xương làm biến đổi xương lồng ngực,có chuỗi hạt sườn,các xương chi xuất hiện vòng cổ tay,cổ chân.

    4. Các cơ nhẽo khiến trẻ chậm biết lẫy ,bò,ngồi ,đứng,đi.

    5. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng : Biến dạng lồng ngực, ngực nhô ra phía trước như ức xương gà,gù vẹo cột sống,chân vòng kiềng…

    6. Còi xương khiến khung chậu bị hẹp lại gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này.

    7. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,chiều cao của trẻ không đạt chuẩn,dậy thì muộn,trẻ chậm lớn,thấp bé,nhẹ cân,xanh xao,thiếu máu, hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

    8. Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp,hệ thần kinh của trẻ do bộ xương chèn ép.

    9. Trường hợp còi xương nặng trẻ có thể bị tử vong do thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể,ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp.

    Lưu ý : Còi xương là bệnh có thể phòng và điều trị khỏi hoàn toàn.Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ.Nhiều bà mẹ cho rằng chỉ có bé bị suy dinh dưỡng mới bị còi xương,những trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương do nhu cầu về canxi,vitamin D lớn mà cơ thể không đáp ứng đủ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA KẼM TRONG DINH DƯỠNG TRẺ EM
    [​IMG]

    Trong cộng đồng, đặc biệt là ở các nước nghèo, có chế độ ăn uống chủ yếu là ngũ cốc, ít ăn thức ăn động vật, thiếu kẽm là vấn đề rất phổ biến. Theo điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40% tùy theo địa phương và các nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.

    I.Dấu hiệu thiếu kẽm

    Biểu hiện thường thấy là ăn không ngon,vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Một số trường hợp bị xơ gan do thiếu kẽm…Dấu hiệu sinh hóa của tình trạng thiếu kẽm gồm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh, giảm Testosterone trong huyết tương và giảm tổng hợp collagen…Từ đó vết thương không liền được.

    II.Vai trò của kẽm đối với cơ thể

    1. Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể giúp tăng tổng hợp protein phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng.
    2. Kẽm giúp cho sự phát triển, duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch,cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật.
    3. Cơ thể thiếu kẽm sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên trẻ sẽ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.
    4. Bổ sung kẽm cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai…giúp trẻ tăng trưởng tốt về chiều cao, cân nặng trong 6 tháng đầu đời.
    III.Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể

    1. Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 01 tuổi: Khoảng 5mg/ngày, Trẻ 1-10 tuổi (10mg/ngày), thanh thiếu niên, người trưởng thành (12mg/ngày). Phụ nữ mang thai (15mg/ngày), đang cho con bú (16mg-19 mg/ngày)
    2. Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày chủ yếu tại tá tràng. Trường hợp dịch vị dạ dày giảm, lượng sắt vô cơ tăng…có thế làm giảm hấp thụ kẽm.
    3. Canxi làm tăng bài tiết kẽm, giảm tỷ lệ hấp thu kẽm vì thế không nên uống cùng 1 lúc với kẽm.
    4. Để tăng hấp thu kẽm nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.
    IV.Cung cấp kẽm cho cơ thể.

    Ở trẻ mới sinh để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu nhiều hơn so với sữa bò. Thức ăn có nhiều kẽm là tôm đồng , lươn , hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành…

    BẢNG THỰC PHẨM GIÀU KẼM

    (mg KẼM /100G THỰC PHẨM ĂN ĐƯỢC )

    Tên thực phẩm (100g)

    Kẽm (mg)

    Tên thực phẩm

    (100g)

    Kẽm

    (mg)

    Tôm đồng

    200

    Rau mùi tàu

    15

    Lươn

    142

    Củ cải

    11

    Hàu sống

    110

    Cùi dừa già

    5

    Cá chép

    70

    Đậu hà lan(hạt)

    4



    134

    Đậu nành

    3.8

    Gan lợn

    9

    Gạo nếp giã

    2.3

    Sữa bột tách béo

    4.7

    Gạo nếp máy

    2.2

    Sữa công thức 1,2

    3.8

    Bột mỳ

    2.5

    Lòng đỏ trứng gà

    3.7

    Khoai lang

    2.0

    Thịt cừu

    2.9

    Ổi

    2.4

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VIÊM LƯỠI BẢN ĐỒ
    [​IMG]

    1. Thế nào là viêm lưỡi bản đồ

    Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi (thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi và thường kéo dài nhiều năm). Mặt trên lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường, làm mất gai lưỡi. Lúc đầu một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ.

    2. Triệu chứng

    Bệnh thường được phát hiện muộn vì không có triệu chứng báo trước (bệnh nhân không cảm thấy đau rát lưỡi, ăn uống hoàn toàn bình thường.Tuy nhiên một số trường hợp trẻ có thể có đau rát lưỡi.)

    - Thời gian ủ bệnh, kéo dài trong vòng 10 ngày. Bệnh có thể tự lành hẳn trong một thời gian dài.

    - Viêm lưỡi bản đồ bắt đầu bằng một chấm lõm nhỏ ở cạnh lưỡi hoặc ở đầu lưỡi, nhẵn và đỏ hơn phần lưỡi còn lại. Khởi đầu là các mảng niêm mạc bị trợt nhẹ hơi lõm xuống, nền màu đỏ tươi trông khác biệt với phần niêm mạc lành bên cạnh, hay bị ở cạnh lưỡi và đầu lưỡi. Tổn thương trợt lõm này lan rộng dần ra vùng ngoại vi tạo thành tổn thương có hình vòng cung tròn hoặc dải xoắn, ngoằn ngoèo trông giống như hình dạng cái bản đồ. Sát viền bờ có một viền hẹp màu vàng nhạt hơn

    - Bệnh có thể phát triển nhanh chóng sang các vị trí khác nhau ở lưỡi nhưng cũng có thể khỏi tự nhiên không để lại dư chứng gì. Vết này có thể tự mất đi nhưng rồi lại xuất hiện vết khác. Bệnh trải qua từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng hoặc thoái lui rồi xuất hiện trở lại.

    3. Nguyên nhân

    - Có giả thuyết cho rằng viêm lưỡi bản đồ xuất hiện do sự xáo trộn chu kỳ thay thế tế bào niêm mạc của lưỡi.

    - Bệnh viêm lưỡi bản đồ là một bệnh hay gặp ở các bệnh nhân viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, vảy nến nhưng cũng có thể gặp ở những người bình thường.

    - Tình trạng thiếu kẽm và vitamin cũng là 1 trong các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Chỉ điều trị khi bị đau bằng các thuốc đa vi chất và vitamin. Trẻ sẽ hết khi được 2-3 tuổi.

    - Bệnh viêm lưỡi bản đồ cũng có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác: nhiễm khuẩn, nấm (thường gặp cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...), chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng , chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai , ....

    4. Điều trị, phòng bệnh và chế độ dinh dưỡng

    a. Điều trị

    - Không có điều trị gì đặc hiệu để chữa hết bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể hết một cách tự nhiên, việc điều trị chỉ là chữa triệu chứng.

    - Trong lúc bệnh đang tiến triển, nếu có đau nhiều hoặc loét và có mụn mủ thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm. Dùng một đợt trị liệu tăng cường các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) và vitamin C, thuốc giảm đau nếu có biểu hiện đau rát. Tại chỗ, có thể bôi: retin A 0,1%, Kamistad – genN, mật ong....

    b. Phòng bệnh và bổ xung dinh dưỡng

    - Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị. Bệnh nhân cần tăng cường ăn rau xanh, quả tươi, đỗ đen, bột sắn, uống nhiều nước.

    - Khi bị đau không nên ép trẻ ăn nhiều làm trẻ đau và sợ ăn, trước khi cho trẻ ăn nên bôi thuốc giảm đau như :Zytee hoặc Kamistad gel. Có thể tăng cường chế độ ăn nhiều hải sản và hoa quả.

    - Bên cạnh đó, sau khi cho con bú hoặc sau bữa ăn, các mẹ cần cho trẻ uống nước, nhỏ 1-2 giọt mật ong vào lưỡi để phòng bệnh cho trẻ.

    - Trong dân gian thường dùng rau ngót ép lấy nước và bôi nước đó lên lưỡi trẻ bệnh để hỗ trợ điều trị viêm lưỡi bản đồ. Cách này thì cũng chưa có những nghiên cứu khoa học nào nói đến, tuy nhiên sử dụng thì cũng không nguy hại gì. Vì bản chất trong rau ngót đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, giàu đạm. Nó chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  8. mekenlavie

    mekenlavie Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/8/2013
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Nhóc nhà mình chỉ toàn uống sữa, lười ăn quá nên cứ beo
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BÀ BẦU
    [​IMG]

    Nguyên tắc quan trọng nhất giúp cho mẹ khỏe, con khỏe là trong quá trình mang thai, người mẹ nên bổ sung năng lượng 4 giờ/1lần cho dù có đói hay không.Đặc biệt đối với thai phụ nghén nặng, sợ ăn.

    I. Chế độ ăn.

    1. Khi mang thai cần tăng lượng protein, vitamin, khoáng chất (acid folic, sắt ), bổ sung thêm calo.

    2. Không ăn chế độ ăn quá đơn điệu, chuyển sang ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn.

    3. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.

    4. Loại bỏ sushi, hàu sống, phomai ra khỏi thực đơn .

    5. Không ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá ngừ…) gây hại cho não thai nhi.

    6. Chấm dứt không được uống rượu (kể cả cocktail).

    7. Hạn chế uống cafe đặc biệt trong 03 tháng đầu thai kỳ.Đã có kết quả nghiên cứu cho biết uống 4 tách cafe/ngày có thể dẫn tới sảy thai, đẻ trẻ nhẹ cân và thậm chí tử vong sau sinh.

    8. Tăng cường uống nước hoa quả nguyên chất và sữa gầy, loại bỏ đồ uống có ga.

    9. Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai.

    10. Uống vitamin bổ sung : theo hướng dẫn của bác sỹ.

    II. Tăng cân hợp lý

    1. Nếu trước khi mang thai bạn có cân nặng hợp lý, chỉ cần tăng 11-15 kg là tốt.Trường hợp cân không đủ chuẩn trước khi có thai thì cần tăng 12,5-18 kg. Còn nếu thừa cân, chỉ cần tăng 7-11 kg.

    2. Quá trình tăng cân :

    Quan trọng nhất là tổng số cân tăng lên trong cả thai kỳ. Vì vậy, không nên quá lo lắng nếu tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu.Thường tốc độ tăng cân nhanh sẽ rơi vào giai đoạn thứ 2 và nhiều nhất là giai đoạn thứ 3 thai kỳ, bé lúc này cũng lớn nhanh nhất.

    III. Phương pháp ăn

    1. Ăn sau 04 tiếng.

    2. Tăng cường ăn vặt nếu buồn nôn, sợ ăn, ợ nóng, khó tiêu. Có thể ăn 5-6 bữa,mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần.

    3. Tuyệt đối không bỏ bữa.

    4. Các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ngọt…không thể coi là thức ăn chính.

    5. Tăng cường ăn các loại hoa quả tươi, sữa chua…

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG ĐIỀU CÁC BÀ MẸ CẦN PHẢI BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM PHỔI VÀ TIÊU CHẢY CẤP
    [​IMG]

    I. Trẻ bị viêm phổi

    Viêm phổi là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm ở các nhu mô phổi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Nếu không có phương pháp điều trị đúng sẽ nguy hại tới sức khỏe của trẻ.

    1. Triệu chứng : sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, khó thở. Trẻ bị viêm phổi thường sút cân do kém ăn, tăng tiêu hao năng lượng do thiếu oxy, giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Do vậy, điều cần thiết nhất là cung cấp cho trẻ thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng và protein để nâng cao thể trạng và ngăn ngừa các biến chứng.

    2. Chế độ ăn của trẻ.

    · Đồ uống :

    Nước vô cùng quan trọng với trẻ mắc bệnh viêm phổi, bé phải được uống đủ nước (tốt nhất là đồ uống không có ga). Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú sữa mẹ, sữa công thức. Trẻ hơn 12 tháng tuổi, hãy bổ sung sữa và các loại nước quả. Đồ uống lành mạnh gồm nước lọc, nước ép trái cây, nước ngọt không chứa cafein. Đặc biệt, nước chanh, nước ép táo, súp gà giúp cho thông thoáng đường thở của trẻ và làm sạch chất nhầy. Khi bị bệnh, trẻ thường mệt mỏi ngay cả khi ăn uống. Vì vậy, hãy cho bé ăn làm nhiều bữa.

    · Thực phẩm giàu năng lượng và protein

    Chế độ ăn giàu năng lượng và protein giúp trẻ có đủ năng lượng cho cơ thể, ngăn chặn sự sút cân và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Bạn nên cho trẻ ăn ít nhất là 6 bữa trong 1 ngày. Các đồ ăn giàu năng lượng như sữa nguyên chất, nước ép trái cây 100%. Hãy chọn chất béo, các loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng…

    · Trái cây và các nguồn dinh dưỡng khác.

    - Trái cây, rau, ngũ cốc cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

    - Các sản phẩm từ : sữa,sữa chua, phomat và trứng cung cấp cho cơ thể vitamin E, men vi sinh…giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.

    II. Trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp tính.

    1. Nguyên nhân :

    - Do virus : Rotavirus (60%) và các loại virus khác (Adenovirus, Norwalk).

    - Do vi khuẩn : E.coli (25%), trực khuẩn lị Shigella (60%) và các loại campylobacter jejuni, vi khuẩn tả…

    - Do ký sinh trùng : giun, sán…

    2. Chế độ ăn khi diều trị.

    · Hồi phục nước và điện giải trong diều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế.

    - Mất nước độ A (nhẹ) : Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối…

    - Mất nước độ B (vừa) : Trẻ cần điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là :

    + Trẻ dưới 02 tuổi : 50-100 ml

    + Trẻ 02 -10 tuổi : 100-200 ml

    + Trẻ 10 tuổi trở lên : Uống theo nhu cầu theo cách tính : số lượng dịch uống (ml) – cân nặng (kg) × 75

    - Mất nước nặng : Trẻ li bì hoặc vật vã kích thích, uống nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, môi khô, mắt trũng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để truyền dịch.

    · Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy.

    Khi trẻ bị tiêu chảy, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60% . Do vậy, trẻ vẫn phải ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường nếu không ăn đủ khẩu phần sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

    + Các thực phẩm nên dùng

    - Gạo, khoai tây

    - Thịt nạc (gà, lợn, cá)

    - Sữa đậu tương, sữa chua

    - Dầu thực vật

    - Cà rốt, hồng xiêm, táo

    + Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi : tiếp tục bú mẹ và tăng lần uống. Nếu không đủ sữa mẹ thì cho ăn sữa bò hoặc sữa công thức nhưng pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.

    + Trẻ 6 tháng tuổi : ngoài sữa mẹ và sữa thay thế cần cho trẻ ăn từng ít các thức ăn giàu dinh dưỡng.

    + Các thực phẩm không nên dùng

    - Không dùng đồ uống công nghiệp

    - Không dùng thực phẩm nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như các loại rau (măng, cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa

    + Số lượng thức ăn

    Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt

    Sau khi khỏi tiêu chảy cần cho trẻ ăn tăng thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    DỊ ỨNG SỮA BÒ Ở TRẺ NHỎ
    [​IMG]

    Theo các khảo sát, có khoảng 2% - 13% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị ứng đạm sữa bò nhưng lại ít được chẩn đoán và điều trị đúng mức. Điều này ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt trong hai năm đầu đời. Các thông tin sau đây của bác sỹ tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn bao quát hơn cũng như cách khắc phục và dự phòng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ.

    1. Dị ứng đạm sữa bò?

    - Dị ứng với đạm sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ lầm tưởng đạm trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh lại” các chất đạm này, gây ra dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong đa số các trường hợp, tình trạng dị ứng này sẽ chấm dứt khi trẻ được 3 đến 5 tuổi.

    - Tuy nhiên,cũng cần phân biệt với tình trạng bất dung nạp lactose: Bất dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa Lactose, một loại đường có trong sữa (tình trạng này hoàn toàn khác với tình trạng dị ứng sữa bò). Cơ thể muốn hấp thụ được thì ruột non phải tiết ra một loại enzyme là Lactase để phân giải Lactose thành đường đơn glucose và galactose. Tuy nhiên cơ thể thiếu Lactase khiến cho đường Lactose không được tiêu hóa, vi khuẩn trong ruột kết biến nó thành acid lactic và cacbon dioxide. Trong vòng khoảng 30 phút, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy.

    2. Nguyên nhân

    - Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân sữa gây dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, các yếu tố di truyền kết hợp với việc cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm có thể là tác nhân gây nên hiện tượng trên.

    - Theo các khảo sát, nếu cả bố mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì tỷ lệ bé bị dị ứng là trên 60%; còn nếu chỉ một người mắc chứng này thì tỷ lệ di truyền cho trẻ gần 40%. Thức ăn gây dị ứng ở trẻ ngoài sữa còn có lòng trắng trứng, lạc, lúa mì, bột cá.

    3. Dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò

    Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn như quấy khóc, tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, tăng cân chậm.

    4. Xử trí / khắc phục

    - Ngưng sử dụng sữa bò cho trẻ. Nếu con bạn bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành vì trong đó cũng khá đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

    - Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không hết thì có thể con bạn đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Ở thể phản ứng nhanh, chỉ có 8%-15% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein của sữa đậu nành, nhưng ở thể phản ứng chậm lại chiếm tỷ lệ khá cao là khoảng 50%.

    - Lúc này, bạn phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng. Có thể sử dụng một số sản phẩm sau: sữa gạo (rice milk), sữa hạnh nhân, những sản phẩm ghi ngoài nhãn là Non-dairy hay Pareve (sản phẩm không chứa sữa như: kem, chocolate, pho mát, sữa chua)...
    - Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa. Nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3-6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.
    - Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa. Đồng thời chế độ ăn của mẹ phải được thiết lập bởi một bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để có thể đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Do các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

    5. Phòng ngừa

    - Luôn kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng. Ngay cả những sản phẩm dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần.
    - Cần báo cho người chăm sóc trẻ như người trông trẻ, cô giáo, ông bà... về tình trạng dị ứng của trẻ.
    - Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong hồ sơ liên quan.
    - Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết.
    - Nếu trẻ bị phản ứng ngay sau khi uống sữa, cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện ngay.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG VIỆC MẸ PHẢI LÀM KHI TRẺ BIẾNG ĂN
    [​IMG]

    Khi biếng ăn, trẻ không hấp thụ được đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Để bé có thể đạt tốc độ phát triển bình thường như các trẻ cùng lứa tuổi, các mẹ hãy lắng nghe theo tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé. Điều quan trọng là giúp bé hấp thụ tốt lượng thức ăn bé đã ăn được và có biện pháp giúp cải thiện cảm giác “thèm” ăn của bé.

    I. Biếng ăn là gì

    Biếng ăn là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở trẻ em, càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều thì trẻ lại càng biếng ăn. Vậy như thế nào thì gọi là trẻ bị biếng ăn?

    Dựa vào 3 yếu tố sau :
    - Thời gian trẻ ăn trong một bữa.
    - Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.
    - Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.


    + Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.
    + Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn.
    + Khi trẻ ăn ngon miệng; trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng; khi ăn hợp tác tốt với người cho ăn, còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi ...

    II. Giải pháp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ

    1. Tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất.

    - Hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

    Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu. Vì vậy, mẹ hãy hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của con bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

    - Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho bé.

    Chế độ dinh dưỡng dễ hấp thụ sẽ chuyển hóa nhanh hơn, giúp trẻ tuy biếng ăn vẫn hấp thụ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các mẹ hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nghe tư vấn và có thêm các kiến thức chăm sóc con và chọn lựa các thực phẩm phù hợp với độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

    2. Tăng cường cảm giác ngon miệng cho trẻ.

    Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu tâm đến hương vị của món ăn, trình bày đẹp mắt, sinh động để bé hào hứng hơn với bữa ăn.

    3. Cho bé ăn khi đói

    Khi bé đói, dạ dày tiết enzym nhiều hơn, kích thích cảm giác “thèm” ăn của trẻ. Bữa ăn sẽ dừng lại ngay khi bé cảm thấy vừa đủ (khoảng 30 phút), mẹ không nên cố gắng ép con ăn thêm. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc này, mẹ cần cho con ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ để cả mẹ và bé đều phân biệt được cảm giác no, đói.

    4. Tập cho bé thói quen ăn uống hợp lý, khoa học

    Cho bé ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường có 3 bữa chính, 2 bữa phụ. Các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định, cách nhau khoảng 2 giờ. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và bữa tối ăn quá no. Mẹ tránh tạo thói quen xem tivi, nghe nhạc… trong lúc bé ăn.

    5. Bổ xung men vi sinh và men tiêu hoá giúp kích thích vị giác của trẻ.

    Các loại men tiêu hóa và men vi sinh có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, tăng cường khả năng hấp thu của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

    6. Tạo không khí bữa ăn thoải mái

    - Mẹ hãy tạo dựng cho bữa ăn của trẻ như một trò chơi thú vị với các loại thức ăn. Nếu bé không thích, mẹ có thể dừng lại, không ép buộc bé ăn. Đôi khi, có thể dùng các món quà nhỏ để động viên, khuyến khích bé ăn hết suất ăn nhưng không nên tạo thành thói quen.

    - Không nên lừa cho trẻ uống thuốc trong lúc ăn, gây cho bé cảm giác sợ khi ăn sẽ phải “ăn” cả thuốc đắng sẽ tạo nên một suy nghĩ ghê sợ về bữa ăn trong tiềm thức của trẻ.

    - Ăn cùng cả nhà là cách rất tốt để bé có thể học cách ăn uống của các thành viên khác và tạo cho bé không khí ăn uống, cảm giác ăn ngon miệng của các thành viên trong gia đình sẽ lan truyền tới bé.

    - Hoạt động chân tay sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và có cảm giác đói.

    - Mẹ hãy rủ bé cùng tham gia chuẩn bị món ăn, bé sẽ có trách nhiệm hơn với việc ăn uống và tự giác thích thú với món ăn mà mình chuẩn bị.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG ĐIỀU CÁC BÀ MẸ CẦN PHẢI BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH
    [​IMG]

    I. Trẻ bị viêm phổi

    Viêm phổi là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm ở các nhu mô phổi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Nếu không có phương pháp điều trị đúng sẽ nguy hại tới sức khỏe của trẻ.

    1. Triệu chứng : sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, khó thở. Trẻ bị viêm phổi thường sút cân do kém ăn, tăng tiêu hao năng lượng do thiếu oxy, giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Do vậy, điều cần thiết nhất là cung cấp cho trẻ thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng và protein để nâng cao thể trạng và ngăn ngừa các biến chứng.

    2. Chế độ ăn của trẻ.

    · Đồ uống :

    Nước vô cùng quan trọng với trẻ mắc bệnh viêm phổi, bé phải được uống đủ nước (tốt nhất là đồ uống không có ga). Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú sữa mẹ, sữa công thức. Trẻ hơn 12 tháng tuổi, hãy bổ sung sữa và các loại nước quả. Đồ uống lành mạnh gồm nước lọc, nước ép trái cây, nước ngọt không chứa cafein. Đặc biệt, nước chanh, nước ép táo, súp gà giúp cho thông thoáng đường thở của trẻ và làm sạch chất nhầy. Khi bị bệnh, trẻ thường mệt mỏi ngay cả khi ăn uống. Vì vậy, hãy cho bé ăn làm nhiều bữa.

    · Thực phẩm giàu năng lượng và protein

    Chế độ ăn giàu năng lượng và protein giúp trẻ có đủ năng lượng cho cơ thể, ngăn chặn sự sút cân và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Bạn nên cho trẻ ăn ít nhất là 6 bữa trong 1 ngày. Các đồ ăn giàu năng lượng như sữa nguyên chất, nước ép trái cây 100%. Hãy chọn chất béo, các loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng…

    · Trái cây và các nguồn dinh dưỡng khác.

    - Trái cây, rau, ngũ cốc cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

    - Các sản phẩm từ : sữa,sữa chua, phomat và trứng cung cấp cho cơ thể vitamin E, men vi sinh…giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.

    II. Trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp tính.

    1. Nguyên nhân :

    - Do virus : Rotavirus (60%) và các loại virus khác (Adenovirus, Norwalk).

    - Do vi khuẩn : E.coli (25%), trực khuẩn lị Shigella (60%) và các loại campylobacter jejuni, vi khuẩn tả…

    - Do ký sinh trùng : giun, sán…

    2. Chế độ ăn khi diều trị.

    · Hồi phục nước và điện giải trong diều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế.

    - Mất nước độ A (nhẹ) : Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối…

    - Mất nước độ B (vừa) : Trẻ cần điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là :

    + Trẻ dưới 02 tuổi : 50-100 ml

    + Trẻ 02 -10 tuổi : 100-200 ml

    + Trẻ 10 tuổi trở lên : Uống theo nhu cầu theo cách tính : số lượng dịch uống (ml) – cân nặng (kg) × 75

    - Mất nước nặng : Trẻ li bì hoặc vật vã kích thích, uống nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, môi khô, mắt trũng phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để truyền dịch.

    · Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy.

    Khi trẻ bị tiêu chảy, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60% . Do vậy, trẻ vẫn phải ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường nếu không ăn đủ khẩu phần sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

    + Các thực phẩm nên dùng

    - Gạo, khoai tây

    - Thịt nạc (gà, lợn, cá)

    - Sữa đậu tương, sữa chua

    - Dầu thực vật

    - Cà rốt, hồng xiêm, táo

    + Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi : tiếp tục bú mẹ và tăng lần uống. Nếu không đủ sữa mẹ thì cho ăn sữa bò hoặc sữa công thức nhưng pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.

    + Trẻ 6 tháng tuổi : ngoài sữa mẹ và sữa thay thế cần cho trẻ ăn từng ít các thức ăn giàu dinh dưỡng.

    + Các thực phẩm không nên dùng

    - Không dùng đồ uống công nghiệp

    - Không dùng thực phẩm nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như các loại rau (măng, cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa

    + Số lượng thức ăn

    Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Sau khi khỏi tiêu chảy cần cho trẻ ăn tăng thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VAI TRÒ CỦA RAU TƯƠI VỚI SỨC KHỎE TRẺ NHỎ
    [​IMG]

    Rau tươi ở nước ta rất nhiều và đa dạng. Có thể chia rau tươi thành nhiều nhóm, cụ thể :

    - Nhóm rau xanh : rau cải, rau muống, rau xà lách…

    - Nhóm rễ củ : cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu…

    - Nhóm cho quả : cà chua, dưa chuột…

    - Nhóm hành : các loại hành, tỏi…

    Trong chế độ dinh dưỡng và ăn uống hàng ngày của trẻ nhỏ, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy lượng protid, lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, chất pectin và acid hữu cơ. Ngoài ra, trong rau tươi còn có các loại đường tan trong nước và chất xenluloza.

    Đặc tính sinh lý rất quan trọng của rau tươi là có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng phân tiết của tuyến tiêu hóa. Tác dụng này thấy rất rõ ở các loại rau có tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi… Ăn rau tươi phối hợp với thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Cụ thể, lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.

    Các loại men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa, ví dụ : men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp, xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tụy.

    Thành phần, giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protein trong rau tươi thấp ( 0,5-1,5 %). Tuy vậy, có một số loại rau có hàm lượng protein cao đáng kể như nhóm đậu tương, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7 %), rau sắng (3,9 %), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1 %), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2 %).

    Thành phần glucid trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu và các loại tinh bột, xenluloza, các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có loại rau có tới 6-8 %. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng.

    Rau tươi là nguồn vitamin, muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin, muối khoáng của trẻ được cung cấp ở các bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C (là những vitamin hầu như không có trong thức ăn động vật).

    Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magie, có vai trò quan trọng và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cần thiết để trung hòa các sản phẩm acid do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt, trong rau có nhiều kali ở dưới dạng kalicacbonat, muối kali của các axit hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hóa. Các muối kali có tác dụng lợi tiểu. Lượng magie có nhiều trong rau thơm, rau dền, rau đậu… dao động từ 5-75 mg %.

    Rau còn là nguồn cung cấp sắt rất quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn cung cấp mangan tốt.

    Như vậy, rau tươi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NGUY CƠ TRẺ BỊ THẤP LÙN
    [​IMG]

    I. Các dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ bị thấp lùn

    1. Trẻ thấp hơn bạn bè cùng tuổi, cùng giới tính và thấp hơn chiều cao chuẩn.

    2. Trẻ có tuổi xương nhỏ hơn tuổi đời. Tuổi xương chính là tuổi sinh học, phản ảnh sự phát triển và trưởng thành của con người. Phát hiện tuổi xương dựa vào việc chụp X-quang cổ tay để xác định số lượng tổ chức sợi và sụn trong cơ thể. Nếu tuổi xương nhỏ hơn tuổi thực tế nghĩa là trẻ có nguy cơ thiếu chiều cao.

    3. Trẻ chậm tăng chiều cao hoặc không cao thêm trong thời gian dài.

    4. Trẻ ít vận động ngoài trời, nguyên nhân do thể thao có tác động 20 % vào quá trình phát triển chiều cao của bé. Khi trẻ vận động ngoài trời, cơ thể sẽ tự động tổng hợp vitamin D qua da giúp trẻ cao lớn, xương chắc khỏe hơn.

    5. Trẻ ngủ ít, ngủ muộn, rối loạn giấc ngủ. Thực tế 90 % sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22h-24h hàng ngày.

    6. Khi trẻ ngủ say, đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích và tiết ra hormon tăng trưởng giúp trẻ tăng thêm chiều cao. Khi trẻ thiếu ngủ, ngủ ít, ngủ muộn sau 23h hay rối loạn giấc ngủ thường trằn trọc khó ngủ, không sâu giấc… sẽ dẫn đến hạn chế chiều cao.

    7. Bé mắc các bệnh mãn tính, bẩm sinh (tim bẩm sinh, đau dạ dày…) hoặc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cũng dẫn tới nguy cơ thấp chiều cao.

    8. Trẻ thiếu hụt dưỡng chất cần thiết,đặc biệt thiếu hụt : protein, sắt, B12, kẽm đặc biệt là canxi, vitamin A, D, K2 cũng làm trẻ bị hạn chế chiều cao.

    9. Trẻ có biểu hiện dậy thì sớm (trước 9 tuổi ở bé gái và trước 10 tuổi ở bé trai) có nguy cơ thiếu chiều cao. Việc dậy thì sớm dẫn tăng tiết hormon sinh dục, dẫn đến cốt xương đóng sớm, tuổi xương tăng nhanh và cao hơn so với tuổi thực. Sau một thời gian phát triển nhanh chiều cao của trẻ sẽ dừng lại sớm và không thể đạt mức tối ưu.

    10. Điều kiện sống thiếu thốn, dịch vụ y tế kém phát triển. Không được tiếp cận với dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cũng có nguy cơ thiếu chiều cao.



    II. Những thói quen dẫn tới bé bị thấp lùn

    1. Ít cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

    Vitamin D rất cần cho bé phát triển chiều cao, nếu mẹ giữ bé trong nhà, không ra ngoài tắm nắng, vận động thì bé không thể cao lớn ngược lại còn dễ ốm yếu. Tùy vào điều kiện thời tiết mà mẹ tắm nắng hợp lý (chủ yếu vào trước 9h sáng) cho con, nhờ vậy mà hấp thụ vitamin D, canxi cũng từ đó được lắng đọng vào khuôn xương nhiều hơn sẽ giúp con không chỉ cao mà bé còn có giấc ngủ sâu.

    2. Bổ sung canxi quá nhiều cho trẻ.

    Canxi có tác dụng giúp cho hệ xương vững chắc và giúp trẻ cao lớn nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ do hàm lượng canxi trong máu quá cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm. Mặt khác, còn khiến thận làm việc quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

    3. Trẻ ngồi không đúng tư thế

    Ngồi quá lâu, ngồi không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây trẻ thấp còi. Ngồi lỳ, không tham gia hoạt động thể chất, không vận động… còn gây ra các bệnh béo phì, bệnh đường tiêu hóa (táo bón),kém ăn… do năng lượng dư thừa không được giải phóng.

    4. Cho trẻ uống quá nhiều nước có gas

    Uống nhiều nước có gas không chỉ khiến trẻ thấp lùn mà còn ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Nước có gas, đồ ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, chất kích thích… có rất ít năng lượng, ít các vitamin và khoáng chất nên không có lợi cho sức khỏe. Các mẹ nên cho bé uống các loại nước ép hoa quả tươi để bổ sung đủ dưỡng chất, cung cấp chất xơ…có lợi cho sức khỏe.

    5. Cho trẻ ngủ muộn, ngủ không đủ giấc

    Nguyên nhân cho trẻ chơi để bố mẹ làm việc, hoặc do thói quen của trẻ không thể đi ngủ sớm trước 22 giờ cũng là nguyên nhân khiến bé thấp lùn và luôn uể oải không muốn thức giấc vào sáng hôm sau để tham gia các hoạt động khác. Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm, không cho trẻ xem các loại vidio, phim ảnh quá muộn để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu hơn.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN HÃY KIỂM SOÁT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA TRẺ
    [​IMG]

    Trong độ tuổi 6-12, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt để phát triển bình thường. Khi đến tuổi vị thành niên, phần lớn các trẻ gái sẽ phát triển ở độ tuổi 10-12, trẻ trai muộn hơn khoảng 2 năm. Các bậc cha mẹ nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, cho trẻ ăn đầy đủ là rất quan trọng.

    I. Các thay đổi về nhu cầu ăn của trẻ.
    Các bậc cha mẹ thường lo lắng trong thời gian ở trường trẻ thường trở nên kém ăn, chán ăn hoặc có khi thèm ăn một cách bất thường. Có ngày, chúng ăn rất khỏe, hào hứng, ăn hết những gì có trong khẩu phần ăn. Ngày khác, vẫn đứa trẻ đó lại trở thành kẻ kén ăn, cả ngày không chịu ăn gì.

    Trong phần lớn các trường hợp, kiểu ăn không xác định này, phụ huynh không cần phải bận tâm. Trong thời gian phát triển, trẻ sẽ tăng từ 1,8 kg đến 3 kg mỗi năm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết khi con bạn vẫn đang phát triển bình thường, lên cân vừa phải thì các mẹ không cần phải lo lắng, hãy tập trung vào việc chăm sóc cho con chế độ dinh dưỡng phong phú, lành mạnh, đa dạng hóa bữa ăn của trẻ mỗi ngày.

    Trong giai đoạn này, trẻ ăn rất nhiều mặc dù có khi chúng không hề đói. Kể cả lúc chúng kêu quá đói cũng không phải là nguyên nhân khiến chúng muốn ăn.

    Đối với trẻ nhỏ, ăn như một dạng thói quen. Trẻ có thể ngấu nghiến đồ ăn vặt trong lúc xem tivi, chơi game. Khi con bạn nói rằng chúng đang đói và thời điểm này không đúng giờ ăn bữa chính hay bữa ăn nhẹ, các mẹ hãy xác định rõ nguyên nhân và xem xét có nên cho trẻ ăn không? Ăn nhiều quá không tốt cho trẻ vì khiến trẻ có thể béo phì. Nếu gặp sự phản ứng của trẻ, các mẹ cố gắng đánh lạc hướng trẻ khỏi thức ăn với những hoạt động thể thao vui nhộn, bổ ích. Như vậy, vào bữa ăn chính, trẻ sẽ ăn và ăn ngon miệng hơn.

    II. Kiểm soát thói quen ăn ở trẻ.
    Cha mẹ là người kiểm soát bữa ăn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Phải tính toán lượng thức ăn cần thiết cho trẻ hàng ngày, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Cho con ăn vượt quá mức độ cần thiết sẽ dẫn đến hai trường hợp, trẻ chán ăn, bỏ ăn và trẻ cố ăn hết lâu dần dẫn tới béo phì.

    Hãy kiểm tra cân nặng của trẻ thường xuyên để áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong giai đoạn phát triển, nhu cầu năng lượng của trẻ tăng dần dần khiến chúng ăn nhiều hơn.

    Độ tuổi/Lượng kalo cần mỗi ngày
    Trẻ từ 2-3 tuổi
    1000 kalo
    Trẻ từ 4-6 tuổi
    1200 kalo
    Bé trai từ 9-12 tuổi
    1800 kalo
    Bé gái từ 9-13 tuổi
    2200 kalo
    Bé gái từ 14-18 tuổi
    1600 kalo

    Ở độ tuổi 7-10, cả bé trai và bé gái đều hấp thụ 1600-2400 kalo/ngày. Khi đến tuổi từ 10-12, bé gái hấp thụ nhiều hơn… Trong giai đoạn phát triển nhanh, chúng cần nhiều calo, chất dinh dưỡng hơn và cần bổ sung canxi để giúp xương phát triển tăng chiều cao và nhiều protein để xây dựng cơ bắp. Ở bất kỳ giai đoạn nào, các bé trai cũng cần nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều thức ăn hơn bé gái vì cơ thể các bé lớn hơn. Tuy nhiên, cảm giác muốn ăn, thèm ăn không phải ngày nào cũng giống nhau, mà phải dựa trên mức độ hoạt động.Trẻ chơi trong nhà cần ít kalo hơn trẻ hoạt động thể thao…
    Lưu ý : Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, nhất là tại các thời điểm quan trọng, việc bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết phải làm.Thay đổi thực đơn thường xuyên để bé ăn ngon và ăn khỏe hơn. Các phụ huynh có thể cân nhắc và xin ý kiến của bác sĩ cho bé uống thêm thuốc kích thích ngon miệng và tiêu hóa tốt.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  17. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NGUY CƠ NGỘ ĐỘC VÀ TỬ VONG TỪ THỊT CÓC
    [​IMG]

    Theo quan niệm của đông y, Thịt cóc được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc... Hiện tại cũng có nhiều gia đình coi cóc như thần dược hỗ trợ trong điều trị còi xương, biếng ăn. Tuy nhiên thịt cóc có thật sự tốt như lời đồn không? Bác sỹ dinh dưỡng tại phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ chia sẻ với các mẹ nhằm cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về việc sử dụng thịt cóc cho trẻ trong hỗ trợ điều trị còi xương, biếng ăn.

    1. Giá trị dinh dưỡng trong thịt cóc

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, thịt cóc giàu đạm, kẽm (100gr bột cóc có 55,4g đạm và 65mg kẽm). Tuy nhiên, ngoài đạm và kẽm, thịt cóc không có thêm bất cứ thành phần dinh dưỡng nào khác. Trong khi đó, lượng đạm trong thịt cóc so với thịt lợn, gà, ếch thì không nhiều hơn. Ngoài ra, lượng kẽm có trong thịt cóc cũng ít hơn hải sản (sò, hến, hàu). Lượng canxi, vitamin D thì cũng rất nghèo nàn, trong khi nguyên nhân chủ yếu còi xương ở trẻ là do không hấp thu được canxi và vitamin D.

    2. Độc tố trong thịt cóc

    Một số bộ phận của con cóc như gan, trứng, da, mủ, mắt, hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) chứa rất nhiều độc tố bufotoxin, có thể gây tử vong rất cao trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, ở một số con cóc còn chứa độc tố tetrodotoxin tăng thêm nguy hiểm khi cho trẻ ăn. Chưa kể, độc tố của thịt cóc không hề bị phân hủy ở nhiệt độ cao như nấu sôi, chiên xào…

    3. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc

    - Ăn cả gan và trứng cóc

    - Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, khiến cho độc tốt lẫn vào cơ của cóc

    4. Triệu chứng ngộ độc

    - Chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội.

    - Có thể bị tiêu chảy, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ - thất, truỵ tim mạch.

    - Huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt

    - Rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp.

    - Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc…

    5. Xử trí khi ngộ độc thịt cóc

    Chủ yếu là điều trị triệu chứng, phát hiện sớm thì gây nôn và chuyển ngay đến bệnh viện xử lý để tránh tử vong do ngộ độc thịt cóc gây ra.

    6. Phòng ngộ độc

    Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.

    LỜI KẾT: Như vậy, trên thực tế thịt cóc không phải là thần dược hỗ trợ trẻ trong việc điều trị bệnh còi xương, biếng ăn như dân gian vẫn đồn thổi, vì vậy để an toàn cho bản thân thì không nên ăn thịt cóc và các chế phẩm từ cóc.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    TẮC TIA SỮA SAU SINH
    [​IMG]

    Hiện nay tình trạng tắc tia sữa khá phổ biến ở các mẹ trẻ, do điều kiện kinh tế khá lên, chế độ ăn uống tốt hơn, các mẹ đã có nhiều kiến thức để giúp sữa xuống đều hơn, đặc biệt việc nuôi con bằng sữa mẹ được các bác sĩ hướng dẫn rất tận tình nên các mẹ luôn có kiến thức để duy trì nguồn sữa cho bé bú khá dồi dào. Tuy nhiên sữa nhiều, đồng nghĩa với việc tắc tia sữa nhiều hơn so với trước đây.

    Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ sau sinh, thường gặp ở các bà mẹ quá nhiều sữa hoặc con lười bú, bệnh không quá nguy hiểm và khó chữa nhưng nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.

    Sữa được tạo ra từ nang sữa theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của bé, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

    Những dấu hiệu tắc tia sữa:

    - Bầu vú có hiện tượng căng to hơn bình thường và càng lúc càng tăng dần dẫn đến đau nhức và vú không tiết được sữa cho con bú kể cả lấy tay vắt sữa.

    - Vú có các khối tròn di động nhiều kích thước bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng có khi còn đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ … Sữa có thể vẫn tiết ra được bình thường.. Mẹ bị tắc tia sữa thường có sốt hoặc cảm giác sốt, đau tăng lên dần nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

    Những giải pháp chống tắc tia sữa:

    - Massage vú thường xuyên: Nếu sữa nhiều quá em bé không bú hết thì vắt hết đi để nang sữa tạo dòng sữa mới.

    - Chườm khăn nóng để dòng sữa đông kết tan dần

    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    TRẺ KHÔNG CHỊU BÚ MẸ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
    [​IMG]

    “Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ em và sức khỏe của người phụ nữ” đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ tiêu thụ nguồn năng lượng dự trữ trong lúc mang thai, do đó dễ dàng duy trì cân nặng sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương. Sữa mẹ giúp trẻ hoàn thiện về thể chất , tinh thần và trí tuệ. Tuy nhiên vì một lý do nào đấy, trẻ không chịu bú mẹ, khiến người mẹ băn khoăn lo lắng và vội vàng cho trẻ chuyển sang bú bình, điều đó là hoàn toàn không hợp lý, các mẹ cần tìm nguyên nhân để khắc phục và để tiếp tục duy trì cho bé bú nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.

    Sữa mẹ phụ thuộc vào lượng sữa bé bú và lượng sữa được vắt ra

    Sữa non bắt đầu được tiết ra từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Khi bé ra đời, sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ để cho bé bú. Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh như: Tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân xu đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp. Thời điểm cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa chuyển tiếp phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ các nội tiết tố. Sau khi nhau thai đã được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, nồng độ estrogen và progestogen sẽ giảm nồng độ prolactin tăng lên, kích thích cơ thể mẹ tiết sữa nhiều hơn bắt đầu từ ngày thứ 3-4. Sau 3-4 ngày, cơ thể mẹ tiếp tục sản xuất sữa tùy thuộc vào lượng sữa bé bú và lượng sữa được vắt ra.

    Nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ

    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú, có thể trẻ bị đau do can thiệp bằng fooc-xep khi sinh, trẻ thường quấy khóc không chịu bú. Có thể trẻ bị nghẹt, tắc mũi không muốn bú. Ngạt, tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nên bú một lúc lại dừng, há mồm để thở. Cũng có thể trẻ bị tưa lưỡi làm miệng đau, khó bú hoặc bỏ bú, quấy khóc. Trẻ lớn hơn có thể đang mọc răng, trẻ ốm, viêm mũi họng, chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng không muốn bú…Mặt khác, về phía người mẹ có thể do tác dụng của thuốc an thần, thuốc chống nhiễm khuẩn…mà người mẹ phải dùng trong khi sinh và đau đẻ . Thuốc tiết qua sữa, trẻ bú vào trở nên lơ mơ, uể oải không bú. Cũng có thể do trẻ bú bình trong những ngày đầu đã quen với đầu vú cao su mút sữa dễ dàng mà không quen vú mẹ. Do trẻ ngậm bắt vú không đúng. Do người mẹ phân vân, lo lắng cho con bú ít và trẻ bú ít lần. Do trẻ dị ứng với mùi lạ (chẳng hạn mẹ ăn tỏi hay dùng nước hoa…). Cũng có khi do vú quá căng sữa, tia sữa xuống nhanh và mạnh khiến trẻ dễ bị sặc rồi sợ bú.

    Xử trí trẻ không chịu bú mẹ

    Nếu do trẻ bị sang chấn trong khi sinh, người mẹ cần thay đổi tư thế cho con bú, sao cho không chạm vào chỗ đau của trẻ. Cho trẻ bú ít một và nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị ngạt tắc mũi, cần vệ sinh làm thông thoáng mũi trước khi bú và làm từ 3 -5 lần/ngày. Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi, chờ vài phút sau đó làm sạch mũi. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi đào thải ra ngoài làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở. Hoặc có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Mỗi lần trẻ bú, nếu sữa mẹ nhiều để trẻ đỡ sợ và không bị sặc sữa, có thể dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa giữ vú ở thể gọng kìm để sữa chảy chậm lại. Cho trẻ bú kiệt sữa một bên vú để trẻ có thể nhận được phần sữa cuối cùng giàu chất béo.

    Trẻ lớn hơn, nếu nghi ngờ trẻ mọc răng đau không chịu bú, bà mẹ cần kiên nhẫn tiếp tục cho con bú.

    Nếu quan sát thấy miệng trẻ có những mảng trắng đục như đậu phụ ở trong má, lưỡi và vòm miệng có thể bị tưa lưỡi. Cần lau miệng cho trẻ bằng khăn xô mềm thấm nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày hoặc dùng nước mật ong pha loãng, nước rau ngót lau miệng cho trẻ 3-4 lần/ngày. Nếu điều trị bằng các biện pháp trên mà biểu hiện tưa lưỡi của trẻ vẫn không ngớt, thì có thể dùng Natribicarbonate 4,2% dạng gói, mỗi ngày 3 lần rửa miệng cho trẻ, mỗi lần ½ gói pha loãng sau đó lau sạch lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Sau 4 -5 ngày không khỏi bệnh, bạn cần đưa con đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trẻ bị tưa lưỡi lâu ngày sẽ bỏ bú và có thể bị tiêu chảy và viêm phổi do nấm.

    Các bà mẹ cần biết cách cho con ngậm bắt vú đúng, vắt sữa cho con ăn bằng cốc và thìa, không cho con bú bình vì nếu trẻ bú bình sẽ không bú mẹ nữa. Bên cạnh đó, nên lưu ý vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú; cho bé bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi.

    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĂN CÁ ĐỐI VỚI MẸ BẦU
    [​IMG]

    · Những điểm cần lưu ý :

    Khi mang thai, tâm lý của bà bầu và người thân luôn muốn bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn nhiều loại hải sản như tôm, cua, cá…Các loại hải sản này cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu và thai nhi,tuy nhiên cũng cần có chọn lọc và phương pháp trong việc ăn hải sản để tốt cho sức khỏe của mẹ và con.

    I. Cá có lợi ích như thế nào với bà bầu ?

    Chất béo Omega 3 dồi dào trong cá, hải sản cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá giúp cho bà bầu giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.Mặt khác, giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.Ngược lại, nếu bà bầu không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà bầu nên ăn khoảng 350g hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý, cá phải được nấu chín trên 100ᵒC và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp (vì có hàm lượng thủy ngân cao). Ngoài hải sản, các bà bầu nên bổ sung tôm, cua, ốc, cá nước ngọt…

    II. Ăn cá như thế nào ?

    1. Không ăn quá 350g các loại thủy hải sản trong 1 tuần.

    2. Chỉ ăn cá đã nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn các món cá chưa chín như gỏi cá.

    3. Ăn các loại cá được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn các loại cá ươn, chết…

    4. Ngoài ăn cá , có thể sử dụng dầu cá để thay thế sẽ có tác dụng sinh ra bé có đôi mắt sáng hơn.Tuy nhiên, sử dụng dầu cá phải tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng sử dụng.

    5. Khi mang thai, cho con bú nên hạn chế ăn các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu…vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân rất cao, đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     

Chia sẻ trang này