Kinh nghiệm: Những Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ Ở Trẻ Nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi toansksk92, 23/8/2016.

  1. toansksk92

    toansksk92 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/7/2016
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Có khoảng 25% trẻ nhỏ xuất hiện những dấu hiệu bệnh tự kỷ, nếu không phát hiện kịp thời thì có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.


    [​IMG]
    Ngày càng có nhiều trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ

    Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ không dễ phát hiện như ở người trưởng thành, nó rất dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Chính vì vậy, nếu bố mẹ không quan tâm tới con cái của mình một cách đúng mức thì rất khó phát hiện cũng như điều trị dứt điểm được bệnh tình của trẻ. Thêm vào đó, việc không tìm hiểu đầy đủ kiến thức về bệnh cũng có thể đẩy con trẻ vào tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

    Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dù trẻ rất nhỏ, thậm chí mới vài tháng tuổi đã xuất hiện các biểu hiện của bệnh tử kỷ Máy chủ Server HPE ProLiant DL360 Gen9. Một phần lí do được đưa ra có thể do ảnh hưởng tâm lý của người mẹ khi mang thai ( thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, chán nản hoặc cũng bị tự kỷ…) Tuy nhiên, để chuẩn đoán được vấn đề của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời rất khó nhận biết. Bố mẹ có thể bỏ qua rất nhiều triệu chứng nhỏ nhưng lại không hề nhận ra điều đó..

    [​IMG]
    Biểu hiện của chúng thường không rõ ràng và bố mẹ rất khó phát hiện điều đó

    Một số dấu hiệu bệnh tự kỷ được đánh giá là khá phổ biến sau đây có thể giúp bố mẹ trong trường hợp này. Đầu tiên, những trẻ mắc chứng tự kỷ thường khép kín, rất ít khi trò chuyện hay lắng nghe lời chỉ dạy của người khác. Khuôn mặt của các bé thường vô cảm, thờ ơ và rất hiếm khi bộc lộ cảm xúc nào đó đặc biệt. Với những trẻ nhỏ thì chúng rất ít thay đổi tư thế cũng như tỏ ra vui vẻ khi được bố mẹ bế như các em bé khác máy chủ server. Chỉ những thay đổi dù rất nhỏ thôi cũng khiến em tức giận, khóc lóc, hờn dỗi.

    Một điểm cũng khá nổi bật ở trẻ tự kỷ chính là chúng khá là thông minh nhưng lại rất ít khi biểu hiện điều đó trước mặt bố mẹ, người thân. Các bé hạn chế tiếp xúc bằng mắt và không muốn theo bất cứ ai. Chơi với những đứa trẻ cùng tuổi là điều hiếm thấy ở em bé mắc tự kỷ, không muốn chơi thành nhóm hội, không hứng thú với các trò chơi có đông người tham gia cũng là biểu hiện thường thấy ở các em.

    [​IMG]
    Trẻ nhỏ tự kỷ thường thích ở một mình

    Không thích học, không hứng thú với những hoạt động mới lạ, vui vẻ chính là dấu hiệu bệnh tự kỷ thường thấy ở các em nhỏ. Chúng muốn yên tĩnh, thích một mình và thường thích trốn trong một không gian riêng nào đó của mình.

    Nếu thấy bất cứ dấu hiệu khác thường nào của trẻ, bố mẹ cũng cần bình tĩnh và đưa trẻ tới khám bác sĩ tâm lý để nhận được những chia sẻ thích đáng nhất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi toansksk92
    Đang tải...


  2. me luoi

    me luoi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2010
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    http://vinmec.com/tin-tuc/con-cham-noi-me-tuong-mac-tu-ky-a658.html
    Nhiều khi em bé chậm nói cũng dễ bị nhầm là tự kỷ, các mẹ lưu ý thêm nhé. Chuyên gia tâm lý hướng dẫn như thế này.

    Con chậm nói, mẹ tưởng mắc tự kỷ

    Không ít em bé được cha mẹ đưa đến khám tại Trung tâm Tư vấn điều trị tâm bệnh và tự kỷ - Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec chỉ đơn thuần bị chậm nói chứ không phải tự kỷ. Vậy, làm thế nào để phân biệt được 2 bệnh có nhiều biểu hiện rất giống nhau và dễ gây nhầm lẫn này?


    Bé Nguyễn Duy H. (Hà Nội) đã 18 tháng tuổi nhưng chưa bập bẹ được từ nào. Qua tìm hiểu trên mạng, mẹ bé nhận thấy con mình có tới 18 biểu hiện của trẻ tự kỷ. Ví dụ như: Chậm nói, không quay lại khi người lớn gọi, ít nhìn vào mắt người đối diện, hay cào cấu, đập người khác, nhại lời, xoay tròn người, kiễng chân… Lo lắng con mình có thể bị tự kỷ, gia đình đã đưa bé đến khám tại Trung tâm Tư vấn, Điều trị tâm bệnh và tự kỷ - BV đa khoa quốc tế Vinmec. Qua thăm khám lâm sàng, kiểm tra bằng các test tâm lý theo tiêu chuẩn quốc tế, các chuyên gia đã đưa ra chẩn đoán ban đầu bé bị rối loạn ngôn ngữ chứ không phải tự kỷ.

    H có nhiều dấu hiệu giống trẻ tự kỷ như: Không nhìn vào mắt người khác, không có phản xạ khi bố mẹ âu yếm vuốt ve, khi đưa một vật gì đó thì không quan tâm đến phản ứng của người khác. Nhưng bé vẫn có sự tương tác qua lại, muốn được chú ý khi đưa vật dụng cho bố mẹ. Ở trẻ tự kỷ, gặp ai cũng chỉ lặp lại một từ “Xin mẹ” mà không biết thay đổi đại từ nhân xưng. Nhưng bé H. vẫn có thể phân biệt và nói được rõ ràng “xin cô”, “xin ông”, “xin bà”…

    Chậm nói thường là do là bản thân trẻ gặp khó khăn với ngôn ngữ, môi trường không thuận lợi. Vì thế, theo chuyên gia tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, trẻ bị chậm nói đơn thuần nếu can thiệp về ngôn ngữ hợp lý thì sau 3 - 6 tháng sẽ tương đối ổn định. Sau khi bác sĩ điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, cùng chơi và hướng dẫn các bài tập ngôn ngữ với bé H, cháu đã có nhiều biểu hiện tiến bộ, biết nói bập bẹ những từ mà trẻ cùng lứa có thể phát âm được như “bà”, “ạ”, “xin”... Khi ngôn ngữ dần cải thiện, bé H. đã biết giao tiếp hơn, các biểu hiện khó chịu, hay đánh người khác cũng mất đi.

    Cách phân biệt chậm nói và tự kỷ

    Chuyên gia tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng cho biết, không ít trẻ chậm nói đã đến khám tại Trung tâm Tư vấn điều trị tâm bệnh và tự kỷ Vinmec với lý do nghi bị tự kỷ. Sự nhầm lẫn đó thực ra là dễ hiểu. Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà đánh đồng những biểu hiện, hành vi của hai căn bệnh này.

    Tiêu chuẩn để chẩn đoán và khẳng định trẻ tự kỷ phải dựa trên rất nhiều yếu tố theo tiêu chuẩn quốc tế, hội đủ 3 biểu hiện: Giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ và có hành vi bất thường. Với giảm tương tác, bé ít nhìn mắt, ít chỉ tay, ít cử chỉ giao tiếp, không chơi với bạn, gọi ít quay lại, không khoe, không chia sẻ quan tâm với người khác… Trong giảm giao tiếp, bé chậm nói, nhại lời, phát âm vô nghĩa, giọng nói khác thường, không biết chơi giả vờ, ngôn ngữ có xuất hiện nhưng sau đó lại mất... Còn các hành vi bất thường là: Hay cầm lâu một thứ gì đó, cuốn hút quá mức với tivi, logo sách, chữ, số bấm nút đồ điện, đi kiễng chân, chạy vòng quanh, nhìn tay, ăn ít nhai…

    Như vậy, điểm phân biệt rõ nét nhất của bệnh tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc tương tác như cáu gắt, tự làm đau bản thân. Đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt – mắt, ngay cả với người thân, hoặc né tránh chơi đùa với trẻ khác.

    Dù mắc chứng chậm nói hay tự kỷ thì các bé luôn cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh và được hướng dẫn tập luyện bởi các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Khi đưa trẻ đến khám, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu, sau từ 10 - 15 buổi trị liệu, dựa trên kết quả phản ứng của trẻ để tiếp tục kết luận chính xác trẻ bị bệnh gì nhằm có hướng điều trị cụ thể.

    Chứng chậm nói có thể điều trị khỏi. Còn với trẻ tự kỷ, các phương pháp điều trị sẽ giúp bé cải thiện chức năng tương tác, hành vi, ngôn ngữ, giúp bé ổn định và phát triển gần như trẻ bình thường. Việc phát hiện muộn các triệu chứng liên quan, sức khỏe tâm lý của trẻ sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội hóa của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm các triệu chứng này và có kế hoạch giúp đỡ hiệu quả.
     
  3. hanh1992

    hanh1992 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    14/7/2016
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    có cách nào chữa bệnh này cho trẻ nhỏ ko?
     
  4. me luoi

    me luoi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2010
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn ơi, tối nay mình sẽ inbox trao đổi thêm với bạn, để bạn có thêm thông tin tham khảo nhé.
     
  5. me luoi

    me luoi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2010
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đã inbox bạn nhé.
     
  6. huyenduc224

    huyenduc224 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/5/2018
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bác nên quan tâm đến bé nhiều hơn, cho bé tham gia các hoạt động cùng các bé khác, kích thích bé hoạt động nhiều hơn, mỗi ngày thêm một chút thôi, dần dần bé sẽ khỏi bệnh. Ngoài ra bác có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất giúp thư giãn đầu óc cho bé, cho tinh thần của bé tốt hơn. Chúc bé nhà bác chóng khỏi bệnh!
     

Chia sẻ trang này