Thông tin: 7 Cảm Xúc Mà Con Trẻ Cần Trải Nghiệm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support, 9/6/2016.

By support on 9/6/2016 lúc 9:00 AM
  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Khi bạn để trẻ trải nghiệm qua những cảm xúc dưới đây, bạn đã cho trẻ cơ hội học cách giải quyết các cảm xúc của mình theo cách lành mạnh. Qua đó, trẻ sẽ được chuẩn bị tinh thần để đương đầu với các trách nhiệm và sự thất vọng của mình khi trưởng thành.

    1. Bực mình

    Mặc dù, cha mẹ thường có xu hướng can thiệp ngay khi trẻ bực mình, nhưng trẻ cần biết cách đối phó hiệu quả với cảm xúc này. Dù trẻ đang khó chịu với môn Toán hay dọn giường, bạn cũng đừng làm hộ con chỉ vì trẻ bực mình.

    Bạn có thể nhắc con hít thở thật sâu nếu cần, khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề lại lần nữa khi đã bình tĩnh. Nếu trẻ không có cơ hội để giải quyết vấn đề của mình, trẻ sẽ cảm thấy bất lực, dần dần trẻ dựa dẫm vào người khác để giải quyết vấn đề hộ trẻ.

    2. Tức giận

    Tức giận không phải là cảm xúc tồi, đó là những gì mọi người chọn để thể hiện cảm xúc của mình chứ không phải là tích cực hay tiêu cực. Trẻ cần học cách lành mạnh để đương đầu với cảm xúc này và trẻ cần biết không được đánh người khác hoặc có hành vi gây gổ khi tức giận.

    Bạn hãy chống lại thôi thúc muốn làm trẻ bình tĩnh mỗi khi trẻ tức giận. Thay vì vậy, bạn nên dạy trẻ cách bình tĩnh như hít thở sâu, tách mình ra riêng 1 góc. Vài kỹ thuật quản lý cơn giận đó có thể giúp trẻ bình tĩnh khi cáu giận.

    3. Thất vọng

    [​IMG]


    Dù con bạn không được tham gia đội bóng, hay bà ngoại không mua kem cho con như đã hứa, trẻ thỉnh thoảng được quyền thất vọng. Bởi, trẻ sẽ phải gặp phải những tình huống gây thất vọng khác trong suốt cuộc đời và trẻ hiểu rằng thế giới không sụp đổ nếu thứ gì đó không xảy ra theo như ý muốn mình.

    4. Tội lỗi

    Nếu trẻ xin lỗi như một cái máy, trẻ sẽ không cảm thấy tội lỗi khi làm sai. Quan trọng là trẻ nhận thấy rằng hành vi của mình làm ảnh hưởng tới người khác và lời xin lỗi không phải để xóa bỏ lỗi đó. Nếu như làm cho trẻ xấu hổ không mang lại kết quả tốt thì một chút cảm giác tội lỗi trong thâm tâm trẻ có thể tạo ra những thay đổi mang tính chất xây dựng.

    Nếu bạn thường nói “Oh, không sao đâu” mỗi khi con xin lỗi, bạn sẽ khiến con hiểu rằng con không cần phải cảm thấy tội lỗi khi làm phiền người khác.

    Những đứa trẻ cảm thấy tội lỗi khi làm tổn thương người khác sẽ suy nghĩ hai lần trước khi làm tổn thương ai đó. Còn nếu bạn bắt buộc trẻ phải xin lỗi người khác và sau đó giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, trẻ sẽ không học được bài học.

    5. Lo lắng

    Trẻ lo lắng trong thời gian dài thì không lành mạnh cho trẻ, nhưng điều quan trọng là trẻ biết rằng mình có thể làm gì để cải thiện tình hình. Nếu trẻ lo lắng khi tham gia một môn thể thao mới hoặc tham dự một bữa tiệc sinh nhật, bạn nên khuyến khích trẻ vượt qua nỗi lo lắng đó.

    Quan trọng là bạn cần dạy trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi. Khi trẻ thấy kết quả tích cực (ví dụ như buổi tiệc sinh nhật quá thú vị), trẻ sẽ biết rằng lo lắng không thể cản trở trẻ làm những điều mình muốn.

    6. Buồn phiền

    Mặc dù bạn có xu hướng làm cho trẻ vui khi trẻ buồn, nhưng trẻ cần biết rằng đôi khi buồn chút cũng không sao. Dù trẻ chỉ buồn vì thua trong một trò chơi, hay mất thú cưng, thì cảm xúc đó là phản ứng bình thường. Bạn nên cho con thấy rằng buồn một lúc không có vấn đề gì cả, miễn là không mắc kẹt trong tâm trạng đó.

    7. Chán nản

    Thỉnh thoảng mọi người đều cảm thấy chán nản và trẻ cần biết rằng trẻ không cần phải luôn vui vẻ. Khi trẻ nói “Con chán quá” điều đó không có nghĩa là bạn cần giải quyết vấn đề. Thay vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ chủ động giải quyết sự chán nản của mình hoặc đương đầu với cảm xúc của trẻ theo cách tích cực.

    Nguồn:Verywell

    Biên dịch: Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support, 9/6/2016.

  • Tags:
    1. Na_xanh
      Na_xanh
      Có cần giới hạn độ tuổi áp dụng không ah?
    2. Thep.hcckt
      Thep.hcckt
      GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM chính là kim chỉ nam của THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY
    3. Nhuquynh97
      Nhuquynh97
    4. Nhuquynh97
      Nhuquynh97
      chắc không phải độ tuổi nào cũng vậy nhỉ
    5. thao369
      thao369
      độ tuổi nào mới xuất hiện những cảm xúc đó vậy bạn
    6. Chess For Kids
      Chess For Kids
      Hay ghê! Mình thấy nên cho các con tham gia các chương trình học tập trải nghiệm rất thú vị nhé! Con mình đã tham gia và thay đổi rất nhiều
    7. Babymoov_VietNam
    8. labellevie178
      labellevie178
      Thông tin hay quá! Mình xin phép chủ thớt share về fb nhé! Thank you
    9. IRC.Vietnam
      IRC.Vietnam
      Những cảm xúc này hầu như người lớn cũng phải trải qua đó thì mới cảm nhận được vậy ý, rất vui khi các con cũng cảm nhận được như vậy

Chia sẻ trang này