Thông tin: Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi hoanghuong020893, 24/8/2016.

  1. hoanghuong020893

    hoanghuong020893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/8/2016
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi đã từng nghe một câu nói: “ Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền và cách quản lý thế nào để tài chính luôn ổn định” đó là điều mà mọi người rất quan tâm để hướng đến cuộc sống thịnh vượng về tài chính, vấn đề chi tiêu bất hợp lý thường bắt nguồn từ những thói quen cá nhân và quản lý tài chính cá nhân cũng được coi là một bước để làm giàu. Những phương pháp này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để có được kế hoạch tài chính tốt nhất trên con đường làm giàu, hướng đến cuộc sống thịnh vượng cho bản thân mình!
    [​IMG]
    Vấn đề tài chính: thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu của mỗi người là khác nhau, những gì bạn biết về cách sử dụng đồng tiền, tiết kiệm hay chi tiêu thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, học từ bạn bè đồng nghiệp, từ lời khuyên của cha mẹ hoặc vợ hay từ những tìm kiếm ngẫu nhiên trên internet… điều này dẫn đến thói quen tiêu tiền không hợp lý. Vấn đề chi tiêu thường làm bạn rơi vào những lúc khó khăn, nhiều lúc cần gấp một khoản tiền nhỏ cũng phải đi vay mượn người thân bạn bè hoặc tìm những địa chỉ hỗ trợ vay vốn nhanh để đáp ứng nhu cầu. Vậy giải pháp nào để giúp bạn có kế hoạch tài chính tốt hơn!

    Các lý do có thể khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu:

    – Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình. Sau đó, dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thể thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.

    – Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.

    – Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.

    – Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.

    Những công cụ hỗ trợ bạn trong việc cắt giảm chi tiêu:

    – Mua hàng từ các website theo mô hình Groupon (mô hình mua nhóm với giá ưu đãi). Đây là mô hình đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Mua hàng theo mô hình này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bạn có thể chỉ phải bỏ ra 50 - 70% số tiền so với bình thường để được sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống như mong muốn.

    – Một số website về đấu giá như cũng giúp bạn có thể kiếm đuợc những món đồ với giá hời

    – Theo dõi các chương trình khuyến mãi của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm

    – Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý

    Các chuyên gia khuyên rằng, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết sẽ là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Hãy thực hiện chúng thường xuyên và có sự kiểm soát bảng thu chi hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. Cứ kiên trì và nhẫn nại mỗi ngày như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công.

    Bắt đầu thay đổi suy nghĩ về tiền và cách quản lý tiền

    Một số người có những cảm xúc phức tạp về tiền: áp lực trước việc kiếm tiền, cảnh giác trước sự tham lam, cảm thấy thù ghét các yếu tố vật chất và đề cao giá trị tinh thần. Suy cho cùng, việc tránh suy nghĩ về tiền chỉ là một hình thái cảm xúc bắt nguồn từ việc bạn không thể làm chủ được đồng tiền. “Từ bỏ” hay “không quan tâm” là một cách nói khỏa lấp những căng thẳng và sợ hãi, khi bạn không đạt được điều mình mong muốn.

    Để thay đổi thái độ từ thờ ơ hay sợ hãi sang tâm thế chủ động khi sử dụng tiền, trước tiên bạn phải hiểu được cảm xúc của mình. Bạn hãy tự hỏi mình: “Bạn cảm thấy thế nào về tiền? Về khả năng bạn kiếm được nó, để dành, quản lý nó một cách khôn ngoan? Nếu bạn không cảm thấy tích cực, bạn sẽ không thể có những trải nghiệm tích cực”. Đừng phụ thuộc vào tiền, cũng đừng cảm thấy tội lỗi khi nghĩ về tiền, đó là nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

    Nhiều người nghĩ rằng: “Tôi sẽ quản lý khi có nhiều tiền” là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước khi nói về quản lý tài chính. Lập luận này không khác gì việc “tôi sẽ chăm chỉ học tập khi tôi đạt được những điểm 10”. Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, cuộc sống sẽ chẳng bao giờ cho bạn thêm cái gì.

    Có người lại nói: “Quản lý tiền khiến tôi cảm thấy không tự do”- tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Xin hãy tin ở tôi! Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng tuyệt vời, là 1 thói quen vô cùng tốt.

    Học cách nói về tiền

    Mọi người hay nghĩ rằng vấn đề tiền bạc là một vấn đề tế nhị và thường tránh đề cập trước mặt nhau, thay vào đó, họ suy nghĩ một mình và tự làm bản thân trở nên căng thẳng. Vô hình chung, đó lại là nguyên nhân dẫn đến sự bức bối và kéo theo nhiều mâu thuẫn khác. Các chuyên gia cho biết, hầu hết các cặp vợ chồng chỉ nói về tiền khi họ đang ở trong tình trạng khủng hoảng.

    Tất nhiên, nói về tiền là một chuyện rất khó khăn, bạn sợ bị người khác đánh giá là ham tiền, đề cao đồng tiền, trọng vật chất… nhưng đây vẫn là một việc nên làm. Sự rõ ràng về tài chính là cách quản lý tài chính cá nhân và để mọi người hợp tác với nhau tốt. “Nhiều cặp vợ chồng thành công về mặt tài chính thường thoải mái khi nói về vấn đề tiền bạc”, các chuyên gia cũng khuyên nên tránh nói về chuyện tiền bạc khi có ai đó đang đói, tức giận, cô đơn hay mệt mỏi, tránh nhắc đến các con số ngay từ đầu mà hãy nói đến những chủ đề tổng quát hơn.

    Quản lý tài chính – Quản lý chi phí

    Phương pháp quản lý tài chính sau đây sẽ giúp bạn có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất

    Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí

    Người giàu: Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm

    Hãy cộng tất cả thu nhập của bạn (lương cứng, lợi tức kinh doanh,làm thêm, được cho…) và phân bổ vào 6 loại quỹ khác nhau. Bạn có thể dùng heo đất, tài khoản ATM, nhưng tốt hơn nên dùng những hũ nhựa trong suốt, có thể nhìn thấy bên trong và dán nhãn lên. 6 quỹ đó bao gồm:

    1, Quỹ Tự do tài chính: 10% thu nhập

    Trả nợ có lãi suất (giảm tiêu sản)

    Đầu tư vào tài sản để sinh ra tiền (lãi mẹ đẻ lãi con).

    Bạn có thể chọn 1 vài kênh sau để đầu tư: Ngân hàng, cổ phần công ty, cho vay. Có thể lúc đầu bạn thấy nó rất nhỏ thôi, nhưng nếu bạn đủ thời gian rảnh rỗi thì hãy làm 1 phép tính:

    Với mức thu nhập 5 triệu/tháng, 10% chỉ là 500.000, bạn tiết kiệm 600.000 1 tháng liên tục trong 30 năm, với lãi suất 8% 1 năm bạn sẽ có 700 triệu, với mức lãi suất 15% 1 năm bạn sẽ có 2 tỷ 800 triệu. Ví dụ này để chúng ta có thể hiểu về sức mạnh của việc có 1 lượng tiền để đầu tư hàng tháng.

    Bạn hãy coi quỹ này như một con ngỗng đẻ trứng vàng, và không bao giờ được giết nó. Đừng bao giờ lấy tiền trong quỹ này ra để làm bất cứ việc gì ngoài 2 việc trên. Bạn cứ thử không dành ra 10% trong 1 tháng xem, có thể bạn sẽ nói 1 tháng không làm đâu có sao ? Bạn của tôi ơi, bạn đã mất nhiều hơn con số đó rất nhiều đấy, theo nguyên tắc lãi suất kép mà.

    2, Quỹ Tiêu dùng dài hạn: 10% thu nhập

    Trả nợ, có hay không có lãi.

    Nếu không có nợ, tích lũy nó và mua những món đồ xa xỉ mà bạn thích (VD: xe, điện thoại, quần áo, trang sức, mỹ phẩm…)

    Đừng vay tiền mua trước rồi trả sau, vì đó là nguyên nhân dẫn đến hầu hết tình trạng tài chính tồi tệ.

    3, Quỹ Giáo dục: 10% thu nhập

    Quỹ này dùng để đầu tư vào chính bản thân chúng ta. Hãy dùng nó để chi trả cho các khóa học, sách, DVD, ... và trở thành một người hoàn hảo hơn.

    4, Quỹ Hưởng thụ: 10% thu nhập

    Đây là quỹ cho việc ăn chơi và phải theo đúng nguyên tắc sau đây: tiêu hết sạch và tiêu hoành tráng.

    Con người chúng ta có phần con và phần Người, vì chúng ta luôn muốn phát triển phần Người, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mà áp chế phần Con, nên lúc phần Con nó bùng nổ ra thì còn nguy hiểm hơn.

    Quỹ này chính là để nuôi dưỡng phần Con của bạn một cách đúng mức. Về cách ăn chơi thì: Đừng ăn, chơi ở mấy chỗ bình thường. Vì chỉ khi ăn chơi ở những nơi sung sướng nhất, hoành tráng nhất, thì tiềm thức của bạn mới kích thích, mong muốn những lần ăn chơi hoành tráng hơn, khiến cho bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng hãy nhớ, chỉ ăn chơi trong phạm vi 10% thôi bạn nhé.

    5, Quỹ Chia sẻ: 5% thu nhập

    Quỹ này dành để cho đi. Hãy mua những món quà hay làm từ thiện với mục đích chính là giúp đỡ người khác. Đừng nói: “Tôi sẽ cho đi, sẽ giúp đỡ khi tôi nhiều tiền.” thu nhập bạn là 5 triệu bạn còn không dám cho đi 250.000, thế lúc thu nhập bạn là 500 triệu, liệu bạn có dám cho đi 25 triệu không? Energy nghĩ là không!

    6, Quỹ Tiêu dùng thiết yếu: 55% thu nhập

    Đây mới là quỹ chúng ta dùng để sống và để trả cho người khác. Tất cả những khoản ăn uống, sinh hoạt, chúng ta sẽ lấy từ quỹ này. Mục đích của nó là duy trì cuộc sống.

    Nhưng… “Thế thì khó sống lắm, khác gì bạn bảo tôi đang tiêu 5 triệu/tháng thì giờ chỉ được tiêu gần 3 triệu/tháng”. Xin trả lời bạn: “Chính cách chi tiêu của bạn dẫn đến tình trạng tài chính hiện tại của bạn, và bạn đang túng quẫn!”

    Nhưng … “tiêu 55% không đủ, đi vay được không”. – bạn có biết chính những hành động như thế sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bạn, và làm cho bạn trở nên như bây giờ không?

    Học cách quản lý tiền và chi tiêu dưới khả năng cho phép

    Để thực sự sống tốt ở mức độ cho phép, bạn hãy mặc định khả năng của mình thấp hơn khả năng thực tế một chút, và thay đổi lối sống cho phù hợp với định mức đó. “Đây thực sự là chìa khóa và cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất”, các chuyên gia tư vấn cho biết, “Có rất nhiều cách để sống thoải mái mà không phải tiêu đến từng đồng xu cuối cùng, nhưng không phải ai cũng biết bài học này”. Nếu bạn có thói quen này, bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn như mua một ngôi nhà hoặc đi du lịch. Luôn kiểm soát chi tiêu bằng một ứng dụng di động một cuốn sổ nhỏ hay một người có trách nhiệm, bất cứ cách nào có thể giữ cho bạn hướng đến mục tiêu đã đề ra”.

    Sống dưới mức khả năng có nghĩa là bạn sẽ tìm kiếm những món đồ phù hợp chứ không phải một món đồ làm thỏa mãn bản thân, chẳng hạn như một chiếc xe đã qua sử dụng, một ngôi nhà nhỏ hơn, và quần áo từ các kệ bán hàng giảm giá. Đâu có gì là quá tệ, phải không?

    Học cách thiết lập ngân sách

    Các chuyên gia tài chính – nói rằng: “Hầu hết mọi người đánh đồng từ “ngân sách” với một chế độ kiêng cử hà khắc, khi bạn đang hi sinh sự thoải mái một cách ngắn hạn và từ chối những thú vui đặc biệt của bản thân”. Việc này chỉ khiến bạn giống như một quả bom nổ chậm cho đến khi bạn quyết định phung phí tất cả chỉ trong một đêm. Thay vào đó, tìm kiếm một “ngân sách cân bằng” như cách bạn thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng: Quản lý tiền bạc hiệu quả là một lối sống, không phải là một giải pháp tức thời.

    Thiết lập một ngân sách vững chắc từ tháng này qua tháng kia sẽ giúp bạn không có cảm giác bị tước đoạt. Các chuyên gia gợi ý về 3 ngân sách: thấp, trung bình và cao, từ đó bạn sẽ quyết định thiết lập ở mức nào vào đầu mỗi tháng. “Ngân sách thấp là khi bạn làm ra ít tiền hơn hoặc cần tiết kiệm cho một điều gì đó đặc biệt, ví dụ như khoản thanh toán cho một ngôi nhà hay một chiếc xe”, “Ngân sách trung bình là khoản tiền bạn đang làm ra và sử dụng nó cho những sinh hoạt điều độ hàng tháng, và ngân sách cao là khi bạn sắp có các khoản tiền mới”. Việc lựa chọn mức ngân sách sẽ quyết định mức chi tiêu của bạn trong tháng đó.

    Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

    Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Nếu bạn thuê một căn hộ có view đẹp và muốn tạo một không gian thư giãn tại gia, nghĩa là bạn quyết định thu nhập hàng tháng hướng về không gian sống. Nếu bạn thường xuyên đi du lịch thì hãy chi tiền cho các vật dụng dịch chuyển thay vì những món đồ nội thất đắt tiền.

    Một cách quản lý tài chính cá nhân khôn ngoan là hãy tạo 2 tài khoản: một cho nhu cầu thiết yếu (điều bạn cần) và một cho chi tiêu tùy ý (những mong muốn bộc phát). Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát tài chính một cách dễ dàng hơn.

    Học cách tiết kiệm thông minh

    Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là: Xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.

    Học cách tiết kiệm cho hưu trí

    Các chuyên gia tư vấn tài chính cho biết: Khi nghỉ hưu, mọi người thường chọn các khoản đầu tư đơn giản và hi vọng nó sẽ sinh lời, chỉ hi vọng thôi, rồi bỏ mặc nó. Gửi tiết kiệm ngân hàng là một ví dụ.

    Hãy bắt đầu chủ động suy nghĩ về khoản tiền hưu trí của bạn. “Đầu tư vào thị trường chứng khoán có thể là một giải pháp tốt khi bạn không muốn làm ăn với ai”, nhưng điều bạn cần làm là đảm bảo đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro. Bạn không nên chỉ đầu tư vào duy nhất một lĩnh vực bất kỳ”.

    Bạn sẽ còn rất nhiều lý do nữa, và cuộc sống của bạn trước bất kỳ 1 vấn đề nào, bạn sẽ luôn có những lý do để bao biện. Có thể sẽ có những lúc trong cuộc sống bạn gặp khó khăn và bạn tìm kiếm một kênh vay tiền nhanh để giải quyết các vấn đề tài chính của mình nhưng điều bạn nên làm bây giờ đó là: Hãy thay đổi! Hãy làm theo phương pháp này! Và tôi tin bạn sẽ làm được, sẽ thực sự sung túc, có cuộc sống thịnh vượng và tự do về tài chính!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoanghuong020893
    Đang tải...


  2. Lehuyen0904

    Lehuyen0904 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/6/2016
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng có tính ghi chép và chi tiêu. nhưng vẫn không làm sao dành rụm nổi. cứ cuối tháng lại nghèo
     
    hoanghuong020893 thích bài này.
  3. hoanghuong020893

    hoanghuong020893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/8/2016
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng đang cố gắng học cách quản lý. vì kiếm được bao nhiêu thì cũng hết, nên từ giờ phải chú ý tới quản lý tài chình cá nhân, bao nhiêu là kế hoạch chi tiêu
     
  4. All For Kid

    All For Kid Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/8/2016
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Bài hay! Thanks bạn!
     
  5. hoanghuong020893

    hoanghuong020893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/8/2016
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn cả nhà ạ
     
    dungbeo_46 thích bài này.

Chia sẻ trang này