Làm Thế Nào Để Giữ Bình Tĩnh Với Con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 17/8/2016.

By thuhien on 17/8/2016 lúc 11:54 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Phòng bừa bãi, những cơn giận hờn, và những hành vi xấu của con lặp đi lặp lại có thể làm kiệt sức hầu hết bậc cha mẹ không khi này thì khi khác. Nhưng có một số bậc cha mẹ có thể kiểm soát được những tình huống này với sự bình tĩnh.

    [​IMG]
    Nếu bạn không muốn thường xuyên quát mắng trẻ và muốn bớt cảm thấy căng thẳng, bạn có thể nghiên cứu 9 bí quyết dưới đây để trở thành những bậc cha mẹ biết giữ bình tĩnh:

    1. Kiểm soát mức độ căng thẳng


    Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh để có thể kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh. Bạn cần biết rằng căng thẳng đến từ sự khó khăn trong công việc, từ hôn nhân, từ sự khó khăn về tài chính sẽ ảnh hưởng tới công việc làm cha mẹ. Nên bạn nên tạo ra các hoạt đồng làm giảm căng thẳng để kiên nhẫn với con hơn như tập thể dục, dành thời gian cho bạn bè, ...

    2. Kiểm soát cơn giận

    Cần kiểm soát cơn giận của mình. Bạn cần biết khi nào thì mình chuẩn bị nổi giận để nhanh chóng thoát khỏi tình huống này. Bạn nên đi ra ngoài hoặc tự cách ly mình vài phút để tránh quát mắng, nổi giận hoặc tránh tranh giành quyền lực.

    3. Ngăn chặn các vấn đề về hành vi

    Bạn nên tập trung vào việc phòng hơn chống. Bạn giao các nhiệm vụ cho con, giải thích trước những mong đợi của mình, và can thiệp nhanh chóng khi vấn đề bắt đầu xảy ra.

    Kết quả là bạn có khả năng ngăn chặn những cơn giận của con hoặc những hành vi có vấn đề trước khi chúng xảy ra.

    4. Tập trung vào việc điều khiển chính bản thân, chứ không phải điều khiển trẻ


    Bạn không thể bắt trẻ không được khóc hay phải ngồi yên một chỗ. Thay vì trừng phạt khi trẻ mắc lỗi, bạn nên đưa ra những hậu quả có thể dạy trẻ biết cách lựa chọn tốt hơn cho lần sau. Trong khi đó, bạn tập trung vào kiểm soát cảm xúc của mình và làm gương tốt cho con.

    5. Dùng các hậu quả hiệu quả


    Bạn không nên sử dụng các hậu quả nửa vời. Bạn cần biết hậu quả nào có tác dụng. Trong khi cắt giờ chơi game có hiệu quả nhất với trẻ này, thì cách “cách ly” (time-out) lại là cách hiệu quả nhất với trẻ khác. Các hậu quả mà bạn đưa ra giống như một công cụ dạy con trẻ chứ không phải là để trừng phạt trẻ.

    6. Cảnh báo đơn giản

    Không rầy la, quát mắng hay đe dọa trẻ. Thay vì vậy, bạn chỉ đưa ra cảnh cáo. Sau đó, bạn để cho con trẻ lựa chọn và kèm theo sự hướng dẫn hay trải nghiệm các hậu quả đó.

    7. Nói là làm và thực hiện những gì đã nói.


    Bạn không nên cảnh cáo xuông hay đe dọa những thứ mà bạn không thể thực hiện được. Thay vì vậy, bạn nên làm rõ những gì bạn đã nói. Bạn nên gắn kèm các hậu quả và cho trẻ thấy rằng bạn thực hiện những gì đã nói.

    8. Nhìn xa trông rộng

    Tất cả các cha mẹ đều có những ngày tồi tệ và những khoảng thời gian khó khăn.

    Nhưng bạn nên nhìn xa trông rộng. Không cường điệu hóa những khó khăn của mình mà nên thực tế. Trải qua giai đoạn khó khăn là một phần tất yếu trong quá trình nuôi dưỡng con cái trở thành con người có tinh thần trách nhiệm.

    9. Hài hước

    Luôn luôn hài hước trong quá trình làm cha mẹ. Dù cho hoàn cảnh có khó khăn ra sao thì những nụ cười rạng rỡ vẫn là phương thuốc chữa lành tốt nhất.

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 17/8/2016.

    1. westman shoes
      westman shoes
      Tập trung vào việc điều khiển chính bản thân, chứ không phải điều khiển trẻ
      cái này e thấy khó nhắt!
      thuhien thích bài này.
    2. ngnganga
      ngnganga
      điều khiển ý chí của mình sao cho phù hợp
    3. thuhien
      thuhien
      Uh, vì thường đổ lỗi cho người khác thường dễ hơn là nhận trách nhiệm về mình mà.
    4. Dạy con và Làm đẹp
      Dạy con và Làm đẹp
      bố mẹ giữ được bình tĩnh thì con cái cũng sẽ học tập được tính cách đó từ bố mẹ. Hãy luôn kiềm chế cảm xúc để dạy dỗ con, đừng làm tổn thương trẻ.
      thuhien thích bài này.
    5. Dinh Thu Ha
      Dinh Thu Ha
      Bố mẹ Việt thường mắc phải lỗi này. Thật khó để tránh mắc phải. Nhưng từ hôm nay, tôi sẽ in bài này ra và...học thuộc.
    6. HƯNG NGỌC 58
      HƯNG NGỌC 58
      Hihi, đúng thế mn ạ.
    7. dungcuthethaohc
      dungcuthethaohc
      Có nhiều lúc cũng hay mắng con vô cớ, nhưng rồi lại thấy mình sai khi làm như thế
    8. nguyenthu82
      nguyenthu82
      Nhiều lúc bực mình trên công ty về con làm sai quát luôn haiz
    9. HoangThu_08
      HoangThu_08
      Bé nhà em cũng lì cơ nhiều khi ko quát ko được.
    10. clear86
      clear86
      Phần lớn chúng ta không có kiến thức về tâm lý trẻ nên mỗi lần trẻ xuất hiện hành vi -theo quan điểm của người lớn là không tốt, sai trái thì ngay tức khắc chúng ta nghĩ ngay đến phương án phạt, răn đe, quát mắng... như cách người lớn vẫn làm với nhau. Mình thường bao biện là do tính mình nóng nảy, do stress, do con cái bướng, lì nhưng thực sự là khi bình tĩnh thì thấy nhiều đứa trẻ hành xử như vậy, ngày bé mình cũng luôn bị trách phạt, đòn roi.
    11. Thái Thị Thúy An
      Thái Thị Thúy An
      yêu thương là phải răn đe,tuy nhiên không phai ai cũng biết cách, cám ơn chủ top về bài chia sẻ
    12. minhle456
      minhle456
      Quan trọng biết tiết chế cảm xúc
    13. Vietfuture2016
      Vietfuture2016
      cá nhân thấy mục 4 là điều khiển bản thân, bởi chính chúng ta bản thân cung không điều khiển cảm xúc được chứ nói chi là cố gắng chỉnh cảm xúc của trẻ.
      bậc làm cha mẹ lớn hơn con, phải cố gắng luôn hướng cho con những điều tốt nhất, và cảm xúc cũng luôn phải cố gắng ổn định vì công việc nuôi dạy con không bao giờ là dễ dàng.
      thuhien thích bài này.
    14. heoxinh_mommy
      heoxinh_mommy
      Đức tính này bố mẹ nào cũng cần tôi luyện ấy!
    15. Hato_Hanoi
      Hato_Hanoi
      Bạn nên rời khỏi phòng và đi đến một nơi kín đáo có ổ khóa (để bé vào nôi hoặc vào cũi có cửa khóa nếu bé còn nhỏ). Bạn sẽ có được một khoảnh khắc yên tĩnh, để cơn giận qua đi giúp bạn kiềm chế những hành vi nóng giận không mong muốn hoặc dành ra năm phút để nghe một bài hát, bằng tai nghe hoặc chỉ cần lặp lại “con là món quà quý giá nhất của mình” nhiều lần.
      thuhien thích bài này.
    16. letran2016
      letran2016
      Cảm ơn thớt nhé hôm nay mình mới biết đến nó , cảm ơn nhiều nhé , đúng cái tìm bữa giờ
    17. hatran2016
      hatran2016
      Cám ơn chủ thớt chia sẻ. Tính mình rất nóng nên hay cáu gắt với con, giờ phải cố gắng bình tĩnh hơn.
    18. hoahuongduong6666
      hoahuongduong6666
      mình cũng thế, thường bố mẹ cho mình quyền kiểm soát con cái thành ra hay căng thẳng
      trungvietnguyenn thích bài này.
    19. heoxinh_mommy
      heoxinh_mommy
      Bai viết hữu ích ghê (y)

Chia sẻ trang này