Thông tin: Dạy Con Có Trách Nhiệm Với Tiền Bạc Từ Khi Nào?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support5, 31/5/2016.

By support5 on 31/5/2016 lúc 9:33 AM
  1. support5

    support5 Moderator

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,737
    Đã được thích:
    1,274
    Điểm thành tích:
    863
    Nếu bạn không muốn con mua bán vô tội vạ những thứ không cần thiết, lấy tiền của cha mẹ, thì bạn nên dạy cho con trách nhiệm với tiền bạc ngay từ nhỏ.

    [​IMG]

    Khi nào và làm như thế nào để nói chuyện về tiền bạc với con? Dưới đây là những cách gợi ý để hướng dẫn con từ khi 3 tuổi.

    3 tuổi: Học cách chờ đợi

    Vào lứa tuổi này, trẻ cần biết kiên nhẫn chờ đợi và phản ứng phù hợp khi không có được thứ mình muốn. Bài học này sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong tương lai.

    Thực hành: Bạn có thể nói với bé rằng bạn sẽ cho bé 1 cái bánh nếu bé muốn, nhưng nếu bé đợi thêm 10 phút thì bạn sẽ cho bé 2 cái. Bạn quan sát lựa chọn của con và cố gắng khuyến khích bé chờ để lấy được 2 cái bánh.

    Bài học rút ra: Kiên nhẫn và chờ đợi để được phần thưởng lớn hơn sẽ luôn luôn tốt hơn việc thỏa mãn ngay lập tức.

    4 tuổi: Biết phân biệt từng loại tiền.

    Bé chưa hiểu ý nghĩa của tiền bạc ở lứa tuổi này, nhưng bé biết đếm và làm phép cộng trừ đơn giản. Bởi vậy, đây là lứa tuổi bắt đầu giúp bé kết nối việc thêm bớt với khái niệm về tiền bạc.

    Thực hành: Đưa cho con bạn một ít tiền lẻ và bắt đầu dạy bé đếm. Mỗi tuần, bạn giới thiệu và cho bé thực hành làm quen với một loại tiền. Khi bé biết các gọi tên các loại tiền lẻ, cho bé phân loại đống tiền lẻ thành từng loại và mỗi tuần sẽ tăng số lượng để tăng mức độ khó cho bé.

    Bài học rút ra: Bé biết được tên gọi và kích thước của mỗi loại tiền (và thực hành về môn toán).

    5 tuổi: Lựa chọn khi chi tiêu.

    Lứa tuổi này bé bắt đầu chịu áp lực từ bạn bè cùng trang lứa, bởi vậy bạn có thể chặn việc xin xỏ của bé (“vì bạn Tôm có!”) trước khi bé có ý định.

    Thực hành: Nói cho con biết rằng bạn không thể mua mọi thứ mà bạn muốn, do đó bạn phải lựa chọn những thứ mà thực sự quan trong đối với bạn. Lần sau đi siêu thị, nếu bé nhìn thấy 2 thứ muốn mua, bạn để bé chọn một thứ. Điều này thực sự khó cho cả người từ chối lẫn người muốn mua.

    Bài học rút ra: Mọi thứ cần đều phải dùng tiền để mua, do đó, con không thể mua mọi thứ mà con muốn.

    6 tuổi: Bắt đầu cho tiền tiêu vặt.

    Đây là lứa tuổi mà bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt. Nhiều chuyên gia khuyên bắt đầu cho trẻ khoảng 6 tuổi tiền tiêu vặt, điều đó có nghĩa là nếu trẻ muốn thứ gì đó thì trẻ cần tiết kiệm và chỉ rõ cách trẻ tiết kiệm như thế nào.

    Thực hành: Bắt đầu cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. Số tiền sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn nhưng nguyên tắc là mỗi tuổi sẽ cho bé thêm 1 đồng, bởi vậy, bạn có thể bắt đầu cho bé khoảng 6 đồng mỗi tuần. Bạn lưu ý rằng tiêu tiêu vặt không phải để trả cho những công việc hàng ngày: Số tiền tiêu vặt bạn cho trẻ hàng tuần là cách để bạn dạy trẻ quản lý tiền bạc chứ không phải là trả công cho những công việc nhà mà trẻ chịu trách nhiệm.

    Bài học rút ra: Nếu con muốn thứ gì đó, con cần phải biết nó có giá bao nhiêu và cần biết tiết kiệm để mua chúng.

    7 tuổi: “Con muốn làm gì khi con lớn lên?”

    Đây là lứa tuổi mà bạn có thể hỏi trẻ muốn làm gì khi lớn lên. Qua đó, bạn có cơ hội nói chuyện về nghề nghiệp, công việc với trẻ. Bạn nên giúp trẻ nhận thấy rằng mặc dù con sẽ phải làm việc để kiếm tiền, nhưng nếu con may mắn, con cũng sẽ thích công việc đó. Bạn nên cố gắng truyền cho bé cảm xúc tích cực về làm việc để kiếm tiền.

    Thực hành: Bạn có thể hỏi trẻ muốn làm gì khi lớn lên và cùng trẻ phác họa công việc mà trẻ mong muốn. Để cùng bé thực hiện hoạt động này, bạn mô tả công việc của bạn. Giải thích cho trẻ những việc bạn đang làm, tại sao bạn chọn công việc đó và lý do bạn thích công việc hiện tại.

    Bài học rút ra: Mọi người cần phải làm việc để kiếm tiền, nhưng mọi người sẽ cố gắng lựa chọn công việc mà họ thích.

    8 tuổi: Cho trẻ thấy những thứ phải chi trả

    Khoảng độ tuổi này, trẻ biết khái niệm thêm bớt để có thể hiểu khái niệm chi tiêu và thu nhập. Bởi vậy, đây là lứa tuổi tốt để giải thích rằng mặc dù bạn làm việc để kiếm tiền nhưng bạn phải tiêu tiền để chi trả cho các hóa đơn.

    Thực hành: Bạn có thể để trẻ ngồi cạnh bạn trong khi thanh toán các hóa đơn online. Những con số trên các hóa đơn có thể là quá lớn đối với trẻ (đặc biệt là tiền thuê nhà hay tiền trả góp nhà hàng tháng), nhưng bạn có thể để trẻ giúp bạn tính toán một vài phép toán đơn giản (ví dụ như cộng trừ trong hàng đơn vị).

    Bài học rút ra: Người lớn phải chi trả các hóa đơn, nhưng không có vấn đề gì khi họ có tiền trong tài khoản.

    Nguồn: Parents.

    Biên dịch: Thu Hiền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support5
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support5, 31/5/2016.

  • Tags:
    1. thuy2341992
      thuy2341992
      như thế trẻ có phát triển sớm quá ko ạ
    2. Wecanimmigration.com
      Wecanimmigration.com
      Dạy cho trẻ biết về tầm quan trọng của quản lý tiền bạc sẽ giúp trẻ trở nên có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Cha mẹ nên dạy cho con những cách thiết thực mà hiệu quả để kiếm và giữ tiền.
    3. Na_xanh
      Na_xanh
      Em thấy rất hay. Em sẽ lưu lại và thử nghiệm. Cảm ơn chủ thớt
    4. Thep.hcckt
      Thep.hcckt
      Càng sớm càng tốt bác ạ, Khi con bắt đầu có cảm nhận về giá trị!
    5. Địu vải An An
      Địu vải An An
      Hội chợ tới, em sẽ đăng ký một gian hàng nhỏ để cho hai bạn nhà em bán nước chanh, tự kiếm tiền trả nợ mẹ vì đã trót làm hỏng vô số thứ
    6. mehiuhiu
      mehiuhiu
      Hôm trước mình chứng kiến một bé 6 tuổi đã biết đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà. Giỏi thiệt. Chắc ba mẹ đã dạy cách tiêu tiền từ nhỏ.
    7. thao369
      thao369
      nên dạy con cách quý trọng đồng tiền sớm để bé có nhận thức đó từ nhỏ
    8. bohailua
      bohailua
      em không biết làm thế là tốt hay không nữa? phân vân quá :(
    9. LinhChi_89
      LinhChi_89
      Các mẹ ơi thế này là tốt hay ko tốt
      con e tết được lì xì là nó tích lại hết thành một đống lớp 2 rồi nên cx biết đếm tiền này nọ nhưng lại có thói quen là đếm xong là đi chia hết cho mn hoặc đòi đứng ra chi tiêu cho cả nhà đi ăn quán sang luôn..
      thấy con biết chia sẻ biết tiêu tiền cho gia đình cx vui nhưng mà chỉ sợ bh đã thế về sau con lại ko biết giữ của vung tiền quá trán thì chết các mẹ có kinh nghiệm hoặc trường hợp tương tự thì tư vấn e với !!!
      e cảm ơn
    10. iziteam
      iziteam
      Các cha mẹ có thể tham khảo cuốn sách này, rất hay
    11. thangvu43
      thangvu43
      Theo bản thân thì cách giáo dục này có vẻ hơi sớm so với tuổi của bé. Con của mình năm nay cũng đã 10 tuổi hơn nhưng mình không vội, từ từ cho con va chạm và có sự quản lý của mình bên cạnh, như vậy sẽ phù hợp hơn.
    12. IRC.Vietnam
      IRC.Vietnam
      Mẹ nên thường xuyên dẫn bé đi chợ, đi siêu thị mua sắm. Thông thường, khi đi mua sắm bé sẽ đòi mẹ mua những món đồ chơi yêu thích. Hãy tận dụng cơ hội này để dạy con về bài học ưu tiên cái cần thiết hơn cái muốn có bằng sự tự lựa chọn
    13. thuhuyennguyen1387
      thuhuyennguyen1387
      bài viết rất hay và bổ ích. Mình sẽ ghi nhớ và áp dụng cho bé ở nhà mình. cám ơn bài chia sẻ.
    14. TranhphongkhachAmia
      TranhphongkhachAmia
      Hay quá mình ngày xưa mãi khi lớn mới được cầm tiền và dạy về giá trị tiền. Với cả thấy các bé bây giờ muốn gì là muốn bằng được muốn ngay lập tức. Tất cả đều là do ba mẹ không chỉ dạy hoặc chỉ dạy nhưng hời hợt.
    15. Bốngxinh2014
      Bốngxinh2014
      Theo mình thì tuỳ vào điều kiện cũng như quan điểm khác nhau của từng gia đình. Nhưng dù sao cũng nên lưu và học hỏi.
    16. CuTrongMinh
      CuTrongMinh
      Để trẻ con đụng chạm đến tiền sớm quá cũng không tốt chút nào. Tùy từng trường hợp, từng cách chăm sóc trẻ của mỗi gđ nữa.
    17. Dermaster-ddk.vn
      Dermaster-ddk.vn
      Khen trẻ về sự giúp đỡ và những nỗ lực của trẻ dù cho việc đó có được hoàn thành tốt đẹp hay không. Việc khen trẻ em giúp các bé học sống trách nhiệm dễ dàng hơn so với việc cho trẻ tiền hay quà để trẻ làm tốt việc được giao.

Chia sẻ trang này