Thông tin: Dạy Con Biết Xin Lỗi Khi Làm Sai

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 18/5/2016.

By support5 on 18/5/2016 lúc 3:47 PM
  1. support5

    support5 Moderator

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,737
    Đã được thích:
    1,274
    Điểm thành tích:
    863
    Những cách dưới đây giúp bạn hướng dẫn con hiểu được ý nghĩa của việc xin lỗi chứ không phải xin lỗi một cách miễn cưỡng.

    [​IMG]

    Lùi một bước

    Nếu con vì tức giận mà đẩy bạn khác ngã, thay vì yêu cầu con xin lỗi ngay lập tức, bạn cần giúp con bình tĩnh trước tiên. Nếu bạn khăng khăng bắt bé xin lỗi khi bé vẫn đang buồn, bé sẽ không hiểu hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Khi bé bình tĩnh, bé sẽ biết cảm thông và hiểu được hành động của mình là sai. Việc đó sẽ giúp bé biết hối hận và biết kiểm soát xung đột tốt hơn về sau. Nếu bé la hét khi bạn yêu cầu bé dọn bàn ăn, nếu bạn bắt bé xin lỗi ngay “Chúng ta không nói chuyện theo cách này, con cần xin lỗi mẹ ngay lập tức” sẽ chỉ khiến cho tình huống leo thang và khiến bé cảm thấy tồi tệ hơn do bị mẹ la mắng chứ không phải là việc nói năng thô lỗ với bạn. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Con nói như vậy khiến mẹ buồn đấy. Mẹ yêu con, nhưng chúng ta cần vài phút để bĩnh tĩnh và quay lại sau tiếp tục nói chuyện sau.”

    Nhìn nhận lại những gì đã xảy ra.

    Khi bé bình tĩnh hơn, bạn có thể nói về hành vi của bé ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bạn có thể hỏi những câu hỏi giúp bé biết cảm xúc của người khác như “Con sẽ cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy ra với con?” Bạn cũng có thể giúp bé nhớ lại một sự việc tương tự “Con có nhớ là con đã buồn như thế nào khi bạn A mắng con không? Đấy, bây giờ bạn B cũng cảm thấy tương tự như vậy.” Sau đó, bạn có thể cùng con nghĩ ra những cách để giải quyết xung đột vào lần tới. Bạn có thể hỏi con “Con sẽ làm điều gì khác?” hoặc “Lần tới, nếu xảy ra việc tương tự con có thể làm gì tốt hơn?” để giúp bé nghĩ về những việc có thể xảy ra. Nếu con bạn buồn vì em không chia sẻ đồ chơi hoặc ném đồ chơi khắp phòng, bạn gợi ý bé lần sau có đi ra khỏi phòng hoặc nói với em “Không được làm việc đó”.

    Làm gương

    Một trong những cách dạy hiệu quả nhất là chính hành vi của bạn. Con bạn sẽ quan sát những việc bạn làm. Nếu bạn mắng bé khi ngắt lời bạn, bạn có thể nói “mẹ xin lỗi mẹ vì đã không trả lời con lịch sự. Trong lần tới, mẹ sẽ cố gắng bình tĩnh hơn khi mẹ cảm thấy thất vọng.” Lời xin lỗi này sẽ dạy bé: Nhận trách nhiệm và có một kế hoạch cho lần tới. Khi bé thấy cách làm này lặp đi lặp lại, bé sẽ học theo.

    Đền bù thiệt hại

    Hành động cụ thể để thay lời xin lỗi sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều hơn. Nếu con bạn gọi bạn bè bằng biệt danh, bạn có thể hỏi con: “Con làm gì để bạn cảm thấy thoải mái hơn?” Bé có thể gợi ý con có thể ôm bạn hoặc chia sẻ một món đồ chơi đặc biệt nào đó. Giống như lời nói “tôi xin lỗi”, cử chỉ này giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm với lỗi cụ thể. Tất nhiên, bé có thể vẫn sẽ từ chối xin lỗi ngay cả khi bạn đã hướng dẫn bé phản ứng phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể tránh xung đột, và biết rằng bạn sẽ có cơ hội khác để dạy bé lời xin lỗi. Khi bé xin lỗi, bạn có thể khích lệ con “Con sẽ cảm thấy tự hào khi làm bạn cảm thấy tốt hơn!”

    Nguồn: Parents.

    Biên dịch: Thu Hiền.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support5
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support5, 18/5/2016.

    1. dv.phucan
      dv.phucan
      con m cứ lí nhí. chán đời
      Mom's Bin thích bài này.
    2. quynh92
      quynh92
      mình ít khi bình tĩnh được :(
      Mom's Bin thích bài này.
    3. rongcon8888
      rongcon8888
      Bé nhà mình rất khó nói câu này, nhiều khi rất bực mình
      Mom's Bin thích bài này.
    4. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      kinh nghiệm hay cho các mẹ
      Mom's Bin thích bài này.
    5. MiTomUp
      MiTomUp
      Dạy trẻ biết nói xin lỗi từ lúc còn bé sẽ dễ dàng hơn và giúp trẻ học hỏi nhanh hơn. Ban đầu, bố mẹ không nhất thiết phải đề cập đến cụm từ “xin lỗi” mà chỉ cần nhẹ nhàng khuyên bảo. Lần tiếp theo nếu làm gì sai, con sẽ biết phải làm gì và dần dần sẽ diễn đạt thành lời.
      Mom's Bin thích bài này.
    6. Mom's Bin
      Mom's Bin
      Chỉ mong con ngoan, nhiều lúc nóng vội,không kiềm chế được,la con xong thấy hối hận.
      Cám ơn mẹ nhé
    7. menhihang
      menhihang
      Tính mình nóng tính, khó kiềm chế! Lắm luca quát mắng con xong cũng cảm thấy hối lỗi, và thấy mình sai vì đã k nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu! Cám ơn mn đã chia sẻ để giúp cho cả mẹ và con đều cảm thấy tốt hơn khi nói chuyện với nhau
    8. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      bài viết ý nghĩa quá
    9. conyroi
      conyroi
      Bé nhà mình khi bình tĩnh rồi, mình phân tích giảng giải cho bé để bé biết lỗi, nhận lỗi thì hắn ta toàn khóc :(
    10. Ánh Ngân
      Ánh Ngân
      Mình hay mất bình tính, sẽ cố gắng sửa
    11. Nhung587
      Nhung587
    12. bohailua
      bohailua
      Lưu lại mai mốt sinh con có cái mà dạy hihi
    13. likado123
      likado123
      Theo mình thì hãy cứ dần dần khuyên bảo trẻ, dạy trẻ từ từ rồi trẻ sẽ biết phải làm gì khi mình sai.
      Bạn có thể các sản phẩm quan linh,áo lính,quần áo rằn ri giảm giá sốc, được phân phối bởi Likado
    14. me_miu1601
      me_miu1601
      Thực ra cũng tùy hoàn cảnh mới có thể áp dụng được, ví dụ đến nhà bạn chơi, con mình xô bạn khác té, nếu mình không bảo con xin lỗi ngay, bố mẹ của bạn kia sẽ cảm thấy không hài lòng và cho rằng mình nuông chiều con, và con mình ko ngoan, mình nghĩ vẫn cần xin lỗi tại thời điểm đó, sau đó khi con bình tĩnh và mình cũng có tg nói chuyện riêng vs con, mình sẽ nói lại vấn đề này để con hiểu tại sao lúc đó con phải xin lỗi
    15. tianangmai
      tianangmai
      con mình thì bướng bỉnh lắm ko tiếp thu được

Chia sẻ trang này