Kinh nghiệm: Bài Tập Thể Dục Phù Hợp Với Người Bị Bệnh Gout

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hoamuaha893, 14/7/2016.

  1. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh gout gây sưng và viêm cơ ở đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân, cổ tay và ngón chân cái. Các bài bài tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gout, tuy nhiên, luyện tập cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm cơ.

    Vì vậy người bệnh cần lựa chọn những bài tập phù hợp. Dưới đây là những bài tập tốt nhất bạn có thể thử nếu bị gout.

    Bài tập giãn cơ

    Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.

    Bài tập lưng và cơ đùi sau

    Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.

    Bài tâp vai

    Người bệnh nên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.

    Bài tập cổ tay

    Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.

    Bơi lội

    Bơi là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn. Bạn nên bắt đầu từ từ và tăng dần thời gian đi bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Giai đoạn đầu bạn nên duy trì 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút sau đó tăng dần.

    Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio

    Đây là các bài tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới. Người bệnh gout nên chọn các bài tập

    Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày sau đó sẽ tăng dần thời gian lên.

    Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến điều trị bệnh gout tồi tệ hơn. Trong trường hợp bạn không biết bắt đầu thế nào, hãy tìm đến huấn luyện viên và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoamuaha893
    Đang tải...


  2. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Nhìn những bàn tay, bàn chân đang lành lặn bỗng dưng bị biến dạng, các khớp sưng vù, lở loét, toàn thân đầy u nhọt kinh khủng ..... ít ai nghĩ đến đó là biến chứng nguy hiểm từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh và là biến chứng của căn bệnh mang tên Gout. Dưới đây là một số khó khăn khi điều trị và biến chứng có thể gặp phải do bệnh Gout gây ra.

    Việc điều trị bệnh gout còn nhiều khó khăn

    - Khó khăn thứ nhất trong việc điều trị bệnh gout đó là tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị. Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, một số có thể gây dị ứng, một số tác động làm tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận.

    - Khó khăn thứ 2 trong điều trị bệnh gout đó là cơ địa dị ứng của một số bệnh nhân, có bệnh nhân bị gout dị ứng với nhiều thuốc chữa gout như cochicin và allopurinol. Một số bệnh nhân bị sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

    - Thêm khó khăn nữa trong điều trị bệnh gout đó là thiếu sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gout thường chỉ dùng thuốc khi bị cấp, sau khi bệnh đỡ hơn thì nhiều bệnh nhân chủ quan bỏ thuốc khiến bệnh tiến triển nặng dần.

    - Một số bệnh nhân đã lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

    - Ngoài ra nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức và sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.

    Nói chung những người mắc bệnh gout rất hay bị dị ứng thuốc, do đó cần hết sức lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì.

    Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh gút

    Nếu không được điều trị đúng hoặc có bệnh mà không được điều trị, bệnh nhân bị bệnh gout phải đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

    Tổn thương xương khớp: Người bệnh gút phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại khớp. Khi các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

    Tổn thương thận: Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp tới khớp xương, người bệnh gout còn phải đối diện với các nguy cơ tổn thương thận. Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gout có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gout dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gout khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.

    Ngoài suy thận, người bệnh gout còn phải đối diện với nguy cơ thận ứ nước ứ mủ và các nguy cơ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Một loại biến chứng nữa cũng hay gặp ở người bệnh gout là dễ nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi bị chẩn đoán nhầm như vậy, việc điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau khiến người bệnh có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí gây tử vong. Bệnh gout cũng dễ nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp, nên việc điều trị tràn lan bằng nhiều loại thuốc có thể dẫn tới biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.

    Ngoài việc kết hợp với hướng dẫn điều trị từ bác sỹ, bản thân người bệnh gout cần tuân thủ ăn uống kiêng những loại thực phẩm, nước uống.... có khả năng làm tăng nhanh lượng acid uric máu. Hàng ngày nên ăn nhiều loại quả, canh, rau, bệnh nhân bị gút cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress... Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

    Mai Lan
     
  3. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Rau xanh, nước cam vắt, ăn hải sản hàng ngày... Chế độ dinh dưỡng này xem ra không có gì đặc biệt, nhưng lại có thể giúp bệnh nhân thấp khớp giảm nhiều đau đớn. Vì vậy, người bệnh bị thấp khớp nên bổ sung các chất sau đây qua việc sử dụng thực phẩm.

    - Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này. Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

    Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi , cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu. Thêm vào đó, dầu cá liều cao cũng có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác (như hạ huyết áp chẳng hạn).

    - Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic): có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm.

    - Vitamin: Tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Ngoài ra, Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có công dụng tương tự.

    Như vậy đối với vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên thì việc ăn nhiều rau và trái cây tươi là rất cần thiết đối với các bệnh nhân bị thấp khớp.
     
    nguoikhiemthi thích bài này.
  4. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    mình lưu để ngam cứu cho mẹ ck...
     
  5. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Cách tốt nhất trong điều trị bệnh gout là thay đổi thói quen ăn uống, không uống rượu bia, có chế độ sinh hoạt lành mạnh và kết hợp các phương thuốc “thiên nhiên”. Khi chỉ số acid uric máu giảm sẽ cải thiện tình trạng bệnh gout và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Theo các nhà khoa học thì chanh là loại thực phẩm được dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày, ngoài ra chanh còn được dùng như vị thuốc, đặc biệt khi có tăng acid uric máu. Sau đây là 3 phương thuốc thiên nhiên từ chanh giúp giảm acid uric máu hiệu quả.

    Chanh và mật ong

    Chanh là loại thực phẩm có tính acid, tuy nhiên khi được đồng hóa trong cơ thể sẽ tạo ra môi trường kiềm và giúp thải trừ acid uric, nên có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh gout. Đặc biệt khi kết hợp mật ong và chanh giúp bạn có thể dùng nhiều lần trong ngày và có hương vị thơm ngon.

    Thành phần: 1 lít nước, 1 trái chanh, 3 muỗng canh mật ong (60 g). Trước hết hãy đun sôi nước, cho chanh vào (cả phần vỏ), cho sôi trong khoảng 20 phút (lửa nhẹ) sau đó lọc lấy phần nước và cho thêm mật ong vào. Uống một cốc vào lúc bụng đói (sáng sớm) và 15 phút sau bữa ăn trưa. Vào buổi chiều uống thêm 1 cốc và 1 cốc sau bữa ăn tối.

    Chanh và trà táo

    Táo là loại trái cây tuyệt vời giúp thải acid uric. Bạn có thể dùng một quả táo vào buổi sáng và vào bữa ăn trưa hãy chuẩn bị nước “hãm” gồm chanh, nước táo và quế.

    Thành phần: 1 quả táo, 1 cốc nước (200 ml), một nửa quả chanh, thanh quế.

    Cắt quả táo ra làm bốn phần (cả vỏ), nấu với nước và chanh sau đó cho thêm nửa thanh quế vào nấu trong vòng 20 phút, sau đó lọc lại và uống dần dần trong ngày. Không nên thêm đường vào.

    Chanh và dâu tây

    Đây là thức uống tuyệt vời ngoài giúp thải acid uric và còn tốt cho cả những người mắc chứng viêm khớp. Dâu tây là phương thuốc lý tưởng giúp chống viêm, được xem như “aspirin’ thiên nhiên giúp giảm đau khớp và làm sạch cơ thể. Ngoài ra có tác dụng lợi tiểu giúp thải nhanh acid uric, các muối của nó ra khỏi cơ thể.

    Thành phần: 10 quả dâu tây, 1 cốc nước (200 ml), nước ép của ½ quả chanh. Rửa sạch dâu tây rồi đem đun sôi với nước, khi dâu tây đã mềm cho tiếp nước cốt chanh vào, cuối cùng cho vào máy xay sinh tố để nghiền nát, để tăng thêm cảm giác ngon miệng có thể cho thêm đá và dùng sau bữa ăn trưa.

    Thanh Tâm
     
    thuhangpham thích bài này.
  6. Trọng Hối

    Trọng Hối Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/8/2016
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bạn. Mình rất quan tâm vấn đề
    Giảm Acid Uric Cho Người Bệnh Gout
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  7. thuhangpham

    thuhangpham Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/7/2012
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Cách thứ nhất dễ làm và tiện nhất. Cảm ơn bạn!
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  8. chuyentran

    chuyentran Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/7/2016
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Có mẹ nào thử chưa ah, không biết tác dụng thế nào? bố chồng em cũng bị gout nhưng không kiêng khem được thỉnh thoảng chân lại sưng lù đến khổ
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  9. online_tainha

    online_tainha Thành viên hội Cún 82

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    5,239
    Đã được thích:
    1,160
    Điểm thành tích:
    773
    Sếp mình uống nước vỏ chanh hàng ngày, cũng đỡ đau. Mà sao không thấy bài thuốc vỏ chanh trong bài này nhỉ? hihi
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  10. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy triệu chứng này đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường xuất hiện dai dẳng làm cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tác động xấu đến sức khỏe người cao tuổi.

    Nguyên nhân chính gây ra đau nhức xương khớp

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp ở người cao tuổi, nhưng có thể chia thành các nhóm chính sau:

    Xương, khớp bị viêm, bị chấn thương hoặc do thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời… Trong đó, viêm khớp là hiện tượng đau nhức khủng khiếp. Ngoài ra, đau nhức xương khớp còn gây nên tình trạng sưng nề, bầm tím ở các khớp khiến cho việc đi lại, cử động khó khăn.

    Thoái hóa khớp do lão hóa của sụn khớp, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn làm cho sụn mỏng dần và gây đau đớn; đặc biệt khi vận động, thay đổi tư thế, khi thời tiết thay đổi và nhất là khi gặp thời tiết lạnh.

    Loãng xương do thiếu canxi, vitamin D hoặc do dùng một số loại thuốc. Loãng xương gây đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài và đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm.

    Bệnh Paget xương (bệnh viêm xương biến dạng), gặp chủ yếu ở nam giới có tuổi cao. Bệnh Paget gây đau nhức trong xương hoặc khớp xương.

    Thừa cân, béo phì cũng gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nguyên nhân là do trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau.

    Nằm ngủ sai tư thế cũng có thể gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép.

    Hậu quả do đau nhức xương khớp

    Thường người bệnh bị đau nhức xương khớp sẽ có cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay, ngón tay khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Một số trường hợp đau tức ngực do đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống lưng cũng làm cho người bệnh nhầm tưởng mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi nên càng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là càng bị đau nhức xương, khớp thì người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và bệnh càng ngày càng nặng thêm.

    Thanh Huyền
     
    thuhangpham thích bài này.
  11. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Tháng Tám mùa thu nhưng tiết trời tại Miền Bắc và các vùng miền khác trong cả nước vẫn diễn biến phức tạp, có khi đang nắng nóng tới 37độ lại bất chợt đổ mưa khiến nhiều bệnh nhân khớp than trời vì những cơn đau…

    Đau khớp khi thời tiết thay đổi

    Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

    Trời nắng nóng khiến tình trạng hư sụn khớp nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu với những cơn đau do thoái hóa khớp. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, người bị thoái hóa khớp có kèm viêm màng bao khớp, có sưng hoặc tràn dịch sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và có cảm giác giống như bị sốt, nhưng thực tế đo nhiệt độ cơ thể không thấy cao.

    Còn khi trời mưa, độ ẩm tăng cao làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời mưa, các thói quen tập luyện hàng ngày bị đình trệ cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

    Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh như phong - hàn - thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc mà dẫn đến bệnh. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.

    Để khớp bớt đau

    Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khoẻ chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình, bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp cần lưu ý khi trời mưa lạnh ẩm thấp thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân. Có thể ngâm nước muối ấm, sử dụng túi chườm nóng khi cần thiết. Khi thời tiết nắng nóng, các khớp bị sưng đau thì có thể sử dụng điều hoà nhiệt độ để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

    Người bệnh nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp để khớp được vận động linh hoạt. Đi bộ, tập các bài tập giúp cải thiện vận động và giảm cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng sớm có tác dụng rất lớn trong việc giảm các cơn đau khớp.

    Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị, làm giảm các cơn đau khớp được bào chế hoàn toàn từ dược liệu như Viên khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình giúp cải thiện các cơn đau nhức, xưng tấy khớp nhất là khi thời tiết thay đổi.

    Viên khớp Tâm Bình được bào chế từ 10 vị thuốc: Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất, Thương truật, Độc hoạt, Cao quy bản, Mã tiền chế, Ba kích, Tục đoạn, Cẩu tích.

    Công dụng:

    - Hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

    - Giúp chống viêm giảm đau, hoạt huyết bổ huyết, bổ sung canxi tự nhiên, bồi bổ can thận.

    Cách dùng: Ngày uống 6 viên chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút (uống sau bữa ăn 30 phút với người có tiền sử bệnh dạ dày). Nên dùng một đợt từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Thanh Tâm
     
  12. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Đi bộ là một trong những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể săn chắc, tốt cho sức khỏe và tim mạch. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì việc đi bộ quá nhiều là nguyên nhân khiến cơ thể người bệnh thoái hóa khớp gối liên lục xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ khó tả và cơ xương khớp gối liên tục căng cứng, xưng tấy tại vùng khớp gối người bệnh. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nên đi bộ thế nào để không gây tổn thương khớp gối mà lại tốt cho sức khỏe là vấn đề người bệnh rất quan tâm.

    Thoái hóa không phải là một bệnh mà là quá trình diễn biến tự nhiên của cơ thể, trong đó có thoái hóa khớp gối. Khớp gối là khớp hay bị thoái hóa vì bản thân khớp gối phải chịu sức nặng của cơ thể khi đi lại, chạy nhảy. Thể dục giúp tăng cường sức khỏe để cơ thể chống lại bệnh tật, nhưng thể dục không thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa cũng như bệnh tật. Do vậy, đối với người bệnh thoái hóa khớp gối cần được điều trị bằng thuốc và có chế độ luyện tập thích hợp.

    Vậy thì các phương pháp luyện tập như thế nào cho phù hợp? Chúng ta biết rằng cuộc sống là vận động, bản thân các khớp nếu không chịu sức nặng thì sụn khớp sẽ không được dinh dưỡng và bị hư đi, các chất nhờn không được lưu thông tốt làm ma sát trong khớp tăng dễ gây hư sụn khớp. Nhưng nếu vận động nhiều quá cũng sẽ làm đau và hư sụn khớp. Vậy tùy theo mức độ thoái hóa của khớp gối mà chúng ta sẽ chọn lựa phương pháp thích hợp.

    Những môn thích hợp sẽ là những môn mà khớp gối ít bị sức nặng đè lên nhất như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ (đi bộ đúng nghĩa là đi nhanh chứ không phải đi tản bộ), tập gym. Tập đi bộ dưới nước cũng như các động tác thể dục dưới nước là biện pháp được khuyên cho bệnh nhân bị thoái hóa gối.

    Nếu chọn môn đi bộ cho đơn giản thì lời khuyên dành cho người bệnh là không đi quá 30 phút cho một lần đi. Trước khi đi cần làm nóng khớp gối bằng cách gập duỗi gối, tập căng cơ cẳng chân 5 - 10 phút. Sau khi đi về cũng không nên ngồi nghỉ ngay mà nên vận động gối nhẹ nhàng trong 5 - 10 phút.

    Nhìn chung, để hạn chế thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung cần có một chế độ lao động, vận động hợp lý. Tuy nhiên, khi tập các môn thể dục, thể thao người bệnh cần tập có bài bản, phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khoẻ. Bởi trong thực tế, số bệnh nhân khớp do luyện tập thể dục thể thao không hợp lý ngày càng xuất hiện nhiều.

    Thanh Huyền
     
    thuhangpham thích bài này.
  13. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn kiêng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị làm giảm bệnh gout, tăng cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hơn và các trường hợp khác. Vì vậy trong chế độ ăn của mình người bị bệnh gout cần lưu ý những điểm sau:

    Chế độ ăn uống lành mạnh

    Có rất nhiều thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm chính mà bạn nên ăn mỗi ngày.

    - Ăn nhiều trái cây và rau củ quả.

    - Ăn một lượng vừa phải các loại thực phẩm giàu tinh bột, bánh mì, khoai tây, mì ống, gạo và ngũ cốc.

    - Ăn một lượng vừa phải thịt (thịt trắng, tránh thịt đỏ có chứa nhiều nhân purin) và cá.

    - Ăn một lượng vừa phải các thực phẩm từ sữa, pho mát và sữa chua.

    Người bệnh Gout nên tránh ăn những thực phẩm nào?

    Như chúng ta đã biết tinh thể urat được hình thành từ purin, nêu bạn cần tránh hoặc hạn chế một số thực phẩm có chứ nhiều purin như: thịt đỏ, cá và hải sản, sò, tôm… Những thực phẩm này ăn nhiều hầu như đều dẫn tới mắc bệnh gout. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn thịt, cá mà chỉ nên hạn chế ăn với một lượng nhỏ chỉ từ 75-100g cho bữa chính và 25-50g cho bữa phụ.

    Trứng và pho mai có ít purin hơn nhưng phô mai có chưa nhiều chất béo, vì thế không nên dùng nó thường xuyên sẽ không tốt nếu bạn muốn giảm cân.

    Nên ăn những thực phầm nào ?

    Một vài nghiên cứu cho thấy rằng nếu bổ sung đủ vitamin C người bệnh có thể làm giảm acid uric máu. Nhưng người bệnh nên bổ sunng liều lượng vừa phải, tránh nhiều quá.

    Nên uống như thế nào?

    Uống nước có vai trò quan trọng để làm giảm nguy cơ lắng đọng của tinh thể urat trong khớp, với lượng nước một ngày của từng thể trạng cơ thể là khác nhau. Tuy nhiên, với công thức ước tính số nước bạn phải uống trong một ngày được thể hiện tại công thức tính lượng nước của thế giới. Ở Việt Nam thì ít nhất bạn nên uống từ 1- 2Lít/ ngày.

    Thanh Huyền
     
  14. Chuchubaby

    Chuchubaby Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/8/2016
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua…
     
  15. skyline123

    skyline123 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/8/2016
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    cảm ơn top nhé, người yêu em bị gout, cứ kêu đau cả nhức khớp, thương
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  16. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm hay
     
    hoamuaha893 thích bài này.
  17. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Các đợt cấp tính của bệnh gout thường xuất hiện bất cứ khi nào bạn không thể biết trước được. Nó đến một cách đột ngột kèm theo các cơn đau dữ dội và gây sưng đỏ các khớp. Biểu hiện viêm và đau có thể biến mất sau một thời gian nhưng các đợt viêm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và lan ra nhiều khớp khác trên cơ thể. Nếu không biết cách kiềm chế thì bệnh gout có thể huỷ hoại các khớp làm cho bệnh nhân bị tàn phế suốt đời. Vì vậy, để ngăn ngừa được tình trạng này thì người bệnh nên biết cách dự phòng để bệnh gout ít tái phát hơn.

    Thông thường cơn đau gout sẽ lắng xuống sau một vài ngày hoặc một tuần lễ. Nếu bệnh nhân không có chế độ dự phòng và điều trị thích hợp thì những đợt viêm cấp sẽ tái diễn, xuất hiện các hạt tophi dưới da, nếu vỡ có thể gây loét và hoại tử rất khó để chữa lành. Để phòng ngừa cơn gout cấp tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    - Tuyệt đối kiêng uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác như cà phê và ớt vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng như thúc đẩy các đợt gout cấp tái phát.

    - Một nguyên tắc trong ăn uống đối với người mắc bệnh gout là hạn chế ăn các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản.

    - Nên ăn nhiều hoa quả và rau, uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat.

    - Tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức.

    - Lưu ý không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

    - Luôn duy trì cân nặng ở mức ổn định. Trong trường hợp người bệnh bị béo phì thì phải giảm cân từ từ và an toàn, không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy rất dễ bị tăng acid uric máu.

    -Tránh ăn quá nhiều đạm động vật, các thực phẩm chứa nhiều purin động vật như nội tạng, cá trích, cá thu … các loại thịt trắng, gia cầm chứa ít purin hơn.

    - Nên uống nhiều nước giúp cơ thể có thể làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu của bạn.

    Thanh Tâm
     
  18. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu. Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỉ lệ ở một số nước châu Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ. Ở Việt Nam bệnh gặp chưa nhiều song trong thập niên gần đây thấy bệnh tăng lên rõ.

    Ngày nay theo các nghiên cứu trên thế giới, chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh và mắc bệnh Gout, cũng như những đợt cấp tính tái phát của bệnh. Chúng ta sẽ quan tâm benh gut an gi để hạn chế sự mắc bệnh và biến chứng của bệnh. Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chế độ dinh dưỡng trong bệnh Gout.

    1. Nguyên tắc dinh dưỡng

    - Hỗ trợ điều trị các đợt gout cấp tính, đề phòng tái phát và điều trị gout mạn tính

    - Hạn chế các thực phẩm giàu purin để giảm các chất có thể giáng hóa tạo thành acid uric và giúp giảm dùng thuốc nếu có thể.

    - Nếu bệnh nhân bị béo phì quá mức nên giảm cân từ từ.

    - Kết hợp với điều trị thuốc trong các đợt cấp tính: giảm đau kháng viêm, tăng đào thải acid uric qua thận, ức chế phản ứng chuyển hóa tạo thành acid uric.

    2. Nhu cầu năng lượng

    2.1 Năng lượng: 30 - 35 kcal/kg/ngày.

    Đối với bệnh nhân béo phì có thể dựa vào cân nặng chuẩn hoặc sử dụng cân nặng hiện có với mức năng lượng dao động từ 11 - 14kcal/kg/ngày.

    2.2 Chất đạm (protid):

    Nhu cầu protid:

    -Chiếm 12 - 15% nhu cầu năng lượng hằng ngày khoảng 0.8g - lg/kg/ngày.

    - Nên sử dụng các loại chất đạm ít béo và từ đạm đậu nành. Đạm đậu nành giúp thay đổi nồng độ protein trong huyết tương và tăng độ thanh thải acid uric.

    - Trong giai đoạn gout cấp, lượng purin ăn vào từ 100mg- 150 mg/ngày.

    - Ngoài giai đoạn cấp chế độ ăn từ 600mg - 1000mg purin/ngày.

    - Cần tránh các loại thức ăn giàu purin như hải sản, các thực phẩm nội tạng (tim gan, bao tử, . . .).

    - Dùng hạn chế các loại thực phẩm có lượng purin trung bình: như thịt, cá, các loại đậu khô, . . 100g thịt bò cho 350 mg purin, thịt bò không nên ăn khi bị gout;100g gan lợn cho 300 mg purin, gan lợn không tốt cho người bị gout;100g thịt gà rán cho 300 mg purin;100g cá hồi cho 200 mg purin

    - Khuyến khích dùng các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp như lòng trắng trứng, sữa động vật, đạm whey, các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua)

    2.3 Chất béo (lipid):

    Chế độ ăn nên hạn chế chất béo, năng lượng từ chất béo chiếm 20 - 25%/ngày. Sử dụng các chất béo không no một nối đôi, nhiều nối đôi (chiếm 2/3 tổng số chất béo). Hạn chế mỡ động vật, bơ.

    2.4 Chất bột đường (glucid):

    - Năng lượng từ chất bột đường chiếm 60 - 65% nhu cầu năng lượng.

    - Nên sử dụng các loại thực phẩm ít xay xát kỹ như gạo lức, bánh mì đen, khoai, bắp. Hạn chế đường đơn, nước ngọt .

    2.5 Chất khoáng và Vitamin: nhu cầu theo khuyến nghị dành cho người Việt Nam là tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

    2.6 Nước: Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày) để tăng thải acid uric trong cơ thể qua đường niệu, giúp phòng ngừa đợt gout cấp, ngoài nước lọc nên uống thêm nước khoáng có carbonate, nước sắc lá sake.

    3. Những điều người bệnh nên lưu ý

    Những điều nên thực hiện:

    - Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu thừa cân và béo phì.

    - Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày).

    - Giảm chất béo (đặc biệt là mỡ động vật) đối với người thừa cân, béo phì nhằm góp phần giảm tái phát và độ nặng cơn gout cấp.

    - Dùng hạn chế các nhóm thực phẩm có lượng purin trung bình ( nhóm II)

    - Không dùng nhiều các loại thịt, hải sản ,đậu hạt, măng, nấm, giá, ...

    Những điều cần tránh:

    – Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu,… Vì các loại nước có cồn đặc biệt là bia khởi phát đợt viêm cấp và hình thành tinh thể acid uric ở khớp.

    – Hạn chế đồ uống có gas, nước trái cây, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

    – Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như: Nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C, vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận.

    - Các loại thực phẩm chứa nhiều purin (nhóm III - Bảng phụ lục)

    - Tránh gắng sức, stress…

    Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gout cũng không nên ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan, vì gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric.


    Bs. Trần Thị Thùy Dương
     
  19. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Hữu ích cho bệnh nhân bị gút.
     
  20. hoamuaha893

    hoamuaha893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2014
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn có thể tham khảo trên website http://chuabenhgout.net/ để biết cách sinh hoạt và ăn uống điều độ hơn trong việc chống lại bệnh gout này nhé.
     

Chia sẻ trang này