Lời khuyên dinh dưỡng cho bé và cho mẹ

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/7/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    SỮA MẸ SẼ GIÚP CHO BÉ TRÁNH BỊ SUY DINH DƯỠNG
    [​IMG]

    Mặc dù mỗi lần đến tư vấn tại phòng khám, các bác sĩ vẫn khuyên các mẹ rất nhiều về việc cố gắng duy trì nguồn sữa mẹ cho bé bú từ 18 -24 tháng, tuy nhiên một số mẹ đã đưa ra rất nhiều lý do, trong đó có lý do là thấy con mình bú sữa mẹ gấy hơn so với bé ăn sữa ngoài, vì thấy sốt ruột nên có xu hướng bỏ sữa mẹ để cho bé ăn sữa ngoài trong lúc sữa mẹ vẫn còn rất nhieuf. Bài viết này nhắc nhở lại các mẹ một lần nữa về tầm quan trọng của sữa mẹ

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ nhỏ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng nguy cơ suy dinh dưỡng

    Sữa mẹ là thức ăn tôt nhất cho trẻ

    Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Trong sữa mẹ có kháng thể là yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có được. Do tác dụng kháng khuẩn của của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò.

    Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải chế biến, không cần dụng cụ pha chế, mà lại rất tiện lợi. Trẻ bú mẹ sẽ thuận lợi, kinh tế hơn nhiều, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.

    Nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn bó tình mẫu tử, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên, đó lá yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hòa của đứa trẻ. Ngoài ra, cho con bú còn góp phần kế hoạch hóa sinh đẻ và giảm tỷ lệ ung thư vú.

    Cho con bú đúng cách

    Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, vì nó càng làm sữa xuống chậm hơn. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng một giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa, trẻ được bú sữa non có kháng thể phòng bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho mẹ sau sinh.

    Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi ăn. Nếu các bà mẹ nghĩ mình ít sữa thì lại cần cho bé bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

    Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo mỗi trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú hết một bên, nếu trẻ chưa no thì chuyển sang vú bên kia.

    Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cần cho trẻ ăn bất cứ loại thức ăn nào khác, kể cả nước. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không bú mẹ được, hoặc trường hợp mẹ bị ốm, mẹ bị mắc một số bệnh mà không cho trẻ bú được, cần vắt sữa mẹ ra cốc và cho trẻ ăn bằng thìa hoặc trực tiếp uống bằng cốc. Nên cho trẻ bú đến 18 – 24 tháng tuổi, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi.

    Để có nguồn sữa mẹ dồi dào

    Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (tăng từ 10 – 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

    Khi cho con bú, điều trước tiên phải quan tâm là người mẹ phải ăn đầy đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn của người mẹ cao hơn mức bình thường. Hằng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng, đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gọa nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xôi có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

    Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

    Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước, nhất là nước cháo, nước hoa quả, sữa…(mỗi ngày khoảng 2 lít)

    Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, buồn hiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa

    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Đang tải...


  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ bị nấc- Cách xử trí của mẹ
    [​IMG]

    I. Nấc là gì

    “Nấc” là hiện tượng xảy ra do cơ hoành co thắt, nắp thanh quản đóng lại ( tránh cho thức ăn, đồ uống rơi vào phổi). Lúc đóng lại tạo nên âm thanh “híc”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống. Ai cũng có thể bị “nấc”. Tuy nhiên, nấc hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, “nấc” là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó liên tục xảy ra cho tới khi trẻ không cần đến nó nữa.

    II.Cách xử trí khi bé bị “nấc”

    Khi trẻ bị “ nấc” nhiều lần khi ăn, uống, các mẹ không cần phải quá lo lắng, hãy cứ cho bé ăn và nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi được.

    Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các mẹ không cần phải cố gắng làm cho trẻ dừng nấc. Có một cách làm cho trẻ không nấc nữa là hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho bé bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.

    Nấc ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân do đường hô hấp, đường tiêu hóa ( ăn thức ăn khó tiêu ăn quá no). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc.

    Khi trẻ bị nấc, đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy bế trẻ lên dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì nấc sẽ khỏi nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối…Nếu trẻ bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa bé tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được cải thiện sớm.

    · Một số cách xử lý nấc cho trẻ.

    - Nếu do nguyên nhân “ Trào ngược thực quản, dạ dày” gây ra nấc cụt và trớ sữa, sau khi bú sữa xong cho trẻ đứng thẳng dựa vào vai mẹ để bài khí trong vòng 30 phút, không cho trẻ nằm ngửa. Khi trẻ được 5-6 tháng cho ăn thức ăn dặm ( bột gạo…) để tăng độ kết dính của sữa cũng phòng tránh được nấc cụt.

    - Nếu trẻ nấc cụt là do dị ứng với protein của sữa, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng loại sữa phù hợp.

    - Các mẹ không nên cho bé bú khi bé đang khóc nức nở và không nên để trẻ quá đói mới cho bú.

    - Tư thế trẻ bú sữa phải đúng, thoải mái. Tránh cho bú quá nhanh, quá lạnh hoặc quá nóng.

    - Khi bé bị nấc có thể dùng đồ chơi, âm nhạc nhẹ nhàng để chuyển hướng hấp dẫn chú ý của bé để giảm bớt nấc.

    - Khi bé bú nên dành thời gian nghỉ giữa cữ bú, cho bé đứng thẳng trên đùi mẹ, vuốt lưng cho bé nhẹ nhàng.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Mẹ rèn luyện khả năng tập trung cho bé như thế nào
    [​IMG]

    Khả năng tập trung có vai trò quan trọng giúp con người đạt kết quả cao trong mọi công việc. Vì thế, việc sớm rèn cho con trẻ có tính tập trung cao khi tham gia vào mọi hoạt động vui chơi học tập, giải quyết các vấn đề hàng ngày là hết sức quan trọng. Để làm được điều này các bà mẹ hãy ghi nhớ một số điều sau:

    1. Có ý thức dạy con từ sớm và phải kiên trì.

    Trẻ nhỏ thường chưa có ngay khả năng tập trung vào một việc gì đó mà rất dễ bị chi phối. Do vậy, cha mẹ cần sớm rèn dạy cho bé thói quen tập trung phù hợp với từng độ tuổi, hoạt động cụ thể. Các mẹ hạn chế việc tạo cho con thói quen mất tập trung như: vừa ăn vừa chạy chơi, xem tivi hoặc vừa viết bài vừa ăn vặt, nói chuyện…Bởi vì việc khắc phục sẽ trở nên khó khăn hơn khi đã thành thói quen.

    Hãy tập cho bé, trong một thời gian nhất định chỉ chú tâm vào một việc gì đó. Ví dụ, khi ăn uống, tập viết, chơi đồ chơi…phải có sự tập trung nhất định, tránh làm một lúc đôi việc. Tuyệt đối không để bé chưa hoàn thành việc này đã chuyển sang việc khác…Cả mẹ và bé cần kiên trì từng mục tiêu một theo cấp độ từ nhẹ nhàng đến cao hơn. Tránh trách phạt nặng nề khi bé chưa thể hoàn thành ngay “tiêu chí” mẹ đưa ra. Đừng quên khen ngợi nhưng cũng phải có thái độ kiên quyết với con đúng lúc.

    2. Tạo không gian vui chơi, học tập hợp lý, chú ý khơi gợi sự hứng thú.

    Một nguyên nhân rõ nhất khiến bé thiếu tập trung là do vui chơi, học tập chưa hợp lý hoặc thời điểm diễn ra các hoạt động không phù hợp, chẳng hạn như: không gian của bé âm thanh ồn ào, nhiều người qua lại, không sạch sẽ, gọn gang, thoáng mát…do bé buồn ngủ, mệt mỏi hay hứng thú với hoạt động khác hơn…Do đó, khi tập cho bé thói quen tập trung, mẹ hãy cần chú ý tới tất cả các yếu tố có thể tác động tới bé. Luôn tạo cho trẻ cảm giác hứng thú khi tham gia vào các hoạt động bằng việc khuyến khích, giới thiệu những lợi ích của hoạt động, khơi gợi, trò chuyện, giao trách nhiệm…để trẻ tự giác, tập trung. Tuyệt đối không gây áp lực nặng nề làm cho trẻ chán nản, mệt mỏi.

    3. Cùng chơi, cùng học với con.

    Thực tế, bé sẽ tập trung, hứng thú và chơi lâu hơn nếu được cùng chơi với bố mẹ. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian hoạt động cùng con để bé có được sự tập trung cao nhất. Ngoài ra, bạn có thể thọa thuận và giao việc cho con theo kiểu “con và mẹ cùng hoàn thành công việc của mỗi người nhé”. Sự tập trung của mẹ ngay bên cạnh con sẽ giúp bé có cảm giác yên tâm và thích thú học theo.

    4. Một vài lưu ý

    Mẹ hãy thường xuyên gần gũi, để ý con hứng thú với hoạt động nào?. Ở thời điểm, không gian nào con tập trung tốt? để kế hoạch rèn dạy hiệu quả. Chăm sóc tốt sức khỏe dinh dưỡng cho bé.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Xác định và kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe
    [​IMG]

    I. Làm thế nào để tránh ăn quá nhiều trong một bữa

    Đa số người dân trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có mức thu nhập chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Vì vây, lãng phí đồ ăn là hành động kém hiểu biết. Bản tính tiết kiệm đã khiến chúng ta luôn có xu hướng phải ăn hết tất cả đồ ăn được dọn trên bàn, không cần biết đã no hay chưa. Trong cuộc sống hiện tại, chất lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm ngày càng kém đi, nếu chúng ta cứ phải ăn hết tất cả như vậy sẽ rất nhanh chóng “ phát phì”. Hãy xác định một cách rõ ràng, đúng đắn về lượng khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi người. Mặc dù không phải chuẩn xác tới 100% nhưng đã có ý kiến cho rằng khẩu phần ăn hợp lý của bạn được đo bằng kích cỡ của lòng bàn tay bạn. Ví dụ: khẩu phần thịt gà trong một bữa ăn là một lượng chứa vừa trong lòng bàn tay bạn, một quả táo cỡ trung bình và một củ khoai tây nướng cỡ lòng bàn tay…Nguyên tắc này không áp dụng cho những loại rau tươi. Bạn có thể ăn rau xanh, salad tùy thích. Những loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại không nhiều năng lượng. Mọi người hãy dành chút gì đó trong bữa ăn chính cho bữa ăn tiếp theo hoặc bữa ăn nhẹ của mình

    II.Phương pháp kiểm soát được khẩu phần ăn hợp lý.

    1. Xác định được sự khác biệt giữa cảm giác thỏa mãn cơn đói và cảm giác no căng.

    Tuyệt đối không nên ăn tới khi no căng, vì như vậy nguồn năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và đi thẳng đến mông, đùi và bụng. Cảm giác no căng thông báo cho ta biết rằng đã ăn quá nhiều và cơ thể đang tự động tích béo.

    2. Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ trên bàn ăn.

    Tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn, uống và chúng ta luôn có ý niệm là phải ăn hết toàn bộ đồ ăn bày ra trên bàn. Do vậy, hãy chuẩn bị trên bàn ăn của mình một lượng thức ăn vừa phải, đủ để chúng ta không còn cảm thấy đói nữa.

    3. Không bao giờ gọi quá nhiều đồ ăn, khi ăn bên ngoài.

    Đồ ăn nhanh thực chất không chứa các loại chất dinh dưỡng hữu ích nào ngoài việc mang đến tác hại khủng khiếp cho sức khỏe. Nếu bạn thực sự “ cần phải” ăn bên ngoài thì chỉ nên ăn một chút cho đỡ đói, không nên ăn thỏa thích.

    4. Nguyên nhân luôn khiến bạn thèm ăn thêm nhiều thứ hoặc vẫn cảm thấy đói sau khi đã ăn rồi, xuất phát từ thực tế là bạn đã chọn đồ ăn sai. Việc chọn đồ ăn hợp lý là vô cùng cần thiết, nó quan trọng hơn việc muốn nhanh chóng lấp đầy cái dạ dày đang đói và lượng thức ăn để lấp đầy nó nữa.

    5. Hãy chia nhỏ các bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa mỗi ngày.

    Đây chính là nguyên tắc vàng cho việc giảm cân. Ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày giúp bạn không cảm thấy đói thường xuyên, nó còn giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, có nghĩa là cơ thể sẽ đốt cháy chất béo nhiều hơn. Đương nhiên là bạn có kết quả giảm cân nhanh hơn.

    6. Khi ăn các bữa ăn nhẹ, nên ăn những bát nhỏ với lượng đồ ăn vừa phải không nên là những tô lớn chứa đầy thức ăn.

    7. Khi ăn uống bên ngoài hay ăn rau, salad trước khi bắt đầu món chính.

    8. Luôn nhớ và tự nhắc nhở bản thân câu châm ngôn “ Hãy ăn để sống, chứ không phải sống để ăn”.

    Bất cứ thứ gì đưa vào cơ thể phải cân nhắc. Ăn là để đảm bảo sức khỏe chứ không phải thỏa mãn cảm giác đói và ham muốn cá nhân. Trong xã hội ngày nay, nguồn thực phẩm vô cùng phong phú, nhưng vấn đề chính là chất lượng. Loại thực phẩm chứa ít chất dinh dưỡng lại chưa nguồn năng lượng rất cao lại vô cùng rẻ, dễ tìm. Có điều nếu thường xuyên ăn những loại thực phẩm này chúng ta sẽ không thu được thứ gì ngoại trừ lớp mỡ thừa ngày càng dày lên, sức khỏe ngày càng kém đi và cuối cùng là cơ thể suy kiệt.

    Đã đến lúc chúng ta phải biết cách kiểm soát khẩu phần ăn cho bản thân mình. Kiến thức chưa đủ, bạn hãy vận dụng kiến thức đó để hành động cho tốt hơn nữa trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chăm sóc răng miệng trong quá trình mang thai
    [​IMG]

    Trong suốt quá trình mang thai việc duy trì sức khỏe răng miệng là điều tác động lớn tới suy nghĩ của các mẹ sau nhưng cơn ốm nghén, thèm ăn…các chuyên giá nha khoa đã có lời khuyên giúp các mẹ duy trì sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ như sau:

    1. Khám nha sỹ.

    Nếu bạn có kế hoạch mang thai, khám răng thường xuyên giúp cho bảo vệ răng- miệng an toàn trong suốt thai kỳ. Khi đã mang thai, phải đến bác sĩ kiểm tra răng và nướu. Hãy báo cho nha sĩ biết mình đã có thai, nha sĩ của bạn sẽ khám một lần nữa trong tháng thứ 3 của thai kỳ, đây là thời kỳ hầu hết chị em đã bớt ốm nghén.

    2. Thèm ăn.

    Thèm ăn hay sợ đồ ăn là các triệu chứng bình thường khi bạn mag thai. Nếu các mẹ thèm ăn các đồ ăn nhẹ có đường, bạn có nguy cơ bị sâu răng. Hãy cố gắng ăn nhiều các thực phẩm ít đường. Khi quá thèm ăn các đồ ăn nhẹ, hãy chọn các loại thức ăn lành mạnh như hoa quả tươi, sữa chua. Nên ăn các đồ ăn vặt càng gần giờ ăn bữa chính càng tốt và đánh răng sau mỗi bữa ăn nhiều đường.

    3. Ốm nghén và nôn ọe

    Có khoảng 80% phụ nữa mang thai sẽ bị ốm nghén. Mặc dù rất mệt nhưng việc chăm sóc răng tại thời điểm này sẽ giúp các mẹ ngăn ngừa được các vấn đề về răng miệng lâu dài về sau.

    Nếu các mẹ thường xuyên bị nôn, ợ, các acid mạnh trong dạ dày có thể gây mài mòn răng khi bị trào ngược ra.

    4. Phương pháp giảm thiểu nguy cơ bị mài mòn răng và sâu răng.

    · Không nên đánh răng ngay sau khi nôn, những acid mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng và sự chà xát mạnh của bàn chải làm xước men răng, dẫn tới các tổn hại khác.Đợi ít nhất một giờ sau khi nôn hãy đánh răng.

    · Súc miệng với nước ( tốt nhất là nước máy có chứa fluoride) sau khi nôn giúp loại bỏ acid.

    · Bạn có thể nhẹ nhàng bôi kem đánh răng lên răng. Sử dụng nước súc miệng fluorid không có cồn sẽ giúp cung cấp các chất bảo vệ chống lại acid trong dạ dày.

    · Nha sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ thông tin cho bạn.

    5. Nôn khi đánh răng

    Trong trường hợp này các mẹ hãy:

    · Chọn loại kem đánh răng có chất fluoride mang vị khác.

    · Sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ ( dành cho trẻ em)

    · Đánh răng chậm lại

    · Nhắm mắt, tập trung vào nhịp thở

    6. Ảnh hưởng đến khả năng bé bị sâu răng

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sức khỏe răng miệng của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé sau này. Trong suốt thai kỳ, nướu răng nhạy cảm hơn với kích thích do vi khuẩn và dễ bị sưng. Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng gọi là viêm nướu, trường hợp này dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ, với dấu hiệu tấy đỏ, sưng nướu, chảy máu đặc biệt khi đánh răng. Tuy nhiên, viêm nướu có thể được điều trị nhờ đánh răng…

    Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu dẫn đến răng bị tổn thương vĩnh viễn và phải nhổ bỏ. Điều quan trọng là các mẹ nên thường xuyên đến nha sĩ để được tư vấn, điều trị.

    7. Những việc phải làm để răng miệng khỏe mạnh

    · Đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng có chất fluoride.

    · Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

    · Kiểm tra răng miệng thường xuyên đặc biệt là khi đang mang thai.

    · Có chế độ ăn uống lành mạnh

    · Uống nhiều nước đun sôi để nguội

    · Giảm bớt đồ ăn, uống có đường.

    · Ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103

    Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm cho trẻ

    [​IMG]

    Vitamin và khoáng chất luôn là những nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của mỗi con người. Tuy nhiên, có một loại dưỡng chất lại không nhận được sự quan tâm đáng có. Đó chính là kẽm (Zinc).

    Mặc dù cơ thể của chúng ta chỉ cần đến một lượng nhỏ chất dinh dưỡng này song kẽm là yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết để xây dựng một hệ thông miễn dịch khỏe mạnh, duy trì hoạt động của khứu giác, kích hoạt các enzyme và hình thành DNA. Y học cho biết kẽm góp phần làm đẹp cho làn da, mái tóc, thúc đẩy quá trình sản xuất Testosterone ở nam giới, giảm bớt các triệu chứng PMS ở phụ nữ, tăng cường sức khỏe của em bé trước khi sinh. Thiếu kẽm dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, bất lực, chậm phát triển, chán ăn, rụng tóc, tổn thương mắt và da, suy giảm miễn dịch…phương pháp tốt nhất để bổ sung kẽm cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu kẽm là kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

    Gần 90% lượng kẽm trong cơ thể có ở xương và cơ bắp. Số lượng kẽm khuyến cáo được sử dụng mỗi ngày khoảng 2mg- 5mg tùy theo độ tuổi, giới tính… ( theo bảng).

    Hàm lượng kẽm hấp thụ đầy đủ cần thiết cho cơ thể/ ngày.

    Độ tuổi_Nam_Nữ_Phụ nữ có thai_Phụ nữ đang cho con bú.


    0-6 tháng tuổi- 2mg- 2mg

    7-12 tháng tuổi- 3mg- 3mg

    1-3 tuổi- 3mg- 3mg

    4-8 tuổi- 5mg- 5mg

    9-13 tuổi- 8mg- 8mg

    14-18 tuổi- 11mg- 9mg- 12mg- 13mg

    Trên 19 tuổi- 11mg- 8mg- 11mg- 12mg

    Thật may mắn là chúng ta dễ dàng có được lượng kẽm cần thiết ấy bởi vì dưỡng chất này có mặt nhiều trong các loại thức ăn- cụ thể:

    1. Ngũ cốc: Có hàm lượng kẽm rất lớn ( từ ngũ cốc dạng cám đến dạng hạt). Tránh sử dụng các loại ngũ cốc có hàm lượng đường cao có thể làm mất đi các tác dụng của kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc cung cấp 52mg kẽm

    2. Mầm lúa mỳ

    Là nguồn thực phẩm giàu kẽm, 100mg mầm lúa mì cung cấp 17mg kẽm trong tương ứng 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

    3. Hạt bí ngô

    100g hạt bí ngô cấp 10.3g kẽm tương ứng 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Ăn hạt bí sống là có tác dụng tốt nhất để có được lượng kẽm tối đa và hỗ trợ hệ miễn dịch tốt.

    4. Hạt vừng

    Rất giàu khoáng chất và kẽm. 100g hạt vừng (để sống, nghiền thành bơ…) có thể cung cấp 10mg kẽm.

    5. Thịt

    Là loại thực phẩm giàu kẽm nhất bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lơn, thịt gà…100g thịt bò nấu chín cho 12,3mg kẽm ( 82% lượng kẽm cần thiết). 100g thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5mg kẽm (33% lượng kẽm cần thiết).

    Tuy nhiên, thịt có chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao do đó bạn nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong bữa ăn của mình.

    6. Động vật có vỏ

    Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm, hến chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76mg kẽm. Do các động vật có vỏ chứa hàm lượng kẽm quá cao cho nên không sử dụng chúng thường xuyên. Lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và gây khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.

    7. Trái cây

    Là loại thực phẩm giàu kẽm. trong đó lựu là số một ( một trái lựu cấp 1mg kẽm). Trái bơ ( một quả cấp 1,3mg kẽm)…

    8. Các loại rau

    Rau cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đậu nành ( 9mg kẽm), đậu hà lan (2mg), đậu xanh (1mg), ngô (0,7mg)…

    9. Socola đen

    100g socola mang lại 9,6mg kẽm. 100g bột cacao cung cấp 6,8mg kẽm tương ứng 45% lượng kẽm cần cho cơ thể.

    10. Các loại hạt

    Rất giàu kẽm. 100g hạt điều có tới 5,6mg kẽm ngoài ra các loại hạt khác như thông, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó…cũng chứa nhiều kẽm.

    Thứ tự/ Top 10 loại thực phẩm giàu kẽm/ Lượng kẽm trong 100g

    1_Hàu (nấu chín)_78,6 mg( 524 DV)

    2_Mầm lúa mì ( làm bánh)_16,7 mg (111% DV)

    3_Thịt bò ( nạc, nấu chín)_12,3 mg ( 82% DV)

    4_Gan ( nấu chín)_11,9 mg (79% DV)

    5_Hạt bí ngô rang_10,3 mg (69% DV)

    6_Hạt vừng_10,2 mg (68 DV)

    7_Socola đen_3,3 mg (22% DV)

    8_Các loại thảo mộc khô và gia vị_8,8 mg ( 59% DV)

    9_Thịt cừu ( nấu chín)_8,7 mg (58% DV)

    10_Đậu phộng rang_3,3 mg ( 22% DV)

    Lưu ý: DV là lượng tiêu thụ hàng ngày.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh
     
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Làm thế nào để nuôi con cao lớn?
    [​IMG]

    Nuôi con cao lớn là ước mơ của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giúp con phát triển chiều cao tối ưu. Đôi khi, chính những quan niệm sai lầm của cha mẹ lại kìm hãm sự phát triển của trẻ.

    Nhiều người cho rằng gen di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ thấp thì con không thể cao vượt trội được. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là : Dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (10%) và tâm lý xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố kiên quyết đối với chiều cao của cơ thể.

    Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, chú trọng nhóm protein ( thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ ( đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, họ cải). Kiểm soát nhóm tinh bột, chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, nước ngọt, nước có gas gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn, xương khớp.

    Muốn có hiệu quả tối đa trong việc phát triển chiều cao của con trẻ việc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ ( thực phẩm chức năng), giúp trẻ cao thêm rất nhiều đạt với tiêu chuẩn của WHO theo từng giai đoạn phát triển và độ tuổi. Tuy vậy, việc sử dụng thực phẩm chức năng phải tuân thủ sự hướng dẫn, tư vấn, theo dõi của các bác sĩ dinh dưỡng. Nên lựa chọn sản phẩm chứa đa dạng các khoáng chất cần thiết cho sự dài ra của xương như canxi, kẽm, magie, đồng, mangan, silic, DHA… Đặc biệt, canxi dạng nano giúp hấp thụ tốt hơn và hạn chế tình trạng táo bón, sỏi thận. Quan trọng nhất là vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương sụn dài ra nhanh, luôn chắc khỏe và dẻo dai.

    I. Vai trò của các loại dưỡng chất ( có trong thành phần thực phẩm chức năng)

    1. Canxi Nano

    Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Canxi được điều chế ở nhiều dạng khác nhau trong đó canxi nano có tác dụng tăng chiều cao vượt trội hơn cả. Nguyên nhân, là bởi canxi nano có khả năng hấp thụ gấp 200 lần loại thông thường. Với đặc trưng là kích thước siêu nhỏ, canxi nano dễ dàng thẩm thấu vào mạch máu, giúp tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất, giúp phòng và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tăng cường sức đề kháng, giúp phát triển và bảo vệ xương vững chắc, phát triển chiều cao tối đa.

    2. Vitamin D3

    Việc bổ sung canxi chỉ thật sự có hiệu quả khi có sự kết hợp với việc tăng cường vitamin D bởi thiếu Vitamin D cơ thể sẽ không thể hấp thu được lượng canxi cần thiết. Vitamin D3 đóng vai trò như một chất dẫn truyền, hấp thu canxi từ ruột vào máu, giúp quá trình hấp thụ canxi vào trong cơ thể tốt hơn.

    3. Kẽm

    Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh kẽm có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ.

    Kẽm giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Vì vậy, nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng, gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của hormone dưới đồi như GH ( Growth Hormone), IGF-1 là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.

    4. Protein

    Protein giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tham gia vào quá trình hình thành các tế bào, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển xương, răng va giúp tăng chiều cao hiệu quả. Sự phát triển của xương khớp, cơ bắp, quá trình tiết hormone tăng trưởng đều luôn có mặt của protein.

    5. DHA và Acid Folic

    Đây là hai dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của trẻ, Cụ thể, DHA cần cho sự phát triển nhận thức và thị lực ở trẻ nhỏ.

    II.Lựa chọn thực phẩm chức năng như thể nào?

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chức năng, sữa công thức… với đủ các loại giá, các loại thông tin quảng cáo về chất lượng, hiệu quả…Để đem lại hiệu quả tốt nhất cho con trẻ, tránh bị nhầm lẫn không có lợi cho túi tiền và sức khỏe của bé…các bậc phụ huynh nên đưa con ( nhất là trẻ suy dinh dưỡng thấp còi) tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khám, tư vấn và hướng dẫn cách điều trị cụ thể, tại đây trẻ sẽ được theo dõi lâu dài trong các giai đoạn phát triển và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Các mẹ tuyệt đối không nên áp dụng phác đồ điều trị của các trẻ khác, lứa tuổi khác…vào đơn điều trị của con mình nhé.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Sử dụng thực phẩm và các biện pháp phòng chống bệnh cao huyết áp
    [​IMG]

    Huyết áp cao là một trong những bệnh phổ biến nhất. Khi mới mắc bệnh có thể bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt hoặc chảy máu cam. Tuy vậy, dấu hiệu , triệu chứng thông thường đó không xuất hiện cho tới khi huyết áp đã tăng cao thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

    Huyết áp bình thường là 120/80mmHG. Huyết áp cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân: di truyền, do chế độ ăn uống có nhiều muối, không hoạt động, béo phì, sử dụng chất cồn quá mức, chế độ ăn thiểu kali…

    I. Chế độ ăn

    Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đúng có thể giúp kiểm soát chứng cao huyết áp. Các chuyên gia dinh dưỡng có lời khuyên như sau:

    1. Chế độ ăn giảm muối, giàu canxi và kali

    Nhu cầu muối ăn của một người khoảng 15g/ 1 ngày, trong đó có tới 10g có sẵn trong thực phẩm tự nhiên vì vậy, chỉ cần bổ sung 5g muối ( 1 thìa cafe) /ngày là đủ. Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp, thói quen ăn nhiều muối ở Việt Nam là nguyên nhân gây số bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt Nam tăng cao. Ngoài việc muối (Nacl) gây hại cho sức khỏe, các loại muối khác có nguồn gốc sodium (natri) tồn tại trong các loại thức ăn, đồ uống công nghiệp như mì chính, sodium citrate…cũng có tác hại tương tự Nacl khi dùng nhiều. Các loại nước ngọt có ga, bia có hàm lượng natri còn cao hơn nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác.

    2. Ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít béo.

    Nên ăn 03 bữa/ngày, trong đó khoảng 50% là bột, rau xanh, hoa quả. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Ăn nhiều thức ăn có chất xơ hòa tan như đậu xanh quả, đậu hạt các loại…Hàng ngày nên ăn khoảng 55g-85g các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua. Ăn chủ yếu cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ (bò, lợn), giảm ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vât…Tuân thủ chế độ ăn như trên có thể giúp giảm huyết áp tâm thu khoảng 8-14mm Hg

    Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xơ trong rau quả và các loại ngũ cốc thô như gạo lức, bắp lức, các loại đậu…có tác dụng chuyển hóa làm hạ huyết áp. Ăn nhiều rau quả giúp chế độ ăn có nhiều kali, ít natri là yếu tố quan trọng giúp ổn định huyết áp. Nhiều loại củ quả như khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali cao, đặc biệt là chuối ( tỷ lệ kali/natri: 396/1) có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp, chông đột quỵ.

    II. Bỏ các thói quen xấu, có hại

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan chặt chẽ giữa rượu và huyết áp. Uống nhiều rượu sẽ gây tăng huyết áp, là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và dẫn đến tử vong, đột quỵ. Giảm bia rượu, uống rượu ở mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2-4mm Hg. Đối với phụ nữ, người nhẹ cân lượng rượu nên uống chỉ bằng một nữa nam giới.

    Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, ngừng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp, các bệnh tim mạch và các bệnh khác.

    III. Tập luyện thể dục thể thao.

    Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khỏe ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng Cholesterol trong máu, kìm chế quá trình xơ vữa động mạch, làm giảm và tăng tính đàn hồi của mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên, kết quả là giảm huyết áp. Nên lưu ý rằng phải qua 2-3 tháng luyện tập thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống bởi vậy phải kiên trì trong luyện tập. Tùy theo tình trạng sức khỏe có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ…

    Nguyên tắc tập luyện là thường xuyên , liên tục và nâng dần tốc độ, thời gian tập. Lưu ý, các bệnh nhân bị tăng huyết áp khi tập luyện phải kết hợp với dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

    Khi có bểu hiện suy tim thì chấm dứt hoàn toàn với luyện tập, bệnh nhân chỉ đi dạo, hít thở không khí trong lành.

    Tóm lại: Tập luyện thường xuyên với tần suất, cường độ hợp lý với các bài tập như: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe, đạp lực kế… Là các bài tập cực kỳ hưu hiệu có tác dụng điều hòa huyết áp tốt và là phương pháp chưa có giá trị độc lập hoặc bổ sung cho phương pháp điều trị dùng thuốc.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  9. hohao

    hohao hongsamhoanggia.net

    Tham gia:
    27/9/2016
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Thông tin hay quá
     
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    [​IMG]
    Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
    ------
    Trong đời sống hàng ngày, thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi các nhân tố sinh học, các chất độc hại hóa học, tác nhân vật lý…có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

    I. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
    1. Các tác nhân sinh học
    : Vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng ( giun, sán…).
    - Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân, nước thải, rác, bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và ngay trên cơ thể người cũng có hàng trăm loại vi khuẩn cư trú trên da, bàn tay, miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, bộ phân sinh dục, tiết niệu…Thức ăn chín để ở nhiệt độ bình thường là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập và phát triển rất nhanh, đặc biệt là các thức ăn còn dư thừa sau các bữa ăn, chỉ cần một vài giờ là lượng vi khuẩn có thể gia tăng đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.
    - Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong các loại quả, hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Trong đó gồm Aflatoxin là độc tố vi nấm rõ nhất được sản sinh ra trong ngô, đậu, lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.
    - Virus gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Các loại nhuyễn thể ( trai, ốc, ngao…) sống ở vùng nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi, các món rau sống không đảm bảo vệ sinh thường hay bị nhiễm virus bại liệt, virus viêm gan…Virus lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm. Virus nhiễm ở người có thể lây sang người khác trước khi phát bệnh.
    - Ký sinh trùng thường gặp trong thực phẩm là giun, sán. Người ăn phải thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò ( sán dây bò), trong thịt lợn ( thịt lơn gạo) chưa nấu chín vào cơ thể sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa. Khi ăn cá nước ngọt có mang ấu trùng sán lá gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng di chuyển lên ống mật, gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan, mật. Ăn phải tôm, cua có nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước lã có nang trùng thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu rất nguy hiểm. Bệnh do giun xoắn bị mắc do ăn thịt tái, nem thịt sống, tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
    2. Tác nhân hóa học.
    - Các chất ô nhiễm trong công nghiệp, môi trường: chất phóng xạ, dioxin, các kim loại nặng ( chì, thủy ngân, asen, cadimi…).
    - Chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun, sán và chất hun khói.
    - Chất phụ gia sử dụng không đúng quy định: chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, chất bảo quản, chất trong vật liệu bao gói, đựng thực phẩm.
    - Chất độc tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, do phản ứng hóa học trong thực phẩm sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dữ trữ bị nhiễm nấm mốc hay biến chất ôi thiu.
    - Các độc chất tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cá cóc…
    - Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng, tôm…
    3. Tác nhân nguồn gốc vật lý.
    Bao bồm các mảnh thủy tinh, kim loại, đá sạn, xương, lông, móng, tóc…và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm gây nguy hại như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc miệng, dạ dày…
    II.Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
    Bảng biểu hiện của một số dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp
    -Nguyên nhân / Thực phẩm / Triệu chứng ngộ độc
    -Salmonella/ Trứng, thịt gia cầm chưa nấu chín/ Sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn.
    Campylobacter/ Sữa tươi, nước chưa đun sôi, thịt gia cầm chưa nấu chín./ Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.
    -V.Cholerae ( phẩy khuẩn tả)/Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để làm kem, đá, rửa rau quả. Nấu chưa chín hoặc ăn sống cá, nhuyễn thể sông ở vực nước bị ô nhiễm/ Tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước kèm theo nôn, đau bụng.
    -Clostridium botulinum/ Thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến ( cá, thịt, các loại rau)/Giảm trương lực cơ; Mắt nhìn mờ; Phổi ( khó thở).
    -E.coli/ Thịt, cá, rau tươi, nước bị ô nhiễm phân người./ Tiêu chảy; Triệu chứng giống lỵ, tả.
    -Tụ cầu S.Aureus/ Sản phẩm từ sữa, gia cầm chưa nấu chín. Nhiễm trùng từ mũi,…lây sang thức ăn chín./ Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, không sốt, mất nước nặng.
    -Thuốc bảo vệ thực vật/ Các loại rau quả tươi, trà/ Rối loạn thần kinh trung ương nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ tổn thương não( do thủy ngân và clo hữu cơ). Ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…và có thể tử vong.
    -Aflatoxin( độc tố nấm)/ Đậu, lạc, vừng và các loại ngũ cốc./ Gây rối loạn chức năng gan, có thể bị ung thư.
    -Ngộ độc sắn/ Sắn/ Nhức đầu, chóng măt, buồn nôn rối loạn thần kinh, cứng cơ…có thể tử vong.
    -Ngộ độc nấm/ Nấm độc/ Đau bụng;Rối loạn tiêu hóa; Xảy ra sau khi ăn;Vô niệu, gan to…Tử vong
    III. Một số biện pháp xử trí thông thường khi bị ngộ độc thực phẩm
    1. Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm phải đình chỉ ngay việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân…để gửi xét nghiệm.
    - Báo ngay cơ quan y tế gần nhất để cấp cứu người bị ngộ độc và xác minh điều tra.
    - Xử trí cấp cứu: Đầu tiên phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    2. Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể
    - Gây nôn: Ngoáy họng, kích thích nôn.
    - Rửa dạ dày: chậm nhất là trước 6 giờ.
    - Tẩy ruột: dùng magie sulphat, natri sulphat
    - Gây bài niệu: truyền dịch
    - Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây độc.
    Lưu ý: Khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
    BS. Hoàng Ngọc Anh
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2016
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Virus zika
    [​IMG]

    Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), từ cuối năm 2015 đến nay đã có 61 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành của virus Zika. WHO đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu từ ngày 1.2.2016. Tại Việt Nam, ngày 5.4 Bộ y tế đã thông báo phát hiện 02 trường hợp nhiễm virus Zika

    1. Virus Zika?

    Zika là loại virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavirus, họ Flaviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại Uganda và vào năm 1948 phát hiện trên muỗi.

    2. Virus Zika lây truyền như thế nào?

    Virus Zika lây truyền qua đường máu, cụ thể qua trung gian truyền bệnh là muỗi aedes ( là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), truyền từ mẹ sang con , qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh của virus Zika từ 3-12 ngày

    3. Triệu chứng, biểu hiện thường gặp của virus Zika

    Có tới 75%-80% số bệnh nhân nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng. Một số ít có biểu hiện như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, mọc ban rát sần trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược. Một số ít bệnh nhân có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc.

    4. Chuẩn đoán xác định bệnh nhân nhiễm virus Zika.

    Để xác định khi nghi ngờ có nhiễm Virus Zika cần làm các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT_PCR Zika virus dường tính , hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.

    5. Đối tượng bị nhiễm virus Zika

    Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm virus Zika. Tuy nhiên, virus Zika rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bởi có yếu tố nguy cơ thai nhi sẽ bị hội chứng đầu nhỏ ( gây teo não) và hội chứng Gullain là một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.

    Theo WHO , virus Zika không gây tử vong ở người.

    6. Điều trị virus Zika

    Hiện nay chưa có Vaccine phòng virus Zika và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu sốt cao. Người bệnh đặc biệt cẩn trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết dengue. Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulai-Barre nếu có.

    Tuy nhiên , có đến 80% bệnh nhân bị nhiễm virus Zika có thể tự khỏi.

    7. Phòng bệnh virus Zika

    Do chưa có vaccine phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân sống trong vùng có dịch áp dụng các biện pháp hạn chế bị muỗi đốt như mặc áo, quần kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng , nằm màn.

    - Tại vùng có dịch: triển khai các biện pháp diệt muỗi, đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước, đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng…

    - Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus Zika

    - Phụ nữ mang thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai 3-4 tuần lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

    - Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

    Ts. Nguyễn Công Tảo.
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Quan niệm của người lớn cho rằng trẻ nhỏ không thể bị mất ngủ. Thực tế, quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là những nguyên nhân và phương pháp phổ biến để khắc phục chứng mất ngủ cho bé.

    I. Nguyên nhân

    1. Trẻ sơ sinh ( 01 tháng tuổi)

    - Chưa có nhịp sinh học như người lớn nên không phân biệt được ngày đêm.

    - Ngủ nhiều vào ban ngày nên khó ngủ ban đêm.

    - Khối lượng dạ dày nhỏ, trẻ bú sữa mẹ… nên đói rất nhanh.

    - Mẹ bế bé ngủ thường xuyên, suốt ngày cho nên đêm đặt bé ngủ sẽ gây mất ngủ cho bé.

    2. Trẻ nhỏ

    - Sợ bóng tối, gặp ác mộng do cảm giác căng thẳng, lo lắng về ( trường học, cuộc sống đảo lộn gia đình)

    - Bệnh tật

    - Thay đổi nơi ở

    - Môi trường sống ( quá nóng, lạnh, chật chội…)

    - Tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng kèm theo giảm ăn (bú), chán ăn, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

    - Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ qua các biểu hiện khó ngủ, hồi hộp, lật người ( các hướng), thức giấc nhiều lần trong đêm, mộng du, ác mộng…Nguyên nhân của các rối loạn này liên quan đến thiếu hụt các vi chất trong cơ thể như kẽm, giảm tình trạng thiếu thực phẩm có các chất như magie, canxi, acid amin, vitamin B và nhanh chóng được chữa khỏi khi được điều trị.

    Cụ thể:

    - Canxi: an thần cho cơ thể.

    - Magie: gây buồn ngủ.

    - Vitamin B6, B12: hỗ trợ thần kinh.

    - Inositol: tăng cường giấc ngủ.

    - Trẻ ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt…rất thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết và gây mất ngủ ở trẻ.

    - Trẻ mất ngủ do ăn quá no, đèn phòng ngủ sáng quá, âm thanh ồn ào…thói quen làm việc muộn của cha mẹ…để trẻ cuốn vào lịch sinh hoạt của người lớn.

    - Do giun kim…đẻ trứng vào ban đêm khiến bé bị ngứa gây khó ngủ.

    II.Phương pháp khắc phục

    1. Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh ( 1 tháng tuổi)

    - Trẻ ngủ gần như suốt ngày, nên để bé thức dậy để bú mẹ ( hoặc ăn sữa) khoảng 2-3 giờ lần.

    - Các trường hợp đặc biệt như sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày, phải cho bú thường xuyên hơn.

    2. Giấc ngủ ở trẻ nhỏ.

    - Tạo thói quen ngủ cho bé có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm.

    - Bố mẹ hạn chế quyền lợi của bản thân như đọc sách, dọn dẹp, xem Tivi… lúc vao giờ ngủ của bé.

    - Lịch trình có đủ thời gian cho giấc ngủ của bé và thức dậy đúng với ngày nghỉ, lễ.

    - Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, hoạt động thể chất hợp lý để bé có giấc ngủ sâu hơn.

    - Khi trẻ khó ngủ hãy nhẹ nhàng, khuyến khích và giúp đỡ cho bé ngủ.

    - Hãy để cho trẻ ngủ ở phòng riêng, yên tĩnh…

    - Nếu con sợ bóng tối nên có đèn ngủ với ánh sáng mềm mại trong phòng.

    - Không nên cho trẻ đi ngủ khi đói hoặc no quá, cơ thể không sạch sẽ, quần áo chật, giường phòng ngủ không vệ sinh…

    - Cung cấp đủ kẽm cho trẻ qua các sản phẩm tự nhiên ở thực phẩm rất cần thiết giúp kiềm chế vẫn đề mất ngủ của trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ nhỏ hay giật mình khi ngủ
    [​IMG]

    Các mẹ đang nuôi con nhỏ không còn lạ với hiện tượng trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ. Điều này là chuyện bình thường ở trẻ sơ sinh, các mẹ chỉ ru, rung là bé ngủ tiếp. Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan trước hiện tượng trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ.

    I. Nguyên nhân trẻ khi ngủ hay giật mình

    Nguyên nhân cơ bản là do các tế bào thần kinh của trẻ chưa được “biệt hóa” nên hoạt động của vỏ não có xu hướng lan tỏa, cơ thể trẻ rất nhạy cảm với những kích thích bên ngoài nên dễ xuất hiện phản ứng toàn thân. Cụ thể:

    1. Bé bị đầy hơi, trướng bụng khi ngủ.

    2. Bé thiếu canxi ( liên quan đến chứng còi xương), kèm theo hiện tượng bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn.

    3. Bé bị thay đổi địa điểm ngủ: từ ngủ cũi sang ngủ giường…

    4. Do bé đói hay tè ướt tã.

    5. Do tâm lý xáo trộn: giai đoạn mẹ phải đi làm, bé phải ở nhà với người khác.

    6. Bé bị viêm họng, côn trùng đốt, thời tiết nóng bức, bị viêm não, thiếu kẽm hoặc mắc phải hội chứng bệnh khác nhau như viêm tai giữa, mắc bệnh do ký sinh trùng ( giun đũa, giun kim…).

    II. Phương pháp chăm sóc.

    Trẻ ngủ thường xuyên giật mình ( nhất là trẻ sơ sinh), ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về chiều cao, cân nặng…Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần có một số phương pháp chăm con như sau:

    1. Không vỗ lưng trẻ khi bé giật mình lúc ngủ hay cho bé bú ngay mà phải quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé cử động mạnh, bật khóc thì mới nên dỗ dành và cho con bú.

    2. Không quấn bé chặt trong chăn để tránh bé nóng toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh.

    3. Không để đèn quá sáng khi ngủ.

    4. Sau khi bú mẹ, cho bé chơi, nghe nhạc…

    5. Khi đặt bé xuống giường, lúc bé đang thiu thiu ngủ nên giữ tay bé một lát mới thả ra để bé không giật mình. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.

    6. Bổ sung vitamin D, canxi cần thiết cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA BỮA ĂN SÁNG
    [​IMG]

    Sau giấc ngủ đêm dài, bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Tùy vào tính chất công việc và thói quen mà mỗi người có cách ăn sáng khác nhau. Có người vừa thức dậy đã ăn ngay, có người ăn muộn, có người không có bữa ăn sáng…Ở phương tây có câu: “Bữa ăn sáng là bữa ăn cho bản thân, bữa trưa hãy chia cho bạn bè và bữa tối nhường cho kẻ thù”, đã nhấn mạnh vai trò của bữa ăn sáng và cảnh giác với việc ăn uống quá nhiều vào buổi tối sẽ có hại cho sức khỏe.

    Sau bữa ăn tối, qua 10-12 giờ cơ thể không được cung cấp thức ăn nên đường huyết bị giảm thấp, cơ thể rất cần năng lượng cho các hoạt động thể lực và trí lực khi bắt đầu một ngày mới. Ăn sáng thường xuyên, đủ năng lượng là yếu tố quan trọng để có tình trạng dinh dưỡng tốt đối với cả trẻ em và người lớn, đem lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển toàn diện.

    1. Tác hại của không ăn sáng.

    Hoạt động của não bộ rất cần tới đường glucose, đòi hỏi phải được cung cấp liên tục từ máu. Đường huyết giảm, não hoạt động kém gây ra trạng thái không tập trung, giảm khả năng suy nghĩ, làm việc. Đối với học sinh cấp 1, cấp 2, trẻ được ăn sáng thường xuyên có khả năng học tập tốt hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát, ít bị các rối loạn về tâm lý (trầm cảm, lo sợ…). Đối với người lao động bị đói sẽ làm việc với năng suất thấp, cuối giờ thường hoa mắt gây sai sót, thậm chí bị ngất xỉu do hạ đường huyết.

    2. Khối lượng cần có ở bữa ăn sáng.

    Năng lượng của bữa sáng chiếm 25%-30% tổng năng lượng trong ngày. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, giới tính và cường độ lao động.

    - Trẻ dưới 10kg: E=100n

    - Trẻ dưới 10-20kg: E=1000+ 50(n-10)

    - Trẻ em trên 20kg: E= 1.500+ 25 ( n-20)

    Trong đó: E: tổng nhu cầu năng lượng/ngày

    n: Cân nặng lý tưởng(CNLT) theo lứa tuổi-tính bằng kg.

    · Người lớn

    - Lao động nhẹ: 25-30 kcal/kg CNLT/ngày

    - Lao động trung bình: 30-35 kcal/kg CNLT/ngày

    - Lao động nặng: 40-45 kcal/kg CNLT/ngày

    Lưu ý: Số đầu ( nữ), số sau ( nam).

    Cách tính CNLT [chiều cao(cm) -100] x 0,9

    3. Bữa ăn sáng đủ chất dinh dưỡng

    Bữa ăn sáng là bữa chính và rất quan trọng nên cần thiết phải có đầy đủ bốn nhóm thực phẩm:

    - Bột đường ( cơm, cháo, bún, mì, phở, xôi…)

    - Đạm ( thịt, cá, tôm, trứng…)

    - Chất béo ( Dầu, mỡ, bơ)

    - Rau, củ , quả

    Sau khi tính ra năng lượng cần thiết cho bữa ăn sáng của mình có thể lựa chọn và thay đổi các món ăn có mức năng lượng khác nhau. Thông thường, năng lượng bữa sáng dao động từ 200-800 Kcal, trùng bình 400-500 Kcal tùy theo từng người.

    4. Bữa ăn sáng ngon và hợp lý

    - Dậy sớm, tập thể dục 15-30 phút…sẽ giúp cho đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng và ăn ngon miệng hơn.

    - Bổ sung thêm thức ăn khác: chuối, bánh bông lan, ly sữa, bánh quy, tách cafe.

    - Học sinh đi học sớm nên chuẩn bị bữa ăn sáng thuận tiện, phù hợp. Nấu ăn ở nhà hay bếp ăn ở trường học là lý tưởng nhất để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Ngoài ra, các đồ ăn như xôi, bánh mì, bánh bao…Rất thuận tiện cho trẻ gói theo ăn ở trường hoặc ngồi ăn trên xe khi đang trên đường tới trường. Nếu bữa ăn sáng quá sơ sài, có thể mang thêm bánh ngọt, phomai, sữa tươi.

    - Người thừa cân muốn giảm cân cũng không nên nhịn ăn sáng vì đói quá sẽ làm bạn có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa, tối sẽ gây tích lũy mỡ. Cùng một lượng thức ăn nếu chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sẽ làm giảm cholesterol trong máu và ít gây tăng cân.

    - Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ thường bị nghén nên gặp khó khăn về ăn uống trong bữa trưa, tối. Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, bữa ăn sáng lúc này rất quan trọng, còn các bữa ăn khác có thể ăn rải ra với khẩu phần ăn phù hợp.

    Tóm lại: Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng để cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng đảm bảo cho hoạt động thể chất, trí lực giúp cơ thể phát triển cân đối, toàn diện.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    HỘI CHỨNG BẤT DUNG NẠP LACTOSE
    [​IMG]

    Đầy hơi, khó tiêu sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, kéo theo đó là tiêu chảy. Đây là những triệu chứng của hiện tượng cơ thể không dung nạp Lactose. Không chỉ trẻ em mà theo số liệu ước tính, khoảng 75% dân số sau tuổi vị thành niên mắc phải tình trạng bất dung nạp Lactose. Đối với nhiều trẻ em, chỉ cần ăn một ly kem trái cây hoặc một ly sữa vào bữa trưa cũng có thể bị chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy ngay buổi chiều hôm đó. Những đứa trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường này có thể đã mắc Hội chứng bất dung nạp lactose.

    1. Nguyên nhân bất dung nạp lactose

    1.1. Khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường Lactose.

    Lactose là một loại đường phức. Cơ thể muốn hấp thụ được thì ruột non phải tiết ra một loại enzyme là Lactase để phân giải Lactose thành đường đơn glucose và galactose. Tuy nhiên cơ thể thiếu Lactase khiến cho đường Lactose không được tiêu hóa, vi khuẩn trong ruột kết biến nó thành acid lactic và cacbon dioxide. Trong vòng khoảng 30 phút, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy.

    1.2. Bất dung nạp Lactose có thể do di truyền

    Do nguyên nhân tuổi tác hoặc là do rối loạn tiêu hóa. Lượng enzyme trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào thể trạng mà còn do gen quy định. Nên nếu cha mẹ có lượng enzyme Lactase ít thì con cái của họ cũng có khả năng ít loại enzyme này. Mặt khác, theo sự tăng lên của tuổi tác, cơ thể của chúng ta cũng không sản sinh ra nhiều enzyme Lactase như khi còn nhỏ.

    1.3. Một số người bị rối loạn tiêu hóa cũng gặp trục trặc trong việc tiết Lactase.

    2. Triệu chứng lâm sàng hội chứng bất dung nạp Lactose

    Các triệu chứng thường xuất hiện từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm có chứa Lactose như sữa, bơ và các sản phẩm khác từ sữa. Người dùng cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này ngưng lại ngay khi không dùng các thực phẩm chứa Lactose nữa.

    3. Đối tượng dễ mắc chứng không dung nạp Lactose

    - Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc chứng bất dung nạp Lactose nhất do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, đang tập thích nghi và tăng dần khả năng hấp thụ, miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi bị mắc các triệu chứng bất dung nạp tiêu hóa phổ biến nhất, không chỉ lactose, nhiều trẻ còn bất dung nạp cả sữa của mẹ mình.

    - Bên cạnh đó, nhiều trẻ vị thành niên, người trưởng thành cũng như lớn tuổi không uống được sữa do cơ thể có ít enzyme Lactase. Hiện tượng một số người lớn uống sữa vào buổi sáng khi chưa ăn gì bị đau bụng, tiêu chảy, từ đó họ ngại uống sữa hoặc phải lót dạ trước. Điều này cho thấy, khi dạ dày hoạt động (kiểu lót dạ) thì enzyme ruột non mới được kích thích tiết ra, trong đó có cả Lactase.

    - Những người lớn tuổi và trẻ có cha mẹ mắc chứng bất dung nạp Lactose thường có khả năng mắc chứng này cao hơn người bình thường.

    4. Điều trị chứng bất dung nạp Lactose

    Chứng bất dung nạp Lactose không nguy hiểm, các triệu chứng này dừng lại ngay khi dừng ăn các món có nhiều Lactose. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường được phát hiện muộn vì không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nhiều gây mất nước có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Để khắc phục tình trạng này cần:

    - Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều Lactose, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Bổ sung Probiotic trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

    - Cùng với đó là sử dụng men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc để tăng khả năng hấp thụ các chất của dạ dày và ruột non. Đặc biệt, cần bổ sung canxi cho trẻ vì cơ thể thiếu Lactase cũng đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ canxi kém hơn.

    - Đối với trẻ vẫn bú mẹ:

    Phải tiếp tục cho trẻ bú, không nên cai sữa bởi sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương trong nhiễm trùng.

    - Đối với trẻ đang ăn sữa thông thường

    o Nên đổi sang các loại sữa không có đường Lactose. Có thể thay thế bởi các sản phẩm sử dụng đường Maltodextrin hoặc đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các sản phẩm sữa có chứa ít lactose như sữa chua, đặc biệt là sữa chua men sống vì vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ chuyển hóa đường lactose thay cho cơ thể, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa lactose.

    o Thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành: Sữa đậu nành có số lượng và chất lượng protein không thua kém sữa bò. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số trẻ có thể bị dị ứng với protein đậu tương. Thêm nữa, không nên dùng sữa đậu nành là thức ăn duy nhất cho trẻ bất dung nạp lactose vì lượng đường, chất béo và một số chất khoáng trong sữa đậu nành ít hơn so với sữa bò.

    o Khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm giàu canxi mà không có lactose, chẳng hạn như bông cải xanh, rau xanh collard, cải xoăn, củ cải xanh, cá hồi, hạnh nhân, đậu nành, trái cây khô, nước cam ép, và đậu phụ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Vai trò của sữa mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Tổ chức y tế thế giới ( WHO) và các chuyên gia y tế cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ là “tiêu chuẩn vàng” trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe, sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tất cả trẻ em cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu tiên, tiếp tục cho con bú đến 18-24 tháng tuổi cùng vơi cho ăn bổ sung ( ăn dặm) hợp lý.

    I. Thành phần và vai trò của sữa mẹ

    1. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trẻ mà còn chứa các kháng thể ( các protein chống lại bệnh tật). Trong 2 tuần đầu khi mới sinh bé khoảng 80% các tế bào có trong sữa mẹ là các đại thực bào ( các tế bào diệt virus và vi khuẩn)

    2. Sữa mẹ có axit béo DHA và ALA là thành phần thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và thị giác. Ngoài ra các vi chất, khoáng chất trong sữa mẹ ( sắt…) đều dễ hấp thu hơn trong các loại sữa công thức.

    3. Sữa mẹ giúp bé giảm nguy cơ hen phế quản, chàm, các dị ứng khác và tình trạng bất dung nạp sữa bò sau này. Mặt khác, giúp trẻ ít mắc phải các chứng bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn từ nhiễm trùng tai, viêm đại tràng, tiểu đường, những rối loạn miễn dịch, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh , ung thư bạch huyết.

    4. Sữa mẹ luôn có sẵn dù người mẹ đang ở đâu và luôn ở nhiệt độ thích hợp. Bé bú sữa mẹ không dễ bị cho ăn quá nhiều vì sữa mẹ được cung cấp theo đòi hỏi, nhu cầu của bé. Cho bé bú sữa mẹ không đòi hỏi thời gian chuẩn bị sữa hoặc các dụng cụ chuyên biệt.

    5. Cho bé bú sữa mẹ đem đến nhiều lợi ích cho mẹ. Quá trình tạo sữa tiêu tốn nhiều calo có thể giúp mẹ lấy lại cân nặng trước khi mang thai một cách nhanh chóng. Ngoài ra, giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Nuôi con băng sữa mẹ sẽ tăng cường tình mẫu tử giữa mẹ và bé.

    6. Sữa mẹ là miễn phí, mẹ là người duy nhất có thể cho bé bú ( trừ trường hợp hút, nặn ra)

    II.Sữa mẹ trong các giai đoạn nuôi con

    Trong suốt thời gian nuôi bé, ngực của người mẹ sản sinh ra ba loại sữa:

    1. Sữa non

    Được tạo ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ và những ngày đầu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa non có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu đạm ( protein), kháng thể, vitamin, khoáng chất và các hormone. Các dưỡng chất này tạo điều kiện gia tăng các vi khuẩn có lợi trong ruột, cũng như giúp bé thải hết phân su.

    2. Sữa chuyển tiếp

    Được sản sinh trong tuần thứ 2 sau sinh. So với sữa non, chất béo và đường lactose trong sữa chuyển tiếp tăng lên trong khi đạm, chất khoáng giảm đi.

    3. Sữa đủ tuổi

    Được sản sinh từ ngày thứ 15 trở đi. Trong suốt quá trình cho con bú, thành phần của sữa đủ tuổi sẽ thay đổi: trong 5-10 phút đầu tiên, bé nhận được 75% lượng sữa nhưng chỉ có 50% calo, sữa sản sinh sau có hàm lượng chất béo cao được gọi là “ sữa cuối”. Nên cho bé bú cả sữa đầu và sữa cuối ở mỗi bầu vú cho tới khi bé no nê để thu nhận đủ lượng calo cần thiết cho sự tăng trưởng.

    III. Phương pháp cho bé bú mẹ.

    1. Tư thế cho bú

    Điều quan trọng nhất là phải thoải mái. Mẹ nên ăn uống một chút, chuẩn bị một bữa ăn nhẹ và một ly nước lọc bên canh. Không có tư thế đúng hay sai trong việc cho con bú. Phổ biến nhất là tư thế ẵm bé trên tay, bụng bé áp vào bụng mẹ, cả người bé nằm theo hướng thẳng. Mẹ có thể đặt 1 chiếc gối dưới người bé để nâng bé lên vừa tầm, tránh để mẹ phải chúi người xuống hay phải bê đỡ toàn bộ sức nặng của bé. Năm nghiêng cũng là tư thế phổ biến có thể giúp mẹ rất nhiều trong những ngày đầu sau sinh, khi bạn chưa lại sức sau khi sinh con. Hai mẹ con cũng nên bụng chạm bụng trong tư thế này. Tư thế “ giữ bóng” được áp dụng cho bà mẹ sinh đôi khi muốn cho cả hai bé bú cùng lúc.

    2. Giúp bé ngâm ti

    Ngậm vú mẹ đúng cách là rất quan trọng giúp con bú no, núm vú mẹ không đau rát. Hãy chạm núm vú vào miệng bé và nhử nhử ở khóe môi sẽ kích thích bé mở rộng miệng. Đợi khi bé há miệng thật to mẹ đưa bé về phía vú, để bé ngậm trọn núm vú rồi bắt đầu bú. Môi bé tác động vào quầng vú sẽ kích thích tiết sữa.

    3. Giúp bé nhả ti

    Nếu bé không chịu nhả vú mẹ sau khi đã ngừng bú, mẹ nhẹ nhàng chèn ngón tay vào khóe miệng bé rồi từ từ rút núm vú ra tránh gây đau rát núm vú.

    4. Lưu ý khi cho con bú mẹ

    - Cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ lúc nào khi bé đói.

    - Cho bé bú trong vòng 2 giờ đầu ngay sau sinh.Trong giai đoạn đầu, không hạn chế thời gian cho mỗi cữ bú, lý do phải mất vài phút bú mút thì oxytocin ( hormone gây chảy sữa) mới được giải phóng. Trong giai đoạn đầu bé cần được bú 2-3 giờ một lần ( 8-12 cữ bú sữa/ngày)

    - Khi bé ngừng bú, vỗ cho bé ợ hơi rồi cho bé bú ở bầu vú bên kia trong thời gian bao lâu tùy bé. Nếu bé ngủ thiếp đi trong lúc bú, hãy ngừng lại, hãy tiếp tục khi bé sẵn sàng bú tiếp.

    - Cho bé bú thường xuyên, thay đổi bầu vú ở mỗi cữ bú sẽ giúp đảm bảo lượng sữa sản sinh. Trong 06 tháng đầu tiên, bé bú 8-12 lần/ngày. Bé bú thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị ứ đọng sữa, gây khó chịu cho mẹ và tăng nguy cơ nhiễm trùng bầu vú.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  17. tamthathg

    tamthathg Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn tư vấn hữu ích của bác sĩ ah
     
  18. tamthathg

    tamthathg Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    luu về đọc dần đi các mẹ, bổ ích lắm
     
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Bảo quản sữa mẹ vắt ra để sử dụng cho trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Trong 06 tháng đầu, các bà mẹ cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp trẻ có được sự tăng trưởng hợp lý, phát triển đạt sức khỏe tối ưu. Những tháng sau đó bên cạnh ăn bổ sung, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé. Tuy vậy, trong trường hợp mẹ phải đi làm, núm vú tụt vào trong hoặc mẹ không thể trực tiếp cho con bú được bởi những lý do bệnh lý…thì mẹ có thể vắt sữa ra cho bé uống bằng thìa. Khi vắt sữa như vậy mẹ sẽ không bị mất sữa mà còn giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

    1. Số lượng sữa vắt trong 01 lần.

    - Bé dưới 06 tháng tuổi: Nên vắt với số lượng ml /01 lần (100-150ml) là đủ cho bé dùng.

    - Bé lớn hơn 06 tháng tuổi ( hoặc mẹ đi làm cả ngày) số lượng sữa vắt ra phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng, khi đi làm về mẹ có thể cho con bú.

    - Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ, luộc sôi bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, rửa tay sạch, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa.

    2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

    - Trong ngăn mát: sữa mẹ giữ được 24 giờ.

    - Trong ngăn đá: giữ được 07 ngày -Trong trường hợp nhiệt độ tủ ổn định, ít đóng mở tủ…có thể bảo quản sữa mẹ được 03 tháng thậm chí nếu bảo quản trong máy ướp lạnh có thể giữ được tới 06 tháng. Khi muốn rã đông nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½- 1 ngày trước khi mang sữa ra ngoài, ủ ấm rồi dùng cho bé. Tuy nhiên, không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

    · Sử dụng bình trữ sữa.

    - Thủy tinh là chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ

    - Bình nhựa cứng ( chất lượng tốt)

    - Túi đựng bình sữa: Dễ có nguy cơ bị rò rỉ, nên sử dụng loại túi đựng sữa có chất lượng tốt để tiết kiệm, có thể mua 02 loại túi ( để trong ngăn mát và ngăn đá, để tránh túi bị rách.

    Lưu ý: - Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng dưới lớp sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng các mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy chờ sữa ấm là cho bé ăn được.

    - Nếu sữa mẹ bảo quản trong nhiệt độ phòng, trước khi cho con ăn nên ngâm bình sữa vào một bát nước ấm.

    - Nếu sữa trong bình, túi có màu trắng đục như mây khi rã đông thì khả năng sữa bị rò rỉ, không nên cho bé ăn sữa này vì không đảm bảo chất lượng.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Các mẹ cần biết, phương pháp kích thích hormone tăng chiều cao.
    [​IMG]

    Hormone tăng trưởng tự nhiên của con người ( HGH) được sản xuất từ tuyến yên và sự tiết ra của nó được tối ưu hóa mạnh mẽ bằng một số phương pháp kích thích tự nhiên, như chế độ ăn uống, mức độ tập thể dục thể thao và giấc ngủ. Để giúp cho con phát triển toàn diện, khắc phục được tình trạng còi cọc có nguy cơ do nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ các mẹ nên chú ý chăm sóc con theo tư vấn của các chuyên gia như sau:

    1. Ngủ đủ giấc:

    - Giấc ngủ liên tục từ 7-9 giờ, sản sinh ra khoảng 70-80% hormone, bạn nên tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu, đủ dài và nên dành 30 phút ngủ thêm vào ban ngày. Để ngủ tốt, tránh dùng các chất kích thích, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn…ở khu vực ngủ.

    - Nếu thường xuyên khó ngủ, nên thực hiện các biện pháp xoa bóp, tắm nước ấm trước khi ngủ. Ngủ trong bóng tối, ánh sáng mờ giúp cho việc tiết ra nhiều Melatonin hơn ( rất quan trọng để tăng lượng hormone tăng trưởng).

    2. Tập thể dục, thể thao.

    - Kích thích nhiều cho việc tiết hormone tăng trưởng tự nhiên ( đặc biệt trẻ trong giai đoạn dậy thì)

    - Kích hoạt các dây thần kinh hoạt động, tăng tuần hoàn máu. Để đạt được độ tăng trưởng cao của hormone tăng trưởng, cần phải tập ít nhất 10 phút ở cường độ mạnh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần 03 buổi tập thể dục/ngày sẽ có được lượng hormone tăng trưởng tiết ra lớn nhất sau 24 giờ.

    - Trong thời gian luyện tập thể dục thể thao phải uống thật nhiều nước.

    - Một số bài tập thể dục thể thao:

    + Tập treo người ( tập tối thiểu 30 phút/tuần)

    + Tập cong người (tập 5-30 giây/lần)

    + Tập chạy nước rút, nhảy, bơi.

    3. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

    - Nạp vào cơ thể đầy đủ các vitamin, khoáng chất đặc biệt là bữa ăn sáng.

    - Ăn nhiều rau xanh, canxi và thực phẩm giàu vitamin D, protein, kẽm.

    - Tránh xa thức ăn có hàm lượng cacbonhydrate ( hợp chất hữu cơ gồm carbon và hydro) cao sẽ dẫn tới ngừng tiết hormone trăng trưởng của cơ thể.

    - Không nên ăn vặt, uống nước soda giữa các bữa ăn. Sử dụng lượng cacbonhydrate vừa phải trong các bữa ăn chính và không dùng cacbonhydrate trong bữa ăn phụ.

    Lưu ý: Hormone HGH tăng trưởng nhiều nhất trong thời kỳ thơ ấu và từ khi dậy thì đến độ tuổi 30. Vì vậy, hãy tận dụng quãng thời gian “vàng” bằng các biện pháp tự nhiên để có cơ thể phát triển toàn diện.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     

Chia sẻ trang này