3 tháng cuối: Thai 40 Tuần, Những Điều Bạn Nên Biết

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi methaonguyen177284, 28/9/2016.

By methaonguyen177284 on 28/9/2016 lúc 11:09 AM
  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Nếu bạn đang ở tuần thai này thì không tránh khỏi câu hỏi: Vì sao thai 40 tuần chưa có dấu hiệu của sắp chuyển dạ? Hay mình có sinh thường được không hay phải sinh mổ? Có mẹ sẽ thường xuyên đi siêu âm hơn vì lo lắng không biết có gì bất thường với con không? Hay có phải sử dụng các biện pháp kích sinh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết được những lo lắng của mình.

    [​IMG]

    Dưới đây là sự phát triển của thai nhi ở tuần 40

    - Thai nhi của bạn lúc này có chiều dài khoảng 50cm và nặng khoảng 2,9 - 3,6kg. Thai nhi giống hoàn toàn một em bé sơ sinh. Xương sọ của thai nhi vẫn mềm để có thể đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ một cách dễ dàng. Bé của bạn có thể thở một cách độc lập khi ra khỏi bụng mẹ. Nếu tuần thai này bạn chưa có dấu hiệu sinh, khi làm các xét nghiệm mà bác sĩ phát hiện ra như lượng nước ối quá thấp... thì có thể bác sĩ sẽ làm những biện pháp để kích sinh cho mẹ. Hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định mổ ngay lập tức.

    - Bạn hãy yên tâm rằng, hầu hết các bác sĩ không để bạn quá sinh 2 tuần so với dự kiến sinh. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của 2 mẹ con. Bởi nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ rất cao đặc biệt là với những mẹ sinh mổ.

    - Em bé sinh quá ngày so với dự kiến thường rất hay háu ăn. Vì khi còn ở trong bụng mẹ thì nhau thai đã không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé, nên khi bé được ra ngoài bé sẽ ăn bù vào thời gian mà mình không được ăn đủ. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh khi có thể nhé.

    - Đối với những bé sinh già tháng, sẽ có xu hướng bị khô da và có móng tay dài. Vì vậy mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn tốt nhất trong việc chăm sóc con nhé.

    Sự thay đổi của cơ thể của người mẹ ở tuần 40

    - Cơ thể của người mẹ lúc này sẽ rất nặng nề. Lúc này việc đi đứng của bạn sẽ trở nên rất khó khăn. Bàn chân của bạn có thể sưng húp lên và phải đi những đôi dép có kích cỡ to nhất. Ngoài ra bạn còn cảm giác bị tê chân. Da ở bụng, đùi, mông có thể bị căng tức và ngứa ngáy khó chịu.

    - Bạn có thể thấy bụng dưới của mình khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên hơn, do em bé của bạn xuống rất thấp, áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa.

    - Ở khu vực âm đạo có thể sẽ tiết ra 1 ít dịch kèm máu. Việc này không đáng lo ngại, vì lúc này trong cổ tử cung của bạn có máu và đã bị rò rỉ một ít ra bên ngoài.

    - Bạn không dám đi đâu vì lo lắng sẽ bị vỡ ối ở ngoài đường. Bạn đừng lo lắng quá vì điều đó, thời gian này bạn nên đi gần và để yên tâm hơn bạn hãy mang theo mốt số khăn và băng vệ sinh nhé.

    - Thời gian này mẹ có thể nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhẹ nhàng. Mẹ có thể ngủ bất cứ khi nào mình thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng không quá sức vì nếu quá sức thì sẽ ảnh hưởng đến việc khi mẹ sinh sẽ bị kiệt sức.

    Với mẹ sinh thường sẽ trải qua 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ đó là: Co giãn cổ tử cung, rặn đẻ, nhau thai bong tróc ra. Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu ở tuần 40 nên biết:

    + Bạn sẽ cảm thấy bị đau lưng hơn.
    + Có nhiều cơn co thắt ở tử cung, ngày càng mạnh và liên tiếp.
    + Âm đạo ra ít dịch nhày và có thể kèm theo 1 ít máu.
    + Vỡ ối

    Ngoài ra, nếu bạn thấy một số triệu chứng như: Thai máy ít hoặc máy yếu, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, huyết áp cao... thì cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi.

    Mẹ hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ, để bác sĩ lắm rõ được nhịp tim thai và hoạt động của thai nhi, độ co thắt tử cung để đảm bảo rằng con bạn vẫn nhận được đủ ô xy khi con còn trong bụng mẹ. Điều đó đảm bảo rằng sức khỏe của bạn cũng như của em bé vẫn đang rất tốt. Nếu có bất cứ sự thay đổi nào với cơ thể của mẹ, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra bạn nhé.

    Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

    Xem thêm:
    40 tuần rồi mà chưa sinh
    16 lý do thuyết phục mẹ duy trì thai kỳ đủ 40tuần
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi methaonguyen177284, 28/9/2016.

Chia sẻ trang này