Bạn Nên Chấm Dứt Ngay Câu Hỏi Này Với Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi methaonguyen177284, 3/10/2016.

  1. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    mình nghĩ ko nên nói những điều này trước mặt trẻ
     
    Đang tải...


  2. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Thói quen này chúng ta có thể sửa được đúng không mn?
     
  3. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Theo mình có thể hỏi: con đi học vui không? có nhiều bạn không? con thích chơi gì với các bạn...
     
  4. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Vậy cho nên m hi vọng nhiều mẹ đọc được bài này, để thay đổi cách hỏi đối với con.
     
  5. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Mình đôi khi cũng mắc sai lầm này mn ạ. Từ nay phải thay đổi
     
    Bùi Hào Nam thích bài này.
  6. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Mình nghĩ đây chỉ là một thói quen, một câu cửa miệng, hay một câu chuyện làm quà của các mẹ thôi.
     
  7. dungha1609

    dungha1609 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    14/6/2016
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ nhỏ dạo này ghê lắm nên nói cái gì cũng phải lựa lời à ::) người lớn nói chuyện cũng phải để ý trẻ nhỏ nữa đó
     
  8. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Công nhận trẻ con giờ ghê lắm, bố mẹ nói sai là nó hỏi vặn lại ngay ý.
     
  9. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Những câu nên và không nên nói với con
    Cha mẹ thường vô tình thốt ra những lời nói khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được thừa nhận và trở nên bướng bỉnh hơn. Dưới đây là 7 mẫu câu cha mẹ nên nói và không nên nói với trẻ, đặc biệt ở tuổi teen.

    7 mẫu câu nên nói

    1. Con nghĩ thế nào? Quyền được quyết định là rất quan trọng, đặc biệt đối với một đứa trẻ vị thành niên. Việc được bố mẹ hỏi ý kiến khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm, kể cả khi bố mẹ không làm theo tất cả những gì trẻ nói.

    2. Bố mẹ rất vui vì có con. Phụ huynh hãy nhớ rằng trẻ em lớn lên thông qua sự bao bọc, bảo vệ của người lớn cho đến khi trưởng thành. Trong thời thơ ấu, hãy để cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ nên đánh giá cao những thành tích mà trẻ đạt được, dù là lớn hay nhỏ.

    3. Con có muốn bố/mẹ ôm không? Trong quá trình trưởng thành của mình, trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn và đôi khi có cả những đau buồn khiến chúng khóc hết nước mắt (ví như khi làm vỡ chiếc iPad). Đó là những thời điểm mà trẻ dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm. Trong những thời điểm đó, thậm chí bạn không cần hỏi điều gì mà hãy ôm con vào lòng.

    4. Bố mẹ tin con. Sự tin tưởng không phải là để nói chơi. Một khi bạn đã hướng dẫn hay giao cho trẻ làm một việc gì đó, hãy nói ra 3 tiếng này để khích lệ trẻ.

    5. Bố mẹ tự hào về con. Việc khuyến khích trẻ có thể giúp thắt chặt hơn mối liên kết giữa con cái và cha mẹ. Hãy để trẻ biết bạn tự hào về con người mà bé đang cố gắng trở thành như thế nào.

    6. Con thật dễ thương/đáng yêu. Dễ thương là từ rất có ý nghĩa với tất cả trẻ em, nó sẽ thúc đẩy sự tự tin của trẻ, giúp trẻ dễ dàng cởi mở với bố mẹ hơn, nghe lời bố mẹ hơn…

    7. Mẹ yêu con. Yêu là một từ có quyền lực vô hạn đối với người bạn đời của bạn nhưng bạn cũng có thể dùng nó để nói với con cái của mình trong những trường hợp đặc biệt. Nó khiến con bạn hạnh phúc hơn và gần gũi với bạn hơn.

    [​IMG]

    7 mẫu câu không nên nói

    1. Tại sao con không thể giống bạn A, B, C…? Rất nhiều trường hợp trẻ em tự tử do áp lực từ bạn bè và cha mẹ. Cha mẹ hãy ngừng ngay những câu so sánh như thế này.

    2. Con luôn làm như thế. Điều bạn cần làm ngay bây giờ là hãy dừng việc la mắng con vì những lỗi nhỏ nhặt. Đừng quá cầu toàn, dù sao con bạn vẫn chỉ là một đứa trẻ.

    3. Mẹ đã nói với con rồi mà… Khi bé gặp rắc rối do cố tình làm một việc gì mà trước đó bạn đã không đồng ý, bạn tưởng “Mẹ đã nói rồi mà” là câu tuyệt vời để bé “tỉnh ngộ” và nhận ra sai lầm của mình, thực tế nó chỉ khiến tình hình xấu hơn mà thôi. Bé có thể tiếp tục vẫn làm những điều bị cấm đoán hoặc chẳng dám làm gì cả và trở nên nhút nhát.

    4. Bởi vì mẹ đã nói thế (nên con phải nghe mẹ). Câu này đã cướp của con bạn nhiều quyền tự chủ cần thiết và có thể để đẩy đứa trẻ làm những việc tồi tệ hơn trong sự tức giận và chống đối.

    5. Đừng lo lắng. Điều này có vẻ không hợp lý nhưng đây chính là một sai lầm lớn nhất của phụ huynh. Nghe câu “Đừng lo lắng” khiến trẻ có cảm giác rằng cha mẹ không quan tâm đến cảm xúc và những lo lắng của trẻ. Trong những tình huống như thế này, cha mẹ hãy tỏ ra quan tâm đến trẻ hơn và có cách tiếp cận tích cực hơn.

    6. Đừng làm như thế. Mỗi cá nhân có một phong cách làm việc hay xử lý tình huống khác nhau. Vì vậy nếu trẻ làm một việc theo cách khác bạn vẫn làm nhưng vẫn đảm bảo an toàn thì bạn cứ để cho trẻ làm.

    7. Đừng chơi với bạn A, B, C... Bạn bè có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Buộc trẻ phải kết bạn với một nhóm nhất định có thể khiến suy nghĩ của trẻ bị thu hẹp và hoặc khiến trẻ ngày càng rời xa những lời bạn nói. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn trẻ đã sai lầm khi kết bạn với một ai đó, cần nói rõ việc kết bạn với những người như thế có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ như thế nào. Có thể lấy một vài trường hợp cụ thể làm ví dụ.

    Nguồn: Vnexpress
     
    hauhoa thích bài này.
  10. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Cách nói chuyện với con chỉ mẹ thông minh mới biết

    “Hôm nay ở lớp vui không?” – hầu hết trẻ sẽ nói “bình thường”. Cha mẹ sẽ không bao giờ hiểu con thực sự nghĩ gì.

    Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất. Một ví dụ đơn giản về câu hỏi phổ biến của cha mẹ “Hôm nay ở lớp con có gì vui không?” – hầu hết cha mẹ đều hay hỏi con câu hỏi đó. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ lơ đãng nói “rất vui ạ” hoặc “bình thường ạ”. Một số câu hỏi mà cha mẹ đặt ra đôi khi lại khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu và vô nghĩa.

    Nếu vậy, không có cách nào khiến các bậc cha mẹ hiểu được suy nghĩ thực sự của con mình? Có! Những bà mẹ thông minh vẫn luôn biết cách nói chuyện với con để khơi gợi bé sự thân thiết và tin tưởng.

    Hỏi trẻ cần chi tiết, cụ thể

    Đừng hỏi con “Hôm nay ở trường có gì vui không” mà nên hỏi bé một cách cụ thể “Hôm nay con học những môn gì vậy nhỉ”, “Ở lớp nhạc hôm nay cô dạy con bài gì?”…Cha mẹ có thể mất nhiều câu hỏi hơn với con nhưng đó là những câu hỏi đơn giản, cụ thể, bắt đầu từ những vấn đề dễ hiểu nên trẻ sẽ trả lời ngay lập tức mà không cảm thấy áp lực.

    Không phủ nhận mà phải đồng cảm

    Cha mẹ luôn cho rằng mình là người từng trải, hiểu chuyện, là “người lớn” và do đó dễ dàng phủ nhận cảm xúc và quan điểm của trẻ. Ví dụ, khi đứa trẻ nói “Học toán chán lắm!”, các bậc phụ huynh sau đó ngay lập tức nói “Chán đâu mà chán. Học toán rất hay. Học giỏi toán con có thể ….”. Trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và sau đó, dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân.

    Câu trả lời phù hợp cho con phải là “Trước kia mẹ cũng không thích học toán. Thế nhưng sau đó, có vài chuyện xảy ra và mẹ đã nhận thấy học toán rất hay”. Sau đó, cha mẹ có thể kể một câu chuyện cho trẻ. Hãy để trẻ biết cha mẹ cũng hiểu những cảm xúc của con sau đó mới giúp con thoát khỏi rắc rối.

    [​IMG]
    Trẻ nhỏ tưởng như rất dễ hiểu nhưng cũng là những “đối tượng” khiến cha mẹ phải đau đầu nhất (ảnh minh hoạ)

    Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe. Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là “Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…”. Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng “lần sau không nói với mẹ nữa”. Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.

    Thể hiện “mẹ thực sự quan tâm đến câu chuyện của con”

    Khi nói chuyện với con, cố gắng ngồi xuống, nắm tay con, mắt nhìn con và thể hiện rằng mẹ quan tâm đến câu chuyện của con. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Những hành động như rửa bát, gấp quần áo, xem tivi khi nói chuyện với trẻ sẽ khiến trẻ con không còn hứng thú chia sẻ.

    VietNamnet
     
    hauhoa thích bài này.
  11. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Những hỏi con câu gì khi bé đi học về?

    Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý trong "tình hình mới":

    +Điều gì tuyệt vời nhất (hoặc tệ nhất) đã xảy ra ở trường hôm nay vậy?

    +Hãy nói với ba/mẹ điều gì đã khiến con vui (hoặc buồn) hôm nay.

    +Nếu được chọn, con thích (hoặc không thích) ngồi cạnh bạn nào trong lớp? (Hoặc: Không thích).

    +Hãy kể cho ba/mẹ nghe điều gì lạ nhất con nghe được hôm nay?

    +Nếu ba/mẹ gọi cô giáo tối nay, cô giáo sẽ nói gì về con nhỉ?

    +Hôm nay con đã giúp đỡ bạn bè như thế nào?

    +Hôm nay bạn bè đã giúp con ra sao?

    +Hãy nói với ba/mẹ điều gì đó mà con học được hôm nay.

    +Hôm nay lúc nào con vui (hoặc buồn) nhất?

    +Nếu người ngoài hành tinh đến lớp con và cười vui với ai đó, con muốn điều gì sẽ xảy ra?
    +Người bạn nào mà con muốn chơi cùng trong giờ ra chơi, dù trước đó con chưa từng chơi với bạn ấy?

    +Hãy nói với ba/mẹ một chuyện tốt lành đã xảy ra hôm nay.

    +Từ nào cô giáo nói nhiều nhất hôm nay?

    +Con nghĩ muốn học thêm những gì ở trường hôm nay?

    +Con muốn giảm bớt những gì đã học ở trường hôm nay?

    +Bạn nào ở trong lớp con có thể đối xử tốt hơn?

    +Chỗ nào con chơi nhiều nhất lúc nghỉ giải lao?

    +Ai là người vui tính nhất lớp con? Tại sao bạn ấy vui tính thế?

    +Món nào con thích nhất trong bữa trưa?

    +Nếu con làm cô giáo ngày mai, con sẽ làm gì?

    +Có bạn nào trong lớp muốn đi chơi?

    +Nếu con muốn chuyển chỗ ngồi, con muốn ngồi cạnh bạn nào?

    +Con đã dùng bút chì ở trường như thế nào?
     
    hauhoa thích bài này.
  12. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    'Hôm nay con học thế nào?' - câu vô nghĩa bố mẹ hỏi trẻ khi tan trường

    Đa phần các bậc cha mẹ thường hỏi "hôm nay con học thế nào" và nhận lại câu trả lời ngõ cụt.

    Một phụ huynh có con có con lên lớp 4. Ngày đầu tiên con đi học về, bà mẹ hỏi "Ngày hôm nay của con thế nào?" Trong khi mẹ nhiệt tình hỏi, thì cậu bé hưởng ứng bình thường "tốt ạ". Ngày tiếp theo, và những ngày tiếp theo nữa, bà mẹ vẫn hỏi câu đấy và câu bé vẫn trả lời "tốt" một cách tẻ nhạt.

    Đa phần các bậc phụ huynh thường hay hỏi con "Hôm nay con học thế nào?", "Con được mấy điểm", "Con có nghe lời cô giáo không?". Câu trả lời của trẻ sẽ là "tốt", "cũng được ạ". Hỏi thế này chỉ khiến cuộc đối thoại trở nên buồn chán và đi vào ngõ cụt. Lâu dần sẽ làm thui chột khả năng cởi mở của trẻ trước bố mẹ và khiến bố mẹ không hiểu con, không kịp thời biết được những chuyện con gặp phải ở trường.

    Dưới đây là một danh sách các câu hỏi gợi ý cho cha mẹ để tăng khả năng giao tiếp với con mỗi ngày đi học về.

    [​IMG]
    Có nhiều câu để hỏi con mỗi ngày đi học về, thay vì câu quen thuộc vô nghĩa là "Hôm nay con học thế nào?". Ảnh: Telegraph.

    1. Trưa nay con ăn gì?

    2. Hôm nay con có thấy bạn nào ngoáy mũi không?

    3. Giờ giải lao hôm nay con chơi trò gì ngoài sân?

    4. Kể cho mẹ nghe hôm nay con có gì vui nhất nào?

    5. Có bạn nào ở trường làm việc gì tuyệt vời cho con không?

    6. Con có làm việc tử tế nào cho các bạn không?

    7. Hôm nay bạn nào khiến con vui và cười?

    8. Hôm nay có thầy cô nào kể chuyện vui cho cả lớp nghe không? Nếu không thì các thầy cô làm gì?

    9. Hôm nay con học được gì mới? Kể cho mẹ nghe nào?

    10. Có bạn nào mang bữa trưa khác không? Bạn có món gì vậy?

    11. Hôm nay có chuyện gì làm con thấy khó khăn?

    12. Nếu lần này trường con tổ chức một cuộc thi, con muốn tổ chức thi gì nhất?

    13. Hôm nay con thử cho điểm chính mình xem, từ 1 đến 10 nhé? Tại sao con lại cho mình điểm này?

    14. Nếu cho con được làm giáo viên trong một ngày thì con muốn trở thành thầy cô nào? Vì sao thế?

    15. Nếu ngày mai con được làm giáo viên thật thì con sẽ thích dạy cái gì? Vì sao?

    16. Hôm nay có bạn nào ủn mông, viết bậy ra sách vở, quần áo của con không?

    17. Có bạn nào con muốn kết bạn mà chưa làm? Vì sao thế?

    18. Quy định nào quan trọng nhất cô giáo đề ra với lớp con?

    19. Điều gì các con hay làm nhất trong giờ giải lao?

    20. Có thầy/cô giáo nào khiến con nhớ đến ai đó mà con đã từng quen không? Quen thế nào?

    21. Kể cho mẹ nghe xem hôm nay con học được từ bạn điều gì?

    22. Nếu người hành tinh khác tới trường và bắt đi 3 bạn của con, thì con nghĩ họ sẽ bắt đi bạn nào? Vì sao thế?

    23. Hôm nay con có làm được điều gì mà con cảm thấy hữu ích?

    24. Hôm nay con có thấy tự hào về bản thân không?

    25. Hôm nay cái luật nào của nhà trường làm con cảm thấy khó chịu?

    26. Con muốn học cái gì trước khi kết thúc năm học?

    27. Có bạn nào trong lớp thường xuyên trêu chọc, gây hấn với con không?

    28. Nơi nào trong trường thích nhất?

    30. Trò chơi nào hay môn học nào con muốn giỏi trong năm nay?

    29. Hôm nay có bạn nào ở lớp bị phạt không? Bạn ấy đã làm sai gì thế con?

    Bảo Nhiên (Theo Parent)
     
    hauhoa thích bài này.
  13. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Những ứng xử bất thường của trẻ mà cha mẹ cần cảnh giác

    Trẻ mầm non có thể la hét, nhưng trẻ vị thành niên vẫn la hét lại là dấu hiệu của trục trặc nghiêm trọng về hành vi.

    Không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và “thử thách” sự dễ tính của bạn. Đó là cách chúng học được rằng hành vi nào được chấp nhận và ngược lại. Nhưng đôi khi, bạn khó có thể nhận biết được liệu hành vi của con có bình thường hay là chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về thái độ ứng xử.

    Để nhận biết được điều này, cha mẹ cần có hiểu biết nhất định về sự phát triển của trẻ theo từng nhóm tuổi. Điều bình thường với trẻ nhỏ tuổi chưa chắc đã là đúng với trẻ vị thành niên.

    Dưới đây là một số dấu hiệu báo động con bạn có thể đang gặp rắc rối về hành vi ứng xử, theo verywell.

    [​IMG]
    Trẻ nhỏ có thể khó kiểm soát cảm xúc, nhưng trẻ đã đi học cần có khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn. Ảnh: pinterest.

    - Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc: Nếu con bạn không thể kiểm soát sự tức giận, bực bội hay thất vọng một cách phù hợp thì có nghĩa chúng đang có vấn đề về mặt kiểm soát cảm xúc. Với những trẻ dưới độ tuổi đi học, thỉnh thoảng bộc phát những hành động này là bình thường, nhưng với trẻ lớn hơn, chúng cần có khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn.

    - Khó khăn trong việc kiểm soát sự bốc đồng: Khả năng kiểm soát này sẽ phát triển theo thời gian một cách từ từ. Một đứa trẻ dưới độ tuổi đi học không thể kìm chế được những hành vi bạo lực hoặc một đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì không thể kìm chế được việc gào thét khi tức giận thì chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về hành vi.

    - Không tuân theo kỷ luật đề ra: Thường thì trẻ sẽ mắc lỗi nhiều lần nếu bạn không nghiêm khắc với con. Nhưng nếu trẻ vẫn tiếp tục phạm lỗi cho dù bạn áp dụng kỷ luật rất nghiêm thì bạn cần xem xét nghiêm túc về thái độ của con.

    - Hành vi gây cản trở việc học: Con bạn có những biểu hiện gây rối trong khi học tập thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn hành vi. Chẳng hạn như con bạn bị phạt tại lớp, đánh nhau với bạn cùng lớp hoặc không thể theo kịp việc học đều là những dấu hiệu đáng chú ý.

    - Hành vi cản trở việc giao tiếp xã hội: Đôi khi trẻ xích mích với bạn là điều bình thường, nhưng nếu điều này làm cản trở việc trẻ kết bạn thì lại là điều đáng lo ngại. Ngoài ra, trẻ cần biết cách cư xử đúng mực ở nơi công cộng, chỗ đông người như siêu thị.

    -Tự làm đau bản thân hay nói về cái chết: Bất kỳ trẻ nào có hành động tự làm đau mình như đập đầu vào tường, lấy dao cắt vào tay… đều cần được chú ý và đưa đến gặp chuyên gia tâm lý.

    - Hành vi về giới tính không phù hợp với lứa tuổi: Nếu bạn quan ngại về những hành vi của con đi quá giới hạn, hãy tự tìm hiểu về sự phát triển bình thường và bất thường về giới tính ở trẻ nhỏ.

    Hành vi bình thường ở trẻ 4 – 5 tuổi

    Trẻ trong giai đoạn này đang tìm kiếm tiếng nói riêng của mình, vì vậy, chúng sẽ cãi lại bố mẹ và học cách từ chối các yêu cầu của người khác. Thông thường, hoặc là chúng sẽ bắt đầu đòi tự làm việc gì đó một mình như người lớn hoặc sẽ nũng nịu bố mẹ để nhờ giúp đỡ.

    Đôi khi, trẻ sẽ bộc lộ sự tức giận, gào thét hay khóc lóc nhưng chúng dần kiểm soát cảm xúc tốt hơn những trẻ nhỏ. Những hành động cáu giận ở độ tuổi này chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn và không nghiêm trọng. Chúng vẫn thể hiện sự hung hăng nhưng không đáng kể và chúng cần học cách thể hiện cảm xúc qua lời nói hơn là hành động bạo lực.

    Phạt con ngồi yên một mình trong phòng là hình thức kỷ luật phù hợp với trẻ ở tuổi này, bởi chúng chỉ muốn được bạn chú ý. Bạn có thể lờ đi những hành vi không ngoan nhưng ở mức độ không nghiêm trọng của trẻ, chẳng hạn như khi chúng ăn vạ.

    Hành vi bình thường ở trẻ 6 - 9 tuổi

    Ở độ tuổi này, trẻ sẽ đảm đương nhiều trách nhiệm hơn, chúng muốn có nhiều tự do hơn. Trẻ vẫn cần sự hướng dẫn cẩn thận của cha mẹ để hoàn thành việc nhà, việc học và vệ sinh cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này chưa có ý thức kỷ luật đầy đủ là điều hoàn toàn bình thường.

    Bởi vì trẻ đang bước đầu học cách tự giải quyết vấn đề và khám phá các hoạt động mới, chúng sẽ gặp khó khăn, chẳng hạn như không hoàn thành được việc gì đó và thất bại. Do đó, chúng cần giúp đỡ để đối mặt với những cảm giác tiêu cực như buồn, lo lắng và việc thiếu kiểm soát lời nói cũng là bình thường.

    Việc khen thưởng rất hiệu quả ở giai đoạn này. Hãy khen thưởng khi trẻ làm tốt việc gì và phạt khi trẻ phạm lỗi. Đồng thời, bạn nên cho trẻ cơ hội để thực hành việc đưa ra các quyết định cùng với sự hướng dẫn sát sao.

    Hành vi bình thường ở trẻ 10 – 12 tuổi

    Khi trẻ bước vào độ tuổi này, sự độc lập cá nhân thường được thể hiện qua thái độ của trẻ với cha mẹ. Chúng thường tỏ ra hơi đối đầu và bắt đầu tách dần ra khỏi cha mẹ. Điều này có thể chấp nhận được.

    Chúng còn gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và có bất đồng với bạn bè. Đôi khi, trẻ có thể hành động một cách bột phát và vẫn cần sự chỉ dẫn của cha mẹ về việc suy nghĩ trước khi hành động hoặc nói. Chúng cũng chưa thể nhận ra hậu quả của những hành động của mình.

    Trẻ cần sự quan tâm chú ý của cha mẹ để xây dựng sự tự tin trong những năm này. Bạn có thể dùng hình thức thưởng tiền để khuyến khích trẻ biết cư xử đúng mực.

    Hành vi bình thường ở trẻ 13 tuổi trở lên

    Trẻ ở giai đoạn này thường nghĩ rằng mình đã lớn nhưng thực tế chúng vẫn cần rất nhiều sự giúp đỡ để đưa ra những quyết định chính xác. Trẻ vị thành niên vẫn gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc và chưa thực sự hiểu mình là ai. Không có gì lạ khi chúng gặp gỡ những nhóm bạn khác nhau, thử một kiểu đầu tóc mới nổi loạn hay phong cách ăn mặc khác bởi chúng muốn khẳng định cái tôi của mình.

    Trẻ nên có tính kỷ luật cao hơn như tự giác làm bài tập về nhà hoặc giúp đỡ việc nhà cho cha mẹ. Tâm trạng của trẻ có thể hơi thất thường và đôi khi công khai thách thức, phản kháng nhưng không quá nghiêm trọng. Điều này là bình thường trong giai đoạn “ẩm ương” này bởi trẻ muốn chứng tỏ bản thân với cha mẹ rằng mình có thể kiểm soát được cuộc sống cá nhân.

    Bạn vẫn có thể áp dụng hình thức thưởng phạt bằng tiền. Giải quyết vấn đề cũng là một cách hiệu quả để xử lý những hành động không đúng mực của con. Những trẻ lớn tuổi có thể phản kháng lại những quy tắc của bạn nhưng cũng có rất nhiều hình thức kỷ luật thích hợp để bạn áp dụng.

    Xử lý các vấn đề về hành vi cư xử ở trẻ trong các độ tuổi

    Với những hành vi không quá nghiêm trọng ở trẻ, bạn chỉ cần thay đổi phương pháp kỷ luật một chút. Hãy xử sự một cách tích cực hơn. Chẳng hạn như, thay vì phạt trẻ do không làm bài tập thì hãy đưa ra phần thưởng để khuyến khích trẻ hoàn thành công việc.

    Với những hành vi nghiêm trọng hơn, bạn cần sự tư vấn của các chuyên gia và bác sĩ tâm lý.

    Hương Giang
     
    hauhoa thích bài này.
  14. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    9 điều bố mẹ tưởng tốt hóa làm hại con
    Luôn ép con ăn hết phần, chẳng bao giờ từ chối các đòi hỏi của trẻ sẽ chỉ khiến con xấu tính.

    Có những thói quen nuôi dạy ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ một cách lâu dài mà chính bố mẹ không lường tới. Nếu thấy mình từng áp dụng những điều dưới đây, đã đến lúc bạn cần thay đổi, theo Indy100.

    Bắt con chơi thể thao quá nhiều

    Vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao là tốt cho trẻ. Nhưng bắt con phải tập luyện kiểu vắt kiệt sức với kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người chiến thắng trong tất cả các trận đấu sẽ chỉ khiến con luôn căng thẳng và sợ thất bại, cả hiện tại lẫn lúc trưởng thành.

    Chẳng bao giờ nói "không"

    Những bố mẹ này không bao giờ đặt ra các giới hạn cần thiết cho con. Trẻ sẽ không phân biệt được cái gì nên và không nên làm.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Food.ndtv.

    Không dạy các phép xã giao

    Một người nhiều tiền bạc cũng khó khiến người khác kính trọng và đạt được thành công nếu không biết các phép lịch sự tối thiểu.

    Lên kế hoạch cho từng giờ, từng phút của con

    Nhiều phụ huynh lên lịch của con kín mít từ học ở trường tới lịch ngoại khóa, học thêm môn năng khiếu... Cả tuần hầu như trẻ không có phút nào nghỉ ngơi. Những đứa trẻ này cảm thấy kiệt sức và về lâu dài không có khả năng chủ động sắp xếp cuộc sống của mình.

    Liên tục đăng ảnh riêng tư của con trên mạng xã hội

    Việc chia sẻ các bức ảnh trẻ trong bồn tắm hay đang làm điều gì với cơ thể mình là hành động hại con. Hình ảnh bé đang được thay tã hay ngồi trong toilet chẳng có gì vui hay dễ thương. Và chắc chắn con không thích bạn đăng các ảnh đó nếu chúng được hỏi ý kiến.

    Để con thức khuya với mình

    Nhiều bố mẹ sẵn sàng để con chơi tới khuya, cho đến lúc bé mệt rũ và cáu kỉnh rồi ngủ thiếp đi. Đừng để con nhiễm thói quen xấu của bạn và gây nhiễu đồng hồ sinh học của bé. Trẻ cần được ngủ sớm và nhiều hơn người lớn.

    Bắt con phải ăn hết bát

    Trẻ cần học cách nhận biết khi nào mình no và có quyền đưa ra quyết định không ăn tiếp. Việc luôn ép con ăn hết suất vừa khiến trẻ dễ béo phì vừa làm con mất đi khả năng tự quyết.

    Coi đồ ăn nhanh là một phần thưởng

    Không nên tạo mối liên quan giữa hành vi tốt với các thực phẩm không lành mạnh. Có nhiều cách để động viên con và bạn đừng nên thưởng cho bé một bữa ăn thỏa thích đùi gà rán và nước ngọt có ga vì con đã được điểm tốt.

    Sỉ vả con ở nơi công cộng

    Hành động này không nên làm với bất cứ ai, nhất là một đứa trẻ. Đừng nghĩ khi bạn làm vậy trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ mà thay đổi hành vi hoặc thực hiện theo đúng ý bố mẹ. Bạn cũng đừng mong con tôn trọng bố mẹ và biết cư xử đúng đắn nếu làm trẻ phải bẽ bàng trước đông người.

    Vương Linh
     
    hauhoa thích bài này.
  15. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Mình sưu tầm thêm một số bài viết trên hi vọng sẽ có ích cho các mẹ nhé.
     
    hauhoa thích bài này.
  16. hauhoa

    hauhoa Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/10/2015
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Những bài viết rất hay. Cảm ơn mn
     
    methaonguyen177284 thích bài này.
  17. anhthao2812

    anhthao2812 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng nghĩ vậy
     
  18. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    5 nguyên tắc không thể bỏ qua khi dạy trẻ cách cư xử


    “Dạy con từ thuở còn thơ” là kinh nghiệm từ xưa của ông bà ta và nếu bạn cũng đang tìm kiếm những mẹo dạy trẻ cách ứng xử thật hiệu quả, MarryBaby xin chia sẻ cùng bạn 5 bí quyết bên dưới.

    Nói năng nhẹ nhàng

    Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là luôn lớn tiếng mỗi khi nói với con việc nên làm thế này và không nên làm thế kia. Lâu dần, trẻ sẽ quen với điều này và coi việc bạn lên cao giọng là chuyện bình thường. Lúc đó, bạn sẽ rất khó có thể khiến trẻ chú ý trong những tình huống thật sự khẩn cấp. Và bạn có biết rằng trẻ nhỏ thường có phản ứng tích cực hơn với những tông giọng thoải mái?

    Thể hiện thái độ tích cực
    Thay vì nói con không nên làm điều a, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chỉ cho con rằng bé nên làm điều b, ví dụ như bạn có thể nói: “Nói nhỏ nhỏ thôi cho bố mẹ ngủ nha” thay vì “Đừng có la hét như vậy để bố mẹ ngủ chứ”. Cách này sẽ chỉ cho con điều đúng đắn nên làm thay vì phải suy nghĩ về những điều mình “được làm” từ những điều bố mẹ bảo “không được làm”. Không ít người lớn cứ đinh ninh rằng bọn trẻ có thể tự suy luận ra những chuyện như thế nhưng sự thật thì không phải đâu nhé.

    [​IMG]
    Có nhiều cách dạy trẻ nghe lời mà không cần phải đánh



    Cho con quyền lựa chọn
    Các mẹ thường nói gì khi muốn con lên giường và đi ngủ nào? “Con có đi ngủ hay không thì bảo?” hay là “Đến giờ đi ngủ rồi nhé”? Chắc hẳn sẽ không ít mẹ có thói quen dùng cách thứ nhất đúng không? Rõ ràng bạn đang đưa ra một câu hỏi Có – Không nhưng câu trả lời bạn chấp nhận chỉ có thể là “Có”. Do đó, nếu bạn đã chọn cách cho con quyền lựa chọn, bạn cần chắc chắn mỗi một lựa chọn đều sẽ được tôn trọng và chấp nhận. Đây là cả một nghệ thuật đấy nhé. Một ví dụ cho bạn: “Bây giờ con xem hết chương trình TV này rồi ngủ hay muốn nghe mẹ kể chuyện trước khi ngủ nào?”

    Dùng các thông điệp ở ngôi thứ nhất
    Bằng cách này, bạn sẽ chỉ ra được hành động sai quấy của trẻ là gì, bạn cảm thấy như thế nào về hành động đó cũng như hậu quả mà hành động đó gây ra. Đây là phương thức giao tiếp thẳng thắn, giúp trẻ hiểu được người khác đánh giá như thế nào về hành động của trẻ. Ví dụ nhé: “Mẹ đã thấy con đánh bạn và mẹ rất buồn về điều đó. Mẹ muốn con xin lỗi bạn và hứa sẽ không đánh bạn nữa.”

    Cố gắng khen ngợi nhiều hơn
    Bạn có để ý rằng người lớn chúng ta thường chú ý và lên tiếng trách phạt những sai sót của con trẻ nhiều hơn là tìm kiếm những điều tốt mà trẻ làm được để khen ngợi và động viên? Bất cứ lúc nào thấy trẻ hành động ngoan ngoãn, đừng tiếc lời khen ngợi và nói rằng bạn muốn trẻ tiếp tục làm như thề những lần sau. Trẻ con rất thích được người lớn khen nên sẽ có xu hướng lặp lại những hành động đó. Chẳng hạn như khi thấy con tự động cất đồ chơi sau khi chơi xong mà không đợi mẹ nhắc, thay vì âm thầm mỉm cười hài lòng, hãy nói cho con biết bạn thấy vui vì điều đó, chắc chắn bạn sẽ được thấy con tự giác như thế những lần sau nữa đấy.
     
  19. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Cách ứng phó với những việc bé không thích

    Phần lớn các bé thường không thích những việc dưới đây nhưng nếu biết cách, tất cả lại đâu vào đấy hết ấy mà. Dưới đây là cách ứng phó với những việc bé không thích mà bạn nên biết.

    Cách ứng phó với việc bé không thích
    1. Rửa tay
    Thường ít bé nào tự giác đi rửa tay, ở trẻ em nhiều khi không có khái niệm giữa sạch và bẩn. Tuy nhiên bạn cần tạo cho con thói quen rửa tay. Hãy chỉ vào những chỗ bẩn trên tay bé, sau đó đưa bé đến vòi nước và chỉ dẫn từng bước cách rửa tay sao cho đúng. Tốt nhất bạn để bé tự rửa sau khi đã hình thành được thói quen. Thường những lúc như vậy hãy luôn đứng chỗ nào gần với chỗ bé rửa tay để quan sát xem bé rửa tay như vậy có thực sự sạch không. Hãy chuẩn bị một vài câu chuyện về các chú vi khuẩn sẽ đáng sợ thế nào nếu bé không rửa tay kỹ. Bé sẽ sợ mà rửa tay cẩn thận hơn.

    2. Tiêm phòng
    Tiêm phòng là việc khó khăn nhất mà bé phải đối mặt khi còn nhỏ, thậm chí nhiều khi người lớn còn sợ tiêm nữa là. Không cần phải báo trước cho bé là sắp bị tiêm đâu. Lúc vào phòng khám, bạn hãy ôm bé vào lòng để trấn an bé, vỗ về bé. Lúc tiêm có thể bé sẽ la hét, hãy giữ thật chặt tay bé lại. Việc tiêm sẽ diễn ra rất nhanh thôi. Cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng và lần tiếp theo bé sẽ dễ dàng đối mặt hơn.

    [​IMG]

    Đối với các bé trai hãy động viên đôi khi dùng các chiêu khích tướng, hãy khen bé như một vị anh hung, một chàng trai dũng cảm. Bé sẽ thấy mình cần phải to ra là một nam hảo hán thực sự, như vậy bé sẽ chả còn thấy đau nữa.

    3. Cắt tóc
    Đối với nhiều bé cắt tóc thật đáng sợ. Hãy trấn an bé là việc cắt tóc sẽ khiến bé trông xinh xắn hoặc thông minh hơn và nó chỉ diễn ra trong mấy phút thôi. Hãy lên kế hoạch và cho bé chọn thời điểm bé thích cắt tóc nhất. Lúc đầu bé sẽ không quen và liên tục ngọ nguậy. Đối với trẻ con, việc ngồi im như tượng để người khác cắt. Tốt nhất bạn cũng nên chuẩn bị một vài câu chuyện để thu hút sự chú ý của bé. Khéo bé sẽ chẳng còn biết tóc cắt xong lúc nào nữa ấy chứ.

    4. Đưa bé ra khỏi bồn tắm
    Nhiều trẻ rất thích tắm. Đang lúc cao hứng mà bạn bế bé ra khỏi bồn hoặc chậu là bé sẽ quẫy đạp hoặc khóc um lên. Hãy quy đinh giờ kết thúc tắm cho bé. Trước khi nhấc bé ra khỏi bồ hãy cho bé vài phút để chơi nữa. Bạn có thể để trong nhà tắm một chiếc đồng hồ và bảo nếu kim dài chỉ đến số này là sẽ kết thúc giờ tắm chẳng hạn. Bé sẽ vừa chơi vừa chuẩn bị sẵn tinh thần khi nào sẽ phải rời bồn tắm.

     
  20. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    10 nguyên tắc giúp bạn nuôi dạy con ngoan biết cách cư xử

    Nuôi dạy con sao cho đúng cách là nhiệm vụ nặng nề của cha mẹ. Trong rất nhiều trường hợp, các bé không cố ý thô lỗ với người lớn. Do còn nhỏ nên bé chưa biết cách ứng xử phải phép với mọi người xung quanh. Do đó, cha mẹ nên dạy bé những cách ứng xử cơ bản mà quan trọng.

    1. Làm gương tốt cho con
    Cách tốt nhất để dạy trẻ cư xử đúng mực là thể hiện cho bé thấy. Hành động bao giờ cũng thuyết phục hơn lời nói. Nếu thấy hành vi tốt từ chính bạn, bé yêu sẽ có xu hướng bắt chước theo.

    2. Nêu rõ quy tắc và những điều bạn mong đợi ngay từ đầu
    Trẻ còn nhỏ nên chưa biết đúc rút điều đúng từ chuyện sai. Các bé cần được dạy hành động nào được phép và hành động nào không. Bạn nên lựa lời sao cho trẻ dễ hiểu và phải nói thật cụ thể. Trách nhiệm của ba mẹ là giúp con hình thành ý thức bằng cách liên tục nhắc bé để hành vi không thích hợp được ngăn chặn kịp thời.

    3. Thưởng “nóng”

    Biện pháp hay nhất để uốn nắn trẻ cư xử đúng mực là khen thưởng bất cứ lúc nào bé làm điều gì tốt bằng lời nói, cử chỉ lẫn quà tặng. Quan trọng là bạn phải thưởng đúng lúc vì trẻ nhỏ có khả năng liên kết phần thưởng với hành vi tốt. Nếu bạn thưởng cho con quá trễ, bé có thể không hiểu lý do mình được thưởng.

    Một cái vỗ âu yếm vào lưng cùng lời khen “Con giỏi lắm” cũng đủ để bé biết mình đang làm đúng. Thỉnh thoảng ba mẹ có thể khen thưởng bằng những món quà nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra liên tục xem động lực cư xử phải phép của bé là gì. Cần đảm bảo đó không phải là vì các món quà.

    4. Thường xuyên khuyến khích con
    Trẻ em sẽ có động lực thực hành hành vi đúng mực nếu biết rằng bạn tin tưởng vào bé. Đừng quên tích cực cổ vũ con yêu nhé, điều nay sẽ giúp bé đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

    5. Rèn con từ thuở còn thơ
    Con trẻ không bao giờ là quá nhỏ để thực hiện hành động đúng đắn. Theo các chuyên gia, nền tảng hình thành tính cách ở một đứa bé được xác lập trước tuổi lên 5. Vì thế, nên làm tất cả những gì có thể khi các bé vẫn chưa đến tuổi mẫu giáo để chuẩn bị cho con vào đời.

    6. Cứng cỏi và kiên quyết
    Các bé thông minh hơn là bạn tưởng. Một khi bạn chịu thua chúng một lần, lúc nào trẻ cũng sẽ chờ mong được nhượng bộ. Bé có thể sẽ “kiểm tra” sự cứng rắn của bạn khi hai mẹ con đến những nơi đông người. Đừng dao động chỉ vì có quá nhiều người ở quanh đó, cứ giữ vững các quy tắc đã đề ra. Nếu bé yêu cứ khăng khăng làm theo ý mình và cáu giận, bạn cần trao đổi riêng với bé.

    7. Tạo điều kiện cho bé khôn lớn
    Nên cho phép bé ra quyết định riêng vì lúc nào cũng che chở không phải là cách làm hay. Thi thoảng cứ để bé phạm sai lầm, như vậy trẻ sẽ học cách có trách nhiệm hơn với hành động của mình.

    8. Không thương lượng với trẻ khi bạn đang nóng giận
    Thật là không khôn ngoan nếu bạn trách mắng con khi đang trong tình trạng thiếu tự chủ với cảm xúc của mình, vì bạn có thể nói hoặc làm gì đó đáng hối tiếc khi nghĩ lại. Nên để tâm trạng bình tĩnh lại trước khi trò chuyện cùng bé.

    9. Tạo môi trường lành mạnh và tích cực tại nhà
    Cho phép trẻ phát triển theo cá tính và những đặc điểm riêng của bé. Đừng bao giờ so sánh con với bé khác, bởi điều này chỉ khiến trẻ chịu đựng áp lực và căng thẳng thái quá. Chưa kể điều đó có thể hạ thấp lòng tự trọng ở bé.

    10. Yêu con vô điều điện
    Nhớ uốn nắn con khi chúng làm điều sai trái nhưng bạn cũng cần thể hiện tình yêu thương con bất kể bé cư xử ra sao. Trẻ em cần hiểu rằng tình thương bạn dành cho con không phụ thuộc vào hành động hoặc cách thể hiện của bé.
     

Chia sẻ trang này