Kinh nghiệm: Kinh Nghiệm Và Chia Sẻ Cho Những Ai Muốn Bỏ Thuốc Lá

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tranthuyen, 12/10/2016.

  1. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    Giá mà ông hàng xóm đọc được bài này, ngày nào cũng phả thuốc sang nhà mình
     
    Đang tải...


  2. hoangnam9893

    hoangnam9893 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/6/2016
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Em thấy mấy bố có cái hộp gì đấy như điếu thuốc lá hút thấy mùi thơm thơm, cũng có khói mà không hại =.=
     
  3. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Cái đo
    Cái đó là thuốc lá điện tử hút thấy người bảo đỡ hại người thì bảo hại hơn thuốc lá bình thường
    Noi chung là không dùng gì là tốt nhất
     
  4. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Trải qua thêm được 1 ngày nữa, vừa đi sơn la về trời hôm đầu mưa tầm tã hôm sau lại nắng ráo sạch sẽ. Trải qua 2 ngày dài mệt mỏi nhưng về tới nhà sách giầy đi tập thể dục ngay. Thôi mệt quá rồi chúc cả nhà ngủ ngon. Tuần mới lại chờ đón phía trước cố lên nào
     
  5. Nuochoasing

    Nuochoasing Thành viên mới

    Tham gia:
    17/10/2016
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thấy khi đàn ông phì phèo điếu thuốc là khi họ đang suy nghĩ hoặc suy diễn cái gì đó bế tắc. không chỉ đơn thuần là họ nghiện. Rất đáng thương. :D
     
  6. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Báo cáo các bác tình hình là hôm 17/10 vừa rồi e đi vào bệnh viện bạch mai lên tầng 6 khoa hô hấp vì thấy bảo ở đó có trung tâm tư vấn giúp cai thuốc lá hoàn toàn miễn phí. E lên trên đó gặp các bạn tư vấn rất nhiệt tình và chia sẻ rất nhiệt tình cho ai có nhu cầu cai thuốc lá. Sau khi được tư vấn em muốn đi chụp chiếu xem phổi phèo có bị sao không. Lúc đó là hơn 10h sáng ra mua phiếu đi chụp xuống tầng 1 chụp X quang lấy vé và được hẹn chiều 14h quay lại chụp. Nản luôn nghĩ trong đầu bảo nếu mà bị bệnh gì mà đi chụp kiểu này chắc cũng mệt mỏi đây. Vào bạch mai giờ thấy có mấy bãi xe đập đi để xây thêm bệnh viện chứng tỏ giờ bệnh tật nhiều thật , bv nào cũng quá tải--> phải lo cho bản thân trước khi trông chờ vào bv. Đúng 14h qua chờ mãi không tới lượt, chạy lên tầng 6 ngồi để được các bạn tư vấn tiếp, đang tính hôm sau ra ngoài chụp xquang cho nhanh, may quá lúc ra về đi qua tầng 1 thấy gọi tên mình --> vào chụp luôn hẹn 1 tiếng sau quay lại lấy kết quả__> chạy đi có việc 17h30 quay lại không còn ai trả kết quả, nên đi về. Sáng hôm sau quay lại lấy kết quả lúc đó 10h hơn mang lên cho bác sĩ xem kết quả --> hồi hộp bác sĩ xem xong hỏi nhà có ai bị lao không--> xong tiêu rồi. Roi chỉ định đi chụp cắt lớp thế là phi sang 61 phương mai chụp luôn chiều đến lấy kết quả mang lại bsi xem kết luận may chưa bị sao, thế là yên tâm, đuaf chứ lúc đó mình thấy suy sụp dã man luôn , chắc kết quả bị sao chắc ra mua đốt luôn cả bao thuốc rồi muốn sao thì sao. Xong mình đi thở để thử khí CO trong hơi thở -->> như ngưoi không hut thuốc --> sướng thử tiếp đo cái chức năng hô hấp --> kq hơi bị đuối nhưng chưa vấn đề gì và bsi bảo về tiếp tục bỏ thuốc sẽ tốt hơn rất nhiều.
    Kết luận sau khi đi khám mới biết khoa hô hấp đông bệnh nhân, và rất mệt mỏi chờ đợi nên theo mình là tốt nhất là tự cứu lấy mình trước khi đổ bệnh thì nhục lắm
    Ngày 18/10 mình lại đi nhậu mà thật may là lúc thèm thuốc mình lại có cái kẹo cao su trong túi nên không bị bập lại( ngày 18 mình khô g dán miếng nicotin). Ngày 19/10 lại đi sn đứa cháu( uống rượu vang) và mình đã không hút hơi thuốc nào---> mình nể mình quá, bây h cảm giác khạc nhổ nhiều hơn đờm có nhiều hạt nhỏ li ti tối màu( đã được bsi giải thích đó là hắc ín và chất độc tích tụ lâu ngày trong phổi đang được đẩy ra ngoài để cho các lông nhỏ mọc lên trong phổi chống lại các vi khuẩn)
    Có bác nào đang cố gắng cai thuốc vào chia sẻ kinh nghiệm cùng e với ah
    Cùng chung tay cố gắng cho 1 xã hội không khói thuốc các bác nhé
     
    dauan104 thích bài này.
  7. IRC.Vietnam

    IRC.Vietnam Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Đúng là muốn bỏ thuốc lá điều quan trọng nhất là phải có quyết tâm. Nếu không quyết tâm thì khó có thể thành công được lắm!
     
  8. choetboi

    choetboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2015
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    ngày xưa hút thuốc mình cũng bỏ được 1 lần rồi tuy nhiên đi làm nghỉ trưa hay ngồi quán nước thế là lại nghiện lại khổ ghê
     
  9. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Thế bác choetboi bỏ được bao lâu lại nghiện lại ah Phí quá bác
    Tình hình là vừa bị nhiệt lưỡi xót quá, hnay lại 20/10 nên vẫn phải làm nhiệm vụ bất khả thi giờ đói quá mà ko dám ăn sợ béo quá các mẹ ah
     
  10. thanqua0123

    thanqua0123 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2015
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc kinh nghiệm bạn chia sẻ thấy hay quá! Mình phải in ra để mang về cho bố mình đọc mới được. Chứ bố mình mỗi cái vấn đề thuốc lá mà nói mãi chẳng giải quyết được.
     
  11. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    quả thật bỏ thuốc lá, cứ ăn sáng xong là lại muốn la cà ngồi uống cốc cà phê chém gió, thời điểm này là thời điểm thèm thuốc nhất.
    Thường thòi quen của mình là ăn xong phải ngồi uồng cà phê sáng, các bữa khác ngồi uống trà nhâm nhi điều thuốc. hôm nay vẫn ngồi cà phê trước hay uống nâu đá, giờ chuyển thành nâu nóng ngồi nhâm nhỉ từng ngụm 1 rồi hít sau vị thơm của cà phê, bên cạnh vẫn có người hút thuốc. Thèm lắm nhưng vẫn hạ quyết tâm vì xác định sẽ phải đối mặt, nhưng kinh nhiệm là ngồi uống ngay đầu quạt để không bị ngửi thấy mùi khói thuốc và cũng uống nhanh. ngồi tầm 10-15 phút là xong đi về đi làm. Còn về trà vào các bữa khác giờ mình đã bỏ hẳn bộ ấm chén trong phòng không sử dụng nữa. Ăn xong bữa trưa làm cốc nước lọc ngậm cái kẹo hoặc ăn kẹo cao su sau đó đi nghỉ 1 lúc cho đỡ mệt.
    Tính ra mình đã bỏ được từ ngày 5/10 đến 21/10 là được 16 ngày rồi, thi thoảng cảm giác thèm thuốc vẫn còn nhưng đây có le là lần thứ 5 thứ 6 bỏ thuốc lá, trước là lần đi nghỉ mát bỏ được 10 ngày đa thấy kinh lắm rồi mong lần này mình sẽ bỏ hẳn được. Mình muốn lập topic để vừa chia sẻ cảm giác khi bỏ thuốc và cũng là dấu ấn ngày mình cai thuốc để tự nhắc nhở bản thân mình, kêu gọi mọi người cùng bỏ thuốc lá, thuốc lào cùng mình cho có bạn có bè hjhj
     
  12. bongxinh1210

    bongxinh1210 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/9/2016
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    ko chỉ hại mình mà còn những người xung quanh
     
  13. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Các bác chú ý nhé, quá trình anh chị em cai thuốc trong 2-4 tuần đầu nhiều trường hợp sẽ bị nhiệt lưỡi, hoặc loét miệng các bác đừng quá lo lắng e đã nghiên cứu và hôm qua mua thuốc uống và bôi. trộm vía đã đỡ rồi nên mọi người có thể vào nghiên cứu. lại thêm 1 bệnh nữa liên quan tới hút thuốc lá nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư lưỡi huhu
    http://www.chuatribenhungthu.com/nguyen-nhan-trieu-chung-benh-ung-thu-luoi.html
    http://soha.vn/song-khoe/cach-phan-...mieng-ban-can-phai-biet-20150605025653818.htm
     
  14. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá
    11:42 AM 10/12/2015 Lượt xem: 854 [​IMG]


    Gần đây, đoạn hội thoại của một nông dân và bác sỹ khám bệnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến người đọc suy ngẫm rất nhiều. Câu chuyện “Bỏ thuốc lá sống lâu hơn” này đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ hiện nay.

    Trở thành một thói quen không thể thiếu, người dân Việt Nam vô tư sài thuốc lá hàng ngày mà không màng tới hậu quả về sau. “Buồn cũng hút, vui cũng hút, không buồn không vui cũng hút” để rồi cuối cùng, khói thuốc thì dễ tan mà trở thành những vết đau khó lành.
    Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 1
    Câu chuyện ” Bỏ thuốc lá, sống lâu hơn” được chia sẻ trên các trang mạng xã hội
    ” Bệnh nhân nam trung tuổi (cỡ 50) nhìn chân chất từ Tiền Giang lên khám bệnh. Ông xin bác sỹ chỉ khám mỗi đường huyết khiến vị bác sỹ ngạc nhiên:
    – Sao chú lại muốn thử đường huyết?
    – Cân sụt nhanh, người ta nói tôi là chắc mắc bệnh tiểu đường.
    – Cất công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng ther luôn? Mà thử máu nếu bác bị đái tháo đường, cũng sẽ phải xem các chức năng gan, thận rồi đánh giá biến chứng mới có thể điều trị được chứ.
    Vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, mình hiểu phần nào nỗi khó khăn mưu sinh của ông. Có lẽ gia đình ông nghèo, không có điều kiện.
    – Dạ, thế tôi hỏi bác sỹ là thử hết những thứ đó hết bao nhiêu vậy?
    – Bệnh viện công thì rẻ thôi, chú thử đi.
    Sau một vòng làm theo hướng dẫn của bệnh viện, kết quả của ông được trả về. Mình cầm kết quả phim phổi mà nghẹn dù một ngày tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ các loại bệnh tật.
    Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 2
    Khói thuốc lá nhanh tan nhưng nỗi đau để lại sẽ khó chữa lành
    – Chú hút thuốc nhiều không?
    – Khoảng 1 gói mỗi ngày, hôm nào buồn hút nhiều hơn.
    – Chú có uống rượu không?
    -Mỗi ngày nhưng đa phần là vui chơi với anh em, mỗi người vài xị.
    – Chú có vợ con chứ?
    – Tôi có một vợ với 3 đứa con. Nhà chỉ vài công ruộng, không đủ sống nên vợ con bỏ hết lên Bình Dương đi làm công nhân rồi.
    – Giờ cháu nghĩ là chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để khám.
    – Tôi bị bệnh lao hả bác sĩ.
    – Cũng hi vọng là thế nhưng cháu nghĩ….
    – Bác sĩ cứ nói đi. Tôi ở quê lên đây xa xôi cực nhọc lắm.
    – Cháu nghĩ là có khối u và nó đang phát triển. Chú biết đó, có u lành u ác nhưng giờ u ác có thể điều trị được.
    – Ý bác sĩ là tôi bị ung thư phổi ?
    – Cũng chưa chắc lắm đâu chú ạ. Cần phải làm thêm xét nghiệm và sinh thiết… mới đưa ra được kết luận.
    – Nếu ung thư phổi thì sống được bao lâu hả bác sĩ?Khoảng im lặng kéo dài, mặt chú chuyển sang tím tái khiến mình không cầm lòng được. Dù bên ngoài rất nhiều bệnh nhân đang chờ nhưng nhận kết quả thế này không tránh khỏi chú bị sốc. Mất 15 phút trở lại bình thường, chú hỏi :
    – Vì chưa chắc là ung thư nên không dám kết luận nhưng nếu bị thật, chú có thể sống vài tháng, cũng có thể vài năm… tùy cơ địa mỗi người.
    – Tại sao lại là tôi chứ?
    – Tại sao không là chú?
    – Tại ….
    Thêm một khoảng im lặng nữa kéo dài.
    – Giờ về bỏ thuốc lá với rượu có cứu vãn được không bác sĩ?
    – Bỏ được thì tốt nhưng việc này bây giờ không còn ý nghĩ gì nữa rồi.
    Trước thì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước kém phát triển hơn mà lượng tiêu thụ bia rượu và thuốc lá lớn gần nhất thế giới. Bây giờ thì mình đã hiểu được phần nào. Thói quen rất xấu của người Việt nhất là khu vực miền trong, vui cũng hút thuốc, buồn cũng hút, không vui không buồn cũng hút. Khó tránh khỏi tai họa bệnh tật về sau. Giao nhân ắt gặp quả, béo phì lười vận động sao trách được bệnh tật liên miên. Rượu bia, thuốc lá hằng ngay thì ung thư về sau là điều tất yếu.
    Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 3
    – Bây giờ thì tôi phải làm sao bác sĩ?
    – Cháu kê đơn thuốc tiểu đường cho chú còn bệnh phổi, chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
    -Tôi có thể sống bao lâu nữa hả bác sỹ, để tôi thu xếp nhà cửa?
    – Cũng không dám chắc chắn về điều gì. Có thứ hôm nay đúng, mai lại sai. Có thứ tưởng phước mà hoạ. Quan trọng là không phải chú sống bao lâu, mà sống sâu hay chưa?
    – Sống sâu
    – Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Ví dụ đã bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ thì thầm lời cám ơn? Ví dụ có bao giờ chú chở ba qua con đường làng ngày xưa ba dẫn chú đi học? Hoặc có bao giờ chú cám ơn người vợ dịu hiền, chịu đựng đã cùng chú ngần ấy năm mà không hề than van dù chú nát rượu và nghiện thuốc lá?
    – Tôi … Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.
    – Chú đã bao giờ quan tâm, hỏi han những đứa con của mình không?
    – Ơ …
    – Cuộc sống là vậy. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận dần thôi và nhìn lại chính mình gần trong gang tấc.
    – Cám ơn bác sĩ.
    – Chú ấy là gì đối với anh?
    – Là cha ruột bác sĩ ạ.
    – Anh có thường xuyên đưa chú ấy đi khám bệnh không?
    – Bận lắm bác sĩ ạ, với tôi cũng ở xa ông.
    – Ba anh bị ung thư phổi, anh có biết không?
    – Dạ….
    – Anh biết ông ấy hút thuốc lá chứ?
    – Không những thế còn uống rượu nữa. Mỗi khi say xỉn về ông ấy lại đập phá, chửi bới vợ con. Nhỏ đến giờ ông ấy chưa dạy tôi được gì cả, anh em chúng tôi còn không được đi học.
    – Thế anh có hận chú ấy không?
    – Không.
    – Tại sao ?
    – Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà. Sai đúng đâu có lỗi do ổng, chắc tại ông bà hay môi trường sống nó thế.
    Bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.
    – Ung thư điều trị tốn kém lắm, anh về mua bảo hiểm gấp cho ba anh đi. Bớt đồng nào hay đồng đó.
    – Dạ.
    Hai cha con ra khỏi phòng khám, lòng mình cũng chùng xuống. Cuộc sống thật khó lường “.
    Còn bạn? Bạn có hút thuốc lá không? Có buồn hút, vui hút, không buồn không vui cũng hút?
     
    dauan104 thích bài này.
  15. dauan104

    dauan104 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/9/2015
    Bài viết:
    836
    Đã được thích:
    232
    Điểm thành tích:
    133
    Cảm ơn chủ top!
    Giá như ông xã nhà mình cũng có quyết tâm như bạn. Mình tham khảo được mục nào nói về cai thuốc lá bảo đọc ông xã còn không chịu đọc thì khó cai lém:(
     
  16. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn bạn với những lời động viên. Mình thấy là có những lúc mình cũng như ô xã bạn, vợ gửi những hình ảnh những đường link liên quan tới tác hại của thuốc lá mình đọc lướt qua, không để tâm chút nào cả. Nên bạn cũng không nên nản lòng. Bây giờ bạn có thể bảo con của bạn nói với bố nó có thể sẽ hiểu hơn, như mình hoặc bố mình cũng thế vợ nói không nghe bao giờ, nhưng thằng con 2 tuổi của mình thấy mình đứng ngoài cửa hút thuốc, rồi lúc để bao thuốc thấy nó nghịch mình cũng lo sợ sau này nó hút thuốc. Nhớ có lúc nó bảo bố không hút kinh khủng lắm tự dưng mình cũng thấy chạnh lòng. Hôm vừa roi thấy ô nội định hút thuốc nó bảo ô cất thuốc đi, ông cũng không hút nữa lại cất bao thuốc vào túi. Con, cháu máu mủ vẫn sẽ là động lực nhất đối với mình nhất là đối với những đứa trẻ. Còn như mình khi cai thuốc vợ có lần hỏi hnay bố mày hút điếu nào chưa, mình cũng bảo vợ nói là cố gắng đừng hút đừng nói như kiêu ko tin tưởng nhiều khi bị nhụt ý chí là chán dễ hút lại. Như ô a zai mình chả ai nói ô nghe thế hôm mình cho xem mấy hình ảnh nhìn ghê sợ quá hôm sau mình rủ đi vào bạch mai để bsi tư vấn cai thuốc. Sau đó mình mua tặng ô anh và ô nội mỗi người 1 hộp miếng dán nicotin và cho nhân viên tư vấn cai thuốc số của 2 ngừoi để họ gọi điện nói chuyện tư vấn. Cũng hi vọng bỏ được bạn ah
     
    dauan104 thích bài này.
  17. choetboi

    choetboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2015
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    mình bỏ được 3-4 tháng gì đó xong lại nghiện lại
     
  18. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    3-4 tháng lúc đó bác hút là do bản thân bác muốn hút để tìm lại cảm giác phê pha của điếu thuốc chứ không phải do thiếu nicotine, thế giờ bác có định bỏ tiếp ko ah
     
  19. choetboi

    choetboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2015
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    cái cảm giác hút đến lần thứ 2 rồi thì cảm giác bỏ phải có động lực lắm mới bỏ được
     
  20. tranthuyen

    tranthuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2013
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    NHỮNG TÁC HẠI DO HÚT THUỐC LÁ
    VÀ CÁCH BỎ THUỐC

    BS. LÊ HÙNG

    I. TÌNH HÌNH NGHIỆN THUỐC LÁ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
    Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):

    Người hút thuốc lá Ở các nước phát triển Ở các nước đang phát triển

    Nam 30 – 40% 40 – 70%

    Nữ 20 – 40% 2 – 10%

    Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày.

    Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!

    II. THUỐC LÁ LÀ GÌ?
    Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong.

    Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên.

    III. TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI NGHIỆN HÚT THUỐC LÁ?
    Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc. Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện. Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút đối với một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay hút thuốc lá). Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa. Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo họ. Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện. Cuối cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ.

    IV. NHỮNG CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ LÀ GÌ?
    Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói thuốc đảm bảo:

    - Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau:

    - Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc như đã trình bày phần trên.

    · Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.

    · Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…

    - Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.

    V. NHỮNG NGUY HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ NHƯ THẾ NÀO?
    Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động, Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra.

    5.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động

    a. Bệnh lý ở hệ hô hấp

    · Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.

    · Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.

    · Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.

    b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.

    c Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.

    d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:

    · Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.

    · Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.

    e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.

    5.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động

    Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự:

    Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác.

    Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu.

    5.3. Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:

    a. Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng

    b. Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng.

    c. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng

    d. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.

    5.4. Những tác hại khác của thuốc lá

    - Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

    - Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia!….

    VI. LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHIỆN THUỐC LÁ?
    6.1. Theo Y học hiện đại

    Hiện nay người ta nghiên cứu rất sâu và đề ra nhiều phương thức điều trị nghiện thuốc lá. Phương thức thông thường được dùng là liệu pháp thay thế Nicotine.

    Trong một số trường hợp bệnh nhân không thể bỏ thuốc lá bằng những phương pháp khác, thì thầy thuốc có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng liệu pháp thay thế dần dần thuốc lá, có nghĩa dùng một chất nào đó có tác dụng tương tự như nicotine nhưng không gây nghiện và ít gây độc cho cơ thể.

    Kẹo cao su có chứa Nicotine để thay thế và giảm dần, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng do thiếu Nicotine nếu ngưng hút thuốc lá đột ngột.

    6.2. Y học cổ truyền Đông phương

    - Châm cứu

    - Thuốc Y học Cổ truyền

    - Tập luyện: các phương pháp dưỡng sinh, thiền định, Yoga….

    - Tâm lý trị liệu

    VII. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN THUỐC LÁ SAO CHO ĐỪNG TĂNG TRỌNG LƯỢNG?

    Tại sao ngưng hút thuốc lại lên cân?

    Chất Nicotine có thể làm cho người nghiện thuốc lá bớt cảm giác thèm ăn và nếu hút một gói đến một gói rưỡi mỗi ngày, sẽ làm tiêu hao khoảng 200 calo năng lượng. Chính vì vậy sau khi cai nghiện thuốc lá sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể. Có nhiều trường hợp bị béo phì và trở thành nổi ám ảnh cho những người cai thuốc lá nhất đặc biệt ở giới nữ, vì những lý do sau: cơ thể của bạn có thể có xu hướng tăng dự trữ chất béo do chế độ ăn uống và chuyển hóa từ năng lượng dư thừa của cơ thể sau khi cai thuốc lá. Ngoài ra hiện tượng thèm ăn đồ ngọt rất phổ biến đối với những người cai nghiện thuốc lá do họ sử dụng kẹo, bánh…như một phương thức để chống lại sự cám dỗ của thuốc lá, lâu dần thành thói quen ăn nhiều đồ ngọt, làm tăng trọng lượng cơ thể.

    Muốn chống lại sự lên cân bạn phải làm gì?

    Bạn phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

    - Giảm chất béo trong thức ăn của bạn, đồng thời chọn những thức ăn có lợi cho sức khỏe.

    - Bắt đầu một chương trình thể dục thể thao đều đặn, đủ để tiêu hao toàn bộ năng lượng dư thừa trong cơ thể bạn.

    - Nếu bạn là người nghiện thuốc lá nặng, nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có thể áp dụng liệu pháp thay thế nếu cần, ví dụ như sử dụng một miếng cao dán, hoặc một cái kẹo cao su. Điều trị thay thế dần có thể giúp cho bạn tránh được những triệu chứng bất thường xẩy ra trong quá trình cai nghiện.

    VIII. BẠN NÊN LÀM GÌ KHI QUYẾT ĐỊNH TỪ BỎ THUỐC LÁ?
    · Khi quyết định từ bỏ thuốc lá, chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để vấn đề cai nghiện thành công. Phải định ngày để thực hiện quyết tâm bỏ thuốc lá:

    Thời gian thực hiện việc cai nghiện thuốc lá này nên kéo dài từ 10 đến 15 ngày, trong khoảng thời gian nầy phải tuân theo những yêu cầu sau:

    - Không nên để thuốc lá trong túi áo, khi thèm hút thuốc ta nên suy tưởng về những hình ảnh đặc biệt hay làm một công việc gì đó để quên cảm giác này đi, bởi vì chỉ cần khoảng 5 – 10 phút cố gắng chống lại với cảm giác thèm hút thuốc thì nhu cầu nầy sẽ biến mất.

    - Khi thèm hút thuốc nên tự hỏi những câu sau để thấy sự vô nghĩa của nó: tại sao tôi phải hút điếu thuốc này? Hút thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi rất cao cùng với những bệnh lý nguy hiểm khác vậy hút thuốc để làm gì? Tại sao nó nguy hại như vậy mà mình lại hút? Tại sao mình lại tự hủy hoại sức khoẻ của mình, hủy hoại sức khỏe của người thân trong gia đình và những người xung quanh? Sức khỏe đã bị hủy hoại mà lại phải tốn tiền, hãy để dành tiền cho những việc cần thiết và có lợi cho sức khoẻ hơn? Con cái ta đang nhìn ta, chúng sẽ noi theo gương của ta và nghiện thuốc trong tương lai, lúc ấy ta sẽ hối hận đến mức nào?

    - Khi không còn chịu nổi nữa, chúng ta nên đi mua thuốc hơn là để sẵn thuốc ở nhà hoặc trong túi áo và chỉ nên mua một điếu thôi.

    - Cố gắng kéo dài thời gian giữa hai lần hút thuốc càng lâu càng tốt.

    - Khi hút thuốc, nên hít khói và giữ ở miệng không nên đưa khói vào sâu hai phổi. Nên hút khoảng nửa điếu rồi vất bỏ, không nên hút đến tận cùng của điếu thuốc (vì như vậy sẽ rất độc hại do lượng nicotine đọng lại ở phần sau điếu thuốc). Khi hút thuốc nên dùng thuốc có đầu lọc hay sử dụng một đầu lọc riêng để lọc bớt lượng nicotine. Trong khoảng cách giữa hai lần hút thuốc, chúng ta nên dùng những chất thay thế như nhai kẹo cao su, ăn kẹo, hay ngậm một số loại thức ăn thích hợp, có thể nhỏ giọt dầu đinh hương vào miệng để làm mất cảm giác thèm thuốc lá.

    · Đến ngày trọng đại quyết định từ bỏ hẳn thuốc lá, chúng ta có thể tiến hành một số việc sau:

    - Nên tổ chức một buổi tiệc cho người thân trong gia đình và bạn bè tâm giao để tuyên bố rằng: đây là ngày ta sẽ bỏ thuốc lá và nêu ra những yêu cầu cần giúp đỡ. Đề nghị mọi người nên chú ý nhắc nhở nếu ta vi phạm, động viên tinh thần cho ta vượt qua những khó khăn khi có những cơn thèm thuốc xuất hiện, thông báo cho người thân cũng như bạn bè đến thăm không nên hút thuốc trước mặt mình.

    - Loại bỏ tất cả những biểu tượng gì có thể làm cho ta nhớ chuyện hút thuốc lá (thay đổi cảnh vật nơi ta thường hút thuốc lá, vất bỏ các gạt tàn thuốc…).

    - Thay đổi những thói quen thường thực hiện kèm theo việc hút thuốc lá như uống cà phê buổi sáng ở một quán cà phê quen thuộc, với những người bạn nào đó. Nên tránh gặp mặt những người thường hút thuốc lá chung với mình.

    - Nên tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút đến 1 giờ. Đi bộ sẽ giúp cho cơ thể sản xuất lượng morphin nội sinh, điều nầy có thể làm mất cảm giác thèm hút thuốc lá. Tập thể dục hay thái cực quyền, khí công… đều giúp cơ thể tiết ra morphin nội sinh. Tập thiền định, thư giãn đều đặn hàng ngày sẽ phát huy những hiệu quả độc đáo của nó, giúp cho cơ thể thoát khỏi sự lệ thuộc đối với thuốc lá, rượu và ngay cả với ma túy nữa.

    - Nếu như vẫn còn cảm giác thèm thuốc xuất hiện chúng ta hãy thực hiện những bước sau để dập tắt ngay ngọn lửa thèm muốn đó: hãy hít vào một hơi thật sâu như khi bạn đang hút thuốc lá, nín hơi càng lâu càng tốt. Uống một ngụm nước (hay có thể uống nhiều ngụm liên tục), uống nhiều nước còn giúp thải nhanh lượng Nicotine ra ngoài cơ thể. Ngậm một cây tăm xỉa răng, một miếng quế hay một lát cam thảo. Ăn một viên kẹo hay nhai một cái kẹo cao su. Nên tìm một công việc, hay thú vui gì đó để làm cho khuây khoả sự thèm muốn hút thuốc lá. Cuối cùng nếu không thể chịu nổi cảm giác thèm thuốc nữa, nên dùng liệu pháp thay thế bằng một viên kẹo cao su có chất nicotine, hay băng keo dán trên da có chứa nicotine. Tìm mọi cách để đừng bị tăng thể trọng sau khi cai thuốc.

    Phần trên chúng tôi chỉ trình bày phương cách giúp bạn tự cai nghiện thuốc lá. Phương cách này các bạn hoàn toàn có thể thực hiện được nếu thật sự có quyết tâm muốn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, nếu bạn có quyết tâm cai nghiện thuốc lá mà không thể tự mình thực hiện được hãy tìm đến những trung tâm tư vấn và điều trị nghiện thuốc lá, các chuyên gia sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ nầy bằng cách kết hợp nhiều phương pháp khác phức tạp hơn.
     

Chia sẻ trang này