Kinh nghiệm: Những Tổn Hại Không Đáng Có Đến Trẻ Từ Những Lời Trách Mắng Của Bố Mẹ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi nganha208, 15/10/2016.

  1. nganha208

    nganha208 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/10/2016
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Lý do nào khiến trẻ không thể cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ? đó là vì cha mẹ thường xuyên trách mắng trẻ.

    Nói về tầm quan trọng của sự tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái thông qua những lời nói, cử chỉ và hành động trong cuộc sống thường ngày.

    Rất nhiều trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng vì không hoàn thành tốt các công việc trước khi đến trường như dạy muộn, lười đánh răng, lười ăn sáng. thay quần áo lề mê,..

    http://********/UploadedMirror/ngocpham/giao-duc/tre-ngang-buong.jpg

    Không ít bậc cha mẹ muốn ép trẻ vào khuôn khổ bằng cách la mắng, vì họ tin rằng cách này thực sự hiệu quả. Song thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Những lời trách mắng chỉ khiến trẻ cảm thấy chán ghét và mất dần niềm tin vào cha mẹ. Thậm trí trẻ còn có thể cho rằng cha mẹ không yêu thương mình, dần dần suy nghĩ ấy có teher gây tổn thương nghiêm trọng trong tâm hồn chúng.

    Có thể trẻ vẫn hiểu cha mẹ dạy dỗ mình nghiêm khắc như vậy cũng hcir vì muốn tốt cho mình, song trong sâu thẳm tâm hồn non nớt của trẻ, niềm tin vào tình yêu thương của cha mẹ đã mờ nhạt dần. Dù cha mẹ có cố gắng thể hiện sự quan tâm tới trẻ qua những lời nói và hành động khác cũng không thể làm tiêu tan những tổn thương đã gây ra bởi những lời trách mắng lúc trước.

    • Hãy từ bỏ "những tràng la mắng" và giáo dục trẻ bằng cách thông minh hơn.
    Những lời la mắng làm tổn thương trẻ là vậy, nhưng dường như không ít ông bố bà mẹ cho rằng kỷ luật nhất định phai đi đôi với trách mắng. Trong đó, một số bậc phụ huynh cho rằng "trên thực tế có những vấn đề không mắng không được".

    Đừng nghĩ như vậy.

    Theo từ điểm Kojien, "trách mắn" được định nghĩa là "lên giọng kết tội". Hay nói cách khác, người ta hay dựa vào những "cảm xúc bộc phát" của mình để "trách mắng" người khác vì một lỗi nhỏ mà người nào đó mắc phải.

    Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chắc hẳn có rất nhiều bậc cha mẹ thường hay "lên giọng kết tội" con theo cảm tính khi trẻ lỡ mắc những lỗi khiến cha mẹ khó có thể làm ngơ như không giữ lời hứa, nhút nhát hay bắt nạt người yếu hơn,.. Như vậy có thể thấy chắc chắn luôn có những vẫn đề khác nảy sinh trong mỗi gia đình. Vì thực chất trong đời sống gia đình luôn tồn tại "những tình huống khiến trẻ dễ bị mắng". Hay nói cách khác, đó chính là những tình huống dẫn đến "những tràng la mắng" của cha mẹ.

    [​IMG]

    Chúng tôi có cuộc gặp gỡ và trao đổi với chị Hà Thị Ngân, giáo viên Trường mầm non Quốc tế Montessori No.1, hằng ngày chị đều tiếp xúc vơi hơn 30 đứa trẻ. Nhưng trong suốt thời gian chị làm công việc này, chị không hề la mắng học sinh. tất cả những gì chị làm chỉ là hướng dẫn, chỉ bảo, đưa ra vấn đề, nhắc nhở trẻ, hay chỉ là yêu cầu trẻ thực hiện. Sau đó là kiểm tra, đánh giá, khen ngợi. và cuối cùng là cố gắng hết sức trong công việc áp dụng "Phương pháp kỷ luật không nước mắt".

    • Sự tôn trọng của trẻ đối với cha mẹ giảm đi khi cha mẹ trách mắng chúng một cách tùy tiện.
    Tại sao chị Ngân lại không hề "lên giọng kết tội" bọn trẻ?

    Là vì chị hiểu rõ việc trách mắng chẳng những không mang lại kết quả gì mà trái lại còn phản tác dụng. Và cũng là vì chị đã tập chung sức lực của mình vào việc áp dụng dụng "Phương pháp kỷ luật không nước mắt".

    Bản thân chị cũng có con nhỏ, trước đây chị cũng thường xuyên la mắng con. Mỗi ngày chị đều " lên giọng kết tội" con mình. Và sau mỗi lần như vậy, chị lại càng cảm thấy bản thân mình thật đáng ghét.

    [​IMG]

    Chị tâm sự: " Con tôi khi bị khiển trách, dù bé vẫn còn nhỏ, nhưng cháu đã phản ứng như: thường xuyên cúi đầu thẫn thờ. Thậm trí, dù con bé muốn bộc lộ cá tính của chính mình nếu bị tôi mắng thì ngay lập tức thái độ thay đổi, tâm trạng chùng xuống. Lúc mắng con, tôi giống như một người bị mất hết lý trí. Sau đó tôi liền cảm thấy vô cùng trống trải. Đầu tiên là cảm giác chán ghét bản thân mình vì trót hành động theo cảm tính. Sau đó là suy nghĩ phải làm sao để nói chuyện một cách ôn hòa, điềm đạm hơn với con. Hơn nữa tôi nhận ra rằng tuy mắng con nhưng nhiều khi chính bản thân mình cũng có một nửa trách nhiệm trong đó. Và nếu trước đó tôi đã áp dụng phương pháp kỷ luật không nước mắt thì điều này đã không xảy ra".

    Qua đây có thể thấy rằng, những ông bố bà mẹ hay la mắng theo cảm tính cũng chưa bao giờ cải thiện được tình hình. Không những thế, một thời gian sau họ sẽ nhận ra cảm nghĩ của con về mình đã thay đổi rất nhiều, sự tôn trọng của con cái đối với cha mẹ đã giảm đi.

    PHUNUCONG.NET

    Nguồn tin: http://www.phunucong.net/nhung-ton-...rach-mang-cua-bo-me-bid355.html#ixzz4NAkfiyAB
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nganha208
    Đang tải...


  2. tamnm

    tamnm Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/2/2014
    Bài viết:
    6,321
    Đã được thích:
    1,281
    Điểm thành tích:
    913
    Giáo dục con cái thật là khó mn nhỉ?
     
  3. NguyễnHồngAnh92

    NguyễnHồngAnh92 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/9/2016
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    18
    Những đứa trẻ như là 1 tờ giấy trắng việc chúng ta cư xử với chúng như thế nào sẽ viết lên tờ giấy đó
     
  4. nganha208

    nganha208 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/10/2016
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    mình đang dạy phuong pháp montessori, phương phá này còn phải áp dụng ngay tại nhà, hạn chế mắng con, những hành động của ông bà, cha mẹ, hoặc các bạn nhỏ khác ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con.
     
  5. Vietfuture2016

    Vietfuture2016 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2016
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    la mắng chưa bao giờ là một cách tốt để dạy con, chúng ta thấy trẻ im lìm không nói gì, cúi đầu xuống nhưng không hẳn là trẻ đã biết mình sai và hối lỗi, điều trẻ cảm thấy có thể là chán ghét, buồn, sợ hãi,.... chúng ta muốn trẻ yêu thương tin tưởng mà lắng nghe lời chúng ta nói chứ không phải là sợ hãi buộc phải làm theo lời cha mẹ.
    Thay vì la mắng khi trẻ mắc lỗi, hãy nói chuyện với trẻ, tìm nguyên nhân sao trẻ lại mắc lỗi đó, hướng dẫn trẻ lần sau để tránh mắc lỗi như vậy.
     
    nganha208 thích bài này.
  6. Lan Anh Founder

    Lan Anh Founder Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/10/2016
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình cũng đang tìm cách giao tiếp hiệu quả với con. Dạo này thấy mọi người nói nhiều về dịch vụ Sinh trắc vân tay mà cũng muốn tìm hiểu làm cho con xem thế nào. Con bé nhà mình khá bướng bỉnh. Theo các bạn thì có nên làm không
     
  7. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    nhuwgn ko hiểu sao nhiều lúc ko kiềm chế đc bản thân m
     
  8. Lan Anh Founder

    Lan Anh Founder Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/10/2016
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn ở Hà Nội hay ở đâu
     
  9. nganha208

    nganha208 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/10/2016
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ nên mua thêm một số tài liệu về cách nuôi dạy con, nó rất hữu ích các mẹ ạ, đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé từ 0 - 14 tháng tuổi, trẻ chưa thể hiện qua câu nói được, vì vậy càn có những lời khuyên thực tế nhất. (Vui nhất là khi được làm Phiên dịch viên cho con)
     
  10. Hàng quê đạt chuẩn

    Hàng quê đạt chuẩn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/12/2016
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    BÀi viết rất hữu ích,đây luôn là vấn đề đau đầu của mình từ 7 năm nay.Có lẽ chính mình phải đi học 1 lớp làm mẹ tốt. Khi mình không nóng giận mình thương con lắm,nhưng khi mình lên cơn giận mình dường như mình không làm chủ được bản thân. Mình còn đánh con,mắng con. Hậu quả mà mình nhận được là con vẫn hư,mà mình thì trees nặng.
     

Chia sẻ trang này