Thông tin: Ma Túy - Có Thể Cai Được

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi mecuavung, 6/2/2010.

  1. mecuavung

    mecuavung Thành viên mới

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    3
    Nghiện ma túy là 1 bệnh nguy hiểm hơn nhưng bệnh khác, vì nó ko chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, mà còn hủy hoại hạnh phúc và nòi giống. Biết bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu gia đình từng tan nát vì ma túy, và bao nhiêu người muốn thoát khỏi nó mà ko toát được. Mình vốn chẳng tin rằng người ta có thể hoàn toàn cai nghiện được, nhưng bây giờ mình đã tin, và muốn chia sẻ niềm tin này cho các bạn, biết đâu lại giúp được ai đó.

    Mình có 1 anh bạn sau khi học xong 5 năm ở Học Viện Trung Y Vân Nam về Việt Nam đã cùng Viện nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo nghiên cứu ra thuốc và phương pháp cai nghiện. Kết quả đó có phát trên VTV1 hồi tháng 12 vừa rồi, link đoạn phim tài liệu đó đây ạ:
    http://timvui.vn/video/view/5121.Phim-TL---Hanh-trinh-di-tim-thuoc-Cedemex.html

    Lần đó VTV1 có phát, nhưng chắc j đã có nhiều người xem được, nên thành công này ko phải ai cũng biết. Hiện nay Viện nghiên cứu và điều trị bệnh hiểm nghèo có bán thuốc cho bệnh nhân tự cai, còn anh bạn mình có chữa cai nghiện ở phòng khám Đông Y tại nhà.

    Căn bệnh nghiện ma túy là căn bệnh nan y gồm 3 nguyên nhân chính: nguyên nhân sinh học, nguyên nhân tâm lý học và nguyên nhân xã hội học.

    Nếu dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị, trong vòng 7 ngày bệnh nhân không thèm muốn sử dụng ma túy nữa, nếu được uống duy trì kéo dài trong vòng 1 thời gian, thuốc có khả năng chống tái nghiện ma túy rất cao.

    Trong thời gian dùng thuốc̣, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo vì thuốc có tác dụng bình ổn nhanh các triệu chứng của hội chứng cai và phục hồi nhanh nguyên nhân sinh học, nguyên nhân tâm lý học, giúp bệnh nhân dễ dàng vượt qua ma túy và không bị phụ thuộc vào ma túy.

    Mình ko học ngành Y, cũng ko có kinh nghiệm cai nghiện, nhưng từ hơn 1 tháng nay, anh bạn ấy đã chữa thành công hoàn toàn cho mấy người quen rồi. Mình chia sẻ những điều này như thế, biết đâu giúp được ai đó cần.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mecuavung
    Đang tải...


  2. let it be

    let it be Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/11/2009
    Bài viết:
    1,892
    Đã được thích:
    463
    Điểm thành tích:
    123
    ây, cái này em xem trên VTV1 rồi, không biết thế nào đây, gần khu phố cũng có nhiều người nghiện quá,em sẽ giới thiệu với gia đình có con nghiện gần nhà em, cám ơn bác đã post bài
     
    mecuavung thích bài này.
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nghiện ma túy không nên và không thể xem là một căn bệnh - mà nó là một tình trạng lệ thuộc vào các chất gây nghiện khác nhau ( Cần sa, Heroin ...vv) với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng ( Nhẹ thì chưa hẳn là nghiện mà chỉ là mới có nhu cầu thôi - không có cũng không sao, chủ yếu là hút - thuốc phiện - thuốc lá có tẩm heroin ) ở mức trung bình là có nhu cầu nhiều hơn - ngày phải hút 2,3 lần - sau đó là "automatic" chuyển sang nghiện với tình trạng tiêm chích -
    Vì không phải là bệnh, nên có rất nhiều biện pháp cai nghiện - từ việc uống đủ loại thuốc cho đến việc chả uống miếng thuốc nào ( gọi là cai sống ) - từ xoa bóp, châm cứu, uống thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Đông, thuốc Tây - rồi cầu nguyện , rồi Thiền, rồi Yoga - kiểu nào cũng chữa hết !
    Cho nên có thể nói - Cai nghiện là chuyện dễ ợt ! Nhưng để cho người nghiện không dùng ma túy trở lại ( gọi là Tái nghiện ) lại là chuyện ...vá trời !
    Có người cai nghiện 5 , 10 năm chỉ cần quay về chốn cũ vài tháng là ...xong phim ! Tình trạng tái nghiện ở bất cứ đâu cũng chỉ khoảng 90 - 95 % thôi !
    Nếu nói nguyên nhân nghiện ma túy là sinh học, tâm lý và xã hội thì không sai ( vì nếu ngoài các nguyên nhân đó thì còn có nguyên nhân nào khác nữa đâu ! ) nhưng nếu chỉ dùng thuốc mà khắc phục được các nguyên nhân trên - đặc biệt là nguyên nhân về tâm lý và xã hội thì e rằng bắt đầu đi vào con đường ...quảng cáo trên TV rồi !
    Dùng thuốc thì có thể tạo cho người nghiện có cảm giác không thèm thuốc khi không thấy ....ma túy ! ( ở một số trường cai nghiện làm được chuyện này ! ) Nhưng nếu không thay đổi được suy nghĩ của người nghiện - không thay đổi được cách ứng xử, đối phó của người thân trong nhà với người nghiện, cách nhìn, cách hỗ trợ của những người xung quanh, của môi trường xã hội - Nói chung là của mọi người chung quanh người nghiện ( chỉ nội chuyện mua ma túy còn dễ hơn mua thuốc lá là bó tay trong chuyện cai nghiện rồi ! ) thì xin đừng nói đến chuyện cai nghiện ma túy !
     
    mecuavung thích bài này.
  4. mecuavung

    mecuavung Thành viên mới

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    3
    Cám ơn bác Le Khanh đã có ý kiến về vấn đề này, tôi thấy cách nhìn nhận của bác rất thực tế và sâu sắc. Trước hết, tôi thấy ý kiến của bác là rất hợp lý, tôi cũng cho rằng cái khó đối với người nghiện có mấy cái ngưỡng cửa phải vượt qua: Thứ nhất là cai được, thứ 2 là ko tái nghiện. Và thuốc này giúp người ta thoát khỏi cửa ải thứ nhất (với hầu hết người nghiện đây cũng là 1 cửa ải rất rất khó khăn), nhưng cửa ải thứ 2 thì hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người nghiện và hoàn cảnh mà ko thuôc nào giúp được cả (cửa ải này cũng vô cùng khó khăn). Quan điểm của tôi là như thế, chắc bác cũng đồng tình.

    Nói về việc nghiện là bệnh hay ko, ngay từ đầu tôi đã nói rằng tôi ko có kiến thức về lĩnh vực này, chỉ thấy rằng việc chữa bệnh của anh bạn tôi có thể có ích với ai đó nên post lên diễn đàn, và tôi cũng đưa ý kiến của bác ra với anh bạn ấy, câu trả lời của anh bạn tôi thế nào tôi cứ đưa cả lên đây để tất cả chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn nhé:


    "Có thể nói, hầu hết trong ý nghĩ của mọi người, nghiện ma túy là 1 tệ nạn, chứ không phải là 1 căn bệnh?

    Tôi may mắn được làm việc trong 1 viện thuộc Hội Liên hiệp khoa học và công nghệ Việt Nam và đã cũng có tham khảo 1 số tài liệu liên quan đến vấn đề ma túy.

    Thứ nhất:
    Trước tiên, phải khẳng định nghiện ma túy là 1 căn bệnh. Bắt đầu từ năm 1975, khi các nhà khoa học phát hiện ra hàng ngày vùng hạ khâu não và tuyến yên đều sản sinh ra 1 lượng morphine nội sinh ( hay còn gọi là Endorphine) để tham gia vào các phản ứng sinh học có lợi cho cơ thể như an thần, giảm đau … thì nghiện ma túy được coi là 1 căn bệnh gồm có 3 nguyên nhân chính: nguyên nhân sinh học, nguyên nhân tâm lý học và nguyên nhân xã hội học.

    Nguyên nhân sinh học: đối với những người sử dụng các chất ma túy như thuốc phiện, heroin…( gọi chung là morphine ngoại sinh) được đưa từ ngoài vào trong cơ thể qua 3 con đường ăn uống, tiêm chích và hút hít thì do liều lượng morphine ngoại sinh đó gấp nhiều lần so với lượng morphine nội sinh của chính não bộ sản sinh ra nên sau khi morphine ngoại sinh vào trong cơ thể lập tức kích thích lên vùng hạ khâu não và tuyến yên khiến 2 cơ quan này giảm thiểu sản sinh morphine nội sinh của chính cơ thể. Điều này chứng minh nhiều người chỉ thử 1 lần họ đã bị lệ thuộc vào ma túy. ( Những lúc cơ thể cần lượng morphine nội sinh để tham gia vào các phản ứng sinh học thì não bộ sản xuất không đủ cho nên người bệnh phải đưa nguồn morphine ngoại sinh từ ngoài vào, nếu không đưa vào cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện 1, 2 triệu chứng của hội chứng cai, đặc biệt là triệu chứng thèm đói và túy và dị cảm dòi bò. Ngoài ra còn có người xảy ra các triệu chứng như nôn, sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài, chảy nước mắt…..Nếu đưa morphine ngoại sinh vào trong cơ thể thì sẽ nhanh chóng bình phục các triệu chứng trên, cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

    Nguyên nhân tâm lý học: người bệnh luôn luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh khi sử dụng thuốc cho nên những hình ảnh này luôn luôn chi phối bệnh nhân, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày như học tập, làm việc, lao động…

    Nguyên nhân xã hội học: cách nhìn của xã hội về căn bệnh này chưa đúng, đại đa số chúng ta đều coi bệnh này là 1 tệ nạn ( vì đi kèm với căn bệnh này thường là các tệ nạn. Thử hỏi đối với những gia đình giàu có, họ không đi cướp của giết người thì có thể coi họ là tội phạm được không? ) và như vậy càng đẩy bệnh nhân ra xa hơn khỏi xã hội. Và khi người bệnh không hòa nhập nổi vào xã hội, họ càng cảm thấy bế tắc thì họ sẽ sử dụng ma túy như 1 cách để giải quyết bế tắc đó. Thuốc Bách thảo lộ không chữa được nguyên nhân này. Nguyên nhân này thuộc về bản thân người bệnh, gia đình người bệnh và toàn thể xã hội.

    Thứ hai: Sau khi người bệnh đã chữa khỏi xong, có nghĩa là cơ thể không thèm muốn sử dụng ma túy nữa. Kể cả trong điều kiện có ma túy ở trước mặt, họ cũng phải chủ động không được sử dụng ( vì lúc này cơ thể đã sản sinh lượng morphine nội sinh ở mức bình thường, không bị phụ thuộc vào lượng morphine ngoại sinh từ bên ngoài) thì họ phải quyết tâm không được sử dụng nữa ( lúc này cần mọi người động viên, và nói cho bệnh nhân hiểu được tác hại ghê ghớm của ma túy gây nên) từ đó trong tư tưởng của bệnh nhân có ý thức tránh xa và rời bỏ ma túy ( đây chính là cách phòng chống tái nghiện hiểu quả)

    Tôi lấy ví dụ: 1 người đi ăn uống ở ngoài, vô tình ăn phải thức ăn không được sạch sẽ> Về nhà đau bụng đi ngoài, đến gặp bác sỹ khám cho thuốc giảm đau, chống đi ngoài. Sau khi người bệnh uống thuốc không còn đau bụng, đi ngoài nữa nhưng bạn có chắc chắn rằng người đó sau này ra ngoài cứ ăn uống mất vệ sinh là không bị đau bụng, không bị đi ngoài???

    Trên đây là vài dòng suy nghĩ của tôi, hi vọng phần nào giúp ích được cho mọi người.
    "

    Về phần tái nghiện, tôi có thắc mắc với anh bạn đó, và được trả lời rằng người nghiện ma túy mang trong mình 2 dạng nghiện: Thứ nhất là nghiện thực thể (là sự phụ thuộc vào morphine ngoại sinh), thứ 2 là nghiện tâm lý, nghiện tâm lý thì cần duy trì uống thuốc trong 1 thời gian thì khả năng chống tái nghiện mới cao. Nói ví dụ: 1 người bị bệnh sau khi đã khỏi bệnh thì sức đề kháng của họ vẫn rất yếu ( tuy đã khỏi bệnh) nên đi ra ngoài họ vẫn phải chú ý như nắng thi phải đội mũ, mưa thì phải mặc áo mưa, lạnh thì mặc thêm áo.... nếu không khả năng họ bị ốm lại là rất cao. Hay ví dụ như bệnh dạ dấ̀y sau khi đã chữa khỏi không bị đau và loét nữa thì yêu cầu bệnh nhân phải ăn kiêng những thứ như rượu, bia, chua, cay..nếu không ăn kiêng thì vẫn có thể bị đau loét lại.

    Tôi post bài lên đây với mong muốn có thể giúp đỡ được ai đó, và tôi sẽ rất vui vì được mọi người quan tâm cho ý kiến cùng thảo luận. Nếu có vấn đề ngoài hiểu biết cá nhân, tôi sẽ xin chỉ giáo từ bạn tôi. Xin cám ơn mọi người chia sẽ, 1 lần nữa cám ơn bác Le Khanh.
     
    Sửa lần cuối: 8/2/2010
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn bạn Mecuavung đã có nhận định về chuyện Nghiện ma túy - và đưa ra ý kiến của người bạn làm việc ở viện KHKT VN khẳng định nghiện ma túy là một căn bệnh - với những luận cứ cũng rất xác đáng.
    Thực ra gọi Nghiện là bệnh cũng không sai bao nhiêu - nhưng có một số lý do mà tôi không tán thành việc gọi tình trạng này là bệnh.
    Trước hết, về chính danh thì nghiện ma túy đã được tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) định nghĩa như sau :
    Theo tổ chức y tế thê giới ( WHO ) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.
    Như vậy - Chính tổ chức Y Tế thế giới đã xác định gọi đây là một Tình Trạng lệ thuộc - do tính cách phức tạp của nó , trong khi nếu ta gọi đó là bệnh thì ý nghĩa của nó đơn giản hơn nhiều , vi từ trước đến nay, khi chúng ta dùng chữ Bênh thì ta hiểu rằng đó là việc không được khỏe ( Bệnh tật trái nghĩa với sức khỏe ) hay đó là sự suy yếu - thậm chí nếu không được cứu chữa bằng các loại thuốc, hay phẫu thuật thì có thể nguy hiểm đến tính mạng -

    Như vậy nghiện ma túy phải được xác định là 1 sự lệ thuộc vào các chất ma túy - Còn nếu gọi là Bệnh thì nếu ta không chữa ( nghĩa là cai nghiện ) mà cứ cho dùng ma túy dài dài với liều lượng vừa đủ kèm theo bồi dưỡng đầy đủ thì người nghiện cũng khó mà nguy hiểm đến tính mạng ( như vậy đâu đúng với ý nghĩa đích thực của một căn bệnh - là phải dùng thuốc để chữa - và đã chữa thì chỉ có 2 kết quả : Hết hay không khỏi, thậm chí là chết !
    Sở dĩ ma túy nguy hiểm là vì nó đã bị cấm dùng - và phải mua với giá rất đắt - nên hầu hết người nghiện không thể đủ sức dùng trong một thời gian dài - và phải nghĩ ra đủ cách để thỏa mãn, nên đã sinh ra nhiều vấn đề từ tâm lý đến xã hội ! Chứ nó đâu nguy hiểm như một số bệnh mà không chữa là chết !

    Điều này cũng tương tự với việc gọi tình trạng nhiễm HIV/AIDS là bệnh hay tình trạng rối loạn tự kỷ ( Hội chứng rối loạn quan hệ xã hội nơi trẻ em ) là bệnh vậy - Quan điểm không chính xác này đã dẫn đến những biện pháp phòng chống và điều trị sai lệch !

    Tôi cũng nhất trí với anh bạn là không nên gọi tình trạng nghiện ma túy là một tệ nạn XH ( như tệ nạn cờ bạc - mãi dâm ...) rồi lên án những người nghiện, gọi họ là CON NGHIỆN ! ( giống như con chó con mèo vậy ! ) đó là một sự kỳ thị - phân biệt đối xử rất lớn , giống như với người nhiễm HIV vậy ! Chính cách nhìn, cách cư xử sai lệnh như thế đã gây ra những cản ngại lớn cho việc chống tái nghiện !
    Còn về các loại thuốc cai nghiện - thì như tôi đã nói là có rất nhiều - nếu ta xem đây là bệnh, thí chắc chưa có 1 loại bệnh nào có nhiều cách chữa đến như vậy ! Từ việc dùng thuốc đến việc không dùng thuốc ! Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện dùng thuốc - mà là việc xem tình trạng nghiện ma túy là 1 loại bệnh - sẽ đưa đến việc cho rằng, dùng thuốc là 1 khâu quan trọng nhất ( điều này đúng với hầu hết các loại bệnh - trừ một số bênh về tâm thần ) và có nhiều người cho rằng cứ cho dùng thuốc dài dài ( như dùng methadone ) là cũng có thể khỏi nghiện ma túy ( nhưng Methadone là chất thay thế thôi ) !
    Chính vì có những quan điểm khác nhau như thế, nên việc cai nghiện ma túy cũng trở nên đa dạng và thường dẫn đến những kết quả đáng buồn vì đặt sai trọng tâm ( Như hệ thống trường trại cai nghiện ở TP.HCM là một định hướng sai lầm - gây tốn kém rất nhiều cho xã hội và cho cả gia đình cũng như cho chính người nghiện về thời gian - tiền bạc - công sức ) nên chỉ đạt được những kết quả ban đầu ( trong giai đoạn cắt cơn - và cách ly người nghiện với môi trường gây nghiện ) mà không giải quyết được cái gốc !
    Trong ý kiến của anh bạn thì trong việc chống tái nghiện sau khi cắt cơn ( gọi là chữa khỏi ) thì điều quan trọng là người nghiện phải có quyết tâm không tái sử dụng - ( chính vì muốn tạo sự quyết tâm cho người nghiện mà đã buộc họ phải sống trong trường trại như tù nhân trong 5 - 10 năm ) Vấn đề là ở chỗ : Hình thành sự quyết tâm này cho người nghiện bằng cách nào ? Trong khi chính vì do thiếu ý chí, thiếu quyết tâm nên họ mới bị nghiện !

    Đó là chỗ bế tắc của rất nhiều phương pháp cai nghiện - vì chỉ nhắm vào chính bản thân người nghiện ( cho họ thuốc và bảo họ phải có quyết tâm từ bỏ ma túy ) - mà không nhắm vào việc cải thiện môi trường sống cho họ ( về mặt tâm lý và xã hội )

    Chúng ta đã biết rằng, không phải tự nhiên mà một em thiếu niên, một người trưởng thành lại rơi vào tình trạng lệ thuộc ma túy - Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng cũng thường quy trách nhiệm cho chính họ : nào là ham chơi, bạn bè lôi kéo, nào là lười lao động, nào là ưa vật chất - còn những nguyên nhân về gia đình ( như cha mẹ bỏ bê - thiếu sự quan tâm hay chiều chuộng không đúng cách ...) thì cũng chỉ yêu cầu là cha mẹ phải quan tâm - nhưng làm sao để có thể quan tâm thì cũng không đưa ra được biện pháp nào khả dĩ có hiệu quả ( vì đó đâu phải là trách nhiệm của người điều trị - cai nghiện ! ) rồi yếu tố xã hội ( môi trường tệ hại - sự suy yếu của hệ thống giáo dục và an sinh xã hội ) thì lại càng không dám đụng tới ( cũng chỉ hô hào chung chung là phải giúp cho người nghiện hội nhập - còn hội nhập kiểu nào thì lại chờ kinh phí của các tổ chức quốc tế ! )

    Tất cả những điều đó, đã tạo nên một bức tranh ảm đạm cho hoạt động chống nghiện ma túy ( cũng giống như chống nhiễm HIV/AIDS ) mà yếu tố góp phần quan trọng chính là những nhận thức sai lầm ( vô tình hay cố ý ) về cái gọi là TÌNH TRẠNG LỆ THUỘC MA TÚY !
     
    Sửa lần cuối: 8/2/2010
  6. mecuavung

    mecuavung Thành viên mới

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    3
    Nói về sự nguy hiểm của ma túy, thứ 1 là nó làm thay đổi tâm lý con người ghê gớm, từ hiền hòa chuyển sang cáu giận, nóng gắt, ý nghĩ chuyển từ tích cực sang tiêu cực, nghị lực thì yếu kém. Thứ 2, nó làm giảm trí nhớ. Thứ 3, nó làm giảm hay mất khả năng tình dục. Ban đầu ma túy kích thích hưng phấn mãnh liệt, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài thì sẽ bị suy giảm hay mất khả năng tình dục, và điều này sẽ ảnh hưởng đến giống nòi. Có những người ko chết vì ma túy (vì họ có điều kiện kinh tế), nhưng họ lại chết vì những bệnh do ma túy gây nên như suy thận, ung thư gan, đó là chưa nói tới HIV và viêm gan B...

    Việc nghiện ma túy là j thì chúng ta đều biết và hình dung ra được, định nghĩa nó là bệnh như anh bạn tôi hay là sự lệ thuộc vào ma túy như ý kiến của bác Le Khanh thì tôi nghĩ ko cần phải tranh luận thêm, vì bản thân bác cũng thấy rằng nó ko khác nhau là mấy, bởi cả 2 đều thừa nhận với quan điểm của tôi đã nêu về 2 cửa ải khó khăn mà bản thân người nghiện phải vượt qua.

    Cửa ải thứ 2, như bác Le Khanh đã phân tích là cần cả xã hội quan tâm để tạo ra 1 môi trường trong sạch. Điều này đúng và rất cần thiết nhưng chắc 1 cá nhân tôi hay bác hay bất cứ ai trong chúng ta ko thể làm được trong ngày 1 ngày 2.

    Liệu trình của anh bạn tôi chỉ có thể giúp người nghiện vượt qua cửa ải thứ 1, và tạo điều kiện để giúp họ vượt qua cửa ải thứ 2 đỡ khó khăn hơn. Với tôi như thế cũng là rất quý báu.

    Đây là vấn đề tế nhị nên có thể nhiều bạn ko tiện hỏi thông tin công khai trên diễn đàn, nhưng có những bạn đã hỏi tôi qua chat trực tiếp, tôi biết mình có thể giúp ích được các bạn hay những người quen các bạn ít nhiều. Tôi tôn trọng việc các bạn kín đáo như vậy và ủng hộ các bạn, chúc thành công.
     
    Sửa lần cuối: 8/2/2010
  7. Kiều Tố Uyên

    Kiều Tố Uyên Thành viên mới

    Tham gia:
    30/6/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
  8. Maxkosleep

    Maxkosleep Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    ma túy có thể cai được nhưng cần phải có sự quyết tâm và kiên trì. Nếu không kiên trì thì khó có thể thành công .
     
    phuong_hoa_88 thích bài này.
  9. Kiều Tố Uyên

    Kiều Tố Uyên Thành viên mới

    Tham gia:
    30/6/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    [​IMG]
    Hướng đi mới cho công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
    (GDVN) - Mỗi người làm bất cứ nghề gì, tiến bộ hay lạc hậu,…đều gắn liền với gia đình và cộng đồng. Gia đình và cộng đồng là môi trường trực tiếp và thường xuyên nhất đối với mỗi người. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển không thể tách rời môi trường gia đình, cộng đồng và xã hội.

    Người nghiện ma túy cũng vậy! Dù cai nghiện hay không, cai thành công hay cai không thành công thì vẫn phải trở về với gia đình và cộng đồng. Điều đó muốn khẳng định gia đình và cộng đồng luôn là môi trường, địa hạt để mỗi người thực hiện nguyện vọng, hoài bão của mình.

    Nghiện ma tuý được xem là căn bệnh xã hội. Vì vậy, muốn chữa được bệnh này không những người bệnh phải tự nguyện, quyết tâm mà còn có sự hỗ trợ, giúp sức của gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều đó xã hội hoá công tác cai nghiện ma tuý là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước nhất là người nghiện và gia đình có người nghiện ma tuý.

    Thái Nguyên được xác định là tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma túy. Trong những năm qua công tác cai nghiện và quản lí người sau cai nghiện của tỉnh đã đạt những chuyển biến khá tích cực. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất về hành động trong việc triển khai đa dạng, đồng bộ các biện pháp, hình thức trong phòng chống ma túy nói chung, cai nghiện ma túy nói riêng.

    Từ tỉnh xuống cơ sở triệt để triển khai các biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện và bắt buộc, các hình thức tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm. Nhờ vậy, hầu hết số người nghiện ma túy có hộ khẩu thường trú trên địa bàn được theo dõi, quản lí. Đặc biệt cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được các cấp, ngành và gia đình coi trọng. Đây được xem là biện pháp gốc rễ cho tính bền vững lâu dài của công tác này. Tuy nhiên, hầu hết người nghiện ma tuý thuộc gia đình khó khăn, cần nghèo, nghèo. Thực tiễn trên đòi hỏi cần có sự hỗ trợ trách nhiệm, kinh phí của Nhà nước, cộng đồng đối với quá trình cai nghiện ma tuý của người nghiện.

    Đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5.230 người nghiện ma túy có danh sách quản lý. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh tổ chức cai nghiện ma túy cho khoảng 2.000 lượt người (cả 3 hình thức: gia đình, cộng đồng và các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội). Trong đó cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 1.000- 1.200 lượt người. Tuy nhiên, hiệu quả cai nghiện rất thấp (tái nghiện trên 95%). Nhiều người không vượt qua được sự vật vã thèm đói ma tuý trong giai đoạn cắt cơn. Có người vừa hoàn thành thời gian cai nghiện đã tái nghiện ma tuý. Thậm chí có người trong thời gian cai nghiện vẫn lén lút sử dụng ma tuý v.v…

    Được sự đồng ý của Chính phủ, từ 2013- 2015 tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên cứu- Điều trị các bệnh hiểm nghèo tổ chức hỗ trợ thuốc cedemex trong điều trị cắt cơn cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng cho 870 người nghiện ma tuý. Điều kiện người nghiện ma túy tham gia thực hiện Đề án: tuổi đời từ 18- 55 tuổi; có hộ khẩu thường trú tại Thái Nguyên; đảm bảo sức khoẻ (Không suy tim, suy gan, suy thận, ung thư, AIDS giai đoạn cuối); có đơn và tự nguyện cai nghiện ma túy bằng thuốc cedemex tại gia đình; được gia đình cam kết nộp kinh phí theo quy định và quản lí người nghiện ma túy trong vòng 6 tháng điều trị. Mỗi liều thuốc cedemex sử dụng điều trị trong 6 tháng có trị giá 11,5 triệu đồng. Tỉnh sẽ hỗ trợ 100% tiền thuốc đối với người nghiện thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách người có công; hỗ trợ 80% đối với người nghiện thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ 50% đối với người nghiện thuộc đối tượng khác.

    Năm 2013 tổ chức hộ trợ thuốc cedemex cho 370 người. Đến 30/6/2013 tỉnh đã tổ chức hỗ trợ 214 người nghiện ma túy tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình và Đồng Hỷ. Trong đó 147 người được hỗ trợ 100%, 05 người được hỗ trợ 80% và 62 người được hỗ trợ 50% tiền thuốc. Đại đa số người cai nghiện ma tuý được hỗ trợ bằng thuốc cedemex đều đánh giá rất cao tác dụng hỗ trợ cắt cơn êm dịu, phục hồi sức khoẻ nhanh, giảm thèm đói ma tuý, đến không thèm ma tuý v.v đối với thuốc cedemex. Năm 2010 tỉnh Thái Nguyên đã thí điểm dùng thuốc cedemex trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy cho 41 người cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội trong vòng 6 tháng. Đến nay có 12/41 người không tái nghiện ma túy (29,26%).

    Đây được xem là mô hình mới trong tổ chức cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cho người nghiện ma tuý ở Thái Nguyên. Giải pháp này đã huy động được trách nhiệm tư vấn điều trị, hỗ trợ về tâm lí, vật chất của gia đình, cộng đồng và xã hội đối với người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, đồng thời khắc phục được khó khăn, hạn chế trong giai đoạn cắt cơn, chống tái nghiện đối với người cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng như trước đây./.

    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Huong-...n-ma-tuy-tai-gia-dinh-cong-dong-post135393.gd
     
    phuong_hoa_88 thích bài này.
  10. phuong_hoa_88

    phuong_hoa_88 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    3
    ma túy là một căn bệnh khó chữa. Đa số những người đã nghiện và cai nghiện là không bỏ được hoàn toàn. Thực sự thuốc của mn làm chữa được bệnh này thì tốt quá
     
  11. hoadalat49

    hoadalat49 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/12/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    18
    Mấy bữa thấy có thuốc trị hiv rồi đúng Ko mấy mẹ
     
  12. grenade.kill

    grenade.kill Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    27/6/2016
    Bài viết:
    6,413
    Đã được thích:
    1,321
    Điểm thành tích:
    863
    Dòng họ nhà em có 2 người nghiện và dù làm cách nào cũng ko hết đc hoàn toàn, đc 1 thời gian là lại tái nghiện :(
     
  13. Kiều Tố Uyên

    Kiều Tố Uyên Thành viên mới

    Tham gia:
    30/6/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết của PV Thái Sơn trên báo Nhân dân
    NDĐT - Mô hình thí điểm cắt cơn, điều trị nghiện ma túy (MT) bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng được triển khai ở một số địa phương như Thái Nguyên, Hưng Yên… Thông qua mô hình này, tỷ lệ người không sử dụng lại MT sau cai nghiện đạt khá cao so với các phương pháp cai nghiện khác, điều quan trọng là giúp người bệnh tự tin và hòa nhập cộng đồng nhanh hơn.

    Không chỉ là giấc mơ

    Ngôi nhà mái bằng một tầng, ẩn mình dưới bóng mát của tán cây cổ thụ, làm vơi đi phần nào cái oi nồng, ngột ngạt của ngày hè tháng sáu. Vừa cùng vợ xếp những quả trứng gà vào các ô nhỏ trong chiếc khay nhựa để kịp thời gian cho bạn hàng trên thành phố về lấy, anh Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) vừa chia sẻ: Hơn hai mươi năm, chìm đắm trong khói thuốc phiện và MT, nó không chỉ lấy đi tuổi thanh xuân, sức khỏe, của cải mà nó đã hơn một lần đưa tôi đến bờ vực đổ vỡ hạnh phúc vợ chồng. Khi tỉnh táo, đủ thuốc thấy ân hận, biết thương vợ, thương con và muốn dừng lại. Nhưng rồi, năm lần, bảy lượt đi cai nghiện ở trung tâm, tự cai ở nhà bằng nhiều phương thức và loại thuốc khác nhau, tất cả vẫn chỉ là con số không, đâu lại vào đấy.

    Cách đây hơn một năm, được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, sự động viên của gia đình tôi tham gia đề án cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Thú thực, sau khi được nghe tư vấn, hướng dẫn quá trình cai nghiện, kể cả khi cầm hộp thuốc trên tay tôi cũng không tin tưởng lắm. Trong thời gian năm ngày đầu tiên điều trị tấn công, khi ấy chỉ thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nằm một nơi yên tĩnh, không muốn ai làm phiền. Điều lạ, so với các phương pháp cai nghiện khác, khi cai nghiện bằng thuốc Cedemex không chỉ cắt được cơn, không có biểu hiện thèm thuốc lúc đến “ngưỡng”, nhất là không thấy đau đớn như kiểu có “dòi” bò trong xương, trong tủy như những lần cai nghiện MT trước đây.

    Anh Ngô Doãn Chung cho biết thêm: Qua sáu tháng điều trị cai nghiện MT bằng thuốc Cedemex, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, đến nay sau hơn một năm tôi thấy có đủ sức khỏe để lao động bình thường như bao người khác. Sau khi cai nghiện thành công, tôi đã bàn với vợ vay ngân hàng ba trăm triệu đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà công nghiệp lấy thịt và trứng. Hiện nay, riêng gà đẻ lấy trứng trong chuồng đã có hơn bốn nghìn con, trung bình mỗi ngày cho thu hoạch từ 2.800 đến hơn 3.000 quả. Nếu trừ đi mọi chi phí, riêng việc bán trứng gà gia đình tôi thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/tháng…

    Mười năm nghiện MT, bào mòn sức khỏe, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, khiến cho vợ con, gia đình chán nản, cộng đồng xa lánh, kỳ thị, đó là những lời chia sẻ của anh Đoàn Hồng Trung, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên). Anh kể, năm 2013 được Tổ công tác cai nghiện của xã vận động tham gia Chương trình cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex. Sau sáu tháng điều trị liên tục bằng loại thuốc này, ngoài cắt cơn êm dịu, thuốc Cedemex còn loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện là thèm MT và tính lệ thuộc tinh thần vào MT. Đồng thời, nhanh chóng phục hồi được các rối loạn chức năng do nghiện MT gây nên, qua đó giúp tôi trở về trạng thái bình thường về tâm lý, bệnh lý, hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, nhờ chăn nuôi, buôn bán, mỗi năm gia đình tôi thu nhập được hơn một trăm triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ vay tiền ngân hàng để tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, không chỉ làm đủ ăn, mà phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, để thay đổi cuộc sống.

    Chung tay vì người bệnh

    Giám đốc Sở LĐ - TB và XH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Hằng cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7268/VPCP - KGVX và Công văn số 2555/VPCP - KGVX của Văn phòng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thí điểm mở rộng mô hình hỗ trợ cắt cơn nghiện MT bằng thuốc Cedemex ở cộng đồng. Năm 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt kế hoạch phối hợp Viện nghiên cứu Điều trị các bệnh hiểm nghèo thực hiện Đề tài nhánh nghiên cứu triển khai, đánh giá hiệu quả thuốc Cedemex trong hỗ trợ điều trị nghiện MT nhóm Opiates tại cộng đồng và triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ “Cắt cơn, điều trị nghiện MT bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng, giai đoạn 2013- 2015”.

    Sau hơn một năm triển khai đề án, đã có 356 người nghiện MT ở 77 xã, phường, thị xã trên địa bàn tỉnh tham gia. Tính đến nay, hiện có 284 người bệnh uống thuốc Cedemex duy trì, trong đó có 155 người nghiện ma túy đã sử dụng Cedemex theo đúng hướng dẫn điều trị tấn công năm ngày và điều trị duy trì trong sáu tháng. Kết quả, sau 12 tháng hòa nhập cộng đồng có 117 người chưa sử dụng lại MT, chiếm 75,48% (so với các phương pháp điều trị cai nghiện khác, tỷ lệ chưa sử dụng lại MT chỉ đạt từ 2 đến 5%). Còn lại 129 người bệnh đang sử dụng Cedemex tại gia đình, thời gian chưa đủ sáu tháng, cho nên chưa tiến hành đánh giá.

    Giám đốc Sở LĐ - TB và XH tỉnh Hưng Yên Lê Hữu Thuận cho rằng: Bên cạnh kết quả bước đầu cai nghiện MT bằng thuốc Cedemex mang lại, thì yếu tố để cai nghiện thành công và không tái nghiện MT trước hết phải có sự quyết tâm cao của người bệnh; sự quan tâm chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần phải thường xuyên thăm hỏi, động viên; tăng cường trách nhiệm, chất lượng hoạt động của Đội hoạt động xã hội tình nguyện ở cấp xã, phường trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và công tác vận động, cảm hóa, tư vấn về cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng nói riêng. Đồng thời, tạo điều kiện về việc làm, vay vốn; hướng dẫn người bệnh hòa nhập với cộng đồng, nhất là tạo được môi trường lành mạnh không có MT để người cai nghiện tự tin, yên tâm cai nghiện. Cần có sự hỗ trợ thêm bằng nguồn kinh phí của địa phương đối với người tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex, cũng như cần nhân rộng phương pháp điều trị này thời gian tới ở các địa phương, theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện MT ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

    http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/t...dau-cai-nghien-ma-tuy-bang-thuoc-cedemex.html
     
  14. donghieu93

    donghieu93 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/9/2016
    Bài viết:
    700
    Đã được thích:
    93
    Điểm thành tích:
    28
    Cai nghiện ma túy cần phải kiên trì và ý chí của người nghiện là chủ yếu. Theo ý kiến của riêng bản thân mình là như vậy
     

Chia sẻ trang này