Làm Thế Nào Khi Con Hay Mách Chuyện

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 26/9/2016.

By thuhien on 26/9/2016 lúc 11:07 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Với trẻ tuổi mầm non (3-4 tuổi), trẻ đang có những mốc phát triển tuyệt vời cho thấy trẻ đang bước vào tuổi mầm non. Trẻ đang tập ngồi bô. Trẻ có thể tự mặc quần áo. Trẻ có thể đi xe 2 bánh (với 2 bánh phụ). Trẻ có thể đếm đến 10. Và bên cạnh những thành tích mà trẻ đạt được – thì có những điều không thú vị.

    [​IMG]

    Hỏi bất cứ cha mẹ nào của trẻ ở lứa tuổi này và bạn sẽ thấy mách chuyện đứng đầu danh sách. Đương đầu với sự mách lẻo của trẻ chẳng bao giờ là thú vị, nhưng có một số cách để con bạn có thể thay đổi hành vi của mình.

    Từ việc mách em nhảy trên ghế tới việc mách bạn không dọn đồ chơi, không việc nào giúp cho người bị mách được an toàn. Tuy nhiên, mách lẻo ở trẻ có một vài điểm tích cực.

    Đầu tiên, hành vi đó là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Đối với trẻ 3,4 hoặc 5 tuổi, trẻ chỉ có khái niệm về những thứ rõ ràng như đen và trắng, đúng và sai. Khi trẻ mách bạn hoặc em, trẻ đang chưng minh khả năng nhận thức về đạo đức. Trẻ đang thể hiện cho bạn thấy trẻ biết về các nguyên tắc và sự khác biệt giữa đúng và sai.

    Nếu bạn khó chịu với sự mách lẻo của trẻ, bạn có thể chú ý rằng trẻ ở lứa tuổi này chưa có khả năng giải quyết xung đột để nói với bạn bè rằng hành động của bạn đó là sai. Dưới đây là một số cách giúp trẻ không mách chuyện và học cách tự giải quyết xung đột.

    Mách chuyện là gì?

    Trước khi trách mắng vì trẻ mách chuyện, bạn cần đảm bảo bạn biết rõ ràng việc gì đang xảy ra. Trẻ ở lứa tuổi này chưa có thước đo để đánh giá việc gì có hại (“Trẻ nghịch lò nướng”) và những gì chỉ đơn giản là khiến trẻ bực mình (“Em lấy đồ chơi của con”).

    Bạn có thể nói với trẻ rằng con có thể kể cho bạn nghe khi ai đó đang gặp nguy hiểm, nhưng trẻ ở lứa tuổi này không cần thiết phải biết sự khác biệt trên. Nếu chuyện trẻ kể cho bạn nghe giúp ai đó không tự làm mình tổn thương, thì bạn nên khen ngợi trẻ để trẻ biết rằng trẻ làm đúng. Điều quan trọng là bạn để con biết rằng trẻ có thể đến với bạn để kể về một vấn đề thực sự và bạn sẽ không bỏ qua vấn đề đó.

    Đôi khi trẻ mách chuyện là bởi vì trẻ nhầm lẫn. Khi trẻ khác có hành động tức giận với trẻ, giật lấy đồ chơi khỏi tay trẻ, nhiều trẻ không biết phải làm gì, bởi vậy chúng cần cha mẹ giúp đỡ. Cách phản ứng tốt nhất là giúp trẻ có khả năng.

    Bạn có thể nói với trẻ về những việc mà trẻ có thể àm tiếp theo, giống như yêu cầu đòi lại đồ chơi, gợi ý trẻ và bạn cùng chờ tới lượt để chơi. Nếu vấn đề tương tự tiếp tục xảy ra, thì trẻ có thể chơi với các bạn khác. Bằng cách giúp trẻ có các cách xử lý đa dạng và khác nhau, trẻ sẽ học cách tự giải quyết vấn đề, mốc phát triển lớn của trẻ 3-4 tuổi.

    Động cơ khiến trẻ mách chuyện

    Tuy nhiên, một số trẻ mách chuyện với động cơ không tốt cho lắm. Giống như người nào đó bán đứng đồng nghiệp, nhiều trẻ mách chyện để nhận được sự chú ý, để phát huy thế mạnh hoặc để nhận được quyền ưu tiên nào đó từ giáo viên hoặc cha mẹ.

    Trừ khi ai đó bị tổn thương, thì bạn cần xác định rõ rằng bạn sẽ thực sự quan tâm. Nếu bạn trừng phạt những đứa trẻ bị mách, bạn sẽ khiến trẻ tiếp tục duy trì hành vi mách lẻo, bạn dạy trẻ rằng trẻ cứ đến với bạn để mách chuyện thì trẻ sẽ nhận được những gì mà trẻ muốn: Sự chú ý của bạn và những đứa trẻ khác gặp vấn đề.

    Mức độ nguy hiểm khi kỷ luật những đứa trẻ khác là khi kẻ mách lẻo cố tình phóng đại những điều đã xảy ra (điều này rất hay xảy ra ở lứa tuổi mẫu giáo) và bạn có thể trừng phạt trẻ bị mách lẻo một cách không công bằng.

    Trải nghiệm sự lĩnh hội về đạo đức – và không ai vui vẻ vì điều đó

    Trẻ ở lứa tuổi này nhận thức tốt về nguyên tắc và tỏ ra không thích khi ai đó không theo các nguyên tắc này đặc biệt là khi trẻ làm đúng. Trong trường hợp trẻ mách “Chị trèo cầu trượt từ ván trượt chứ không trèo lên bằng bậc thang”, thì bạn nên nhắc trẻ rằng nếu điều đó không nguy hiểm, thì bạn sẽ không để ý đến điều trẻ mách.

    Bạn có thể trao đổi với trẻ rằng trẻ không phải là ông bà chủ của những đứa trẻ khác và trẻ cần tự làm việc gì đó theo cách đúng. Duy trì hành vi tích cực của trẻ - “Mẹ thích cách con chơi cầu trượt đúng cách.”

    Mách chuyện là hành vi không kéo dài mãi mãi, chỉ khoảng vài năm. Khi con bạn hiểu rằng cuộc sống không hoàn hảo, trẻ sẽ biết cách giải quyết tình huống mà trẻ không hài lòng. Trong khi đó, bạn hãy giúp con bạn tự xử lý các vấn đề của mình và dạy trẻ cách nói rõ cảm xúc của mình với người khác.

    Tại sao trẻ không chú ý lắng nghe bạn
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ tiểu học mách lẻo
    Làm thế nào khi trẻ mẫu giáo mách lẻo
    Làm thế nào khi trẻ mẫu giáo nổi giận
    Làm thế nào để trẻ không đánh người khác
    Làm thế nào để trẻ không ngắt lời
    Làm thế nào khi trẻ hay phàn nàn

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 26/9/2016.

    1. Thái Thị Thúy An
      Thái Thị Thúy An
      Vì trẻ chưa nhận thức được nhiều sự việc, nên bé rất hayn xảy ra trương hợp đó. Cám ơn bài viết của chủ top ạ
    2. mebeduc342
      mebeduc342
      phải công nhận là chả có đứa trẻ nào tầm tuôi này mà k mách lẻo
      thuhien thích bài này.
    3. thuhien
      thuhien
      Nhiều khi anh chị em trêu nhau, rùi đứa nhỏ mách đứa lớn với bố mẹ. Hôm nào mẹ bình tĩnh thì bẩu: Hai đứa mà chơi với nhau không hòa thuận là mẹ đánh cả hai, đứa lớn nhiều hơn, đứa bé ít hơn. Thế là đứa bé không mách nữa.
    4. uyenle_tho
      uyenle_tho
      Bé nghĩ mình là duy nhất, nhất là nhà con một. Nên chuyện gì cũng thích mách ba mẹ, cô giáo, người lớn để được chú ý và dỗ dành :)
    5. Vietfuture2016
      Vietfuture2016
      tầm lứa tuổi này thì chuyện trẻ mách lẻo cũng không có gì quá lạ, nó giống như trẻ thấy điều gì thì cứ vô tư nói với cha hoặc mẹ thôi
      chỉ là mong cha mẹ nên chú í dạy dỗ và điều hướng cho con để sau lớn lên con viết giữ ý khi nói chuyện của người khác, chứ không phải lúc nào chuyện nào cũng "mách lẻo" được
      thuhien thích bài này.
    6. Lieuchi
      Lieuchi
      Đúng thế. Trẻ con nghe được gì nói đấy. Chưa ý thức được lời nói của mình
    7. mật ong thiên nhiên số 1
      mật ong thiên nhiên số 1
      trẻ con hành động theo bản năng là chính, đó chưa chắc đã là thói quen các mẹ nên quan sát thường xuyên

Chia sẻ trang này