Tìm Hiểu Về Bệnh Sa Dạ Dày

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi hà tuyết nhungnapa, 23/10/2016.

  1. hà tuyết nhungnapa

    hà tuyết nhungnapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Sa dạ dày còn xảy ra với những người cân giảm quá nhanh chóng, phụ nữ sinh đẻ nhiều, người có bụng dài, hẹp. Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm cũng thường gặp biến chứng này. Sa dạ dày cũng có thể do siêu vi trùng gây ra. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy. Những người uống nhiều thuốc co thắt, thuốc ức chế can-xi chữa cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh.
    [​IMG]
    Sa dạ dày không chỉ xảy ra do các bệnh ở đường tiêu hóa. Một số bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏ, khối u, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tụy hay viêm da dày điều có thể dẫn đến bệnh này.
    Biểu hiện
    Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô.
    Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra. Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/tim-hieu-ve-benh-sa-da-day-phan-2-detail.htm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hà tuyết nhungnapa
  2. hà tuyết nhungnapa

    hà tuyết nhungnapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Viêm nang lông xảy ra khi các nang tóc bị nhiễm bệnh, thường với Staphylococcus aureus hay các loại vi khuẩn. Một số biến thể của viêm nang lông còn được gọi là viêm nang lông bồn tắm nóng và ngứa đinh râu. Nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và để lại sẹo, và thậm chí cả viêm nang lông nhẹ có thể được khó chịu và xấu hổ.
    Nhiễm trùng thường xuất hiện mụn nhỏ, nổi mụn đầu trắng khoảng một hoặc nhiều nang lông - các túi nhỏ từ mỗi sợi tóc mọc. Hầu hết các trường hợp viêm nang lông là bề ngoài và có thể bị ngứa. Viêm nang lông trên bề mặt thường hết bởi chính nó trong một vài ngày, nhưng viêm nang lông sâu hoặc định kỳ có thể cần điều trị y tế.
    [​IMG]
    Các triệu chứng
    Viêm nang lông dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.
    Viêm nang lông bề mặt. Trong đó bao gồm các loại có ảnh hưởng đến phần trên của các nang tóc, có thể gây ra:
    Các cụm bướu nhỏ màu đỏ phát triển xung quanh nang lông.
    Mụn nước chứa đầy mủ vỡ ra và đóng vảy.
    Màu đỏ và viêm da.
    Ngứa ngáy hoặc đau.
    Viêm nang lông sâu. Bắt đầu sâu trong da xung quanh nang tóc và ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
    Một vết sưng lớn.
    Mụn nước chứa đầy mủ mà vỡ ra và đóng vảy.
    Đau.
    Có thể đã nhiễm trùng để lại vết sẹo.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/tim-hieu-ve-benh-viem-nang-long-phan-1-detail.htm
     
  3. hà tuyết nhungnapa

    hà tuyết nhungnapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật, và một trong số ấy chính là nhóm bệnh tiêu hóa. Với người già, nếu mắc bệnh tiêu hóa thì thời gian mắc bệnh và khả năng hồi phục thường là chậm hơn so với những độ tuổi khác.
    Ở người cao tuổi, các bệnh rối loạn vận động ống tiêu hóa diễn biến phức tạp và khó chữa hơn người trẻ. Các loại bệnh này gồm có: rối loạn vận động thực quản gây khó nuốt, hội chứng trào ngược thực quản, chứng chậm tiêu, hội chứng đại tràng kích thích và giả tắc ruột… Chứng khó nuốt, nuốt nghẹn có nhiều nguyên nhân phức tạp. Triệu chứng này cả trong bệnh lành tính và ung thư thực quản, vì vậy nếu bỏ sót, chẩn đoán muộn ung thư, sẽ không còn cơ hội điều trị.
    [​IMG]
    Chứng chậm tiêu là một bệnh phổ biến và rất thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh chậm tiêu làm người cao tuổi không thèm ăn, quên ăn. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: có trong bệnh viêm dạ dày, chứng chậm tiêu không có ổ loét, bệnh gan và táo bón. Nhiều trường hợp soi dạ dày bình thường hoặc viêm nhưng người bệnh bị đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, no sớm, dùng thuốc dạ dày không giảm. Nhiều trường hợp chậm tiêu, đầy hơi là khởi đầu của ung thư dạ dày, vì vậy phải cảnh giác với những triệu chứng không điển hình này.
    Táo bón là hậu quả của nhiều nguyên nhân trong thời gian dài, gây ra tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, mệt mỏi. Biến chứng của táo bón có thể gây dãn đại tràng, giả tắc ruột, bệnh trĩ, ngộ độc do ứ phân và có thể bị ung thư. Táo bón là nguy cơ đáng sợ đối với người suy tim, nhồi máu cơ tim, nhiều người phải cấp cứu sau khi đại tiện.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/tieu-hoa-o-nguoi-cao-tuoi-detail.htm
     
  4. Maxkosleep

    Maxkosleep Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh nên cần phải chú ý đến việc ăn uống để có một đường ruột khỏe mạnh ;););)
     
  5. hà tuyết nhungnapa

    hà tuyết nhungnapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Gen di truyền của bố mẹ khá quan trọng với chiều cao của con cái nhưng không phải là tất cả. Chiều cao của em bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Gen di truyền; dinh dưỡng; môi trường sống và luyện tập thể dục thể thao. Trong đó, yếu tố môi trường và xã hội thường hay bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
    Về dinh dưỡng, bạn cần quan tâm đến bổ sung đầy đủ chất đạm (chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết); canxi (là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương) và chất béo (chất béo rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ. Đồng thời chất béo còn giúp cho tăng cường hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D…giúp hệ xương phát triển tốt).
    [​IMG]
    Muốn con bạn phát triển chiều cao tối đa, bạn cần phải bổ sung dinh dưỡng ngay từ lúc mang bầu bởi sự phát triển chiều dài của thai nhi rất sớm ngay từ những tuần đầu của bào thai và chiều dài đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong khi đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.
    Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển nhanh, chiều cao trẻ 1 tuổi đó gấp rưỡi chiều cao lúc mới đẻ, ví dụ lúc mới sinh chiều dài của trẻ là 50cm, đến 1 tuổi chiều dài của trẻ sẽ là 75 cm. Từ 1 tuổi đến 10 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh. Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9 - 11 tuổi đối với nữ và 12 - 14 tuổi đối với nam. Lứa tuổi này chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Khi đến tuổi dậy thì (12 - 13 đối với nữ và 15 - 16 đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/muon-tre-cao-hay-cham-soc-ngay-tu-luc-mang-bau-detail.htm
     
  6. hà tuyết nhungnapa

    hà tuyết nhungnapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/9/2015
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu bị nghén ngủ trong suốt thai kỳ. Ốm nghén là là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng bị mắc phải, nhưng biểu hiện ốm nghén ở mỗi mẹ lại khác nhau, có mẹ nôn ói liên tục, có mẹ lại mất ngủ, có mẹ bị chuột rút và buồn đi vệ sinh nhiều. Với những mẹ hay buồn ngủ, cơn buồn ngủ kéo đến bất kỳ lúc nào, bất kể khi đang làm gì và thường khiến mẹ không thể cưỡng lại.
    Khắc phục tình trạng nghén ngủ như thế nào?
    Nghén ngủ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và rồi từ từ sẽ giảm dần sau đó. Việc nghén ngủ thực tế là cách cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, giúp bà bầu tạo nhiều năng lượng, thích ứng với sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều khiến việc sinh hoạt, làm việc cũng ảnh hưởng vì bầu không thể tập trung do quá buồn ngủ. Điều này khiến nhiều bà bầu than vãn, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này.
    [​IMG]
    Để khắc phục, các mẹ bầu cần sắp xếp chế độ ăn ngủ, làm việc và nghỉ ngơi thật khoa học, hợp lý để việc ngủ không làm ảnh hưởng đến công việc như buổi tối nên đi ngủ sớm, tranh thủ ngủ trưa và có thể nghỉ thêm vào giờ rảnh rỗi trong ngày. Ngoài ra, nên hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc phải dậy đi vệ sinh quá nhiều, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
    Để tỉnh táo hơn, các mẹ bầu nên uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối. Đồng thời, các mẹ đừng quên thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.
    Nếu quá buồn ngủ khi đang làm việc, bầu cũng có thể đứng dậy, thực hiện vài động tác đơn giản để lấy lại tinh thần làm việc.
    Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như tăng sức khỏe, giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.
    Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.
    Một giải pháp không thể thiếu đối với tình trạng nghén ngủ, đó là tìm người giúp đỡ. Hãy chia sẻ bớt những công viêc, nhiệm vụ mà bạn cảm thấy có thể chia sẻ để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên chuyển giao bớt một số việc nhà cho anh xã hay người giúp việc để có thể đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.
    Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/khac-phuc-tinh-trang-nghen-ngu-cho-ba-bau-detail.htm
     

Chia sẻ trang này