Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Lương Thực, Hoa Màu

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi minhnh90, 8/11/2016.

  1. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây lúa, cách trồng và bón phân cho cây lúa

    Cây lúa (Oryza sativa) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu Thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid, xenlulozo, … Ngoài việc sử dụng làm lương thực, gạo và các sản phẩm phụ khác còn được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau.

    Cung cấp dinh dưỡng, cách trồng và bón phân cho cây lúa:

    Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa hút 24-28 kg N; 7- 9 kg P2O5 ; 28-32 kg K2O; 40-50 kg SiO2 và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.

    + Bón lót: Sử dụng sản phẩm "Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 1 chuyên lót” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn. Lượng dùng: 18-22kg/sào 360m2; 25-30kg/sào 500m2; 500-600kg/ha.

    [​IMG]

    + Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc”để bón thúc đẻ nhánh (bón sau cấy 7-10 ngày), kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, đạt tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao. Lượng dùng: 10-15kg/sào 360m2; 15-20kg/sào 500m2; 300-400kg/ha.

    [​IMG]

    + Bón thúc lần 2 (thúc phân hóa đòng): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc” để bón, bón vào giai đoạn lúa đứng cái (30-35 ngày sau cấy) giúp tăng số hạt và chiều dài bông lúa. Lượng dùng: 7-10kg/sào 360m2; 10-15kg/sào 500m2; 200-300kg/ha.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhnh90
    Đang tải...


  2. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây ngô, cách trồng và bón phân cho cây ngô

    Cây Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

    Cung cấp dinh dưỡng, cách trồng và bón phân cho cây ngô

    Bón lót: Sử dụng dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3, Lượng dùng 500-600kg/ha; 25-30 kg/sào 500 m2; 18-22 kg/sào 360 m2 : Bón lót theo 2 cách:

    Bón theo hàng hoặc theo hốc: Đất trồng sau khi lên luống, rải chất điều hòa pH đất và bón phân chuồng tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3 xuống đáy rãnh trồng hoặc hốc trồng, lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt (cây con).

    [​IMG]

    Không để hạt giống, hoặc cây con tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng gây xót hạt, thối mầm và chết cây.

    Bón thúc: Khi ngô đạt 2-3 lá sử dụng đạm vàng bón vào đất đối với đất đủ ẩm, hoặc hòa vào nước tưới nhử cho ngô đối với đất khô, đất chủ động tưới tiêu. Lượng dùng 40-60kg/ha; 2-3kg/sào 500 m2; 1,5- 2,0 kg/sào 360 m2.

    - Bón thúc 1: Khi ngô đạt 4-5 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 5-10 cm, kết hợp vun lấp nhẹ. Lượng dùng 300-400kg/ha (15-20kg/sào 500 m2 hoặc 11-15 kg/sào 360 m2).

    [​IMG]

    - Bón thúc 2: Khi ngô đạt 7-9 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 10- 15 cm, kết hợp vun cao gốc (lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô). Lượng dùng 400-500kg/ha (20-25kg/sào 500 m2 hoặc 15-18 kg/sào 360 m2).
     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017
  3. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây lạc, cách trồng và bón phân cho cây lạc

    Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến. Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều kiện sinh thái khá rộng. Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-33 độ C. Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định, nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực

    Gieo trồng lạc và bón phân cho lạc


    Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

    * Đối với lạc không che phủ nilon:

    - Bón lót: Dùng Dinh dưỡng cây trồng Tiến nông chuyên Lạc, với lượng dùng: 25-30kg/sào 500m2
    [​IMG]

    Cách bón: đánh rãnh hoặc hốc, bón Dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây lạc, lấp đất nhẹ.
    Cách gieo: Gieo hạt vào rãnh hoặc hốc sau đó lấp hạt. Không để hạt tiếp xúc với Dinh dưỡng.

    - Bón thúc và xới xáo
    Lần 1: Khi cây có 3- 4 lá thật (sau mọc 10- 12 ngày).
    Dùng Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên lạc, với lượng dùng: 20-25kg/sào 500m2. Kết hợp xới nhẹ, làm cỏ (không vun đất vào gốc và xới xáo sát gốc để cây phân cành cấp 1).

    [​IMG]

    Lần 2: Khi cây có 7- 8 lá thật (sau mọc 30- 35 ngày), xới giữa hàng tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí.
    - Tưới nước: Cần đảm bảo đủ nước cho cây ở các thời kỳ: Cây con, ra hoa tạo quả. Có biện pháp tháo nước nhanh khi gặp úng.


    * Đối với lạc che phủ nilon:

    Sau khi lên luống rồi rạch hàng. Bón lót Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên lạc, với lượng dùng: 40-50kg/sào 500m2 vào hàng đã rạch rồi lấp đất lên phân.
    [​IMG]

    Vụ xuân:
    Bước 1: Gieo và lấp hạt rồi san phẳng mặt luống.
    Bước 2: Dùng thuốc trừ cỏ Ronstar 25EC, hoặc Dual 720 EC/ND phun lên mặt luống (nếu đất khô phải tưới đủ ẩm mới phun thuốc trừ cỏ).
    Bước 3: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở bên mép luống về phía rãnh.
    Bước 4: Phủ nilon, căng phẳng trên mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh ập vào 2 bên mép luống để cố định nilon.
    Bước 5: Dùng dụng cụ đục lỗ nilon (đường kính 5- 6cm) ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cây trồi ra ngoài nilon (tránh chạm vào cây)

    Vụ thu đông:
    Bước 1: Dùng thuốc trừ cỏ Ronstar 25EC hoặc Dual 720 EC/ND phun lên mặt luống (nếu đất khô phải tưới đủ ẩm mới phun thuốc trừ cỏ).
    Bước 2: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở bên mép luống về phía rãnh.
    Bước 3: Phủ nilon, căng phẳng trên mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh ập vào 2 bên mép luống để cố định nilon.
    Bước 4: Dùng dụng cụ đục lỗ nilon đục theo mật độ đã hướng dẫn.
    Bước 5: Gieo hạt vào lỗ đã đục rồi lấp hạt.
     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017
    thuy84nguoikhiemthi thích.
  4. Mẹ Têgiac

    Mẹ Têgiac Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/8/2016
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    43
    cảm ơn mn chia sẻ, nhưng mua hạt kia ở đâu đc. mn chỉ em với
     
  5. ngoinhahanhphu

    ngoinhahanhphu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    4,501
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    giống cây này tốt lắm, mình cũng muốn trồng mà nhà lại ko có đất :)
     
  6. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây mía, cách trồng và bón phân cho cây mía

    Cây mía đường Saccharum oficinarum L. thuộc họ Poaceae (Hòa thảo), được trồng ở nhiều các quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Là một trong các cây nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Ở nước ta, mía là cây nguyên liệu duy nhất để chế biến đường ăn và được trồng nhiều ở : Miền Bắc, Bắc Miền Trung, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL.

    Trồng mía, Bón phân cho mía

    Bón lót:

    - Phân hữu cơ: 10-20 tấn (phân chuồng , phân rác, bã bùn, tro…)
    - Chất điều hòa pH (với vùng đất có pH ≤ 6).

    [​IMG]

    Lượng bón: chất điều hòa pH đất (căn cứ vào trị số pH đất).

    - Nếu pH < 4 lượng dùng 1.500 kg – 2.000 kg/ha.
    - Nếu pH từ 4 – 5 lượng dùng 1000 kg – 1500 kg/ha.
    - Nếu pH từ 5 – 6 lượng dùng 500 kg – 1000 kg/ha.

    + Sản phẩm Mía 1 - Chuyên lót “ Mục tiêu giúp cây mía nuôi chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung”

    [​IMG]

    Lượng bón: (căn cứ vào từng vùng đất và mức đầu tư của bà con): 600 kg -1000kg /ha

    b. Bón thúc:

    + Sản phẩm Mía 2 - Chuyên thúc “ Mục tiêu giúp cây mía vươn lóng mạnh, tăng năng suât, tăng chữ đường”

    [​IMG]

    Lượng bón: 400 – 800 kg/ha

    (Đối với đất nghèo dinh dưỡng, đất hấp thu dinh dưỡng kém như đất xám bạc màu, đất phèn cần bón ở mức cao để đạt hiệu quả tốt nhất)

    Cách bón:

    - Chất điều hòa pH:

    Bón đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối , trước bón phân NPK, đặt hom từ 7 -10 ngày.

    - Phân bón NPK:

    + Bón lót: Mía 1 – (Chuyên lót) bón vào rãnh mía đã rạch, lấp một lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm, sau đó mới đặt hom mía và lấp đất.
    + Bón thúc: Ngay khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, cày rạch hai bên hàng cánh gốc khoảng 10 cm, sâu 15 cm, sau đó dải hạt dinh dưỡng Mía 2 – Chuyên thúc, lấp đất.

    Lưu ý: trước khi bón phải dọn sạch cỏ dại , đất phải đủ độ ẩm, phân được rải đều theo dọc hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017
    Mẹ Têgiac thích bài này.
  7. dacsanphanthiet01

    dacsanphanthiet01 TRAO GIÁ TRỊ TẶNG NIỀM TIN <3

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    9,444
    Đã được thích:
    2,510
    Điểm thành tích:
    963
    nhà tớ đang cắm mấy cành lên lá non rùi đó ạ, công nhân cây này dễ trồng thật
     
  8. Mẹ Têgiac

    Mẹ Têgiac Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/8/2016
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    43
    để em tìm rồi mua. xem tết có hoa chưng k hay thát bại. hì. vì em cũng k có nhiều time chăm, lười nữa
     
  9. nguoikhiemthi

    nguoikhiemthi

    Tham gia:
    18/5/2013
    Bài viết:
    29,327
    Đã được thích:
    7,454
    Điểm thành tích:
    3,063
    ối...mình cũng thích cây cảnh và cây thuốc...hihi..
     
  10. Em Gái Tháng 11

    Em Gái Tháng 11

    Tham gia:
    4/8/2016
    Bài viết:
    11,395
    Đã được thích:
    1,648
    Điểm thành tích:
    863
    Ớt ngũ sắc trông đẹp quá!
     
  11. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây cà phê, cách trồng và bón phân cho cây cà phê

    Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một trong việc phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên. Trong vòng 30 năm qua (tính từ năm 1981) diện tích trồng cà phê Tây Nguyên đã tăng đáng kể (từ 90 nghìn ha lên khoảng 566 ngàn ha). Với một thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi tập trung và rộng lớn, đã dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê trong vùng. Qua kết quả khảo sát, điều tra, lấy mẫu đất tại nhiều vùng trồng cà phê cho thấy: đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, biểu hiện rõ nét là đặc tính hóa và sinh học đất, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện về bệnh như: sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, thui hoa, rụng quả … diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù đã được đầu tư, phân bón khá cao song vẫn không cho năng suất.

    Cung cấp dinh dưỡng, bón phân cho cà phê

    B. Chăm sóc cà phê mùa khô
    Bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với tưới nước đợt 1 hoặc 2 (bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó). Việc bón phân thời điểm này rất quan trọng giúp cây cà phê có đầy đủ dinh dưỡng kích thích quá trình phân hóa mầm hoa mạnh hơn, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và và nuôi trái non.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 1 - Mùa khô (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non).

    Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

    [​IMG]

    B. Chăm sóc cà phê mùa mưa
    1. Đầu mùa mưa

    Đầu mùa mưa cây cà phê tiếp tục phát triển cành nhánh, tuy nhiên có những cành tăm và cành mọc ngược vào thân cần phải được cắt tỉa tạo độ thông thoáng, hạn chế bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây.

    Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để cây phát triển cành nhánh mạnh, trái lớn đồng đều và không bị chèn trái, rụng trái non.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 2 - Mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê giai đoạn đầu mùa mưa).

    Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

    [​IMG]

    2. Giữa mùa mưa

    Tiến hành phun thuốc trừ nấm để phòng chống thối cuống trái cà phê.

    Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây nuôi trái, chống rụng trái, cành nhánh phát triển đồng đều khỏe mạnh. đồng thời cũng là để tăng cường khả năng tích lũy dinh dương cho cây.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

    Lượng bón: 500 – 600 g/gốc.

    3. Cuối mùa mưa

    Cắt tỉa cành tăm, cành mọc ngược, chồi thân và cắt bớt những cành sương cá yếu để tập trung dinh dưỡng cho cành mang trái.

    Bón phân giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi trái, trái chín đồng đều, đồng thời tích lũy thêm dinh dưỡng giúp cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa được tốt và ổn định năng xuất 5-7 tấn nhân/ha. Đợt bón này nếu căn được thời gian trước khi thu hoạch 20-25 ngày là tốt nhất.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà Phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

    Lượng bón: 600 – 700 g/gốc.

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017
  12. Thaotong19

    Thaotong19 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Mấy giống cây này ra Học viện Nông nghiệp mua chắc có nhỉ
     
    minhnh90, minhvu95Hoapham34 thích.
  13. Hoapham34

    Hoapham34 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Chắc có mà, đợt nọ đi chơi ở đó thấy nhiều hiệu hạt giống lắm
     
    minhnh90minhvu95 thích.
  14. minhvu95

    minhvu95 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/11/2016
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    các bác cho em hỏi mấy nay trồng đinh lăng mà lá nó cứ sun lại, chắc do lạnh phải không ạ?
     
    minhnh90 thích bài này.
  15. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    trồng gì bán têt được nhỉ?
     
  16. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Nhà bác nào nhiều đất tha hồ trồng nhỉ
     
  17. ChiaMomStore

    ChiaMomStore CHiA's Mom Store - đồ đẹp cho mẹ và bé yêu

    Tham gia:
    3/11/2016
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    8
    rất bổ ích:)
     
  18. thuy84

    thuy84

    Tham gia:
    27/5/2009
    Bài viết:
    11,979
    Đã được thích:
    2,759
    Điểm thành tích:
    913
    Ôi mình đang học cách trồng cây ^^ Thú vị quá!
     
  19. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây hồ tiêu, cách trồng và bón phân cho cây hồ tiêu

    Cây hồ tiêu (Piper nigrum L): Là loại cây gia vị yêu thích và cổ xưa nhất so với các loại cây gia vị khác, có nguồn gốc từ tán rừng nhiệt đới vùng Tây Ghats tại Ấn Độ. Thuộc loại cây thân thảo, có thể mọc thành bụi hoặc leo bám. Ở nước ta hồ tiêu được trồng nhiều từ những năm cuối của thế kỷ 20 và là cây có giá trị kinh tế cao do vậy diện tích gieo trồng được tăng nhanh qua các năm. Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên (51,6%), các tỉnh Đông Nam bộ (39,6%) và một phần ít còn lại là các tình thành khác, (Lê Ngọc Báu, 2015). Năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha (xếp vào loại cao nhất thế giới), chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu trên thế giới.

    Trồng và chăm sóc hồ tiêu, bón phân cho cây hồ tiêu

    Bình quân với năng suất 2 tấn hạt/ha, hàng năm cây tiêu lấy đi từ đất khoảng 70kg đạm (N); 16kg Lân (P2O5); 42kg Kali (K2O); 18kg Magiê (MgO); 67kg Canxi (CaO) cùng các yếu tố trung vi lượng khác như Si; B; Zn; Cu; Mn; Mo... Với nhu cầu dinh dưỡng như vậy, việc bón phân cần phải cung cấp được đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, phải đảm bảo trả lại đúng cho đất những gì mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm và phần dinh dưỡng giúp cây tích lũy để phát triển sinh khối hàng năm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của phân bón.

    - Phân hữu cơ

    Cây tiêu rất cần phân hữu cơ nhất là khi trồng mới. Khác với nhiều loại cây lâu năm khác, vườn tiêu cần được bón phân hữu cơ hàng năm (lượng bón 10-20 kg/trụ). Phân hữu cơ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm giữ phân của đất, làm cho đất thông thoáng, cung cấp nguồn năng lượng cho vi sinh vật hoạt động, tăng tính đệm cho đất, giảm thiểu tác hại do biến động về thời tiết, hạn hán và bón phân không cân đối gây ra. Các loại phân hữu cơ cần được ủ cùng Chất điều hòa pH đất Tiến Nông và các chủng vi sinh hữu ích cho hoai mục mới nên bón cho hồ tiêu.

    - Dinh dưỡng khoáng hữu cơ chức năng (Organic Tiêu 1)

    Organic Tiêu 1 Tiến Nông là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt giai đoạn hồi phục cây, phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả. Đặc biệt, các nguồn hữu cơ có chức năng kiểm soát sinh lý cây trồng và hoạt động vi sinh vật đất nhờ vậy có thể kiểm soát tốt cây trồng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, biểu hiện ở tính năng ra rễ cực mạnh, phục hồi rễ hư, cành lá xanh tốt, mầm hoa nhiều.

    [​IMG]

    Lượng bón và thời điểm bón

    + Bón lần 1: Sau khi thu hoạch 1-2 tháng, khi lượng mưa đủ ẩm đất sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón từ 0,4-0,5 kg/trụ giúp tăng khả năng hồi phục cây sau thu hoạch và thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa.

    + Bón lần 2: Sau bón lần 1 từ 40-50 ngày (khoảng T6-T7) tiếp tục sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón với lượng 0,5 kg/trụ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển mạnh ra hoa tập trung, dài hoa và hạn chế số lượng mầm ngủ ngày.

    - Dinh dưỡng chức năng (NPKSi-Tiêu 2)

    Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu, được sản xuất từ các dạng nguyên liệu chức năng thích hợp và cân đối dinh dưỡng cho hồ tiêu phát triển bền vững. Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 giúp cành lá phát triển cân đối, đồng đều, hiệu suất quang hợp cao; Tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái; Trái lớn nhanh, lớn đồng đều, chín tập trung, chắc nhân và chống hiện tượng răng cưa; Tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và giúp năng suất ổn định qua nhiều năm.

    [​IMG]

    + Bón lần 3: Sau khi bón phân lần 2 từ 30-45 ngày (khoảng T8-T9) hoa đã trỗ đều và bắt đầu làm hạt sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 bón từ 0,2-0,3/trụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái lớn đồng đều và giảm mạnh tiêu răng cưa.

    + Bón lần 4: Sau khi bón đợt 3 từ 35-50 ngày (khoảng T10-T11), để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cây phát triển cành nhánh mạnh cho năm sau và chống chịu nắng hạn giúp trái chín đồng đều đạt trọng lượng hạt tiến hành bón phân đợt 4, sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 với lượng bón 0,2-0,3 kg/trụ.

    Như vậy, theo quy trình bón mỗi năm ngoài việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung lượng, vi lượng cần thiết và cân đối cho cây hồ tiêu, thì lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) cung cấp cho mỗi trụ đạt: đạm (N = 110-150g), lân (P2O5= 90-110g), kali (K2O = 120-160g) đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để đạt năng suất hạt 4-6 kg/trụ.

    Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá cũng rất cần thiết để hồ tiêu đậu nhiều trái, năng suất cao. Mỗi năm phun phân bón lá cho tiêu 2 – 3 lần, phun trong mùa mưa, chọn ngày mát trời không nắng gắt. Khi phun chú ý dùng đúng liều lượng được ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu liều lượng quá cao sẽ có hiện tượng cháy lá, rụng quả, rụng gié. Nên dùng các loại phân có chứa vi lượng Zn, Bo để làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng chùm quả (gié).
     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017
  20. minhnh90

    minhnh90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Cây lúa, cách trồng và bón phân cho cây dứa

    Dứa là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi kỹ thuật làm dứa hộp phát triển (cuối thế kỷ 19). Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng đều mỗi năm (hàng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn). Là loại quả có giá trị dinh dưỡng khá cáo: trung bình từ 8 đến 12% hàm lượng đường (66 % đường dạng xacarô và 34 % dạng glucô), độ axít khoảng 0,6 % (trong đó 87% la axít citric), Vitamin C (24 – 28mg/100g), thành phần tro từ 0,4-0,6 % trọng lượng (chủ yếu là kali, magiê và canxi). Ngoài ra trong dứa còn có một loại men Bromêlin có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa protít. Một cốc nước dứa (khoảng 150 ml) có thể cung cấp cho cơ thể tới 150 calo và 01 kg quả dứa có thể cung cấp tới 420 calo.

    Cung cấp dinh dưỡng, cách trồng và bón phân cho cây dứa:

    + Chất điều hòa pH đất: 500-1000kg/ha. Rải đều lên mặt ruộng sau khi phay nhỏ lá dứa hoặc lên mặt luống trước khi bổ hốc, rạch hàng trồng.
    + Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ha hoặc dinh dưỡng Tiên Nông hữu cơ khoáng Vinagreen 1000-1200 kg/ha (Nên bón vào hốc hoặc rãnh trồng).
    + Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa 800 – 1000 kg/ha. Đảo đều với đất trong hốc hoặc rãnh trồng.

    [​IMG]

    - Bón thúc
    Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên dùng NPK Cây dứa, lượng bón cho mỗi ha từ 1800 – 2200 kg (chia hai lần).
    + Bón lần 1 (khi cây có 4-5 lá mới): Lượng bón 800 – 1000 kg/ha.
    + Bón lần 2 (khi cây đạt 13-14 lá thật, hoặc trước xử lý hoa 25-35 ngày): Lượng bón 1000 – 1200 kg/ha.

    [​IMG]

    - Cách bón: Bón theo hốc hoặc rạch hàng giữa hai hàng dứa (vì bộ rễ cây dứa phát triển chủ yếu tầng đất mặt, nên chỉ rạch hàng sâu khoảng 8-12cm), rải đều phân và dùng cuốc lấp kín.
    Chăm sóc dứa
    - Tưới nước và giữ ẩm đất
    Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn và các vùng đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Vì vậy, cũng cần tưới nước cho cây khi đổ ẩm đất dưới 40-50% trong nhiều ngày.
    Phủ đất ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, để giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại, giúp tăng năng suất dứa. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng dứa, hoặc có điều kiện dùng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc cỏ khô để phủ lên còn có thể cung cấp thêm mùn cho đất.
    - Tỉa chồi
    - Rải vụ thu hoạch
    - Xử lý cho cây ra hoa

     
    Sửa lần cuối: 4/1/2017

Chia sẻ trang này