6 Bước Để Trẻ Không Mè Nheo

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/12/2016.

By thuhien on 6/12/2016 lúc 10:28 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ nheo là hành vi gây khó chịu phổ biến. Nếu không có sự can thiệp phù hợp, trẻ sẽ thành người lớn hay nhõng nhẽo.

    [​IMG]

    Bạn hãy thực hiện những bước dưới đây để hạn chế trẻ mè nheo và ngăn chặn chúng trước khi trở thành thói quen xấu của trẻ.

    1. Đặt ra nguyên tắc trong gia đình khi trẻ mè nheo

    Bạn cần lập ra nguyên tắc về sự mè nheo trong gia đình như: “Hỏi một cách lịch sự và bình tĩnh chờ câu trả lời” Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng những cố gắng thay đổi bạn suy nghĩ của bạn sẽ không hiệu quả.

    Bạn cần đảm bảo rằng những người chăm sóc khác cũng có cùng cách xử lý giống như bạn khi trẻ mè nheo. Nếu vợ/chồng hay ông bà nhượng bộ khi trẻ mè nheo, điều đó sẽ ảnh hưởng tới nguyên tắc bạn đặt ra.

    2. Cảnh cáo

    Đôi khi mè nheo trở thành thói quen xấu của trẻ và trẻ không nhận thấy rằng mình đang mè nheo. Bạn có thể cảnh cáo trẻ như “Không mè nheo” hay “Không mè nheo ở nhà mình”. Điều này sẽ giúp trẻ nhận biết rằng lải nhải, năn nỉ hỏi đi hỏi lại sẽ tạo nên thói quen mè nheo.

    3. Bình tĩnh và không nhượng bộ

    Nghe trẻ lải nhải khó chịu hơn tiếng gõ đều đều trên bảng. Tuy nhiên, điều quan trọng để xử lý tình huống là bạn cần bình tĩnh. Hít thở thật sâu, ra khỏi phòng, hoặc nghe nhạc nếu như điều đó giúp bạn giữ bình tĩnh.

    Cho dù bạn có làm việc gì thì cũng đừng nhượng bộ trẻ. Nếu để đỡ bực mình, bạn nói với con: “Bánh của con đây!” thì điều đó có nghĩa là bạn đang dạy con rằng mè nheo là cách hiệu quả để trẻ nhận được thứ mình muốn. Tránh bất cứ hành động nào có thể khuyến khích trẻ mè nheo trong tương lai.

    4. Phớt lờ

    Sự chú ý dưới bất cứ dạng nào, dù là chú ý tiêu cực, cũng đều khuyến khích trẻ tiếp tục mẹ nheo. Phớt lờ hành vi gây sự chú ý, như mè nheo, là một cách hiệu quả để thay đổi hành vi.

    Nếu con bạn bắt đầu mè nheo khi bạn nhắc con cất dọn đồ chơi, và bạn nói qua lại với trẻ khi trẻ mè nheo, thì bạn đang duy trì hành vi đó ở con.

    Chú ý tới trẻ sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục mè nheo. Ngoài ra, trẻ càng nói qua lại với bạn càng lâu thì trẻ càng chậm trễ khi dọn đồ chơi.

    Phớt lờ có nghĩa là bạn cần giả vờ như không nghe thấy trẻ mè nheo một tí nào cả. Làm việc của bạn như bình thường và cố gắng bỏ ngoài tai tiếng năn nỉ của con. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần bởi trẻ có thể sẽ mè nheo to hơn khi trẻ thấy bạn không phản ứng.

    5. Chú ý tích cực tới trẻ khi trẻ ngưng mè nheo.

    Ngay khi trẻ ngưng mè nheo, bạn có thể chú ý tới trẻ. Khen ngợi trẻ: “Mẹ thích cách con chơi yên tĩnh như bây giờ đấy!” Chú ý tích cực tới hành vi tốt sẽ khuyến khích con bạn tìm kiếm sự chú ý của bạn theo hướng tích cực.

    6. Ngăn chặn tình trạng mè nheo trong tương lai.

    Cung cấp cho con bạn những kỹ năng cần thiết để kiểm soát sự tức giân, thất vọng và buồn chán mà không cần mè nheo để giúp trẻ không mè nheo trong tương lai.

    Dạy trẻ hiểu các cảm xúc để trẻ có thể nhận biết cảm xúc của mình và giúp trẻ học cách đương đầu với những cảm xúc tiêu cực.

    Ví dụ, nếu trẻ đang tức giận bởi bạn không cho phép trẻ ra ngoài chơi, bạn có thể giúp trẻ biết cách đương đầu với các cảm xúc giận dữ đó bằng cách vẽ tranh hoặc nhảy tới nhảy lui. Dạy trẻ các kỹ năngđó sẽ giúp trẻ biết cách giải quyết cảm xúc của mình bằng cách tích cực.

    Dạy trẻ các kỹ năng giải quyêt vấn đề. Nếu con bạn buồn bởi vì chuyến đi biển bị hủy do trời mưa, bạn có thể giúp trẻ tìm ra một hoạt động trong nhà. Dạy trẻ cách tự giải quyết vấn đề có thể giúp trẻ giải quyết các vấn đề mà không cần mè nheo.

    Nguồn: Verywell.

    Xem thêm
    Làm thế nào khi trẻ mè nheo?

    Xem thêm
    Một số vấn đề về hành vi phổ biến ở trẻ tiểu học (5-10 tuổi)
    Một số vấn đề về hành vi của trẻ dưới 5 tuổi
    10 bước để trẻ không nói dối
    10 cách khi trẻ chống đối và không vâng lời
    10 cách giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
    5 cách để kiểm soát hành vi vô lễ của trẻ
    6 bước để trẻ không mè nheo
    Kiểm soát cơn bốc đồng của trẻ
    Kiểm soát hành vi hung hăng của trẻ
    5 cách để dạy trẻ kiểm soát cơn giận
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 6/12/2016.

    1. thanhhamoza
      thanhhamoza
      Đúng là nhiều khi phát bực vì cái bệnh mè nheo của con. Tính mình hay nóng nên khó bình tĩnh. Đôi khi con bị đánh oan, xót lắm.
    2. gaubongmauxam
      gaubongmauxam
      con mình mè nheo kinh đi đc
      thuhien thích bài này.
    3. thuhien
      thuhien
      Mè nheo đôi khi là bởi bé muốn gây sự chú ý. Nếu bố mẹ ít chú ý tích cực (tức là chú ý khi trẻ làm việc tốt, khi vui vẻ) thì các bạn ý sẽ mè nheo để bố mẹ chú ý dù là chú ý tiêu cực (quát mắng, đánh đòn,...)
    4. thachsungvp
      thachsungvp
      Thói quen mè nheo thì ở Việt Nam là số 1 mà khổ lỗi các ông bố bà mẹ hay mắc sai lầm là khuyến khích tính mè nheo của trẻ vì vậy trẻ càng được đà hãy nhớ những nguyên tắc trên khi có trẻ mè nheo bạn sẽ thấy hiệu quả cực kỳ đấy
    5. mebi1991
      mebi1991
      ôi bé nhà em làm lũng lắm, mẹ ở nhà là làm lũng đủ kiểu, ở với bà k sao
    6. bautroiconyeu
      bautroiconyeu
      Ôi bé nhà em cũng mè nheo dữ lắm, nhưng lớn hơn thì đỡ xíu
    7. Nhivo
      Nhivo
      cháu nhà e mè nheo dữ lắm, ở nhà với e thì không sao, hể khi mẹ bé đi làm về là rồi á

Chia sẻ trang này