Thực hành dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/4/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Bệnh viêm não mô cầu
    [​IMG]

    I. Tổng quan về bệnh viêm não mô cầu

    - Bệnh viêm não mô cầu (VNMC) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây ra. Hoàn toàn khác biệt với các bệnh viêm màng não do virus khác, bệnh viêm màng não mô cầu có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

    - Vi khuẩn Neisseria meningtidis cư trú ở vùng hầu họng con người ( ổ chứa duy nhất)

    - Vi khuẩn gây bệnh phần lớn do type A, B, C, W135 và Y.

    - Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh VNMC, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 05 tuổi và nhóm thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi.

    - Bệnh có thể xảy ra ở khắp nơi, dễ lây lan và gây thành dịch

    - Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 02 tuổi rất cao ( 50%), ở người lớn (25%).

    - Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người, điều kiện sống kém vệ sinh, chật chội, thường vào những tháng mùa lạnh và lúc giao mùa.

    - Ở Việt Nam, bệnh VNMC xuất hiện quanh năm, thời điểm thuận lợi có nguy cơ xảy ra dịch thường vào mùa thu, đông và xuân.

    II.Nguyên nhân và đường lây truyền VNMC

    - Vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân chính của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn ( khác với viêm màng não do virus)

    - Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu là ở người, nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân viêm não mô cầu và người lành mang vi khuẩn. Vi trùng thường cư trú ở vùng họng, mũi.

    - Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn ra của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh của người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da, qua đồ dùng, dụng cụ sử dụng hàng ngày.

    - Những người trong cùng gia đình, bạn cùng phòng…bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

    - Môi trường sống ở các khu tập thể, khu cắm trại, trường học nhà trẻ, mẫu giáo là nơi có nguy cơ lây truyền cao.

    III. Triệu chứng viêm não mô cầu.

    Triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là:

    - Bị cứng cổ

    - Sốt cao

    - Nhạy cảm với ánh sáng ( sợ ánh sáng)

    - Đau đầu

    - Nôn mửa

    Triệu chứng của bệnh VNMC có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày ( thông thường trong 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây). Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có triệu chứng điển hình là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, biếng ăn và bỏ ăn. Ở trẻ nhỏ, thóp phồng hoặc phản xạ bất thường cũng là dấu hiệu của bệnh VNMC. Triệu chứng nghiêm trọng là co giật, hôn mê.

    - Trong trường hợp bệnh được chuẩn đoán phát hiện sớm và điều trị thích hợp ngay từ đầu có 5%-10% bệnh nhân bị tử vong ( thông thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng).

    IV. Biến chứng và hậu quả do vi khuẩn não mô cầu gây ra.

    - Người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể nhiễm khuẩn đường huyết. Bệnh nhân sốt cao tới 40-41ᵒC. Sốt kéo dài, liên tục kèm theo rét run, đau đầu, đau cơ khớp toàn thân. Sau đó có thể bị xuất huyết, thậm chí xung huyết từng vùng làm hoại tử da, bong da…

    - Biến chứng nặng nhất là viêm màng não, tình trạng này thường xảy ra khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn.

    - Một số trường hợp ngay sau khi khởi phát bệnh đã có ngay triệu chứng của viêm màng não như sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa, lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

    - Bệnh VNMC tiến triển rất nhanh, khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng dễ lẫn với các bệnh viêm màng não do virus.

    - Người bệnh sống sót dễ mang theo các di chứng như phải cắt bỏ các chi, tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý.

    V. Chuẩn đoán, điều trị

    - Quan trọng nhất là chuẩn đoán điều trị sớm, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc VNMC phải được xét nghiệm máu, dịch não tủy ngay.

    - Bệnh VNMC được điều trị kháng sinh nhưng vẫn 10%-15% người bệnh có thể tử vong, 11%-19% người sống sót bị khuyết tật lâu dài.

    - Thuốc kháng sinh được sử dụng: Penicillin, ampicillin, chloramphanicol…

    VI. Cách phòng bệnh

    - Phòng để không hít phải các chất tiết đường hô hấp của người khác bằng cách đeo khẩu trang tự bảo vệ.

    - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn 3 lần/ngày

    - Vệ sinh nơi ở, làm việc.

    - Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh VNMC tại các cơ sở tiêm chủng.

    Tiến sĩ: Nguyễn Công Tảo.
     
    Đang tải...


  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Tại sao trẻ ăn nhiều vẫn bị chậm phát triển ( còi)
    [​IMG]

    Tình trạng này bắt gặp rất nhiều trong xã hội hiện tại. Để tránh hiện tượng này, các mẹ hãy không ham cho con ăn nhiều mà hãy học cách cho con ăn những gì, mỗi loại thức ăn, chất bổ dưỡng…bao nhiêu là đủ.

    Để nuôi dưỡng con trẻ phát triển tốt, trong các bữa ăn hàng ngày các mẹ ( hoặc người trực tiếp chăm sóc bé: ông bà, người giúp việc, cô nuôi trẻ ở lớp phải là người có kiến thức ( hoặc đã từng được nghe các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn) để theo dõi, giám sát trẻ ăn được bao nhiêu, ăn những gì và hấp thu bao nhiêu thể hiện qua sự phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng. Rất nhiều bà mẹ đã than thở khi đưa con tới khám tại phòng khám- tư vấn dinh dưỡng rằng bé ăn khỏe, không kén ăn thậm chí còn háu ăn nhưng mẹ đã chăm đủ cách mà con vẫn còm nhom, ốm yếu. Một bữa con ăn tới 2 lưng bát cơm, trong tủ lạnh luôn trữ sữa tươi, hoa quả cho con ăn uống tùy thích, mẹ luôn có đủ 2 bữa bữa ăn phụ sẵn cho con: bánh bông lan, bánh giò, xôi, xúc xích…vậy mà bắt đầu vào lớp một con mới chỉ được 16 kg.

    Trả lời các thắc mắc, lo âu của các mẹ, chuyên gia dinh dưỡng cho biết:

    Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể:

    - Bé ăn nhiều nhưng không cân bằng các dưỡng chất

    - Trẻ hấp thu kém

    - Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    - Trẻ quá hiếu động

    - Trẻ mắc chứng bệnh nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe

    - Sai lầm của cha mẹ: thấy con ăn nhiều thì tưởng là con ăn đã đủ.

    Thực chất, chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất mới quyết định sự tăng trưởng. Trẻ ăn nhiều nhưng thừa dưỡng chất này, thiếu dưỡng chất khác sẽ vẫn suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao. Mặt khác, trẻ hấp thụ kém nên dù có ăn nhiều cũng vẫn còi cọc. Tình trạng này để lâu có thể dẫn đến những chuyển biến nguy hiểm hơn như rối loạn tiêu hóa kéo dài, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu…trẻ quá hiếu động dẫn đến lượng calo bị đốt cháy quá nhiều nên khó tăng cân.

    Để con trẻ ăn, uống có hiệu quả cho sự phát triển, các bậc cha mẹ khi phát hiện con ăn nhiều mà không lên cân nên đưa bé tới khám dinh dưỡng, không nên ép con ăn nhiều hơn nữa…các bác sĩ dinh dưỡng cần biết về chế độ ăn uống thường nhật của bé, thăm khám, xét nghiệm…mới kết luận được nguyên nhân khiến bé “ tiêu tốn thực phẩm” mà không lên cân. Trẻ kém hấp thu sẽ được bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh và các vi khoáng.

    Trong trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng mất cân đối về dinh dưỡng các bác sĩ sẽ giúp cha mẹ chọn lựa, kết hợp thực phẩm hợp lý, cụ thể:

    - Cho trẻ uống sữa, (500-800ml/ngày), nếu trẻ ăn tốt nên cho bé dùng thêm các chế phẩm từ sữa ( sữa chua, phomai…).

    - Cho trẻ ăn no vào bữa sáng để đảm bảo năng lượng hoạt động, hạn chế ăn quà vặt vỉa hè, bánh kẹo, nước giải khát nhiều đường.

    - Tăng cường cho trẻ ăn rau, củ, quả để cân bằng vi chất, tránh táo bón, kích thích tăng cân.

    - Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn 1 loại nhất định sẽ làm trẻ bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết.

    - Uống nhiều nước lọc sẽ giúp tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn, giúp bé lên cân.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Các mẹ cần biết sự khác biệt giữa sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng.

    [​IMG]

    -----
    Trên thị trường có 02 dòng sữa chính : sữa bột và sữa nước. Trong sữa nước bao gồm: sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng và sữa hoàn nguyên.
    1. Sữa hoàn nguyên: là loại sữa thu được khi hòa nước với sữa bột, được bổ sung thêm một số chất khác tương tự như sữa tươi, đường, vị hoa quả, dầu dừa, vitamin, khoáng chất…các loại sữa được quảng cáo là sữa trên thị trường hiện nay đa số đều là sữa hoàn nguyên.
    2. Sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng.
    Hai loại sữa này khác nhau có thể ví von như mực tươi mới đánh bắt so với mực một nắng, trái cây tươi hái trong vườn so với trái cây khô đóng gói.

    Sự khác biệt giữa sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng.
    + Chỉ tiêu/ Sữa thanh trùng/ Sữa tiệt trùng:
    + Nguyên liệu:
    Sữa tươi mới vắt / Sữa tươi các chất dinh dưỡng bổ sung, hương liệu, dầu, socola…
    + Phương pháp xử lý:
    Đưa sữa lên 82ᵒC trong vòng 30s rồi làm lạnh xuống ngay lập tức/ Tiệt trùng từ 140ᵒC-150ᵒC trong 3.5 giây.
    + Bảo quản:
    Tối đa 7-10 ngày, giữ liên tục ở 3ᵒC-Bao bì, hộp giấy, chai nhựa./ Có thể giữ 6 tháng -1 năm ở nhiệt độ thường, không cần giữ lạnh. Bao bì, hộp giấy.
    + Hàm lượng dinh dưỡng:
    Vitamin tự nhiên trong sữa cao, Lớp váng sữa tự nhiên có nhiều khoáng chất ( Ca, NA, K…) protein canxi, vitamin A, E, B1, B2, C, PP / Vitamin tự nhiên thấp, Có thể bổ sung nhiều loại vi chất khác nhau DHA, Selen. Có nhiều hương vị.

    + Điểm mạnh:
    Tự nhiên, Nguyên lành, Dinh dưỡng trọn vẹn/ Bảo quản liên tục, Hương vị đa dạng, Sản xuất số lượng lớn nên giá thành rẻ.

    + Điểm yếu:
    Thời gian sử dụng ngắn,Điều kiện nguyên liệu sữa đầu vào đòi hỏi cao,Điều kiện bảo quản phải giữ lạnh liên tục, Giá thành cao
    Không an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ nguyên vẹn dinh dưỡng nếu không có quy trình, máy móc đúng chuẩn./
    Ít chất dinh dưỡng tự nhiên, Đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nhà máy, công nghệ, Dễ bị biến tướng, không còn từ sữa tươi nữa mà là sữa bột pha với nước và hương liệu.

    3. Lưu ý khi sử dụng sữa
    - Không uống sữa tươi vào lúc bụng đói cồn cào. Tốt nhất hãy ăn nhẹ trước khi uống sữa tránh để canxi trong sữa kết hợp với acid trong dạ dày sẽ kết tủa thành muối không tan gây đau bụng.

    - Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa tươi, do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên khó hấp thu. Phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ nên uống ít trước rồi tăng dần lên.

    - Nên uống sữa sau khi ăn nhẹ buổi sáng, sau bữa trưa 02 tiếng, trước khi đi ngủ 30 phút.

    - Có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm vào cốc nước nóng, máy hâm nóng, lò vi sóng ( 15 giây).

    - Nếu tự thanh trùng sữa sống tại nhà:

    · Không nên thanh trùng bằng nhiệt độ thấp, thời gian lâu

    · Không nên cho đường vào lúc sữa đang nóng vì sẽ xảy ra phản ứng của lysine ở nhiệt độ cao sinh ra lysine gốc glucose có hại cho cơ thể. Chính xác nhất là để sữa ở 50ᵒ C mới cho đường.
    BS. Hoàng Ngọc Anh
     
  4. gaubongmauxam

    gaubongmauxam Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/12/2016
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu sau còn học cách nấu cho con, cảm ơn pk!
     
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Bệnh viêm xoang-các mẹ cần biết trong giai đoạn thời tiết giao mùa
    [​IMG]

    I. Viêm xoang là gì?

    Viêm xoang là tình trạng màng niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề làm thu hẹp đường kính các lỗ xoang viêm, giai đoạn này mủ và dịch viêm sẽ ứ đọng trong xoang do không thoát ra ngoài được.

    II. Triệu chứng bệnh viêm xoang.

    Viêm xoang thường có biểu hiện như đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Khi bệnh trở nặng thường có những biểu hiện cụ thể sau:

    1. Cảm giác đau nhức vùng bị viêm xoang.

    - Xoang hàm: nhức ở vùng má

    - Xoang trán: đau nhức vùng giữa lông mày ( vào giờ nhất định thường là 10h sáng).

    - Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt

    - Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

    2. Hiện tượng chảy dịch:

    Tùy theo vị trí xoang bị viêm mà dịch nhày chảy ra phía mũi hoặc xuống họng

    - Viêm xoang trước: chảy ra mũi trước

    - Viêm xoang sau: dịch chảy vào họng

    Tùy theo phát triển của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt, xanh và có mùi hôi, khẳn.

    3. Ngạt mũi:

    Là biểu hiện không thể thiếu được có thể bị nghẹt một bên hoặc cả 2 bên. Có cảm giác khó thở, rất khó chịu và mệt mỏi.

    4. Điếc mũi

    Viêm xoang giai đoạn nặng thường gây phù nề nhiều, nghĩ không biết mùi do mùi đó không len lỏi đến thần kinh khứu giác được.

    5. Các biểu hiện khác:

    - Đau đầu

    - Sốt nhẹ hoặc sốt cao

    - Có cảm giác chóng mặt, choáng váng.

    - Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn.

    - Viêm xoang, do răng số 5, 6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng.

    - Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu.

    - Ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, không tập trung làm việc được.

    - Một số bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

    III. Nguyên nhân viêm xoang.

    1. Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát ra không kip, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.

    2. Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

    3. Sức đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm hệ thần kinh bị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn.

    4. Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều

    5. Hệ thống lông chuyển có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

    6. Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi trùng, hiện tượng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài, tình trạng vẹo vách ngăn, sâu răng, nhiễm trùng răng…cũng gây viêm xoang.

    7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

    IV. Điều trị

    Tùy theo giai đoạn, tổn thương nguyên nhân gây bệnh để điều trị bằng phương pháp tây y, đông y hoặc kết hợp cả 02 phương pháp.

    1. Điều trị tây y: Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng…việc lựa chọn thuốc phải cẩn thận và theo hướng dẫn của bác sĩ.

    2. Điều trị dân gian

    - Lá xông ( trong đó có bạc hà): nấu, xông cả người hoặc múc ra bát lớn xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên ( phủ tấm khăn lớn lên đầu).

    - Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý ( 0,9%) hoặc pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo 1 nhúm Bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra, đôi bên và làm tương tự.

    3. Điều trị bằng phẫu thuật: chỉ sử dụng khi có biến chứng lan vào mắt và khi điều trị nội khoa gặp thất bại.

    V. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang

    1. Đeo khẩu trang ( tránh bụi), nên sử dụng khẩu trang y tế. Dọn dẹp môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải.

    2. Khi bị tắc, nghẹt mũi, không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để xoa cho trẻ sẽ gây kích thích, xung huyết da, niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

    3. Đối với người mẫn cảm cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Không nên cho tay vào ngoáy mũi vì dễ dàng cho vi trùng vào bên trong khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.

    4. Cần biết cách để nước thoát ra khỏi tai, mũi sau khi tắm, bơi.

    5. Không dùng chung vật dụng với người bị viêm xoang

    6. Khi có các triệu chứng ban đầu của viêm xoang cần phải đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

    VI. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm xoang

    Bệnh viêm xoang là một bệnh mãn tính, việc điều trị bệnh lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ, ăn uống hợp lý cũng là một cách để chữa trị bệnh viêm xoang.

    1. Bệnh nhân viêm xoang nên uống nhiều nước ( đun sôi để nguội, có tác dụng làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.

    2. Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chất béo, omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…

    3. Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể: cà rốt, ớt chuông, bưởi, cóc, sơ ri, khế…

    4. Nên ăn các loại thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành…chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang.

    5. Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chống dị ứng.

    6. Sử dụng các loại thức ăn bổ phế âm như gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua…

    7. Chế độ ăn uống không tốt cho bệnh nhân viêm xoang.

    - Không uống nước đá, nước để trong tủ lạnh sẽ tạo kích thích với niêm mạc đường hô hấp.

    - Không ăn các thức ăn mà cơ thể dị ứng như cua, tôm, nghêu, sò.

    - Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.

    - Không uống cafe, bia, rượu vì sẽ làm dịch nhầy đặc lại, kích thích đào thải nước dẫn đến cơ thể thiếu nước ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ động trong xoang.

    - Không sử dụng nước soda, không ăn khuya vì gây ợ nóng dẫn tới trào ngược, không tốt cho người viêm xoang.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Bệnh tiểu dắt ở trẻ em.
    [​IMG]

    Ở trẻ trong độ tuổi từ 5-9 tuổi rất hay gặp phải căn bệnh đó là bệnh tiểu dắt ở trẻ em. Tuy là hiện tượng thường gặp nhưng nếu phụ huynh không chú ý và cho bé điều trị sớm thì bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

    1. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

    Nếu trẻ có hiện tượng đòi đi tiểu liên tục, cứ khỏang 15 phút một lần. Nước tiểu không trong mà có màu vàng đục. Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít. Bé có kèm theo hiện tượng mệt mỏi, sốt cao và quấy khóc, chứng tỏ bé mắc phải bệnh đái dắt ở trẻ em…các bà, mẹ hãy đưa bé đi khám bởi đây là những biểu hiện của rối loạn đường tiểu.

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do các vấn đề về sinh lý và tâm lý. Tiểu dắt ở trẻ em có thể do thân nhiệt trong cơ thể trẻ cao, trẻ bị nóng trong người hoặc có thể do các bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng nước tiểu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm thận, suy thận.

    Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ khi trẻ liên tục đòi đi vệ sinh, tiếp đó là gây hại tới sức khỏe gây nên tình trạng mệt mỏi, ốm sốt, giảm cân…ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ khiến trẻ không phát triển bình thường. Do đó, khi phát hiện trẻ bị tiểu dắt, phụ huynh cần cho con đi khám bệnh để có hướng điều trị bệnh sớm.

    2. Cho bé đi khám và điều trị tại cơ sở y tế.

    · Cần cho bé đi khám trong các trường hợp sau:

    - Trẻ bị đái dắt kéo dài.

    - Trẻ có hiện tượng ốm , sốt cao, mệt mỏi.

    - Khóc khi đi tiểu.

    Lúc này cần phải cho trẻ đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tiểu dắt. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp, an toàn cho trẻ. Phụ huynh cần tránh tự ý cho trẻ uống thuốc sẽ rất nguy hiểm và có thể khiến bệnh nặng hơn.

    3. Những bài thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tiểu dắt.

    Để chữa khỏi bệnh tiểu dắt, các mẹ hãy tham khảo một số bài thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nguyên liệu của các bài thuốc này lấy từ tự nhiên nên rất an toàn cho trẻ, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây y.

    - Cho bé uống nước bột sắn dây có hòa với chút đường.

    - Phơi râu ngô, bông mã đề, ngọn tre non để sắc cho bé uống hàng ngày.

    - Râu ngô, rễ cỏ tranh, đậu đen, bông mã đề, củ sả phơi khô sắc cho bé uống ngày 2 lần.

    Những bài thuốc này có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, giải độc…rất an toàn cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên áp dụng các bài thuốc này khi bé mới bị đi tiểu dắt và chưa có hiện tượng ốm sốt. Sau khi dùng một thời gian mà không có hiệu quả cần thực hiện biện pháp khác.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  7. Nhớ Chết Liền

    Nhớ Chết Liền Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/11/2016
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn bạn đã chia sẻ, món ăn này rất có ích đấy
     
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Những điều các mẹ phải biết trong giai đoạn cho con bú.
    [​IMG]

    I. Phải cho bé bú mẹ sớm sau khi sinh.

    Các mẹ nên cho bé bú sớm ( trong vòng một giờ đầu sau sinh) và cho trẻ bú sữa non ( không vắt bỏ sữa non). Cho bé bú sớm sẽ kích thích tuyến yên ( tiết ra prolactin và oxytocin) có tác dụng kích thích tế bào tuyến sữa tạo sữa và giúp làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú giúp dẫn sữa từ các nang sữa chảy vào ống dẫn sữa ra đầu vú vào miệng trẻ. Như vậy, cho trẻ bú sớm sẽ kích thích bài tiết sữa sớm.

    - Tác dụng có lợi của việc cho trẻ bú sớm :

    Giúp cầm máu cho mẹ và co hồi tử cung.

    - Việc tiếp xúc giữa mẹ và con : Da kề da, ôm ấp vuốt ve con, âu yếm…cũng giúp cho sữa xuống nhanh.

    II.Dấu hiệu chứng tỏ trẻ không bú đủ sữa mẹ

    Lý do khiến các bà mẹ ngừng cho con bú, cho bé bú bình là bà mẹ nghĩ bản thân không đủ sữa. Các dấu hiệu nhận biết trẻ không nhận đủ sữa mẹ bao gồm:

    - Tăng cân kém ( dưới 500g/1 tháng).

    - Nhẹ cân hơn lúc đẻ sau 02 tuần vì trong tuần đầu trẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý.

    - Đi tiểu ít ( dưới 06 lần/ ngày), nước tiểu cô đặc, màu vàng, nặng mùi.

    - Trẻ không hài lòng sau bú, hay cằn nhằn.

    - Trẻ khóc thường xuyên, ngủ không đầy giấc.

    - Các bữa bú quá ngắn hoặc quá dài.

    - Trẻ đi ngoài phân rắn.

    - Không có sữa khi bà mẹ cố vắt sữa và sữa không xuống sau đẻ.

    III. Các mẹ phải làm gì khi trẻ không chịu bú

    Trẻ không chịu bú mẹ là do nhiều nguyên nhân:

    - Do trẻ ốm đau: trẻ bị ốm thường bú kém, thậm chí không chịu bú mẹ thì cần tập trung vào điều trị bệnh, thời gian này phải vắt sữa mẹ, cho bé ăn bằng thìa, tập dần cho bé bú mẹ.

    - Do bé bị đau ở da cơ xương do phải can thiệp lúc đẻ ( forcep, giác hút). Các bà mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú, tìm cách bế trẻ thích hợp để không chạm vào chỗ đau của bé.

    - Trẻ khó bú do bị tưa miệng, cần phải đánh tưa cho bé bằng mật ong, nước ép rau ngót hoặc nystatin. Nếu trẻ tắc, ngạt mũi cần hút sạch mũi thì trẻ mới bú được.

    - Do cách cho bú: Nếu mẹ cho con bú bình sẽ cản trở việc bắt bú, dần dần sẽ để trẻ bỏ bú mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn trẻ bú mẹ không nên cho bé bú bình, nếu cần ăn thêm sữa thì cho con ăn bằng thìa, tập dần xen kẽ các bữa bú mẹ.

    - Ngậm bắt vú kém là nguyên nhân cơ bản làm trẻ không chịu bú mẹ, cần giúp trẻ cách ngậm, bắt vú đúng để bú có hiệu quả. Một sốt trường hợp mẹ tạo sữa quá nhiều, trẻ bú dễ sặc và sợ bú, vì vậy trước khi cho bú mẹ nên vắt bớt sữa, giữ vú theo tư thế gọng kìm để sữa chảy chậm hơn.

    - Do một số thay đổi trong sinh hoạt của trẻ.

    Trẻ phải xa mẹ ( khi đi làm)

    Thay người chăm sóc.

    Mùi của mẹ khi dùng nước hoa, ăn hành tỏi…Tất cả 03 nguyên nhân trên cũng có thể làm cho bé khó chịu và bỏ bú.

    IV. Các mẹ phải làm gì để đủ sữa nuôi con.

    - Việc tăng tiết sữa của các bà mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cách cho trẻ bú, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái. Nếu ở trẻ bú nhiều thì sẽ kích thích vú bài tiết nhiều sữa. Phần lớn vú của các mẹ không chỉ tiết đủ lượng sữa để nuôi một đứa trẻ mà thậm chí đủ cho cả hai trẻ sinh đôi. Nhưng nếu bé không bú thì vú cũng ngừng tạo sữa. Sự tiết sữa còn chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thần kinh, nếu mẹ thấy thoải mái, hài lòng, yêu thương trẻ, tin tưởng vào nguồn sữa của mình…thì vú sẽ chảy nhiều sữa, nhưng nếu mẹ lo lắng buồn phiền sẽ ức chế sự xuống sữa.

    - Ăn uống bồi dưỡng là rất cần thiết đối với những bà mẹ cho con bú để sữa có chất lượng tốt. Năng lượng cho khẩu phần ăn hàng ngày của bà mẹ cho con bú là 2750kgcal cao hơn phụ nữ có thai ( 2550kgcal). Thức ăn có tác dụng cho lợi sữa: móng giò heo hầm với đậu đen, gạo nếp đậu xanh. Gà ác tiềm thuốc bắc, rau lang nấu với thịt bò, canh đu đủ xanh nấu với thịt gà… các thức ăn trên khi sử dụng sẽ thúc đẩy sự xuống sữa nhanh, nhiều hơn.

    V.Cho trẻ bú thế nào khi mẹ đi làm.

    - Trước khi trở lại đi làm ( 2-4 ngày) mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn người thân ( người giúp việc).

    - Mẹ nên tranh thủ cho bé bú vào ban đêm, sáng sớm và bất cứ lúc nào để duy trì nguồn sữa mẹ. Như vậy, trẻ vẫn nhận được sữa mẹ ngay cả khi bắt đầu ăn bổ sung.

    - Vắt sữa trước khi mẹ đi làm và để lại cho người chăm trẻ cho bé uống bằng thìa.

    - Thu xếp thời gian để vắt sữa ( đậy sớm hơn 30p) để kịp vắt sữa cho con bú.

    - Sữa mẹ sau khi vắt nếu để ở nhiệt độ 26ᵒC thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, bảo quản ở 22ᵒC ( dùng trong 6-8 giờ). Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ.

    - Không cần thiết phải hâm nóng sữa trước khi cho bé uống. Nếu sữa quá lạnh chỉ cần ngâm cốc sữa vào nước nóng cho ấm dần lên.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
    [​IMG]

    Trong quá trình sống chúng ta ăn, uống đủ các loại thức ăn như chất đạm, đường, mỡ, các loại vitamin muối khoáng…vậy thức ăn được tiêu hóa như thế nào?. Hiểu biết về quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn của cơ thể sẽ giúp cho con người biết cách ăn uống hợp lý giúp cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

    Hệ thống cơ quan tiêu hóa ở con người bao gồm miệng-thực quản-dạ dày- ruột ( non-đại tràng-trực tràng)-hậu môn. Bên cạnh đó là các loại dịch tiêu hóa, men tiêu hóa ( enzyme) có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

    I. Miệng

    Miệng có chức năng tiếp nhận thức ăn, nghiền xé, nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành viên nuốt. Phản xạ muối là tự động nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẹn. Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt, do các tuyến nước bọt tiết ra gồm men amylase, chất nhầy ( mucine), men khử khuẩn lysozym và rất ít men maltase. Trong nước bọt không có men tiêu hóa lipid và protid. Men amylase có tác dụng biến tinh bột chín thành đường dextrin, maltriose và maltose. Men maltase trong nước bọt biến maltose thành glucose. Kết quả tiêu hóa ở khoang miệng các chất protid, lipid chưa được phân giải chỉ có một phần tinh bột chín được phân giải thành đường maltoza. Tuy vậy, thời gian thức ăn lưu ở khoang miệng rất ngắn ( 15-18 giây) nên sự phân giải đó không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu.

    II.Dạ dày

    Trong dạ dày có nhiều loại men tiêu hóa: men pepsin tiêu hóa protid, remin ( chymosin, presure) có tác dụng chuyển chất caseinogen thành casein và kết hợp với canxi tạo thành chất như váng sữa. Men này có tác dụng với trẻ em. Men lipase tiêu hóa lipid, men này hoạt động tốt ở môi trường kiềm, nhưng ở dạ dày hoạt động yếu, chỉ có tác dụng thủy phân những lipid đã nhũ tương hóa ( lipid của sữa, lòng đỏ trứng) biến chúng thành acid béo, monoglycerid, glycerol. Ở người lớn men này có tác dụng không đáng kể. Tác dụng của acid HCL dạ dày là hoạt hóa men pepsin, làm trương protid tạo điều kiện cho việc phân giải dễ dàng, kích thích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ chế đóng tâm vị và đóng mở tâm vị, có tác dụng sát khuẩn chống lên men thối ở dạ dày, tham gia điều hòa bài tiết dịch vị, dịch tụy, dịch mật và dịch ruột thông qua sự kích thích bài tiết các loại men tiêu hóa của dạ dày, ruột. Dạ dày có 2 loại chất nhầy hòa tan trong dịch vị và không hòa tan cùng bicarbonat tạo nên một màng dai phủ kín toàn bộ niêm mạc dạ dày và hành tá tràng. Cả hai loại chất nhầy cùng bicarbonat có tác dụng trung hòa dịch acid, che chở bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị phá hủy. Khi sự bài tiết chất nhầy và bicarbonat bị rối loạn, khả năng bảo vệ niêm mạc bị giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm loét dạ dày. Tá tràng phát triển đặc biệt là do xoắn khuẩn Helicobacteur lylori. Để tránh tác hại này không nên ăn rau sống, thức ăn tái, sống vì xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua thức ăn vào dạ dày gây loét. Một số loại thuốc aspirin, salyxilat, corticoid cũng dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây loét ( bệnh thiếu máu ác tính). Kết quả tiêu hóa ở dạ dày là thức ăn được biến thành một chất nhuyễn trong đó protid ( 10-20%) được phân giải thành các poly peptid ngắn hơn. Một phần lipid được nhũ hóa, phân giải thành mono glycerid và acid béo. Còn glucid hầu như chưa được tiêu hóa vì ở dạ dày không có men tiêu hóa glucid.

    III. Ruột non

    Tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất. Ở ruột non, các chất thức ăn được phân giải tới mức đơn giản nhất nhờ tác dụng của các dịch tiêu hóa ( dịch tụy, dịch ruột, dịch mật). Dịch tụy tiêu hóa protid, lipid, glucid trong đó thủy phân tới trên 80% lượng glucid thức ăn.

    Thiếu dịch tụy sẽ gây rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Các acid mật , tồn tại dưới dạng muối mật ( với natri, kali) làm nhũ hóa lipid giúp tiêu hóa lipid. Dịch ruột có đủ các loại men tiêu hóa protid, glucid. Các men này thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hóa, biến các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành các phần tử đơn giản và hấp thu chúng. Sau quá trình tiêu hóa ở ruột non, thức ăn được biến thành dạng chất đặc sền sệt gọi là dưỡng chất trong đó protid biến thành acid béo, glycerol và một số chất khác, glucid ( hơn 90%) thủy phân thành glucose, fructose… Tất cả các chất này có thể hấp thu được vào cơ thể. Còn lại các chất xơ…( xellulose) và một phần nhỏ các chất chưa được tiêu hóa sẽ được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài cơ thể.

    Lưu ý: Khi cơ thể khỏe mạnh, trạng thái hưng phấn, lạc quan, vui vẻ… các loại dịch, men tiết ra nhiều, tiêu hóa tốt hơn. Ngược lại khi ốm đau, lo lắng sợ hãi… mọi dịch tiết và men tiêu hóa đều suy giam, quá trình tiêu hóa sẽ chậm và kém hơn.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Phát triển chiều cao của trẻ


    [​IMG]

    Chiều cao của trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, để tăng trọng lượng cho bé là vấn đề không khó chỉ cần đảm bảo chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, khẩu phần ăn uống và chăm sóc y tế…thật tốt là khắc phục được tình trạng gầy yếu của trẻ. Thậm chí, chăm sóc quá đà còn có thể dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì cho trẻ.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ bao gồm: Di truyền, dinh dưỡng, môi trường và một sốt yếu tố khác. Trong đó dinh dưỡng (31%-32%), di truyền (23%), rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, bệnh tật (25%-26%). Ngoại trừ yếu tố di truyền, con trẻ không thể cao lớn dược nếu thiếu dinh dưỡng, sống trong môi trường ô nhiễm ( khói thuốc lá, bụi, khói xe, than…) cũng như thường xuyên bị ốm đau và suốt ngày nhốt trong nhà.

    Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 03 giai đoạn quan trọng nhất:

    • Giai đoạn trong bào thai
    • Giai đoạn dưới 02 tuổi
    • Giai đoạn tiền dậy thì ( bé trai 13-16 tuổi), bé gái ( 10-13 tuổi).
    Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai khi sinh ra nhẹ cân thiếu chiều cao thì sau này cũng rất khó cao được. Giai đoạn dưới 02 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ thấp lùn cũng rất lớn vì chiều cao lúc trẻ 02 tuổi bằng ½ chiều cao của trẻ lúc trưởng thành.

    Giai đoạn dậy thì rất quan trọng, ở giai đoạn này trẻ có thể cao được 10-15cm/ năm. Nếu trẻ được quan tâm chăm sóc dinh dưỡng tốt, tập các môn thể dục thể thao thích hợp ( chạy, bơi, tập xà….) thì có thể cải thiện đáng kể về chiều cao. Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng, nhất là trẻ được nuôi đủ bằng sữa mẹ thì có cơ hội cao lớn hơn trẻ không có sữa mẹ vì canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn trong sữa bò, dê…Khi đã cai sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung các loại sữa bột công thức theo tuổi hoặc uống sữa tươi khi bé đã lớn hơn 1 tuổi. Trẻ cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, đủ 04 nhóm với đa dạng các loại thực phẩm, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất nhất là các vi chất dinh dưỡng có liên quan đến phát triển chiều cao ( vitamin A, D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iod…). Trẻ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng mát, thực phẩm sạch không bị ô nhiễm, hạn chế ốm đau, bệnh tật. Để xương phát triển tốt, cần cho bé tắm nắng hàng ngày, giúp da tổng hợp vitamin D giúp chuyển hóa canxi tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng hoạt động tốt.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ đi ngoài phân sống
    [​IMG]

    Đi ngoài phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu ngày, bé có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện.

    I. Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống.

    1. Chế độ ăn không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất.

    Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, béo…để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con quá nhiều chất đạm ( sữa, cá, thịt…) dư thừa chất béo ( dầu, mỡ), hoặc quá nhiều rau, củ, quả dẫn đến bé có thể bị rối loạn tiêu hóa ( táo bón, tiêu chảy). Mặt khác do không hấp thụ hết nên đi ngoài phân sống.

    2. Dùng thuốc kháng sinh liên tục khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, tiêu diệt hệ lợi khuẩn đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột dẫn đến tình trạng bé bị chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

    3. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật khiến bé hay bị ốm và phải điều trị bằng kháng sinh. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống.

    II. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị đi ngoài phân sống

    1. Phân của bé rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.

    2. Trong phân lợn cợn hạt, nhầy bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được.

    3. Có màu ngả xanh ( màu dưa cải).

    III. Các mẹ phải làm gì khi bé đi ngoài phân sống.

    1. Cho con đến bệnh viện khám, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa của bé.

    2. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, kết luận tư vấn của bác sĩ, các mẹ thực hiện đúng chỉ dẫn trong việc sử dụng thuốc, các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

    3. Áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc cho bé. Theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con thường xuyên cho tới lúc khỏi bệnh.

    IV. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống.

    1. Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà, bò…, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, giảm bớt lượng dầu mỡ ăn trong 1-2 tuần.

    2. Tạm thời ngừng cho đồ ăn tanh ( tôm, cua, cá, lươn…) cho tới khi phân trở lại bình thường.

    3. Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu: Ngô, đỗ, nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh.

    4. Thức ăn cho con nấu nhừ băm nhỏ để dễ tiêu hóa. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ ít một.

    5. Trong quá trình điều trị mẹ thường xuyên theo dõi phân của bé để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

    6. Cho bé ăn thêm sữa chua hàng ngày, hoặc có thể bổ sung thêm các chủng vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của con bằng cốm vi sinh, vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu cho đường ruột khỏe mạnh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Cách sử dụng “váng sữa” trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ.
    [​IMG]

    Hiện nay các bà mẹ có con nhỏ thường xuyên lựa chọn các loại váng sữa nhập khẩu đang được bán rộng rãi trên thị trường. Họ cho rằng đây là sản phẩm tốt nhất, tinh túy nhất được chắt lọc từ sữa, có tác dụng tối ưu trong quá trình phát triển của trẻ. Trên thực tế, mọi suy nghĩ…của các mẹ là hoàn toàn sai lầm.

    • Váng sữa là gì.
    Khi đun nóng sữa hoặc để yên sữa trong bình ( không đậy nắp) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nổi lên một lớp váng (milk scum) đó là một lớp phân tử chất béo nổi lên, kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa. Lớp váng sữa này còn được gọi là kem sữa ( milk cream), sau khi tách đi lớp váng sữa này sẽ thu được sữa tách béo.

    Váng sữa còn gọi là “ kem chua” vì cứ để nguyên cho sữa tự đóng váng, trong thời gian đó vi khuẩn acid lactic có trong sữa sẽ lên men khiến cho váng sữa có vị chua ( vị chua nhẹ).

    Váng sữa sau khi tách khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng, sau đó được dùng để sản xuất các chế phẩm khác như bơ, phomat, kem tươi…

    Loại váng sữa có hàm lượng béo cao nhất ( 35%-50%) là váng sữa nguyên chất, ít khi dùng ăn trực tiếp vì nó rất béo mà chỉ dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác như nấu súp, trộn salat, làm các món ăn tráng miệng. Thông thường, váng sữa được sử dụng phổ biến ở dạng có hàm lượng chất béo từ 10-30%. Các loại váng sữa đang bán rộng rãi trên thị trường là sản phẩm được chế biến từ váng sữa với lượng chất béo từ 6-15%. Đó là các sản phẩm đã được chế biến và thêm vào các thành phần phụ như hương liệu tạo màu, các loại hạt, chất làm đặc, chất ổn định…nên tên gốc không còn gọi là váng sữa mà là “ món tráng miệng làm từ sữa”, đó chỉ là chế phẩm từ váng sữa.

    Người ta đã quảng cáo một cách quá mức về hiệu quả của dòng sản phẩm váng sữa nhập khẩu về giúp trẻ chóng lớn, tăng cân, bổ sung năng lượng dồi dào, hàm lượng canxi khoáng chất cao…giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội. Điều này khiến các bậc cha mẹ lầm tưởng sản phẩm này là những gì tốt nhất được chắt lọc từ sữa. Thậm chí còn cho con ăn thay sữa. Trong thực tế, thành phần chính của sản phẩm này là chất béo, một lượng vừa phải chất đạm và canxi. Các vitamin (A,E,B2,B12,C,PD) và các khoáng chất (magie, sắt, kẽm, iot, đồng…) chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể, cho nên chỉ sử dụng như một dạng thực phẩm bổ sung năng lượng cho trẻ vậy nên không được dùng thay thế cho sữa mẹ và sữa công thức.

    Loại váng sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo quá cao và không phù hợp với trẻ em, nếu dùng phải được chế biến, bổ sung thêm các nguyên liệu khác để dễ tiêu hóa. Các loại chế phẩm với hàm lượng chất bé từ 7-15% chỉ nên dùng cho trẻ sau 01 tuổi để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Nếu cho trẻ sau 01 tuổi ăn cũng chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ với hàm lượng hợp lý khoảng 1 hộp/ngày hoặc dùng cách nhật.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Nhu cầu năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý cho cơ thể
    [​IMG]

    I. Nhu cầu năng lượng

    · Nhu cầu năng lượng của một cá thể là năng lượng do thức ăn cung cấp tương đương với năng lượng tiêu hao.

    - Nhu cầu năng lượng trung bình như sau:

    - Người lớn: 50kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

    - Trẻ em : 100kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

    II. Các chất sinh năng lượng

    - Protein: chức năng chủ yếu của protein trong cơ thể là tạo hình, ngoài ra còn bị đốt cháy để sinh ra năng lượng khi cơ thể thiếu năng lượng. Nhu cầu protein tùy thuộc vào lứa tuổi, chất lượng protein của thực phẩm ăn vào. Tuổi càng nhỏ nhu cầu protein càng cao. Protein động vật có giá trị sinh học cao hơn thực vật.

    - Lipid : là nguồn năng lượng cao, thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức trong cơ thể đặc biệt là cấu trúc màng. Nhu cầu lipid vào khoảng 15%-30% năng lượng khẩu phần. Nếu dư chất béo trong thức ăn có thể dự trữ ở dạng TG (Tryaxyl Glycerol), cũng như với glucid cơ thể người có thể thích ứng với sự thay đổi lớn lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung thiếu lipid, dẫn đến thiếu hụt các acid béo cần thiết. Nếu dư thừa chất béo trong thức ăn sẽ làm tăng mỡ máu dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường và đột tử.

    - Glucid: Vai trò chính là tạo năng lượng. Nếu quá nhu cầu về năng lượng, glucid được dự trữ ở dạng glucogen và TG dự trữ. Glucid cần có tới 60%-70% năng lượng khẩu phần. Nếu quá thừa glucid thường tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường ( nhất là glucid tinh chế).

    - Chất xơ: cơ thể cần khoảng 30-40g/kg/ngày là an toàn. Nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng, nếu quá ít cũng không có lợi cho cơ thể.

    - Chất khoáng: Các loại Ca, P, Mg có nhu cầu hàng ngày ≥ 100mg. Các loại khác như sắt, iod, fluor, kẽm , selen… cần ≤ 15mg. Cơ thể thiếu các chất khoáng vi lượng dễ có biểu hiện lâm sàng như thiếu máu mắt, thiếu iod gây bướu cổ, thiếu fluor gây thiếu sản men răng.

    - Vitamin:

    + Vitamin tan trong nước (B1, B2, PP, C) có vai trò chủ yếu trong các phản ứng oxy hóa ở trong tế bào là yếu tố phòng bệnh, khi thiếu hụt sẽ gây các bệnh Scorbut, xuất huyết vết thương lâu liền…

    + Vitamin tan trong chất béo ( Vitamin A, D, E, K) có vai trò hết sức quan trọng. Thiếu vitamin A sẽ gây các bệnh thị giác ( quàng gà, mù…). Vitamin D tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi ở tá tràng, vitamin E là chất chống oxy hóa tự nhiên, vitamin K cần cho quá trình đông máu…

    III. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

    - Bữa ăn hợp lý dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nhằm đáp ứng được các yêu cầu:

    Cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu, lứa tuổi, khả năng lao động, môi trường, khí hậu.

    + Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối, đủ dinh dưỡng

    + Thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh , không được là nguồn gây bệnh.

    + Đem lại cho người ăn sự hứng thú, phù hợp với khẩu vị và chi phí hợp lý.

    - Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn

    + Cung cấp đủ năng lượng

    + Đủ 04 nhóm thực phẩm

    + Đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng.

    + Đa dạng hóa thực đơn.

    + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Giấc ngủ của trẻ nhỏ
    [​IMG]

    Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Thời gian ngủ dài, ngắn không phải là yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu lâu là đủ và làm thế nào để bé ngủ đủ và ngon giấc?

    I. Nhu cầu ngủ của trẻ

    Nhu cầu ngủ của trẻ rất cao, cứ một giờ hoạt động phải bù lại bằng 02 giờ ngủ ( gấp 04 lần người lớn). Thời gian ngủ mỗi ngày thay đổi theo cơ địa của trẻ và nhiều yếu tố khác, trong đó tuổi của trẻ là quan trọng nhất. Nhu cầu ngủ giảm dần theo độ tuổi của trẻ.

    - Trẻ sơ sinh ( 1-04 tuần tuổi): Ngủ 16-18h/ngày. Ngủ cả ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2-4 giờ.

    - Trẻ từ 1-04 tháng tuổi. Từ 06 tuần tuổi trở đi, trẻ ngủ ít đi ( 14-15 giờ mỗi ngày). Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 4-6 giờ và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

    - Trẻ từ 04 tháng-01 tuổi: ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày ( thường có 02 giấc ngủ vào ban ngày), tổng số giờ ngủ khoảng 14-15 giờ/ngày. Khi trẻ được 01 tuổi, giấc ngủ buổi sáng mất dần đi và thường chỉ có giấc ngủ ngắn buổi trưa.

    - Trẻ từ 1-03 tuổi : ngủ 12-14 giờ/ngày vẫn cần có giấc ngủ trưa ( 30 phút-60 phút). Buổi tối trẻ thường ngủ từ 7-9 giờ tối và thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng.

    - Trẻ 03-06 tuổi: ngủ 10-12 giờ/ngày. Trẻ thường ngủ khoảng 7-9 giờ tối, dậy lúc 6-8 giờ sáng. Khi được 05 tuổi trẻ hầu như không ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho trẻ.

    Lưu ý: từ 03 tuổi trở đi phần lớn trẻ đã hình thành thói quen ngủ một mình.

    - Trẻ từ 06-12 tuổi: cần ngủ 10-11 giờ/ngày. Giai đoạn này trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội, gia đình nên buổi tối trẻ ngủ muộn hơn ( ngủ lúc 9 giờ) và thức dậy từ 7-8 giờ sáng. Tuy vậy, trung bình trẻ ngủ được khoảng 9 giờ /ngày là vừa đủ.

    - Trẻ từ 12-18 tuổi: Trẻ hoạt động nhiều nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Do đó, các mẹ cần để ý tới giấc ngủ của con khi 16 tuổi, trẻ chỉ ngủ 8 giờ/ngày như người lớn.

    II. Vai trò của giấc ngủ

    - Đối với trẻ em, giấc ngủ có tầm quan trọng như thức ăn, nước uống hàng ngày. Giấc ngủ sâu cần cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ của trẻ. Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ khiến trẻ trở nên cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến trẻ chậm phát triển, không nhanh nhẹn, giảm thông minh…ảnh hưởng đến sức khỏe.

    - Khi ngủ, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều gấp 04 lần khi thức ( đạt đỉnh vào lúc 22h đến khoảng 1 giờ đêm). Do vậy, trẻ không ngủ đúng giờ sẽ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của trẻ.

    - Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng . Do vậy, giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ.

    - Giấc ngủ giúp duy trì và cân bằng quá trình tiết của một số hormone, bao gồm cả hormone kiểm soát cơn thèm ăn. Do vậy, tình trạng mất ngủ có nguy cơ làm tăng cơn thèm ăn gây nên chứng thừa cân, béo phì ở trẻ.

    - Giấc ngủ ngon sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít bị ốm hơn.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN LỢN
    [​IMG]

    Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra thường xuyên quanh năm và có nguy cơ thành dịch nếu không có biện pháp phòng chống và điều trị. Bệnh thường lây từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết , viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Đường lây truyền từ lợn sang người thường qua các vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bị nhiễm bệnh hoặc qua đường ăn uống. Đây là bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại di chứng nặng nề với 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn, 95%-98% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường bị viêm màng não.

    I. Triệu chứng lâm sàng.

    Bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra diễn biến đột ngột, nhanh chóng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    1. Thể cấp tính: Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan thận…và tử vong rất nhanh.

    2. Thể viêm màng não: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê. Nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt…Bệnh nhân liên cầu khuẩn lợn thường gặp ở các thể bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết ( hoặc kết hợp cả 2 thể bệnh). Bệnh diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 12>24h đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm trùng huyết.

    3. Biểu hiện:

    - Vi khuẩn liên cầu lợn khi xâm nhập cơ thể người gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao ( lạnh chân tay, rét run, sốt trên 39ᵒC), đau đầu dữ dội, đau cứng cổ gáy sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc, tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da ( xuất huyết rất to, màu xám đen…). Một số bệnh nhân phát ban trên da kéo dài tới trên 5 ngày kèm theo mệt mỏi. Tiếp theo đó bệnh nhân có dấu hiệu viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao…Viêm phổi, suy gan , suy đa phủ tạng, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…

    - Ở lợn, thường có triệu chứng sốt cao ( 40-41,5ᵒC), ủ rũ, biếng ăn, run rẩy, liệt.

    II. Biện pháp phòng ngừa.

    1. Người tiếp xúc với lợn ( đặc biệt là lợn bệnh) phải được trang bị bảo hộ lao động, rửa tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

    2. Thịt lợn...phải được nấu chín trước khi sử dụng, tuyệt đối không ăn tiết canh lợn, thịt lợn còn sống, gỏi thịt lợn.

    3. Sau khi tiếp xúc với lợn…nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, đau họng cần nhập viện ngay.

    4. Không nên mua bán, giết thịt, ăn thịt lợn bệnh và chết.

    5. Vi khuẩn liên cầu lợn có thể sống 02 tuần trong các chất thải của lợn ngoài môi trường và chỉ chết ở nhiệt độ cao hoặc trong các chất sát khuẩn.

    6. Các cơ sở chăn nuôi cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

    7. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn ở nơi tin cậy, có đóng dấu kiểm dịch, tuyệt đối không ăn thịt lợn, nội tạng…chưa nấu kỹ. Không ăn thịt lợn bệnh hay đã chết.

    Ts. Nguyễn Công Tảo
     
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ SỎI THẬN​


    [​IMG]



    Tôi bị sỏi thận, đã mổ lần thứ 2. Có nhiều người bảo tôi cần phải tránh ăn những thực phẩm có nhiều canxi, sau khi mổ lần thứ nhất tôi đã thực hiện kiêng khem, nhưng sau đó một thời gian tôi vẫn bị sỏi trở lại, nếu tình trạng kiêng như người ta nói thì tôi cảm thấy rất mệt mỏi, dường như cơ thể thiếu chất. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi để tôi biết được bị sỏi thận cần tránh ăn gì? Xin cảm ơn bác sĩ. Đó là lời than phiền của một người bệnh nữ 53 tuổi.

    Xin mời chị tham khảo bài viết sau để có sự lựa chọn cho mình tránh kiêng khem quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu – sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
    Sỏi thận có nhiều loại hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci oxalate, calci phosphate và calci oxalate phosphate. Ngoài ra những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.
    Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều nước, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.
    Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi để tránh tái phát? Dưới đây là những điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bệnh nhân cần lưu ý.
    Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi
    Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
    Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: Bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sôcôla, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví dụ như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalate nhất.
    Hạn chế muối và mỡ: Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: Cá khô, tôm khô, lạp sườn, các loại mắm, lòng lợn, lòng bò.
    Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau
    Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.
    Ăn uống điều độ thực phẩm chứa nhiều calci như sữa , phomai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phomai (khoảng 800 – 1,300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalate nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
    Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci không những phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
    Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thuốc uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi.
    Nên ăn nhiều rau tươi: Giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thụ các chất gây sỏi thận.
    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch
     
  17. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    THỰC PHẨM NÀO DỄ GÂY DỊ ỨNG?
    [​IMG]

    Tôi có cơ địa dị ứng. Tôi mới sinh con được 5 tháng, cháu sắp đến thời kỳ ăn dặm. Tôi đang lo lắng không biết con có giống mình là cơ địa dị ứng hay không, đặc biệt là với các thực phẩm. Xin bác sĩ cho biết loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng?

    Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: Protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn. Hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột. Một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm. Sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ…Ở người lớn, thực phẩm dễ gây dị ứng là: Cá (đặc biệt là cá biển như cá nóc chảng hạn) và các loại đồ biển như tôm, cua, sò, ốc, lạc, quả óc chó, trứng…Ở trẻ em, thường dị ứng với trứng, sữa (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), lạc, đậu nành, lúa mì, quả óc chó…Có thể nói tất cả các thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phần giống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê, cừu, trâu, thịt bò. Nếu đã dị ứng với trứng gà thì cũng có thể dị ứng với cả thịt gà, Các loại bánh có sử dụng trứng…Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: Di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20 - 30% con cũng có khả năng dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này đến 50 -60%), một số diều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột…Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu. Vì thế, bạn nên cho cháu ăn thử từ từ, ít một để theo dõi.
     
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng lạnh tay, chân ở trẻ
    [​IMG]

    Vào mùa đông, mặc dù nhiều trẻ đã được mặc quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân vẫn bị lạnh cóng. Nhiều bà mẹ đã cho biết trong những ngày giá lạnh đã mặc cho con rất cẩn thận, áo len, áo choàng kín cổ, đội mũ che tai, đi tất, đi giầy, đeo găng tay len…Nhưng bé vẫn bị lạnh tay, chân trong khi đó lưng, bụng thì lại ấm. Thậm chí bé kêu la vì mặc nóng quá không chịu được, bắt cởi bớt đồ, lưng toát mồ hôi…nhưng tay, chân thì vẫn lạnh. Các bác sĩ cho biết: mặc dù bé lạnh tay, chân không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà phải chú ý chăm sóc con tốt hơn.

    Bởi vì, trẻ lạnh tay chân ( dù đã được mặc quần áo ấm…) thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, ngón chân, tay, đầu gối, vai, ngón tay là các bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo hơn, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu ít chất béo nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, các triệu chứng hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng dễ khiến chân, tay, bị ngấm lạnh.

    Để khắc phục tình trạng này ở trẻ, trong quá trình chăm sóc, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức độ ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt cụ thể: lòng đỏ trứng gà, thịt bò, cừu, cá, gan động vật, đậu nành, rau chân vịt, lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu…Đồng thời, cho con ăn nhiều trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

    Ngoài ra, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ nên cho bé uống nước thường xuyên tăng cường vận động cơ thể , có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.

    Bs. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Sửa lần cuối: 8/2/2017
  19. hangth.hai

    hangth.hai Thành viên mới

    Tham gia:
    22/9/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bài viết đầu tư quá. Mà không biết bổ sung canxi cho bé có nên ăn hải sản không nhỉ. Em sợ bé dễ bị táo bón.
     
  20. thehienhcm

    thehienhcm Thành viên mới

    Tham gia:
    1/9/2016
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Không được đâu mẹ ơi, để bé lớn hơn xíu nữa rồi mới bắt đầu ăn hải sản. Tập ăn dần dần. Mà mẹ có thể bổ sung canxi qua đường sữa đó. Uống Enfa thử xem sao mẹ ơi
     

Chia sẻ trang này