Các Lưu Ý Khi Kỷ Luật Trẻ Nhỏ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

By thuhien on 5/12/2016 lúc 11:11 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Dạy con bạn cách tự kiểm soát hành vi của mình là một thách thức hàng ngày của cha mẹ. Có rất nhiều thứ mà bạn có thể học hỏi từ các chuyên gia và qua sách vở, nhưng cho dù bạn tìm hiểu kỹ càng, nhưng rất khó để biết rằng cách nào có hiệu quả cho bạn và cho con. Bởi vậy, bố mẹ cần làm gì khi đối mặt với một đứa trẻ tức giận, chống đối hay những hành vi tinh quái khác? Bạn có thể nhớ một vài nguyên tắc kỷ luật cơ bản dưới đây.

    [​IMG]

    Nguyên tắc 1: Biết dùng cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi.

    Đôi khi tôi tự hỏi rằng liệu việc kỷ luật có dễ dàng hơn khi tôi chỉ có khả năng lấy lại chìa khóa xe hay điện thoại của con tôi hay không.

    Hiện tại, tôi cần khôn khéo hơn với đứa con tuổi chập chững của tôi. Có rất nhiều các kỷ luật hiệu quả đối với trẻ ở lứa tuổi này cũng như đánh lạch hướng trẻ và cách ly. Bạn có thể cần dùng đến tất cả các cách để xem cách nào hiệu quả nhất đối với con bạn bởi không cách kỷ luật nào đều có thể áp dụng hiệu quả với mọi đứa trẻ (và không cách kỷ luật nào có thể áp dụng hiệu quả trong mọi tình huống).

    Có 2 điều bạn cần nhớ khi áp dụng các cách kỷ luật:

    - Bạn cần áp dụng nhất quán và thực hành cách áp dụng. Khi bạn tìm ra cách kỷ luật mà bạn thấy thoải mái thì bạn cố gắng thực hiện cách đó mọi lúc.

    - Không nản long nếu như bạn áp dụng kỷ luật không đúng cách. Bạn cần thời gian và thử nhiều lần ví dụ như cách đánh lạc hướng của trẻ.

    Nguyên tắc 2: Nghĩ về việc “hướng dẫn” trẻ thay vì “kỷ luật trẻ”

    Đối với tôi, kỷ luật ám chỉ rằng bạn đangchỉnh sửa ai đó đang vi phạm quy định mà họ đã biết và đã hiểu.

    Nhưng con bạn không phải lúc nào cũng biết hoặc nhớ được hầu hết các kỷ luật. Hoặc có thể, trẻ không chắc chắn rằng kỷ luật đó là áp dụng lâu dài; có lẽ “”Không trèo lên kệ sách!”” cũng chỉ là một trong những nguyên tắc tạm thời mà chúng ta tạo ra (giống như khi chúng ta nói “Không vào bếp” nhưng ý thực sự của chúng ta là “Không đi vào bếp bởi vì sàn nhà đang ướt”.)

    Trái lại, cụm từ “hướng dẫn” nhắc tôi nhớ rằng tôi là người thầy đầu tiên của con. Tôi ở đây để hướng dẫn con đi đúng đường. Điều đó có nghĩa là, khi tôi nói với con rằng con mắc lỗi, tôi có thể đưa ra cách kỷ luật tích cực hơn.

    Nguyên tắc 3: Xử lý ngay lập tức với hành vi của trẻ.

    Trước khi trẻ đủ 3 tuổi, trí nhớ của con bạn còn giới hạn. Chờ ra khỏi cửa hàng hay về đến nhà để chỉnh sửa hành vi của con sẽ không hiệu quả. Trẻ không thể nhớ điều gì đã xảy ra và bởi vậy trẻ sẽ không kết nối được kỷ luật mà trẻ phải chịu với hành vi của trẻ, điều đó có nghĩa là trẻ có thể tiếp tục lặp lại hành vi khó chịu của trẻ.

    Đó là điều dễ hiểu khi bạn cảm thấy xấu hổ hay tỉnh táo khi kỷ luật con ở nơi công cộng, nhưng bố mẹ cần phải học cách để làm việc đó. Mọi người xung quanh có thể có ý kiến khi họ thấy hành vi của con bạn hoặc cách bạn phản ứng với hành vi đó, nhưng đó không phải là lần cuối cùng mà ai đó phê phán cách làm cha mẹ của bạn. Cố gắng không để điều đó can thiệp vào những gì bạn cần nói hay cần làm để giúp con, thậm chí ngay cả khi bạn cách ly con tại lối đi giữa các quầy đông lạnh trong siêu thị.

    Nguyên tắc 4: Không quát mắng.

    Tôi thừa nhận đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với tôi. Tôi mong muốn là một bà mẹ bình tĩnh chứ không phải là người hay quát mắng. Thường thì tôi thất bại. Tất cả chúng ta đều mất bình tĩnh hết lần này đến lần khác, nhưng học cách không nổi khùng khi phản ứng với hành vi của trẻ là một kỹ năng xứng đáng nếu bạn thành thạo.

    Lý do đơn giản là: Khi chúng ta quá mắng vì vừa nhìn thấy một đứa trẻ tức giận, con cái của chúng ta sẽ học từ chúng ta; nếu chúng ta tức giận thì trẻ sẽ nghĩ rằng đó là một phản ứng phù hợp. Và điều cuối cùng mà tôi muốn làm thì lại là khuyến khích trẻ tức giận nhiều hơn.

    Nguyên tắc 5: Coi trẻ là con của một người nào đó.

    Không, tôi không gợi ý rằng bạn nên mang con bạn cho hàng xóm khi trẻ cư xử khó chịu. Nhưng bạn hãy cư xử với con bạn giống như bọn trẻ nhà hàng xóm. Bởi lý do, tôi sẽ trở nên kiên nhẫn gấp ngàn lần và ít khi nổi giận khi tôi nói chuyện với mấy đứa cháu hay với đám bạn cùng lớp của tcon khi chúng đổ sữa socola vào bể cá cảnh. Tôi làm như vậy là bởi vì tôi không muốn làm phiền bố mẹ của bọn trẻ và bởi vì tôi ít quan tâm hơn tới những gì mà bọn trẻ đang làm. Nhưng nếu tôi bình tĩnh và phản ứng tỉnh táo hơn với người khác, tôi đảm bảo sẽ nhớ để cư xử tương tự như vậy với con tôi.

    Nguồn: Verywell.

    Các bài liên quan
    Một số chú ý trước khi áp dụng kỷ luật với trẻ chập chững.
    Các lưu ý khi kỷ luật trẻ nhỏ.
    Các cách kỷ luật trẻ từ 1-3 tuổi.
    8 cách kỷ luật để không phải đánh trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

    1. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      minh thay cach coi tre nhu nguoi ban thay co ve de dang day tre
      thuhien thích bài này.
    2. thuylele
      thuylele
      bài viết rất hay ạ
      maihavi thích bài này.
    3. mexuu
      mexuu
      "nên hướng dẫn thay vì kỷ luật" .Mình cung nghĩ nên nhẹ nhàng với con vì nếu càng áp đặt con thì con sẽ càng k nghe ạ :D
      maihavi thích bài này.
    4. chubby133
      chubby133
      bé nhà mình 19m, mình cũng đã áp dụng rất nhiều cách. duy chỉ có 1 cách "đánh lừa sự chú ý" của bạn ấy là ok.
      ví như bạn ấy đang đòi xem điện thoại, mình lấy lại và cất đi rất nhanh, bạn ấy sẽ lăn ngay ra ăn vạ ... mình phải luôn miệng nói "ơ, chuột chít lấy điện thoại rồi hả con? chuột chít hư nhỉ?" và giả vờ gọi "chuột chít ơi, trả điện thoại cho An Nhiên nào"
      cứ thế, 1 lát là bạn ấy quên và ... chấp nhận hiện tại.
    5. Bella Bridal
      Bella Bridal
      Chú ý rèn con từ nhỏ và k luông chiều con quá thì sau này con sẽ trưởng thành dần hơn
    6. onbacho
      onbacho
      rất hay ạ. mình sẽ lưu ý để dạy con bằng pp tốt nhất
    7. maihavi
      maihavi
      thật khó để không quát mắng khi con làm sai
    8. thanhhhoa2605
      thanhhhoa2605
      vao học hỏi kinh nghiệm
    9. tamseverbt
      tamseverbt
      Bài viết rất hay cảm ơn bác đã chi sẻ
    10. haulis1995
      haulis1995
      giáo dục kỷ luật cho các con là vô cùng quan trọng và cần thiết

Chia sẻ trang này