7 Cách Giải Quyết Khi Trẻ Đeo Bám

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 16/1/2017.

By thuhien on 16/1/2017 lúc 11:20 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Một số trẻ nhỏ thường đeo bám bố mẹ hơn những đứa trẻ khác, nhưng nhiều trẻ chập chững sẽ trải qua giai đoạn đeo bám bố mẹ nhiều hơn – tin tốt lành là điều đó hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có hành vi đeo bám bố mẹ là một dấu hiệu tốt; điều đó thể hiện rằng trẻ tin cậy bố mẹ và coi bố mẹ giống như nơi trú ẩn an toàn, và đó là điều bạn mong muốn đúng không?

    [​IMG]

    Tuy nhiên, đeo bám nhiều có thể khiến bố mẹ bực mình. Nuôi dạy một đứa trẻ nhỏ là một kinh nghiệm mãnh liệt, nhưng quản lý một đứa trẻ không muốn rời bạn nửa bước nếu không lăn ra ăn vạ thì thực sự là rất khó.

    Dưới đây là một số cách để xử lý khi con bạn có hành vi đeo bám.

    1. Tìm hiểu nguyên nhân

    Đảm bảo rằng, hành động đeo bám của một đứa trẻ chập chững xảy ra mà không có lý do nào cả, nhưng nếu hành vi đó có lý do, bạn có thể sẽ nhận ra được lý do đó.

    Thủ phạm lớn nhất là gì? Đó là quá trình chuyển tiếp. Và trong khi có những chuyển tiếp rõ ràng như mẹ sin hem bé hoặc chuyển nhà – thì bạn cần lưu ý rằng có những sự chuyển tiếp giường như là nhỏ đối với bạn nhưng lại là lớn đối với trẻ.

    Những chuyển tiếp phổ iến có thể khiến trẻ có hành vi đeo bám như: Thay đổi trường lớp, mẹ đi làm về (thậm chí là mẹ chỉ đi làm nửa ngày thôi), hoặ tham gia vào các nhóm chơi hoặc hoạt động mới. Thay đổi lệ thường ngay bởi trẻ ốm hay đi du lịch cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bám dính lấy bố mẹ.

    Hơn nữa, các trải nghiệm hoảng sợ như sấm chớp, xem pháo hoa hay bị chó sủa, cũng có thể là yếu tố khiến trẻ đeo bám. Bất cứ nguyên nhân là gì, thì nhận biết nguyên nhân đó cũng sẽ giúp bạn biết cách xử lý hành vi của trẻ.

    2. Nói chuyện với trẻ

    Khi bạn tìm được nguyên nhân khiến trẻ đeo bám, điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với trẻ về nguyên nhân đó. Đừng bỏ quan nỗi sợ hãi hay cảm xúc của trẻ - mà bạn hãy thể hiện sự cảm thông. Bạn cần đảm bảo rằng trẻ biết sợ hãi và cần bố mẹ là những cảm xúc chấp nhận được. Đưa ra các cách giúp trẻ vượt qua cảm xúc của mình. Ví dụ, nếu con bạn sợ đi học, bạn có thể nói chuyện với trẻ về thời gian biểu ở trường và nói cho trẻ biết chính xác khi nào thì bạn có thể quay lại đón trẻ.

    3. Duy trì chặt chẽ các thói quen hàng ngày

    Khi bạn có nghi ngờ, bạn có thể duy trì chặt chẽ các thói quen hàng ngày của trẻ nhiều nhất có thể. Mặc khác, nếu cuộc sống của trẻ có xáo trộn, bạn cần đảm bảo những nếp sinh hoạt khác có thể dự đoán trước được nhiều nhất có thể. Đặc biệt với nhưng thay đổi lớn trong cuộc sống, trẻ sẽ bớt cảm giác lo sợ vì biết rằng những nếp sinh hoạt khác vẫn không thay đổi.

    4. Đáp ứng

    Bởi vì trẻ chập chững bỗng nhiên trở nên mè nheo là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ lành mạnh, bởi vậy bạn không nên phạt trẻ vì hành vi này. Thật là khó khăn đối với cha mẹ khi họ muốn trẻ con trở nên độc lập hơn, nhưng việc bạn có thể làm tốt nhất lúc này là không nhảy dựng lên, mà hãy thiết lập những giới hạn rõ ràng.

    5. Thiết lập các giới hạn

    Khi bạn chắc chắn muốn con bạn biết rằng nhu cầu cần bố mẹ, lo lắng vì những thay đổi và sợ hãi khi tham gia vào các tình huống mới là chấp nhận được, nhưng bạn cũng cần đảm bảo đặt ra các giới hạn. Chỉ cần bạn nói với con bạn giới hạn là gì. Đôi khi bố mẹ thấy rất dễ “bùng nổ” khi đón một đứa trẻ đeo bám đi học về. Thật không may, điều này có thể khiến trẻ đeo bám hơn bởi vì tình huống lúc này trở nê khó dự đoán hơn đối với trẻ. Bởi vậy, bạn thử đặt đồng hồ hẹn 5 phút, và để biết rằng bố mẹ sẽ đi làm việc khác khi hết giờ. Trẻ có thể sẽ khóc, nhưng điều đó không phải yếu tố gây ngạc nhiên cho trẻ.

    6. Lập kế hoạch dành thời gian riêng cho trẻ

    Khi trẻ trở nên đeo bám, một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm là dành thời gian riêng cho trẻ. Bạn không cần phải dành hàng giờ cho trẻ - thậm chí chỉ là 20 – 30 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt – điều quan trọng là bạn cần bỏ qua điện thoại, tắt ti vi, và tập trung hoàn toàn vào trẻ. Cùng nhau chơi sếp hình, xếp tháp, chơi đồ chơi và chỉ cho con thấy rằng bố mẹ đang sẵn sàng chơi với trẻ.

    7. Khen ngợi sự độc lập của trẻ

    Khi con bạn bớt đeo bám, bạn có thể cố gắng khen ngợi bất cứ khi nào thấy con có hành vi độc lập nào, nhưng bạn đừng vội vã. Không bao giờ cười nỗi sợ hãi hay cảm xúc của trẻ, và đảm bảo con bạn biết rằng bạn yêu con vô điều kiện.

    Nguồn: Verywell
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 16/1/2017.

    1. Sam_Koligin
      Sam_Koligin
      mÌnh cũng thử khen tính độc lập của bé thấy cũng hiệu quả thật.. các mẹ thử đi ạ. :D
    2. cẩm nang trẻ lười ăn
      cẩm nang trẻ lười ăn
      Mình đánh cho lần đầu, sau sợ luôn không dám theo nữa
    3. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      kinh nghiem hay day be

Chia sẻ trang này