Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi brikeza, 17/2/2017.

  1. brikeza

    brikeza Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]
    Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 29,3%.

    So với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì SDD thấp còi ở trẻ em nước ta còn ở mức cao. Chương trình phòng chống SDD trẻ em phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 là giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống 23%.
    1. Thế nào là suy dinh dưỡng thấp còi
    Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. SDD thấp còi phản ánh tình trạng SDD mãn tính kéo dài.

    Trẻ em bị thấp còi thì sau này trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng lao động cũng kém hơn so với người bình thường. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi và khi đẻ con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn.
    1. Những trẻ em nào có nguy cơ bị SDD thấp còi?
    – Trẻ đẻ non

    – Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: Trẻ đẻ đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh <2500g.

    – Trẻ bị dị tật bẩm sinh

    – Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

    – Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa

    – Trẻ bị còi xương

    – Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.
    1. Hậu quả của SDD thấp còi
    [​IMG]

    – Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ

    – Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống

    – Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao

    Chiều cao của trẻ do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có 3 yếu tố chính: di truyền, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao.

    Như vậy, có 2 yếu tố mà bố mẹ có thể tác động và can thiệp được đó là chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.
    1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
    [​IMG]

    – Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm…hằng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

    – Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,…Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm như trứng, sữa, hải thủy sản, thịt,…Đặc biệt, tăng cường các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

    – Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa, canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.

    [​IMG]

    – Ăn nhiều rau xanh, trái cây cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như canxi, sắt, kẽm,…Bên cạnh chế độ ăn, cũng cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt,…theo hướng dẫn của bác sĩ.

    – Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

    – Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: Các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao như: bơi lội, đạp xe, cầu lông,…

    Kết: Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua thì sẽ không thể lấy lại được.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi brikeza
    Đang tải...


  2. brikeza

    brikeza Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 29,3%.

    So với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì SDD thấp còi ở trẻ em nước ta còn ở mức cao. Chương trình phòng chống SDD trẻ em phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 là giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống 23%.
     
  3. brikeza

    brikeza Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn thì có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nhé
     
  4. brikeza

    brikeza Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/12/2016
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa, canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.
     
  5. VinFruits.com

    VinFruits.com VinFruits - Cửa hàng trái cây nhập khẩu

    Tham gia:
    17/2/2017
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
  6. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    nên đi khám bác sỹ và theo hướng dẫn của bacsyx
     

Chia sẻ trang này