Làm Thế Nào Khi Con Hống Hách

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

By thuhien on 3/1/2017 lúc 11:33 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Câu hỏi: Tôi cần làm gì khi con tôi hống hách (bossy child)?

    Con tôi 5 tuổi và có chút hách dịch. Đó là khi cháu ra lệnh cho tôi và em trai phải làm gì – phải thừa nhận là tôi đã chỉ cười vì nghĩ đó là những điều sẽ diễn ra ở tuổi của cháu – nhưng bây giờ giáo viên của cháu nói với tôi và bảo với tôi rằng cháu hách dịch với cả các bạn cùng lớp và những đứa trẻ khác giữ khoảng cách với cháu. Một ngày, tôi thấy sợ khi bạn cháu tới chơi và tôi nhận thấy cháu hoàn toàn thao túng bạn của cháu, nói bạn cháu phải làm gì mọi lúc. Tôi ngăn cháu lại, nhưng bây giờ tôi sợ không kiểm soát được tình huống. Vậy tôi cần phải làm gì? Cháu không phải là ông chủ của tôi.

    [​IMG]

    Trả lời:

    Bạn có khả năng hoàn hảo để chọn cho mình chiếc áo của mình. Bạn biết rằng bạn thích và muốn ăn. Bạn hoàn toàn thấy tốt với quyết định sẽ đọc gì. Sống với một đứa trẻ tuổi mẫu giáo là khó, bạn có thể thấy một đứa trẻ nghĩ rằng chúng biết nhiều hơn bạn (và bạn bè của họ, giáo viên của họ và những người mà họ sẽ chơi cùng). Trong những năm mẫu giáo, bạn có thể thấy rằng tự nhiên bạn phải đối mặt với một đứa trẻ hách dịch. Đó không phải là giai đoạn dễ chịu, nhưng đó là hành vi bình thường và mong đợi ở lứa tuổi mẫu giáo. Dưới đây là một số cách để bạn vượt qua giai đoạn này.

    Hãy kiên nhẫn. Lý do lớn mà tại sao trẻ trở nên hách dịch là bởi vì trẻ bắt chước hành vi mà trẻ thấy mỗi ngày. Ở đây không có ý nói rằng bạn “cai trị” các thành viên trong gia đình với bạn tay sắt, nhưng con bạn biết rằng bạn nói mọi người cần phải làm gì (đặc biệt là trẻ và anh chị em của chúng) và muốn mọi người hành động.

    Trẻ cũng học cách bày tỏ những gì mình muốn. Trong khi sự hống hách và quyết đoán không phải luôn luôn là một điểm thuận lợi, nhưng một chút những tích cách đó có thể có giá trị khi trẻ lớn lên. Với một chút chỉ dẫn (và điều chỉnh), bạn cũng có thể chuyển những thuộc tính đó thành các kỹ năng lãnh đạo.

    Yêu cầu trẻ thay đổi hành vi. Nếu con bạn bắt đầu ra lệnh cho bạn hoặc ai đó làm việc gì đó, bạn cần nhắc trẻ nói lịch sự.

    Giải thích rằng bạn muốn làm cùng trẻ việc gì đó – chơi game, đọc sách, giúp trẻ thay giầy – nếu như trẻ nói lịch sự chứ không phải ra lệnh.

    Cho trẻ một số quyền. Tính hống hách của trẻ thường bắt nguồn bởi trẻ chỉ muốn cố gắng kiểm soát tình huống và cuộc sống của mình. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ trưởng thành và độc lập hơn. Bởi vậy bạn có thể tạo ra những tình huống mà ở đó trẻ có thể ra quyết định hoặc được thể hiện như “người lớn”. Ví dụ, khi đến giờ ngồi ăn trưa, bạn có thể đưa ra 2 lựa chọn (cần đảm bảo rằng hai lựa chọn đó bạn đều có thể chấp nhận). Nếu bạn sẵn sàng chơi game với con, bạn có thể để trẻ chọn một trò chơi. Bạn có thể để con “giám sát” em mình mặc quần áo. Trong số các ví dụ trên, con bạn có thể thực sự được làm ông chủ, thỏa mãn nhu cầu trẻ muốn chịu trách nhiệm.

    Mời giáo viên và người trông trẻ cùng tham gia. Nếu bạn nghi ngờ con bạn hống hách gia tăng, bạn có thể mời những nguwoif chăm sóc trẻ để giúp bạn giải quyết tình huống và hỗ trợ khi cần thiết.

    Đặt mình vào địa vị của người khác. Khi con bạn bắt đầu ra lệnh cho người khác, bạn có thể nhắc nhở trẻ. Bạn hỏi xem con bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn bè cũng nói trẻ cần phải làm gì. Bạn không muốn nói với con rằng con sẽ chẳng có bạn nào chơi cùng nếu con cứ hách dịch như vậy, nhưng bạn có thể giải thích với con rằng các bạn chỉ muốn chơi với những người mà không bắt họ phải làm gì. Nếu đó là một tình huống ganh đua – bọn trẻ đang chơi một trò game chẳng hạn – thì bạn có thể hướng chúng sang hoạt động khác.

    Dạy con cách đề nghị lịch sự. Làm gương cho con noi theo. Thay vì nhắc bọn trẻ lấy nước cho cho, bạn có thể đề nghị lịch sự “Con có thể lấy nước vào bát cho chó giúp mẹ được không?” Nếu bạn thấy trẻ bắt đầu hách dịch với bạn, bạn có thể điều chỉnh và nhắc trẻ dùng ngôn ngữ mà bạn muốn trẻ dùng. (Không cần thiết phải chỉnh sửa trẻ trước mặt bạn bè hoặc anh chị em của trẻ, bởi con bạn có thể sẽ thấy xấu hổ. Đưa trẻ vào khu vực riêng tư hoặc nói với trẻ sau khi khách đã về.)

    Giải thích rằng không phải trẻ luôn luôn nhận được thứ mình muốn. Nghe ai đó nói “Không” là một bài học trong cuộc sống mà tốt hơn hết là trẻ nên học từ bây giờ. Con bạn có thể muốn em trai dùng cầu trượt hay xích đu thay vì bập bênh ở sân chơi, nhưng em trai của trẻ lại là người quyết định. Bạn có thể giải thích với trẻ rằng trẻ có thể đề nghị mọi người chơi một trò chơi nào đó nhưng họ có quyền từ chối.

    Khen ngợi khi trẻ lịch sự. Khi con bạn cư xử phù hợp, bạn có thể khen ngợi và chú ý tới trẻ. Trẻ sẽ vui khi bạn chú ý và sẽ tiếp tục hành động cũng như nói năng lịch sự.

    Một số vấn đề thường gặp

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 3/1/2017.

    1. leductrung
      leductrung
      Trước con trai mình cũng có tính như vậy, phải mất một thời gian dài mình mới có thể sửa được tính này.
    2. Còi Angel
      Còi Angel
      Để trị những đứa trẻ bướng bỉnh này bạn phải cứng rắn mới uốn nắn được. Đầu tiên hãy lạnh lùng không phục tùng theo ý của bé. Bạn hãy bảo bé rằng: Nếu con không nghe lời mẹ, không thay đổi thái độ đó thì sẽ không có đi chơi dã ngoại, quà vặt ( hay bất kỳ thứ gì mà bé yêu thích ). Trẻ con thường sẽ nghe lời để được thứ mà nó thích, nên bạn hãy thử theo cách này. Và nhớ đừng bao giờ chiều lòng hay cho qua nếu trẻ tái phạm.
    3. luattoanquoc
      luattoanquoc
      Tư vấn tâm lý gia đình rất hay bạn thử liên hệ xem.
      https://luattoanquoc.com/tu-van-tam-ly-hon-nhan-gia-dinh/
    4. mminh0585
      mminh0585
      không được to tiếng lại với con khi con bỗng cao giọng. Phải nhẹ nhàng thì mới làm dịu cơn giận của bé được. Sau đấy mình sẽ nói chuyện với con
    5. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      muon con sua duoc phai kien tri
    6. Mẹ Bé Hoàng Gia
      Mẹ Bé Hoàng Gia
      con hống hách là điều ko tốt chút nào cả. Sau này tính cách của con sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
    7. lacbuoccodon
      lacbuoccodon
      Trẻ bắt trước người lớn rất nhanh đấy,
      Như bé nhà anh trai mình mới lúc 2 tuổi nó chỉ tay lên nói với đứa bé cũng độ tuổi " im ngay" " nín ngay"thì ra mọi lần nó bắt trước bố no quát nó mỗi khi nó khóc và chỉ tay " im ngay "
    8. labellevie178
    9. giothuve
      giothuve
      dạy con cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng
    10. ngankma
      ngankma
      theo mình nên kiên trì và giải thích nhẹ nhàng. Cần sự kiên nhẫn của cha mẹ. :)
    11. Bright School Hoàn Kiếm
      Bright School Hoàn Kiếm
      Con hống hách cũng do tác động của môi trường. Các mẹ nên nhẹ nhàng dạy con và hướng con nên cư xử cho đúng mực thôi. Tránh tuyệt đối không dùng bạo lực
    12. Thao Truong 45
      Thao Truong 45
      cái này cần sự kiên trì bạn ạ... nên uốn nắn ngay bây giờ không sẽ xảy ra những tình trạng bạo lực đáng tiếc trong tương lai
    13. quoctrungdhkt
      quoctrungdhkt
      Bạn nên kiên nhẫn và tập cho con tính nhẫn nại , cứng rắn hơn với con và không thỏa hiệp nếu điều con yêu cầu là vô lý
    14. hoale07
      hoale07
      Phải rèn từ nhỏ, để vậy càng lớn nó càng khó bỏ được
    15. Thời Trang DEZI
      Thời Trang DEZI
      Hống hách thực sự chẳng tốt chút nào. Mình nên giải thích cặn kẽ cho con để con hiểu đức tính đó là xấu và cần sửa nếu con có!
    16. Đèn Phúc Lộc
      Đèn Phúc Lộc
      mình cũng phải lưu ý thôi
    17. mật ong thiên nhiên số 1
      mật ong thiên nhiên số 1
      phải rèn con từ sớm không lớn rất khó để bảo ban
    18. Kase Edutech
      Kase Edutech
      Hóng hách có thể sửa nhưng phải cần gạt bỏ sự nuông chiều của phía bố mẹ

Chia sẻ trang này