Bé 18m15 Ngày, Chậm Nói, Ít Giao Tiếp Mắt

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi metuntoc, 5/11/2016.

  1. metuntoc

    metuntoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2016
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Bé nhà em 18m15 ngày, chậm nói, ít giao tiếp mắt, gọi ít quay lại. Cháu thích gì thì toàn dắt tay mẹ đến lấy. E đã cho cháu đi khám ở khoa tâm bệnh bệnh viện nhi TW. bSĨ kết luận cháu bị rối loạn phát triển và tư vẫn cho cháu đi lớp sớm, kê thuốc cho cháu uống hàng ngày. bSĨ tư vấn nói là bệnh này sẽ hết nếu gđ dạy cháu. Em lo quá các mẹ ạ, đọc trên mạng nhiều thì cháu có dấu hiệu tự kỷ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi metuntoc
    Đang tải...


  2. DR.PHƯỢNG

    DR.PHƯỢNG Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/9/2016
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    57
    Điểm thành tích:
    28
    hj
    mẹ cháu không nên lo lắng quá đâu; mẹ cháu nên tạo môi trường cho cháu có thể tương tác nhiều hơn sẽ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn. như là bố mẹ, người thân chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ, cho trẻ đi chơi hay đi lớp để trẻ tăng khả năng tương tác
    cháu bé có dấu hiệu tốt là khi muốn thứ gì là dắt mẹ đi lấy. chúng tỏ trẻ có thể thái độ ,nhu cầu và muốn mẹ giúp đỡ>>>trẻ có thể tương tác với môi trường xung quanh
     
  3. metuntoc

    metuntoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2016
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bsi, cuối tháng này em cho cháu đi lớp.
     
    DR.PHƯỢNG thích bài này.
  4. camket

    camket

    Tham gia:
    17/4/2013
    Bài viết:
    14,958
    Đã được thích:
    2,289
    Điểm thành tích:
    913
    Bạn cho bé đi chơi công viên nhiều vào, ở đấy đông trẻ con, bé sẽ kích thích hơn
     
    DR.PHƯỢNG thích bài này.
  5. metuntoc

    metuntoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2016
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    mình cũng hay cho bé đi chơi, nhưng ra toàn thích chạy chơi, chứ ko chơi với các b
     
    DR.PHƯỢNG thích bài này.
  6. xuka0705

    xuka0705 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    10/11/2016
    Bài viết:
    2,811
    Đã được thích:
    146
    Điểm thành tích:
    153
    Bạn thử cho bé đi lớp xem thế nào. Cu nhà mình cũng bằng tháng bé nhà bạn đấy. Mình cho đi học từ lúc 15 tháng cơ. Đi lớp sẽ được giao tiếp nhiều, bé sẽ nói được nhiều hơn và nhanh nhẹn hoạt bát hơn đấy mn.
     
    DR.PHƯỢNG thích bài này.
  7. metuntoc

    metuntoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2016
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    thank b nhé, mình cũng sắp cho bé đi lớp rùi, hy vọng con hoạt bát và nói nhiều hơn
     
    DR.PHƯỢNG thích bài này.
  8. mehiuhiu

    mehiuhiu Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    4,334
    Đã được thích:
    578
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ chịu khó tương tác hàng ngày với bé nhiều vào thôi ạ.
     
  9. metuntoc

    metuntoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2016
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    mình cho bé đi lớp bạn ah, giờ cũng nhanh nhẹn và nói nhiều hơn tí rồi
     
  10. quynhhoa209

    quynhhoa209 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/5/2014
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    28
    Cho trẻ đi lớp e sẽ nhanh nhẹn hơn. Nhưng nên tìm lớp uy tín và có phương pháp dạy hay.
     
  11. chito.shoe

    chito.shoe San Sẻ Lỗi Lo - Tiếp Sức Thành Tài

    Tham gia:
    20/2/2017
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    127
    Điểm thành tích:
    83
    Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng giao tiếp là: Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói (không nói bi bô khi lên 12 tháng, không tự nói được câu tiếng đôi (không tính câu bắt chước) khi được 24 tháng), không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.

    - Các hành vi lặp lại và bất thường bao gồm:

    + Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể.

    + Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó, ví dụ trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng (xem hình).

    + Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.

    + Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.

    + Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình (một nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có hành vi này).

    Ngoài các triệu chứng chính nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm; những hành vi ăn uống khác thường cũng thấy ở 3/4 số trẻ bị tự kỷ...

    Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.
    Tại Hà Nội:

    - Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương.

    - Phòng tư vấn và trị liệu của Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em tại số 17 ngõ 663 Trương Định.

    - Trung tâm Hy Vọng, 35 Trần Quang Diệu.

    - Dịch vụ điều trị tại nhà của nhóm hỗ trợ thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
     

Chia sẻ trang này