Làm Thế Nào Để Trẻ Thích Đồ Ăn

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi thuhien, 6/2/2017.

By thuhien on 6/2/2017 lúc 3:23 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Bạn có thể đã từng mua chuộc trẻ để trẻ chịu ăn. Nhưng bạn không cô đơn. Thực sự, chúng ta có cần phải dùng đến các thực phẩm chế biến sẵn để khiến trẻ có động lực ăn uống? Có thể là không cần như vậy. Bởi điều đó không giúp trẻ thích đồ ăn có lợi cho sức khỏe.

    [​IMG]

    Bạn có từng cân nhắc cách chúng ta tương tác đang hình thành quan điểm của trẻ với đồ ăn và điều đó đóng vai trò trong cuộc sống của chúng ta?

    Hãy bắt đầu bằng cách hỏi bản thân một vài câu hỏi về cách chúng ta điều chỉnh thực phẩm. Sau đó, chúng ta sẽ nói về một vài thái độ lành mạnh mà có thể giúp trẻ bắt đầu có mối quan hệ tốt với thực phẩm.

    Cách chúng ta nói về thực phẩm như thế nào?

    Có thứ gì đó là duy nhất khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn? Cảm thấy hạnh phúc hơn? Chỉ là thứ gì đó ngon? Hay chúng ta có nói về thực phẩm sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh như thế nào?

    Chúng ta cần giúp trẻ hiểu rằng thực phẩm là những thứ giúp chúng ta có năng lượng, thực phẩm là nhiên liệu. Nói chuyện về thực phẩm có lợi cho sức khỏe giúp chúng ta chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, và khỏe hơn là những từ tuyệt vời được dùng khi nói chuyện về thực phẩm. Trẻ có thể không cần biết cụ thể bao nhiêu mỗi phần sữa cung cấp bao nhiêu canxi, nhưng ý tưởng tốt là chú ý thường xuyên rằng sữa có thể giúp xương của chúng ta khỏe hơn. Chúng ta thường nói về việc carrot giúp cho mắt chúng ta tốt như thế nào, hoặc thịt giúp cơ bắp của chúng ta khỏe như thế nào. Cuối cùng, trẻ có thể hiểu rằng thực phậm là để cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và giúp trẻ trưởng thành cũng như khỏe mạnh hơn.

    Chúng ta có khuyến khích trẻ ăn hết đồ ăn không hay chỉ ăn một vài miếng?

    Một phần cơ bản trong mối quan hệ tốt với đồ ăn là tôn trọng nhu cầu ăn uống của trẻ. Trẻ vốn đã giỏi trong việc điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu. Nếu không bị thúc giục và bị ép ăn, trẻ sẽ ngừng ăn khi trẻ thấy no.

    Chúng ta cần phải tôn trọng điều đó. Một vài ngày có nghĩa là trẻ có thể sẽ ăn 2 miếng. (Điều này xảy ra khá thường xuyên trong gia đình tôi, bởi vậy tôi đề nghị bọn trẻ ngồi tại bàn ăn cho tới khi mọi người ăn xong. Bằng cách này, trẻ có thể quyết định ăn thêm và không ăn vội vàng để quay lại chơi). Chúng ta cũng có thể giúp trẻ nhận biết cơ thể sẽ như thế nào khi đói (ví dụ như bùng sôi ùng ục,…)

    Có thực phẩm nào được gọi là “tốt” hay là “không tốt”?

    Chúng ta thường thấy thực phẩm được gắn nhãn là “tốt” hay “không tốt”. Nhưng thực sự, bạn đã từng nhìn thấy một thực phẩm có thể là tạo ra một quyết định tốt hay quyết định không tốt về mặt tinh thần chưa? Tôi thì không nghĩ như vậy. Chúng ta cần ngừng việc phán xét thực phẩm của chúng ta và bắt đầu nghĩ về vấn đề làm thế nào để chúng ta ăn những thứ đó có lợi cho sức khỏe. Các thực phẩm không có nhiều giá trị dinh dưỡng có thể được phục vụ với tần xuất ít. Nếu bạn sẵn sàng coi thực phẩm như một nhiên liệu, điều đó sẽ dễ dàng giải thích với con bạn rằng kẹo không có chút ích lợi nào để giúp chúng ta khỏe mạnh. Chúng ta có thể thưởng thức một ít kẹo, nhưng chúng ta cần tập trung vào những thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh.

    Bạn có dùng thức ăn để khuyến khích trẻ hành động hay không?

    Khi bạn giúp con trẻ hiểu cách nạp năng lượng cho cơ thể, điều quan trọng là bạn không làm trẻ bối rối bằng cách dùng thức ăn như một phần thưởng hay coi thức ăn như một hình phạt (không được ăn món tráng miệng nếu như không ăn hết suất). Ăn những thức ăn ít năng lượng thì không cần phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác. Nếu món tráng miệng có trên thực đơn trong bữa ăn, bạn không cần phải coi món đó là một phần thưởng cho việc trẻ ăn hết suất hay ăn hết phần rau của mình.

    Bạn có thể nghe đoạn nói chuyện quá phổ biến giữa cha mẹ và con cái bên bàn ăn:

    Bố/mẹ: Con ăn hết phần rau của con đi.

    Con: Không. Con không thích ăn rau đâu.

    Bố/mẹ: Nhưng con cần phải ăn rau. Nếu con ăn hết chỗ rau này, con sẽ được ăn một cái bánh sau khi ăn xong.

    Bạn có thể biến việc ăn rau của trẻ chỉ là cách để trẻ có thể được ăn bánh hay là phần thưởng nào đó? Khi chúng ta dùng thức ăn như một phần thưởng, chúng ta đã thay đổi giá trị của món đó. Rau không còn là rau nữa, mà ăn rau là một nhiềm vụ và bây giờ việc ăn rau còn mang tính tiêu cực. Và bánh cũng không còn giá trị của bánh nữa, mà bánh lúc này mang tính tích cực, đó là thứ gì đó mà trẻ cần phải tìm kiếm. Kết hợp yếu tố phần thưởng với đường và trẻ sẽ dễ dàng hiểu rằng bánh là thức ngon tuyệt và rau là thứ khó chịu. Bây giờ bạn có thể quan sát hội thoại giữa những bậc bố mẹ khuyến khích con có mối quan hệ tốt với thực phẩm như sau:

    Bố mẹ: Bữa tối thế nào con?

    Con: Con không thích ăn rau. Con sẽ không ăn rau đâu.

    Bố mẹ: Tốt thôi. Con có thể cố gắng thử ăn nếu như con thay đổi.

    Con: Con chỉ muốn ăn bánh thôi. Con không ăn rau đâu.

    Bố mẹ: Tốt, rau này sẽ giúp cơ thể con khỏe mạnh. Con có thể chọn ăn hay không ăn, nhưng mẹ thích con thử ăn rau. Con có thể ăn bánh sau khi chúng ta cùng ăn xong bữa tối.

    Bạn có thể thấy bố mẹ tôn trọng trẻ, nhưng vẫn khuyến khích trẻ thử đồ ăn mới. Đó là điều tốt, và chúng ta có thể làm được nếu thực hành, nhưng điều quan trọng là cần tách cảm xúc hay phần thưởng ra khỏi giá trị thực của món ăn.

    Bởi vậy chúng ta làm thế nào để đảm bảo trẻ có thái độ tốt với đồ ăn? Bạn cần bắt đầu ngay từ chúng ta với tư cách làm cha mẹ, chúng ta có thể cần làm gương hành vi và thái độ của chúng ta. Bước đầu tiên để giúp trẻ có mối quan hệ tốt với đồ ăn là chính bản thân bạn cũng phải có mối quan hệ đó. Làm gương bởi hành động và thái độ. Con bạn dần dần sẽ nắm bắt được điều đó và bạn sẽ cải thiện được chính mối quan hệ của bạn với thực phẩm.

    Xem thêm

    Một số vấn đề về ăn uống của trẻ ở lứa tuổi chập chững (1-3 tuổi)
    Phải làm gì khi con bạn không chịu ăn
    Bữa phụ có thực sự giúp con bạn phát triển hay không?
    6 gợi ý để trẻ ăn uống thực phẩm sạch
    Làm thế nào để trẻ thích đồ ăn
    4 bước để chuẩn bị bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe
    4 bước để trẻ ăn nhiều rau hơn
    Trẻ cần ăn bao nhiêu chất xơ là đủ
    Chế độ ăn uống của trẻ có gây ra tình trạng táo bón không?
    Chế độ dinh dưỡng của trẻ
    Lập kế hoạch để trẻ ăn uống lành mạnh
    Tại sao trẻ kén ăn lại trở thành người ăn kén chọn

    Nguồn: Verywell
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi thuhien, 6/2/2017.

Chia sẻ trang này