Kinh nghiệm: Tại Sao Trẻ Con Bây Giờ Hư?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Gabhung, 5/4/2017.

?

Bạn thấy bài viết này

  1. Cụ thể, có ích

    0 phiếu
    0.0%
  2. Chung chung, bất hợp lý

    0 phiếu
    0.0%
  1. Gabhung

    Gabhung Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/4/2017
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Xin chào tất cả các anh chị phụ huynh của Làm Cha Mẹ. Em là thành viên mới tham gia diễn đàn mình. Thay lời giới thiệu, em xin chia sẻ với mọi người bài viết về quan điểm của em về vấn đề "con hư". Mong nhận được nhiều phản hồi đóng góp. Em xin chân thành cảm ơn.
    _____________________________
    Tại sao trẻ con bây giờ hư?
    (Bài viết gốc: http://www.dangcapgivay.com/tai-sao-tre-con-bay-gio-hu/)

    Ngày nay, con hư là một vấn đề không còn xa lạ với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những đôi vợ chồng trẻ. Trước hết, để khách quan nhất thì phải thú thật là bản thân tôi cũng chưa lập gia đình, nên chắc chắn “chưa làm cha làm mẹ” bao giờ để đứng trên góc độ đó mà nói hay cả. Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm 7 năm rèn giũa những học trò ương bướng, khó bảo ở tầm tuổi cấp 2, và qua những trường hợp tư vấn cho phụ huynh uốn nắn con thành công, tôi xin đứng trên quan điểm một người thầy để phân tích vấn đề này thấu đáo nhất.

    [​IMG]

    Con thế nào là hư?
    Có rất nhiều “tiêu chuẩn” được “người lớn” đặt ra để đánh giá một đứa trẻ là ngoan hay hư, tùy thuộc rất nhiều vào nền nếp giáo dục của mỗi gia đình. Nhưng chung quy phần lớn mọi người sẽ cho rằng một đứa trẻ là hư khi “cãi lại, hành động chống lại cha mẹ, người lớn” hoặc “tự ý hành động, bỏ ngoài tai lời cha mẹ, người lớn”.

    [​IMG]

    Tại sao trẻ lại có thái độ bất hợp tác?
    Dù là hành động phản bác hay phớt lờ thì nguyên nhân chính của thái độ bất hợp tác là sự bất đồng chính kiến tức thời trong cách nghĩ, hoặc là phản xạ có điều kiện trong thời gian dài. Con trẻ bây giờ rất thông minh và cập nhật thông tin nhanh hơn người lớn, cho nên việc bất đồng chính kiến thỉnh thoảng xảy ra là một điều bình thường. Tuy nhiên, trường hợp phổ biến nhất, mà làm cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu, chính là khi thái độ bất hợp tác của trẻ đã trở thành phản xạ có điều kiện.

    Nguyên nhân khiến trẻ trở nên “hư”
    [​IMG]

    Dân gian ta thường hay có một câu rất vui nói về điều này là “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.” Nhiều người nghe câu này xong thường hiểu theo nghĩa đen và có luận điệu khá tiêu cực theo kiểu đổ hoàn toàn trách nhiệm dạy con cho bà và mẹ vậy. Theo tôi, câu tục ngữ này nên hiểu theo nghĩa rộng hơn là “Con trẻ hư là do cách giáo dục của người xung quanh”, trong đó bà và mẹ ám chỉ những “người lớn” tiếp xúc thường xuyên nhất với con trẻ. Theo đó, cách định hình suy nghĩ của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng gần như hoàn toàn từ lời nói và hành động của những “người lớn” này. Có 3 hướng “hư hóa” chính là:

    * Bắt chước theo thói hư tật xấu của “người lớn”
    Hướng này ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thói quen sau này của trẻ, cũng là trường hợp “người lớn” ít đề phòng nhất. Chúng ta không thể đề phòng hết những lúc đứa trẻ “thấy” và “bắt chước”. Những lời dạy, khuyên, mắng lúc này đều sẽ vô ích, vì càng trong giai đoạn nhỏ tuổi, trí nhớ của con trẻ lại càng chỉ tập trung vào bắt chước hình ảnh, âm thanh một cách vô thức.

    * Ỷ lại cho “người lớn” mọi việc
    Đây là một phản xạ có điều kiện hình thành ở những đứa trẻ được gia đình chăm sóc chu đáo thái quá (nuông chiều con). Cụ thể đó là việc một số bậc cha mẹ vẫn tiếp tục thói quen làm hộ từng việc nhỏ nhất cho trẻ (như chăm trẻ sơ sinh), kéo dài tới tận khi chúng “lớn tướng”. Trường hợp này thường dẫn đến thói ỷ lại sau này của trẻ, với biểu hiện chủ yếu là “đánh trống lảng” lời của “người lớn”.

    * Bắt mọi người phải chiều theo ý mình
    Trường hợp này cũng là một phản xạ có điều kiện, hay xảy ra ở những đứa trẻ được gia đình chăm sóc chu đáo thái quá. Tuy nhiên đứa trẻ lại có tư chất hoạt bát nên thường thể hiện hành động áp chế “người lớn”, tìm đủ mọi cách bắt người khác làm theo ý thích của nó. Nó có thể giỏi “ăn vạ”, “làm trò”, “khéo nịnh”,… mà chúng ta hay gọi là “khôn” để thắng bằng được “người lớn”. Mấu chốt của vấn đề là ở việc “người lớn” rất dễ nhượng bộ đứa trẻ cho xong việc. Do vậy, những đứa trẻ ở dạng này lớn lên thường rất hay “cãi láo” khi không vừa ý điều gì.

    * Tin vào những lời “dỗ”, “đùa” của người lớn
    Chúng ta hay có một quan niệm khá sai lầm là “trẻ con không biết gì” khi nói “chuyện của người lớn” với nhau. Quan niệm này có thể là đúng đối với các thế hệ trước, nhưng như tôi đã nói ở trên, trẻ con bây giờ “khôn” rất sớm. Những lời nói, hành động của “người lớn” với một đứa trẻ sẽ được ghi nhớ ngẫu nhiên ở tiềm thức trong quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là ta không thể biết được sau này trẻ sẽ nhớ lại được những lời nói, hành động nào của “người lớn”. Những lời “dỗ” hay nói đùa với nhau của chúng ta trước mặt con trẻ chính là nguyên nhân làm chúng mất niềm tin vào lời nói của “người lớn” sau này, khi chúng biết được sự thật sau những lời nói đó. Mà khi đã không tin tưởng, trẻ sẽ thể hiện thái độ bất hợp tác.

    Giải pháp nào để tránh “dạy hư” trẻ?
    [​IMG]

    Tôi đã chứng kiến và đồng hành cùng các anh chị của mình trong việc dạy bảo những đứa cháu từ khi chúng mới lọt lòng mẹ. Chắc chắn giải pháp để không “dạy hư” con trẻ là tránh tất cả các hành động tạo ra thói hư cho chúng, như đã nêu ở trên. Một cách vắn tắt, “người lớn” nên chú trọng tới một số điểm như sau:

    * Luôn luôn nói sự thật với trẻ
    Ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra, “người lớn” hãy trò chuyện với nó như thể đang trò chuyện với một người trưởng thành. Những điều này sẽ ghi nhớ một phần vào tiềm thức đứa trẻ và là nền tảng cho sự “tin tưởng” của đứa trẻ đó vào lời nói của “người lớn” sau này. Đó là cơ sở tạo nên “sự vâng lời”.

    * Đừng bao giờ “dỗ” trẻ
    Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đi ngược lại cách làm thông thường của các bậc cha mẹ. Nhưng “không dỗ” có nghĩa là tạo cho trẻ thói quen chịu trách nhiệm với những vấn đề của chính mình gặp phải. Tính cách tự lập và biết phân biệt đúng sai của trẻ về sau chính bắt nguồn từ thói quen này.

    * Trở thành “chuyên gia” của con
    Ai đã làm cha làm mẹ đều hiểu khi đứa trẻ bắt đầu biết nói, nó sẽ bắt đầu thắc mắc về mọi thứ xung quanh mình. Và người trả lời phần lớn các câu hỏi đó thường là cha mẹ. Do vậy, các bậc cha mẹ nên đầu tư hơn vào các câu trả lời với con, nói cách khác là thường xuyên học hỏi và cập nhật những thông tin mới. Cha mẹ nào cũng muốn những đứa con sau này sẽ chia sẻ với mình mọi điều trong cuộc sống.

    * Giữ bản thân tránh xa mọi thói quen xấu
    Điều này là quan trọng nhất đối với bất kì “người lớn” nào trong quá trình giáo dục con trẻ. Tục ngữ nói “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, ám chỉ việc đứa trẻ trong nhà là hình ảnh phản chiếu những thói quen của “người lớn”. Không ai muốn con cái học tập toàn thói xấu của mình khi lớn lên cả. Vì vậy, hãy trở thành con người “làm gương” cho trẻ noi theo, ít nhất là trước mặt chúng.

    Phải làm sao khi con đã “hư”?
    [​IMG]

    “Dạy con từ thuở còn thơ”, lời dạy của ông cha ta từ xưa đến nay vẫn luôn đúng. Nhưng thực tế rất nhiều người chỉ nhận ra là mình đã dạy con sai phương pháp khi chúng đã “quá hư” rồi. Và vì quá bế tắc, họ bắt đầu sử dụng đòn roi, mắng chửi,… với hi vọng con cái sẽ vì sợ hãi mà nghe theo. Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa là trẻ con bây giờ rất thông minh, chúng có đủ khả năng để “bắt thóp” tâm lý của các bậc cha mẹ. Các hình thức áp chế tức thời như vậy đến một thời điểm nào đó sẽ không còn tác dụng gì nữa. Chính thực tế này đã khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu trong việc tìm ra một giải pháp để “uốn nắn” lại những đứa con “hư” của mình.

    Việc uốn nắn con cái lúc này không còn nằm trong tay của cha mẹ hay những “người lớn” xung quanh trẻ từ nhỏ nữa, vì niềm tin và sự tôn trọng của chúng vào những con người này không còn, nên chúng sẽ không nghe theo bất cứ cái gì đâu. Giải pháp duy nhất là “người lớn” cần tìm một vài “người khác”, những người “làm gương” mà trẻ chưa từng tiếp xúc bao giờ, để họ có thể áp dụng lại một lần nữa những nguyên tắc dạy trẻ thay cho mình. Hiệu quả của việc này đã được tôi chứng minh trong 7 năm qua trên chính những học sinh “hư” của mình.

    Lời kết
    Qua những dòng phân tích trên, tôi hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “hư” của trẻ em ngày nay, từ đó có được đánh giá riêng về phương pháp dạy con của mình, cũng như hiểu tâm lý con mình hơn. Đừng bao giờ trở thành những người dạy hư con trẻ!

    [​IMG]
    Đừng ngần ngại email hoặc kết nối trực tiếp qua Facebook cá nhân của tôi khi bạn cần lời khuyên về giáo dục con cái. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hữu ích.

    Lê Mạnh Hùng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Gabhung
    Đang tải...


  2. labellevie178

    labellevie178 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/9/2016
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    Đánh dấu!
     
  3. Do Thi Thuy

    Do Thi Thuy YME

    Tham gia:
    16/3/2017
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Hãy làm gương cho con. Các bố mẹ tham khảo video này nhé:

     
  4. Do Thi Thuy

    Do Thi Thuy YME

    Tham gia:
    16/3/2017
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá đi.
     
  5. my_duyen_ngo

    my_duyen_ngo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/3/2017
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    126
    Điểm thành tích:
    83
    Bé nhà mình 3 tuổi là bé đầu nên việc dạy bé cũng khá khó với mình. Tầm tuổi này cũng rất bướng và nói chung rất mệt nữa. Chỉ cần chiều bé 1 lần thôi là bé lấn tới, ví dụ như đến giờ đi ngủ bảo bé đi ngủ thì bé nói không ngủ và đi xuống dưới nhà. Bé cứ nghĩ bố hoặc mẹ sẽ chạy theo nhưng mình kiên quyết bảo với bố cháu là không xuống để xem thế nào. Một lúc thấy không có ai xuống là bé đi lên bảo là em đi chơi về rồi và lên giường ngủ.
     
  6. Gabhung

    Gabhung Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/4/2017
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Chị dạy bé như vậy là rất đúng. Cứ tiếp tục như vậy chắc chắn con mình sau này sẽ tự lập và hiểu chuyện.
     
  7. nguyetminh88

    nguyetminh88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/2/2017
    Bài viết:
    1,143
    Đã được thích:
    214
    Điểm thành tích:
    153
    Bố mẹ đừng bao giờ chỉ dạy con bằng lời nói mà nên đi kèm với hành động :)
     
    Gabhung thích bài này.
  8. metomcat

    metomcat đồ sơ sinh giá rẻ

    Tham gia:
    20/2/2012
    Bài viết:
    21,895
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    ui bây giờ trẻ con hư và bướng thật, nhìn thấy ng lớn mà ko thấy mồm miệng đâu cả
     
  9. Mẹ My Kún

    Mẹ My Kún Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/9/2013
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ui trẻ con bây giờ rất chi là ương bướng. Con nhà mình là con gái mà cũng bướng lắm luôn, không bao giờ nói 1 lần là nghe ngay. Quát to thì bạn ấy lại bảo mẹ quát làm con buồn đấy. Hic. Gần như ngày nào cũng bị mẹ phạt đứng úp mặt vào tường mà không ăn thua.
     
  10. Miumiu_3112

    Miumiu_3112 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/10/2016
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Bài chia sẻ rất hay, theo mình thấy trẻ em hư hỏng cũng một phần là do ảnh hưởng từ những hành vi của người lớn.
     
  11. seotop1503

    seotop1503 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/4/2016
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    theo mình là do môi trường + với cách giáo dục của bố mẹ
     
  12. tancuong2017

    tancuong2017 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Hư là do bố mẹ làm hư, mình nghĩ nên giao dục theo phương Tây, con cái có ý kiến và bố mẹ phải dạy con tự lập ngay ban đầu
     
  13. C_T

    C_T Vì em là gió...

    Tham gia:
    12/5/2010
    Bài viết:
    14,497
    Đã được thích:
    2,933
    Điểm thành tích:
    863
    Hư rất nhiều % là bố mẹ ít thời gian để chia sẻ với con, con ở với ông bà phần lớn thời gian mà ông bà thì ko có ai là ko chiều cháu.
     
  14. kiemthecao.com

    kiemthecao.com Thành viên mới

    Tham gia:
    5/3/2017
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    VÂNG CẢM ƠN BẠN ĐÃ CHIA SẺ.
     
  15. trannhan90

    trannhan90 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Môi trường rất quan trọng cùng với đó là cách dạy dỗ của cha mẹ trẻ nữa
     
  16. gavang9x

    gavang9x Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/9/2016
    Bài viết:
    4,234
    Đã được thích:
    909
    Điểm thành tích:
    823
    em nghĩ 1 phần do ngày nay hầu như toàn con1 nên cũng chiều hơn
     
  17. vunhattrang

    vunhattrang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    mình thấy cũng do người lớn nhiều chứ. nếu lúc 1 đến 2 tuổi là lúc trẻ em đang hình thành tập tính. nếu lúc đó bé được dạy dỗ đúng cách thì trẻ sẽ có thói quen tốt. nếu bố mẹ mà để con thoải mái chơi mà không quan tâm đến trẻ thì trẻ sẽ rất dễ hư.
     
  18. Mỹ phẩm Palmer's

    Mỹ phẩm Palmer's Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/3/2017
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Con hư hay k cũng do một phần cách dạy dỗ của bố mẹ. Nếu con có biểu hiện k đúng bố mẹ nên có cách xử lí cẩn thận, tránh nuông chiều quá hoặc dùng bạo lực với con
     
  19. Cu Trong Ngoay

    Cu Trong Ngoay Thành viên mới

    Tham gia:
    16/2/2017
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thì sắp có con, vợ mình mang bầu được 2 tháng rồi, mình cũng lo lắng về chuyện sau này sẽ dạy dỗ con thế nào. Hôm nay đọc bài này mình thấy rất hay. Thanks Gabhung.
     
  20. homihanh10

    homihanh10 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/3/2017
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Việc giáo dục con cái giờ rất quan trọng mọi người ạ. Hôm trước mình đi ăn, ngồi sát cạnh bàn 1 gia đình, mà bé cái vốn dĩ khuôn mặt dễ thương, mà nói ko 1 câu thưa dạ với người lớn. Và thái độ nói chuyện rất ngang bướng nữa. Mình nghĩ mình chưa tiếp xúc nhiều với cô bé ấy, nhưng đã có ấn tượng không tốt rồi ý.
     

Chia sẻ trang này