Toàn quốc: Vừa Bán Vừa Tặng, Áo Gió 2 Lớp Ấm Cho Bé 100k, Bộ Nỉ Ấm Cho Bé 50k-

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi Merucon, 27/6/2016.

  1. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Tiếp tục update size còn nhé các mẹ:

    Size còn:
    - Size 4/5 còn Trắng, hồng cam, hồng đậm.
    - Size 6/7 còn Đỏ đô, hồng đậm, xanh cốm.
    - Size 8/9 còn Xanh cốm, hồng cam, hồng đậm, trắng.
     
  2. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Dạy trẻ biết bảo quản và nâng niu đồ đạc
    Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này
    Cha mẹ thường phải mất nhiều thời gian vất vả để đọn dẹp những “bãi chiến trường” của trẻ, phần lớn là việc lục soạn đồ đạc lung tung, hoặc bày bừa đồ chơi. Hơn thế nữa, có những bé với tính cách hiếu động đôi khi còn tháo rời hoặc phá tung những món đồ chơi yêu thích. Tuy có thể bào chữa rằng các bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành động của mình nhưng không nên vì thế mà các bậc cha mẹ quên việc giáo dục trẻ tính gọn gàng và thái độ nâng niu giữ gìn những đồ vật trong gia đình. Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này. Cùng Marry tìm hiểu thêm giải pháp để dạy bé cách bảo quản và nâng niu đồ đạc nhé!

    Cha mẹ làm tấm gương cho bé
    Là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cha mẹ đôi khi lại quên mất điều này: muốn dạy trẻ điều gì thì trước hết, cha mẹ phải là tấm gương cho bé. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ là chuyên gia bắt chước với từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người lớn trong gia đình. Do đó, dù cho tất bật với công việc như thế nào đi nữa, cha mẹ cũng phải làm gương cho con trong việc gọn gàng, ngăn nắp trong mọi hành động cử chỉ. Có như thế thì khi bé phạm lỗi, cha mẹ chỉ bảo bé mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục” vì chính cha mẹ đã làm gương cho bé còn gì!

    [​IMG]
    Hãy luôn làm tấm gương tốt cho con noi theo.

    Dạy bé qua cách giải quyết tình huống
    Các tình huống thường nhật xảy ra trong gia đình đối với trẻ cũng là những bài học giáo dục về nhân cách sống rất thú vị. Đối với những bé hay hiếu động hoặc phá đồ đạc thì các bậc cha mẹ hãy thử tâm sự với bé rằng bạn buồn như thế nào khi thấy trẻ không trân trọng những món đồ mà cha mẹ trao tặng. Khi bé cảm nhận được việc mình làm là sai và làm cha mẹ buồn, bạn hãy đến gần con và nhẹ nhàng bảo ban bé, giải thích cho bé hiểu tại sao phải trân trọng những vật dụng trong gia đình. Đừng dạy bé theo kiểu ép buộc con phải thế này, thế kia, như vậy càng khiến bé ương bướng thêm mà thôi. Tốt nhất hãy giúp trẻ hiểu rõ việc làm sai của mình, ý thức và tự sửa chữa, có như thế thì bài học bạn dạy cho trẻ ngày hôm nay mới trở thành thói quen tốt trong hành động của trẻ hằng ngày sau này được.

    Giao trách nhiệm cho bé
    Trẻ nhỏ hay bắt chước và hỏi han đủ thứ về người lớn, nhất là lý do tại sao người lớn được sử dụng nhiều vật dụng trong nhà còn trẻ thì không. Đây cũng là một đặc điểm đáng yêu và thú vị nơi trẻ mà cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng để tạo thói quen gọn gàng và bảo quản đồ đạc. Chẳng hạn như mẹ có thể giao kèo với bé rằng: “Con sẽ làm một nhà quản lý siêu bự cho căn phòng của mình đấy! Hãy làm cho các nhân viên đồ chơi bé nhỏ của con phải tuân thủ mệnh lệnh và gọn gàng ngăn nắp đi nào”. Khi có cảm giác được nhận một “công ăn việc làm” tuyệt vời như thế, bé sẽ cảm thấy hãnh diện và trách nhiệm với phòng ốc của mình và những vật dụng xung quanh. Từ đó, bé sẽ biết trân trọng những vật dụng quanh mình như là trân trọng những công việc của mình vậy.

    Dạy trẻ qua tấm gương khó khăn trong cuộc sống
    Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời khó khăn, cơ cực và chính họ sẽ là những bài học đáng quý cho con bạn. Cả gia đình hãy sắp xếp thời gian theo dõi các chương trình giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên truyền hình hoặc cùng nhau dịp cuối tuần đi làm những công việc thiện nguyện. Hành động này vừa dạy cho con bạn biết yêu thương mọi người mà còn giúp bé có cái nhìn tích cực về niềm hạnh phúc mà bé có. Sau mỗi lần tham gia những chương trình này, bạn hãy trò chuyện với trẻ xem bé nghĩ gì. Tâm sự với bé về suy nghĩ của cả hai đối với những hoàn cảnh khó khăn như thế, về sự quý giá của cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có thái độ sống tích cực và trân trọng mọi thứ quanh mình kể cả những vật dụng trong gia đình.

    Dạy trẻ có thói quen bảo quản và gìn giữ những tài sản trong gia đình để từ đó giáo dục trẻ biết trân trọng hạnh phúc quanh mình. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay khi mà giá trị ảo đang ngày càng xâm chiếm đi những hạnh phúc thực đáng gìn giữ. Hãy cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình bạn nhé!
     
  3. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    6 sai lầm bố mẹ cần tránh khi trị trẻ bướng bỉnh

    Không chỉ riêng các bé gái, các bé trai đôi khi cũng tỏ ra bướng bỉnh không kém. Khi đã muốn điều gì, các bé phải đòi cho bằng được mới thôi. Bằng không, chúng sẽ nằm lăn lóc ăn vạ hoặc đưa cao tay đánh trả.

    [​IMG]
    Các bé trai cũng bướng bỉnh không kém các bé gái.



    Chúng ta đều không muốn bọn trẻ ương bướng, bất tuân với bố mẹ. Thế nhưng, đôi khi sự quan tâm chưa đủ của bố mẹ lại trở thành nguyên cớ để trẻ hành động ngang ngược. Các bé muốn mọi sự chú ý đổ dồn về mình và chúng tự tin rằng “kế sách” đập đầu, ăn vạ của chúng sẽ thành công.

    Tuy nhiên, một số trẻ khác dù được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng đến từng miếng ăn giấc ngủ vẫn có biểu hiện của một tính cách ngang bướng. Nó có thể là hậu quả của những sai lầm không đáng có từ cách dạy con của bố mẹ.

    Dưới đây là những sai lầm bố mẹ cần tránh khi trị trẻ bướng bỉnh:

    1. Thông tin đưa ra chưa được rõ ràng

    Bố mẹ chớ vội trách con khi bé nhất quyết không làm theo lời mình. Đôi khi những khẩu lệnh, nhiệm vụ bạn giao cho trẻ chưa thực sự dứt khoát và rõ ràng. Chính vì vậy, trẻ sẽ cho rằng chúng chẳng quan trọng đến mức phải làm ngay và làm cho kỳ được.

    Để khắc phục, bạn cần có một nội quy cứng rắn hơn đối với con. Để rồi, khi cần, chúng có thể thấy được sự nghiêm khắc của bố mẹ.

    2. Không có biện pháp “răn đe”

    [​IMG]
    Không nhất thiết lúc nào bạn cũng hù dọa con bằng một hậu quả đáng sợ nào đó khi bé không vâng lời.



    Không nhất thiết lúc nào bạn cũng hù dọa con bằng một hậu quả đáng sợ nào đó khi bé không vâng lời. Bởi lẽ hầu hết các trường hợp, bạn đều quên bẵng chúng ngay. Và đó là dịp để trẻ tìm cách luồn lách những nội quy mà bạn đặt ra. Hiệu lực lời nói của bố mẹ vì thế cũng trở nên vô tác dụng. Tuy nhiên, đối với những trẻ ngang bướng, một hậu quả dạng hình phạt sẽ trở nên có ích.

    3. Vội vã dỗ dành khi trẻ ăn vạ

    Trẻ giãy nãy người, lăn trườn khắp sàn nhà để ăn vạ vì chúng chắc chắn bạn sẽ phản ứng, dỗ dành và bị cuốn theo cơn giận của chúng. Vì vậy, hãy trở nên cứng rắn để cố tình làm lơ khi trẻ tỏ muốn dùng sự ăn vạ như một cách gây chú ý.

    Chỉ một lúc sau, khi không ai bận tâm đến trò chiến thuật này của trẻ, chúng sẽ tự nhận ra sự thất bại và dừng lại trò quấy khóc ngay. Lưu ý, trước khi bỏ mặc trẻ, bạn phải chắc chắn xung quanh trẻ không có bất kỳ mối đe dọa hoặc nguy cơ tai nạn nào.

    4. Nổi đóa và thiếu kiềm chế khi trẻ muốn “đánh trả”

    [​IMG]
    Một số trẻ có thói xấu giơ tay đánh lại người lớn khi không vừa ý điều gì đó.


    Một số trẻ có thói xấu giơ tay đánh lại người lớn khi không vừa ý điều gì đó. Hành động này của trẻ có thể khiến bố mẹ tức giận và đôi khi mất kiềm chế. Tuy nhiên, bé sẽ dễ dàng lấy lại vẻ đáng yêu nếu bạn làm trẻ xao nhãng và quên đi hành động của mình. Đó có thể là những lời khuyên dạy nhẹ nhàng hoặc một hành động đáp trả mạnh mẽ sao cho trẻ nhận ra được sai trái của mình. Đừng bao giờ bỏ mặt trẻ trong những hành vi thiếu lễ độ vì chúng có thể lớn dần theo thời gian và định hình như một nét tính cách không đẹp của trẻ.

    5. Dùng đòn roi

    Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng dùng bạo lực để đáp trả hành vi. Tuy bạo lực trẻ dùng không có tính nguy hiểm đối với người khác nhưng sẽ không tốt cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Do vậy, ngay trong cách dạy dỗ của bố mẹ cũng cần phải tránh tất cả những hành vị mang tính chất bạo lực như việc sử dụng đòn roi. Nói như vậy không có nghĩa bạn không được phép dùng hình phạt để răn đe.

    Một ánh mắt lạnh lùng của bạn đối với trẻ cũng đủ trở nên một hình phạt đáng sợ để trẻ nhận ra mình đã sai. Tất nhiên, điều kiện của hình phạt này là bạn phải chứng tỏ được cho trẻ thấy bạn yêu chúng rất nhiều.

    6. Dán nhãn cho trẻ là đứa ương bướng, khó dạy

    [​IMG]
    Trẻ em như búp măng non, bạn có thể uốn nắn chúng nên người con ngoan.


    Trẻ em như búp măng non. Bạn có thể uốn nắn chúng nên người con ngoan. Vì thế, không có lý do gì để bạn tin rằng sự ngang ngược từ thuở bé sẽ là tính cách định hình của con về sau. Điều quan trọng là bạn phải đủ kiên nhẫn để khuyên răn và đủ cứng rắn để dạy bảo.

    Một vài phân tích trên đây hy vọng sẽ giúp bạn nhận ra được nhiều điều sát với thực tế giáo dục của mình để có được những phương thức dạy dỗ phù hợp dành cho đứa con bướng bỉnh của mình.
     
  4. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Có nên mặc đồ lót cho con sớm?

    Theo các chuyên gia sức khỏe, thực tế, việc mặc đồ lót cho con sớm hay muộn đều không ảnh hưởng nhiều tới chức năng sinh sản của con. Quan trọng là cha mẹ chọn thời điểm thích hợp nhất để mặc cho con, giúp con hợp tác và thoải mái với việc mặc đồ lót.

    - Đối với bé trai: Ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, ngay khi bé trai nói “tạm biệt” với tã, bỉm, các mẹ đã cho trẻ mặc quần lót ngay lập tức với mục đích bảo vệ “cậu nhỏ” cho bé. Theo các chuyên gia, mặc quần lót cho bé trai sớm hoàn toàn không kiềm chế sự phát triển “kích thước” cậu nhỏ của con, vì vậy, các mẹ không cần lo lắng quá. Theo đó, thời điểm thích hợp nên cho con mặc đồ lót từ 10 -12 tuổi khi bé trai bước vào tuổi dậy thì.

    - Đối với bé gái: “Vùng tam giác mật” của bé gái rất nhạy cảm và vệ sinh khá khó khăn so với bé trai. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên hướng dẫn bé gái mặc quần lót sớm. Đối với bé gái vào tuổi dậy thì, việc mặc áo lót cũng quan trọng không kém. Mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển cơ thể của bé gái để chọn đồ lót phù hợp cho con. Thời điểm nên mặc quần lót cho bé gái nên từ 2- 3 tuổi (sau khi đã bỏ bỉm, tã), còn mặc áo lót từ 10 - 12 tuổi khi ngực trẻ đã bắt đầu phát triển.
     
  5. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Con gái có kinh nguyệt lần đầu: 7 lưu ý cho mẹ


    Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, mẹ cần quan tâm hơn nữa tới tâm lý và sự phát triển thể chất của con, đặc biệt là các bé gái. Trong lần có kinh đầu tiên, con gái sẽ gặp không ít bối rối và sợ hãi, mẹ hãy quan tâm, chia sẻ đúng lúc để con không còn lo lắng về "sự cố" này nữa.

    1. Chuẩn bị tâm lý trước cho con

    [​IMG]
    Mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con sớm



    Ngay khi con bước vào độ tuổi từ 10 – 16 tuổi, mẹ cần phải đề cập với con về chủ đề dậy thì để con gái hiểu và không bỡ ngỡ với những thay đổi của cơ thể. Đặc biệt là kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, không ít bé gái cảm thấy sợ hãi khi lần đầu thấy những vệt máu đỏ ở quần lót mà không biết tại sao. Một số bé giấu bố mẹ, tự tìm cách “xóa” vệt máu đó và càng lo lắng hơn khi nó vẫn chảy không ngừng.

    Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về kinh nguyệt có thể khiến bé gái rơi vào khủng hoảng tâm lý. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con ngay khi con dậy thì. Sự chuẩn bị sớm về tâm lý này sẽ giúp con dễ dàng đối mặt với những thay đổi lạ lẫm ở cơ thể mà không lo lắng, sẵn sàng tìm sự giúp đỡ từ mẹ.

    2. Cung cấp kiến thức về tuổi dậy thì

    Việc cung cấp kiến thức kinh nguyệt sẽ giúp con hiểu rõ hơn về “điều bình thường” này thay vì lo lắng như: Con sẽ có kinh nguyệt theo chu kỳ hàng tháng; kỳ kinh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày; máu cho mỗi kỳ kinh không quá nhiều như con nghĩ, lượng máu chỉ khoảng 40 – 80ml và có màu đỏ hoặc đen.

    Con cũng có thể đau bụng dưới khi kỳ kinh đến hoặc đau lưng, đau ngực. Các cơn đau thường ngắn và liên tục. Tuy nhiên, một số trường hợp, bé gái sẽ bị sốt trong kỳ kinh đầu tiên. Mẹ có thể giúp con giảm cơn đau bằng cách chườm nóng vùng bụng, lưng hoặc sử dụng thuốc giảm đau.

    Mẹ chỉ nên chia sẻ những kiến thức cơ bản, chung chung để con hiểu, không nên đi quá nhiều vào chi tiết, như vậy con sẽ tiếp cận dễ dàng, thoải mái hơn.

    Mẹ cũng có thể nhờ con mua băng vệ sinh, nếu con hỏi để làm gì, mẹ hãy giải thích rõ cho con hiểu và không quên nhắc nhở rằng, khi nào con lớn như mẹ con cũng sẽ phải dùng thứ này. Nhờ vậy, bé sẽ không quá lạ lẫm với băng vệ sinh và kinh nguyệt.

    3. Trao đổi kỳ kinh nguyệt với trẻ thông qua sách, phim ảnh

    [​IMG]
    Chia sẻ tuổi dậy thì qua sách báo



    Để trẻ hiểu hơn về kinh nguyệt và sự thay đổi tất yếu của cơ thể khi dậy thì, mẹ có thể trao đổi với trẻ về kỳ kinh nguyệt thông qua sách, phim, các quảng cáo về băng vệ sinh. Sau đó, cùng nhau thảo luận như: “Con có cảm thấy lo lắng về kỳ kinh đầu tiên không” hoặc chia sẻ với con về kỳ kinh đầu tiên của mình.

    Chẳng hạn: “Mẹ cảm thấy khá đau trong kỳ kinh đầu tiên, nhưng cảm giác qua rất nhanh. Mẹ đã có ý định giấu bà ngoại về điều này. Tuy nhiên, mẹ nhận thấy, nên chia sẻ với bà để được bà chỉ dẫn cách dùng băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín đúng cách khi có kinh nguyệt”.

    Chia sẻ với con sẽ giúp con dễ dàng chia sẻ lại với các mẹ hơn và không giấu giếm khi kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên đến.

    4. Con trai cũng cần biết về chu kỳ kinh nguyệt của con gái

    Nếu bạn có con trai, đừng quên chia sẻ với con về chu kỳ kinh nguyệt của con gái. Điều này sẽ rất hữu ích với các chàng trai tuổi mới lớn. Chúng sẽ hiểu hơn về tâm lý con gái và dễ dàng thông cảm với các bạn nữ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu, khi bạn gái có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục sẽ dẫn tới có thai ngoài ý muốn.

    5. Dấu hiệu con sắp có kinh nguyệt

    Để con có thể biết khi nào mình sắp có kinh nguyệt, mẹ nên cho con biết, khi con bước sang độ tuổi từ 9 – 16 tuổi, ngực con sẽ phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu trước 6 tháng khi có kinh nguyệt. Ngoài ra, trước chu kỳ kinh vài ngày con có thể tiết ra một ít dịch trắng như lòng trắng trứng gà, đó là dấu hiệu rụng trứng. Dịch này hoàn toàn bình thường, vì nó có tác dụng làm sạch âm đạo và cũng báo hiệu con có thể sắp có kinh nguyệt.

    Ngoài ra, mẹ cũng cần chỉ cho con cách tính, ghi lại chu kỳ kinh của mình để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng xem có đều đặn hay có bất thường gì không.

    6. Con nên chuẩn bị gì cho lần đầu tiên có kinh?

    [​IMG]
    Con sẽ xấu hổ nếu không mang băng vệ sinh trong lần đầu có kinh



    Để con gái không bối rối khi lần đầu có kinh, mẹ nên dặn con mang theo băng vệ sinh + chiếc quần chíp trong cặp để phòng khi có kinh sẽ sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên hướng dẫn con cách sử dụng băng vệ sinh trước đó.

    Thực tế, rất nhiều bé gái có kinh nguyệt đột xuất khi đang đi học, đi chơi mà không đem theo băng vệ sinh khiến các bé cảm thấy xấu hổ, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của bé sau này.

    7. Xử lý thế nào khi con không mang băng vệ sinh

    Trong trường hợp con có kinh nguyệt mà quên mang theo băng vệ sinh, mẹ nên khuyên con dùng áo khoác buộc ngang bụng để che đi phần quần dính máu. Ngoài ra, con nên chia sẻ với các bạn gái trong lớp để nhận được sự giúp đỡ từ các bạn.
     
  6. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Có nên mặc đồ lót cho con sớm?

    Theo các chuyên gia sức khỏe, thực tế, việc mặc đồ lót cho con sớm hay muộn đều không ảnh hưởng nhiều tới chức năng sinh sản của con. Quan trọng là cha mẹ chọn thời điểm thích hợp nhất để mặc cho con, giúp con hợp tác và thoải mái với việc mặc đồ lót.

    - Đối với bé trai: Ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, ngay khi bé trai nói “tạm biệt” với tã, bỉm, các mẹ đã cho trẻ mặc quần lót ngay lập tức với mục đích bảo vệ “cậu nhỏ” cho bé. Theo các chuyên gia, mặc quần lót cho bé trai sớm hoàn toàn không kiềm chế sự phát triển “kích thước” cậu nhỏ của con, vì vậy, các mẹ không cần lo lắng quá. Theo đó, thời điểm thích hợp nên cho con mặc đồ lót từ 10 -12 tuổi khi bé trai bước vào tuổi dậy thì.

    - Đối với bé gái: “Vùng tam giác mật” của bé gái rất nhạy cảm và vệ sinh khá khó khăn so với bé trai. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên hướng dẫn bé gái mặc quần lót sớm. Đối với bé gái vào tuổi dậy thì, việc mặc áo lót cũng quan trọng không kém. Mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển cơ thể của bé gái để chọn đồ lót phù hợp cho con. Thời điểm nên mặc quần lót cho bé gái nên từ 2- 3 tuổi (sau khi đã bỏ bỉm, tã), còn mặc áo lót từ 10 - 12 tuổi khi ngực trẻ đã bắt đầu phát triển.
     
  7. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Hướng dẫn mẹ lựa chọn đồ lót cho con

    Để con cảm thấy thoải mái nhất với việc mặc đồ lót và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín, mẹ cần lựa chọn đồ lót phù hợp và tốt nhất với con như:

    - Mẹ cần ưu tiên chọn quần, áo lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Độ dày vừa phải để không làm vùng kín bị nóng, bí bách.

    - Cần lựa chọn size quần lót phù hợp quá con. Nếu chật quá có thể khiến con bị tổn thương vùng kín. Tốt nhất mẹ nên chọn size lớn hơn so với độ tuổi của bé để bé luôn cảm thấy dễ chịu khi mặc.

    - Nên chọn quần áo lót có thương hiệu uy tín cho con để tránh tình trạng mua hàng kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng kín của con.

    - Màu sắc quần áo lót không nên quá màu mè, đặc biệt là bé gái. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn đồ lót có màu sáng trắng để có thể theo dõi những thay đổi ở vùng kín của con.

    - Đối với bé trai, mẹ nên cho bé làm quen với quần lót thiết kế dạng quần đùi thay vì quần tam giác để bé cảm thấy thoải mái khi mặc.
     
  8. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Áo ngực cho tuổi dậy thì thường có size là 30, 32, 34, 36, 38, 40 dành cho những áo không có cup ngực hoặc 30A, 32A, 34A, 36A, 38A, 32B, 34B, 36B dành cho những áo có cup ngực... Trong đó 32, 34, 36 là số đo vòng lưng, còn A, B là cup ngực. Đơn vị tính là inch

    + Bước 1: Đo vòng dây áo
    Dùng thước đo đặt dưới chân ngực, thẳng thước sao cho thước phủ sát phần lưng. Điều này giúp cho kích thước đo được chính xác hơn. Sau khi lấy được số đo cuối cùng, làm tròn số liệu và cộng thêm 2” để ra vòng dây lưng.

    + Bước 2: Đo cúp ngực
    Đứng thẳng, tay ở bên cạnh lườn, đặt thước lên vùng cao nhất của bầu ngực (Lưu ý khi đo kích thước ngực là khi mặc áo lót không có gọng đẩy). Làm tròn số gần nhất.

    + Bước 3: Tìm ra size áo lót
    Lấy kết quả của bước 2 trừ đi bước 1. Mỗi inch khác biệt sẽ tương ứng với số size áo.

    Kích thước áo sau khi làm phép trừ:
    • Lớn hơn 1: A
    • Lớn hơn 2: B
    • Lớn hơn 3: C
    • Lớn hơn 4: D
    • Lớn hơn 5: E
    • Lớn hơn 6: F
     
  9. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngày càng hung dữ mà mẹ không ngờ tới

    Trẻ bạo lực, nóng nảy, thường xuyên xử lý mọi việc bằng việc đánh nhau hoặc la hét,... tất cả những hành vi tiêu cực này là hậu quả của rất nhiều tác động từ môi trường xung quanh mà cha mẹ không thể ngờ tới.

    1. Người mẹ stress khi mang thai

    [​IMG]
    Trẻ thường xuyên cãi vã, bạo lực

    Khi mang thai, nếu mẹ thường xuyên có tâm lý căng thẳng, stress thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và hành vi của trẻ sau này. Do khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ thường xuyên sản sinh ra hooc-mon stress tác động tới hành vi của trẻ. Thậm chí hành vi đó còn tác động khi trẻ nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, không ít đứa trẻ ngay khi chào đời lúc nào cũng cáu kỉnh, khó chịu.

    2. Gia đình bất hòa

    Một gia đình bất hòa, cãi nhau, người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình thì nguy cơ trẻ sẽ có xu hướng bạo lực rất cao. Đứa trẻ học hành vi ở người lớn rất nhanh, khi tâm lý trẻ căng thẳng theo tâm lý cha mẹ, trẻ sẽ có hai luồng suy nghĩ: một là sẽ xử lý mọi việc bằng việc đánh nhau, cãi vã hoặc xử lý việc theo hướng ôn hòa.

    Và thực tế cho thấy, hầu hết trẻ sống trong môi trường gia đình bất hòa thì xu hướng bạo lực chiếm nhiều hơn so với xu hướng trẻ ôn hòa.

    3. Cha mẹ thường xuyên đánh trẻ

    [​IMG]
    Đánh trẻ thường xuyên khiến trẻ có xu hướng bạo lực

    Trẻ bị ngược đãi hoặc được nuôi dạy bởi những người cha mẹ không có kiến thức giáo dục, thường xuyên cư xử bạo lực với trẻ dẫn tới trẻ cũng sẽ cư xử bạo lực với những người khác. Bởi trẻ không tìm được hình mẫu nào tốt hơn để học ngoài cha mẹ. Hành vi của cha mẹ chính là hành vi mà trẻ học hỏi mỗi ngày.

    4. Người cha quá gia trưởng, độc đoán

    Hầu hết các bậc làm cha đều cho rằng, cần phải dạy con cái nghiêm khắc đến nỗi cha mẹ gần như độc đoán, hà khắc với con. Tất cả vì lo sợ một mai con sẽ lớn lên hư hỏng, không thành người tốt hoặc do cha mẹ quá độc tài muốn con làm theo ý mình. Hậu quả là khi không có cha mẹ bên cạnh, trẻ sẽ cư xử thiếu đúng đắn, độc tài với những người khác.

    5. Trẻ chơi cùng bạn có hành vi bạo lực

    Cha mẹ đừng cho rằng, trẻ nhỏ không biết gì và việc kết bạn không quan trọng. Hành vi của bạn bè tác động lên hành vi của trẻ rất nhiều. Nếu người bạn trẻ chơi thích bạo lực, đánh đấm, cãi vã thì trẻ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, khi cho trẻ chơi với bạn, cha mẹ cần định hướng, khuyến khích trẻ chơi cùng những người bạn có tính tình vui vẻ, cởi mở và hạn chế tiếp xúc với những người bạn có tính khí nóng nảy, cục cằn.

    Yeutre.vn (Tổng hợp
     
  10. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Lợi ích khi cho bé mặc đồ lót

    Trẻ con vô cùng hiếu động, vì vậy mặc đồ lót sớm sẽ giúp con:

    - Hạn chế những tổn thương vùng kín khi bị té ngã hoặc bị vật cứng đâm vào vùng kín.

    - Giúp con biết bảo vệ cơ thể, hạn chế tình trạng xâm hại tình dục ngay từ khi còn nhỏ.

    - Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch, giảm cọ sát từ quần áo bên ngoài vào vùng kín.

    - Giảm tổn thương vùng kín khi bé mặc quần có khóa, đặc biệt bé trai (khi kéo khóa quần thường bị kẹp “cậu nhỏ”).

    - Khi bé trai bước vào độ tuổi dậy thì, mặc quần lót sẽ giúp bé đỡ xấu hổ khi cậu nhỏ “tỉnh dậy”.
     
  11. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Hướng dẫn mẹ lựa chọn đồ lót cho con

    Để con cảm thấy thoải mái nhất với việc mặc đồ lót và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín, mẹ cần lựa chọn đồ lót phù hợp và tốt nhất với con như:

    - Mẹ cần ưu tiên chọn quần, áo lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Độ dày vừa phải để không làm vùng kín bị nóng, bí bách.

    - Cần lựa chọn size quần lót phù hợp quá con. Nếu chật quá có thể khiến con bị tổn thương vùng kín. Tốt nhất mẹ nên chọn size lớn hơn so với độ tuổi của bé để bé luôn cảm thấy dễ chịu khi mặc.

    - Nên chọn quần áo lót có thương hiệu uy tín cho con để tránh tình trạng mua hàng kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng kín của con.

    - Màu sắc quần áo lót không nên quá màu mè, đặc biệt là bé gái. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn đồ lót có màu sáng trắng để có thể theo dõi những thay đổi ở vùng kín của con.

    - Đối với bé trai, mẹ nên cho bé làm quen với quần lót thiết kế dạng quần đùi thay vì quần tam giác để bé cảm thấy thoải mái khi mặc.
     
  12. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Hướng dẫn mẹ lựa chọn đồ lót cho con

    Để con cảm thấy thoải mái nhất với việc mặc đồ lót và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín, mẹ cần lựa chọn đồ lót phù hợp và tốt nhất với con như:

    - Mẹ cần ưu tiên chọn quần, áo lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Độ dày vừa phải để không làm vùng kín bị nóng, bí bách.

    - Cần lựa chọn size quần lót phù hợp quá con. Nếu chật quá có thể khiến con bị tổn thương vùng kín. Tốt nhất mẹ nên chọn size lớn hơn so với độ tuổi của bé để bé luôn cảm thấy dễ chịu khi mặc.

    - Nên chọn quần áo lót có thương hiệu uy tín cho con để tránh tình trạng mua hàng kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng kín của con.

    - Màu sắc quần áo lót không nên quá màu mè, đặc biệt là bé gái. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn đồ lót có màu sáng trắng để có thể theo dõi những thay đổi ở vùng kín của con.

    - Đối với bé trai, mẹ nên cho bé làm quen với quần lót thiết kế dạng quần đùi thay vì quần tam giác để bé cảm thấy thoải mái khi mặc.
     
  13. Vit-Hial

    Vit-Hial Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2017
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Chất cotton siêu thấm siêu mát này
     
    Merucon thích bài này.
  14. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Trẻ sơ sinh có cần phải đội mũ, đeo bao tay, bao chân?

    Mũ, bao tay, bao chân là những vật dụng không thể thiếu khi trẻ chào đời và được các mẹ chuẩn bị rất chu đáo. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thực sự cần những vật dụng này và nó có mang lại lợi ích như mẹ vẫn tưởng?

    1. Vì sao trẻ sơ sinh thường được đội mũ, đeo bao tay, bao chân?

    [​IMG]
    Nhiều mẹ cho rằng trẻ sơ sinh đội mũ để giữ ấm

    Không khó để các mẹ bắt gặp hình ảnh trẻ sơ sinh đeo bao tay, bao chân và mũ. Điều này quá quen thuộc đến nỗi nếu chúng ta không thấy trẻ sơ sinh đeo thì sẽ vô cùng ngạc nhiên và coi là bất thường. Không chỉ riêng mùa đông đeo để ấm, ngay cả mùa hè nóng nực, các mẹ nhất định vẫn phải đội mũ, đeo bao tay, bao chân cho trẻ.

    Lý giải điều này, phần đa mọi người cho rằng trẻ mới chào đời cơ thể rất yếu, lạnh và cần phải giữ nhiệt cho trẻ. Đặc biệt phần thóp đầu, lòng bàn tay, bàn chân là nơi thoát nhiệt nhiều nhất nên không thể không giữ ấm.

    Lý do nghe có vẻ chính đáng, nhưng nó có thực sự cần thiết?

    2. Trẻ có thực sự cần đeo bao tay, bao chân và đội mũ?

    Theo các bác sĩ, bao bay, bao chân, mũ là 3 thứ cực kỳ vô dụng đối với trẻ sơ sinh chứ không hề mang lại nhiều lợi ích như các mẹ vẫn lầm tưởng.

    Từ 0 tháng trẻ đã phát triển mạnh mẽ về xúc giác và các kỹ năng cầm, nắm đặc biệt. Nhưng việc đeo bao tay, bao chân cản trở điều này khiến trẻ chậm phát triển xúc giác hơn so với những trẻ khác.

    Ở nước ngoài, các chuyên gia chăm sóc trẻ đều không khuyến khích các bà mẹ bỉm sữa đội mũ cho trẻ trong nhà hoặc mặc nhiều lớp quần áo, đeo bao tay, bao chân dù nhiệt độ phòng dao động ở mức 20 độ. Vì điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ đột tử và tránh cho trẻ nóng quá mức.

    Trang Lullabytrust - một trang uy tín của Anh tư vấn về chăm sóc trẻ cũng khuyến cáo, không nên đội mũ, bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh vì nguy cơ trẻ đột tử tăng cao do quá nóng. Nếu trời lạnh, các mẹ chỉ cần mặc quần áo 1 lớp cho trẻ, đắp chăn là đủ giữ ấm. Tuyệt đối không mặc nhiều lớp áo, đeo bao tay, bao chân, đội mũ và dùng gối cho trẻ dưới 1 tuổi.

    Nếu muốn biết trẻ đang lạnh hay nóng, cha mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng cách xem con có đổ mồ hôi ở lưng, bụng, cổ hay không. Riêng tay chân trẻ lạnh là bình thường. Ngay cả khi trẻ sốt cũng không cần mặc nhiều quần áo.

    3. Nhiệt độ lý tưởng cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

    [​IMG]
    Nhiệt độ phòng lý tưởng, trẻ không cần phải đội mũ, đeo bao tay, bao chân

    Nhiều cha mẹ sợ con lạnh nên phải giữ ấm nhưng không biết rằng, nhiệt độ từ 16 - 20 độ C là nhiệt độ lý tưởng của trẻ sơ sinh. Đối với người lớn có thể là lạnh nhưng với trẻ sơ sinh thì khác. Nhiệt độ như trên sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu vì nó không lạnh quá và cũng không nóng quá.

    Rất nhiều cha mẹ sợ con lạnh mà vừa đắp chăn, vừa mặc nhiều áo, đội mũ, đeo bao tay chân khiến trẻ nóng nực, mồ hôi lưng, đầu đổ nhiều rồi lại đổ thừa trẻ bị thiếu canxi (đổ mồ hôi trộm ở đầu). Nóng như vậy, trẻ chẳng thể nào ngủ ngon, khóc, lăn qua lăn lại lại nghĩ trẻ đói và nghĩ trẻ bị đủ thứ vấn đề khác.

    Do đó, khi nhiệt độ phòng lý tưởng, cha mẹ không cần lo lắng trẻ bị lạnh, không cần phải đội mũ, đeo bao tay, bao chân. Cứ để trẻ phát triển xúc giác tự nhiên, và những vết cào từ móng tay lên mặt không có gì đáng lo ngại cả, mẹ chỉ cần cắt móng cho trẻ là được.

    Yeutre.vn (Tổng hợp)
     
  15. huyen.tran

    huyen.tran Sỉ lẻ giày dép trẻ em

    Tham gia:
    7/6/2012
    Bài viết:
    7,088
    Đã được thích:
    1,501
    Điểm thành tích:
    913
    Lấy buôn từ bnhieu chiếc vậy b
     
    Merucon thích bài này.
  16. myfamily1486

    myfamily1486 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/3/2009
    Bài viết:
    1,316
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    quần chip cho bé 2 tuổi còn những màu nào vậy b?
     
    Merucon thích bài này.
  17. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Bạn inbox số điện thoại hoặc chat Zalo, viber với mình nhé :)
     
  18. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Size bé nhất là 4/5, dành cho bé khoảng 14kg trở lên. Bé nhà bạn bao nhiêu kg rùi :)
    Size còn đây bạn nhé:
    - Size 4/5 còn Trắng, hồng cam, hồng đậm.
    - Size 6/7 còn Đỏ đô, hồng đậm, xanh cốm.
    - Size 8/9 còn Xanh cốm, hồng cam, hồng đậm, trắng.
     
  19. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Chất dành cho các bé nên phải thật chuẩn :)
     
  20. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Rèn luyện tính ngăn nắp và vệ sinh cho con

    Bên cạnh rèn luyện nhân cách, việc giúp bé xây dựng thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp cũng quan trọng không kém. Trẻ con vốn vô tư và chưa có nhiều ý thức về việc đúng sai trong hành động, vì thế, nếp sống hiện tại của bé chính là bức tranh phản chiếu từ nếp sống của cha mẹ.
    Nếu bé của bạn rất lộn xộn, cẩu thả khi ở nhà, lục tung sách vở tìm kiếm đồ đạc trước khi đến trường hoặc “vô tư vấy bẩn” khi chơi đùa cùng bạn ở trường học. Bé về đến nhà, mồ hôi nhễ nhại, và với đôi tay lấm lem bùn đất đã vội bốc ngay dĩa trái cây mẹ chuẩn bị sẵn nhâm nhi.

    Nếu bạn chấp nhận những việc đó lặp đi lặp lại mỗi ngày vì nghĩ “trẻ con vốn ngây thơ” hoặc “lớn lên sẽ tự biết” thì đã đến lúc bạn nên thay đổi quan điểm. Chỉ bởi đơn giản, sự bừa bộn, lộn xộn của trẻ phản ánh một óc tổ chức, sắp xếp kém và khiến bé tốn nhiều thời gian hơn khi tìm kiếm đồ vật.

    Sự lộn xộn không chỉ đến từ nếp sinh hoạt mà có thể kéo theo việc bé “rối tung” lên khi xử lý công việc sau này khi lớn lên. Còn hệ lụy bệnh tật từ việc nhiễm khuẩn, không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì có lẽ là vấn đề ai cũng biết.

    Nhưng làm thế nào để rèn luyện tính ngăn nắp và giữ gìn vệ sinh ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ? Một vài phương pháp gợi ý sau đây sẽ giúp các bố mẹ trẻ có thêm lựa chọn trong cách dạy con.

    Xây từ nếp nhà
    Cách sống, nếp sinh hoạt của ba mẹ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến con. Trẻ chỉ đơn giản nhìn theo và ghi nhận thông tin, vô thức dần hình thành ý thức và trẻ làm theo một cách tự nhiên. Nếu muốn trẻ gọn gàng, ngăn nắp, cha mẹ trước hết phải gọn gàng, ngăn nắp trong sắp xếp nhà cửa, đồ đạc.

    Chẳng hạn, bạn muốn bé chén ăn xong phải rửa, úp vào chạn, lấy đồ vật dùng phải để lại vị trí cũ thì bạn hãy nói rõ với bé điều ấy và tuyệt đối làm theo, không có ngoại lệ. Nếu bé làm sai, bạn đừng sửa lỗi giúp bé mà hãy bảo bé phải hoàn thành nốt việc ấy.

    Đối với việc giữ gìn vệ sinh cũng vậy, bạn hãy luôn đặt ra những câu “nếu thì” đơn giản như: “Nếu chưa rửa tay thì chưa được ăn”, “Nếu quần áo chưa gấp thì chưa được đi chơi”… Và quan trọng là bạn hãy để bé tự làm mọi việc và chỉ thẩm định kết quả cuối cùng.

    Bé sẽ nhận ra rằng, nếu bé chỉ làm một cách qua loa, cẩu thả thì sẽ phải làm lại, mất nhiều công sức và thời gian hơn. Từ đó, bé sẽ dần dần hình thành ý thức làm mọi thứ tốt ngay lần đầu tiên, nhanh chóng và sử dụng thời gian hợp lý cho những việc khác.

    [​IMG]
    Muốn dạy con ngoan, bên cạnh kỷ luật cũng cần những lời khen tặng

    Tiếng “Không” đi kèm với lời giải thích
    “Chiều con đúng mực” là lời khuyên không bao giờ lỗi thời với các bậc cha mẹ. Một khi bạn đã buông tiếng “Không” với những vòi vĩnh hay yêu cầu ngoại lệ của trẻ, hãy xem đó như là quyết định cuối cùng và kèm theo giải thích vì sao bé không được làm như vậy. Nên nhớ đó phải là lời giải thích chứ không phải là sự áp đặt bởi quyền hành của cha mẹ.

    Nếu bé khóc, mè nheo, ăn vạ, bạn hãy tạm lờ bé đi để bé tự bình tâm lại. Những lời âu yếm, yêu thương, dỗ dành nên để vào một lúc khác. Khi bé thấy “vũ khí ăn vạ” đã bị vô hiệu hóa, bé sẽ ngưng khóc và suy nghĩ phải làm thế nào cho đúng.

    Bạn và bé có thể chơi trò “nghiên cứu khoa học” tìm hiểu cách vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào cơ thể người gây bệnh như thế nào. Giảng giải một cách dễ hiểu nhất về cách phòng ngừa bệnh, tầm quan trọng của việc vệ sinh sạch sẽ.

    Nếu bé được tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên lặp đi lặp lại, hiểu và chứng kiến việc làm của cha mẹ, bé cũng sẽ rèn luyện được tính vệ sinh và ngăn nắp cho mình.
     

Chia sẻ trang này