Kinh nghiệm: Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Trẻ Nhỏ Bằng Văn Học Dân Gian Thì Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Mai To, 26/3/2017.

  1. Mai To

    Mai To Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/3/2017
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Sinh con ra đã là vất vả, nuôi con lớn khôn thành người còn khó khăn, vất vả gấp nhiều lần. Đêm nằm quạt con ngủ, đêm ru con khỏi khóc, dạy con biết đi, biết đứng, biết nói, biết cười. Hình ảnh người mẹ ngồi bên nôi hát ru con ngủ, người bà vừa quạt, vừa kể những câu chuyện cho cháu nghe,..dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi cuộc đời con người. Và những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích ấy cũng đã góp một phần nuôi dưỡng tâm hồn các con.

    Trưa hè bên chiếu võng đưa
    Mẹ ru con ngủ, mẹ ru con ngủ giữa trưa nắng vàng
    Chim trời ai dễ đếm lông
    Nuôi con ai nỡ, nuôi con ai nỡ (mà) kể công tháng ngày​

    [​IMG]
    Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ bằng văn học dân gian

    Ông bà ta từ xưa đến nay có cách nuôi dạy con rất hay mà chúng ta nên học tập. Đó là sử dụng văn học dân gian. Chỉ đơn thuần là những câu hát ru, những câu ca dao, hay những câu chuyện cổ tích được nhân dân lấy cảm hứng sáng tác từ những điều bình dị trong cuộc sống như tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu đôi lứa,… nhưng nó lại mang lại sức mạnh to lớn trong việc nuôi dưỡng, giáo dục phẩm chất, nhân cách của một con người. Dưới đây là một số lợi ích của văn học dân gian đối với sự phát triển của trẻ nhỏ:

    1. Tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ

    Đối với trẻ nhỏ từ khi sinh giống như một trang giấy trắng. Vì vậy khi trẻ còn nằm trong nôi thì những câu hát ru chính là những điều tốt đẹp đầu tiên mà trẻ được nhận. Những câu hát ru, cao dao, dân ca có vần có nhịp điệu, du dương văng vẳng bên tai sẽ giúp kích thích trí não, tâm trạng và tinh thần của trẻ nhỏ.

    [​IMG]
    Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ bằng văn học dân gian

    Khi con ngủ, hay khóc các bà, các mẹ thường sử dụng nó như một cách để dỗ dành chúng khiến chúng ngừng khóc và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Bên cạnh đó, từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ, câu chuyện sẽ từ từ ngấm dần vào bé sẽ giúp các bé tăng vốn từ vựng và tiếp cận thế giới quan một cách dễ dàng.

    2. Giáo dục nhân cách, phẩm chất

    Văn học dân gian luôn đề cao giá trị làm người. Khi trẻ tầm 2, 3 tuổi đã bắt đầu phải học cách ứng xử, học cách thưa- gửi, giúp đỡ người khác,.. Vì vậy khi ông bà, cha mẹ kể chuyện thường lồng ghép các yếu tố giáo dục. Điều này sẽ giúp bé phân biệt được thế nào là thiện-ác, thế nào là đúng-sai, khuyến khích các bé làm nhiều điều tốt, tạo niềm tin cho các bé vào cuộc sống: kẻ xấu thì luôn bị trừng phạt, người tốt thì luôn được giúp đỡ qua các câu chuyện như Thánh Gióng, Thạch Sanh, Tấm Cám,…

    [​IMG]
    Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ bằng văn học dân gian

    Dạy trẻ luôn phải nhớ về cội nguồn dân tộc, luôn nhớ đến những người có công với đất nước qua các chuyện Con rồng cháu Tiên, Sơn Tinh-Thủy Tinh, hay qua các câu ca dao về tình cảm gia đình….

    Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ
    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo (chứ) con lăn
    Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn
    Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào

    Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng
    Nghĩa mẹ tày trời sông cạn(?) nuôi con
    Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon
    Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn (mà) thảnh thơi​

    3. Tạo khoảng cách gần gũi giữa ba mẹ-trẻ nhỏ

    Khi người lớn đọc sách cùng trẻ vừa là cách để dạy bé qua sách vừa giúp trau dồi tình cảm giữa 2 bên. Những câu thơ cao dao vô cùng dễ nhớ, dễ thuộc, khi 2 người cùng đọc, thỉnh thoảng mẹ giả vờ quên bé sẽ nhắc mẹ ,điều này sẽ giúp bé phấn khích, thích thú với việc học hơn.

    Văn học dân gian luôn là niểm tự hào của người dân Việt Nam- đơn giản mà sâu sắc, ngắn gọn mà đầy suy ngẫm. Những vần thơ ấy vẫn đi thao năm tháng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và nuôi dưỡng tâm hồn không biết bao nhiêu thế hệ trẻ thơ.

    [​IMG]
    Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ bằng văn học dân gian

    Văn học dân gian luôn đề cao luôn đề cao tình cảm yêu thương giữa người với người. Chính vì lẽ đó mà các bà, các mẹ đã dùng nó như một phương pháp để dạy dỗ con cái. Chắng phải vì vậy mà những nhà thơ, nhà văn, như Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu,…làm rạng danh đất nước ra đời đấy sao! Văn học dân gian cũng chính là nền tảng, là cái nôi cho văn học Việt Nam phát triển sau này.

    Chúc các bậc phụ huynh luôn thành công trong việc giáo dục con cái!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mai To
    Đang tải...


  2. huyen.tran

    huyen.tran Sỉ lẻ giày dép trẻ em

    Tham gia:
    7/6/2012
    Bài viết:
    7,088
    Đã được thích:
    1,501
    Điểm thành tích:
    913
    cảm ơn chủ toppic
     
  3. labellevie178

    labellevie178 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/9/2016
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    66
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá! Cảm ơn chủ top
     

Chia sẻ trang này