Kinh nghiệm: Hướng Dẫn Cách Chữa Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Hang Xach Tay Czech, 8/4/2017.

  1. Hang Xach Tay Czech

    Hang Xach Tay Czech Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/3/2017
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28
    [​IMG]

    Chăm sóc cho làn da non nớt của bé với những bí quyết đơn giản nhưng hữu ích sau đây sẽ giúp hạn chế và điều trị hăm tã (tã (bỉm)) thường gặp ở trẻ.

    Một trong những điều đầu tiên bạn dễ dàng quan sát được là sự mềm mại và mỏng manh của làn da bé. Do vậy, nó cần được chăm sóc và bảo vệ kĩ lưỡng.

    Làn da non nớt này mang theo những nghĩa vụ đặc biệt: cho bé cảm nhận và tìm hiểu về thế giới xung quanh, giúp bạn giao tiếp với bé bằng những cái vuốt ve, đồng thời bảo vệ bé khỏi các tác nhân có hại trong môi trường. Đó chính là lý do vì sao việc bảo vệ và chăm sóc cho làn da của bé lại quan trọng đến vậy.

    Chứng hăm tã (bỉm) rất phổ biến với hơn 50% bé trong độ từ 4 đến 15 tháng tuổi, bé bị ít nhất một lần trong chu kỳ hai tháng. Đừng quá lo lắng vì điều này là bình thường và các trường hợp bị nhẹ sẽ lành chỉ sau 3 đến 4 ngày nếu được chăm sóc cẩn thận.

    Phòng ngừa trước tiên:
    • Để tránh bị hăm, cần thường xuyên thay tã (bỉm) cho bé. Ngay cả những loại tã (bỉm) tốt nhất cũng cần được thay đổi để bảo vệ cho làn da của bé.
    • Chọn loại tã (bỉm) hiển thị độ ẩm và có chức năng thấm hút phân lỏng, chẳng hạn như Pampers Swaddlers với bề mặt siêu mềm mại giúp giữ làn da bé được bảo vệ và luôn khô thoáng.
    Điều trị hăm tã (bỉm):
    • Thay tã (bỉm) bẩn thường xuyên để da bé tránh bị ẩm quá mức.
    • Nhẹ nhàng làm sạch vùng da tiếp xúc với tã (bỉm) bằng nước và một chiếc khăn mềm hoặc sử dụng khăn ướt dành cho da nhạy cảm Pampers Sensitive Wipes.
    • Vỗ nhẹ để da bé khô hoàn toàn một cách tự nhiên. Không được chà xát.
    Bảo vệ da bị hăm tã (bỉm):
    • Nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng thuốc mỡ hoặc kem bảo vệ có chứa oxit kẽm hoặc dầu.
    • Giữ da bé khô thoáng với loại tã (bỉm) mềm, chất lượng cao và có khả năng thấm hút cao để hạn chế sự ẩm ướt.
    • Đảm bảo rằng tã (bỉm) không bị dán quá chặt để phần ẩm ướt không tiếp xúc trực tiếp với da.
    Nên liên hệ với bác sĩ nếu:
    • Vết hăm trở nghiêm trọng hơn. Da bị xây xát, phồng rộp hoặc chảy máu.
    • Vết hăm có vẻ khác thường.
    • Vết hăm vẫn không dịu đi ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hang Xach Tay Czech
    Đang tải...


  2. thaotrang1104

    thaotrang1104 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/4/2014
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    43
    trẻ nhỏ ko cẩn thận dễ hăm lắm luôn
     
    Hang Xach Tay Czech thích bài này.
  3. ptn2406

    ptn2406 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/2/2017
    Bài viết:
    1,773
    Đã được thích:
    122
    Điểm thành tích:
    103
    Bài viết rất bổ ích
     

Chia sẻ trang này