Thông tin: Bệnh Gút Và Những Điều Cần Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi amayzin, 26/10/2015.

  1. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Bệnh Gút (Bệnh gout) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất về xương khớp, không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy đau đơn mà còn huỷ hoại xương khớp thậm chí phải cắt bỏ phần xương khớp đã bị nhiễm trùng hay bị hoại tử nguyên trọng do các tinh thể tophic đã bám chặt vào phần sụn khớp. Là một bệnh cực kỳ nguy hiểm tuy nghiên phần đa mọi người lại không có kiến thức để phát hiện căn bệnh này. Rất hay nhầm tưởng đến một số bệnh về xương khớp khác khiến cho việc điều trị sớm không được tiến hành.



    [​IMG]

    Với mong muốn giúp mọi người có cái nhìn xâu sắc hơn về Bệnh Gout. Sau đây Phòng Khám Đa Khoa Viện Gút cùng các bác sĩ chuyên khoa tại đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh gút

    Bệnh Gut (Bệnh Gout) là gì?

    Bệnh Gút (bệnh Gout) được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất về xương khớp, Bệnh chỉ xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể dẫn đến các tinh thể axit uric tích tụ các xương khớp thông thường ở ngón chân cái, ngón tay cái… Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da. Ngoài ra các tinh thể axit uric có thể gây sỏi thận.

    Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên

    Bệnh gút có thể gây ra: Đau, Sưng, Tấy đỏ, Nóng, Cứng khớp.

    Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến: Mu bàn chân ,Mắt cá chân, Gót chân, Đầu gối, Cổ tay, Ngón tay, Khuỷu tay.

    Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm

    Nguyên nhân gây ra bệnh Gut

    Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

    [​IMG]

    Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu.

    Tuy nhiên axit uric có thể không được đào thải ra ngoài cơ thể và có thể tích tụ lại trong máu khi:

    – Lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

    – Thận không bài tiết hết axit uric.

    – Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.

    Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.

    Sau đây là những người có nguy cơ mắc bệnh gút cao nhất:

    – Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này

    – Là đàn ông

    – Thừa cân

    – Uống quá nhiều rượu

    – Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin

    – Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin

    – Bị phơi nhiễm chì trong môi trường

    – Đã cấy ghép bộ phận

    – Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa

    – Sử dụng vitamin niacin.

    Điều trị bệnh Gut như thế nào cho đúng?

    a) Một số nguyên tắc trong điều trị bệnh Gút

    – Chống viêm khớp trong các đợt cấp.

    – Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.

    – Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì

    – Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.

    – Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

    – Cần phân biệt bệnh Gút cấp tính và bệnh Gút mãn tĩnh để có cách điều trị đúng. Mỗi mức độ bệnh có những cách điều trị khác nhau

    b) Điều trị bệnh Gút mãn tính

    – Với bệnh Gút mãn tính cần điều trị làm sao để giảm acid uric máu để tránh những biến chứng suy thận mãn tính. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo từng trường hợp.

    – Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.

    – Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,…).

    c) Điều trị bệnh Gút cấp tính

    – Thuốc điều trị cơn gút cấp tính thường dùng là colchicin. Ngoài ra tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng như tùy từng thể trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm như bệnh thận, bệnh đau dạ dày tá tràng mà có thể dùng thêm hoặc thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc corticoid.

    – Colchicin là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị cơn gút cấp tính. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48h. Tuy nhiên thường gây cho bệnh nhân những cảm giác buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy, khi dùng thuốc thường phải dùng kèm với thuốc giảm nhu động kết hợp để điều trị gút hiệu quả.

    Ngoài tác dụng chống viêm, colchicin còn được coi là một test quan trọng giúp chẩn đoán gút mặc dù colchicin không làm thay đổi được nồng độ axit uric máu.

    – Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính. Hiệu quả tốt, song tác dụng phụ nhiều và trầm trọng (nhất là đối với tiêu hóa, thận…), do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với colchicin, hoặc dùng kết hợp với colchicin trong trường hợp bệnh nhân có ngưỡng đau quá cao.

    – Nhóm thuốc corticoid: trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh gút.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi amayzin
    Đang tải...


  2. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Bệnh Gút thật đáng sợ, đọc để phòng chánh
     
  3. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Bệnh gout (Gút) là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,…

    Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

    [​IMG]Hình ảnh tinh thể muối urat dưới kinh hiển vi phân cực nền đen ảnh: Viện Gút

    Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric
    [​IMG]
    Acid uric lắng tụ tại khớp

    Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch – Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.

    Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng lànguyên nhân gây bệnh gout.

    Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

    – Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

    – Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

    – Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

    Vai trò của acid uric trong viêm khớp

    Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:

    – Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

    – Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

    – Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.
     
  4. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Đánh dấu chia sẻ của chủ top
     
  5. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Các bệnh lý về xương khớp thường rất khó để có thể điều trị tận gốc không thể khỏi hẳn hoàn toàn và sẽ không tái phát nữa. Khi người bệnh khỏi nhưng nếu không có một chế độ sinh hoạt hợp lý thì rất có thể bệnh sẽ quay lại. Một trong những điều khó khăn nhất trong điều trị các bệnh lý về xương khớp đây là khung nâng đỡ cơ thể nên sẽ phải chịu sức nặng của cơ thể.

    Không như một số bệnh thông thường khác, bệnh gút rất khó khăn trong việc điều trị. Đặc biệt với những người có lượng axit uric trong cơ thể hoặc dị ứng với một số thành phần của thuốc điều trị.Khi bệnh gút đã hình thành nên các u nhọt quanh cổ các khớp thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và nghiêm túc trong quá trình điều trị mới có thể mang lại hiệu quả cao.

    [​IMG]

    Nếu không được điều trị đúng cách và không điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng và những hậu quả nặng nề về sau. Dưới đây là các biến chứng có thể thấy:

    – Tổn thương xương khớp: Huỷ hoại các đầu khớp, đầu xương, cổ tay, cổ chân, các đốt ngón tay hoặc ngón chân. Khi các cục tophi xuất hiện nếu không xử lý kịp thời sẽ vỡ ra, dẫn đến loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm xương, nhiễm trùng huyết, phải tháo khớp.

    – Tổn thương liên quan đến thận: Suy thận, sỏi thận, thận ứ nước,..

    – Tổn thương do chuẩn đoán sai bệnh: Bệnh gút thường được chuẩn đoán nhầm với các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp do nhiễm khuẩn, nên việc điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau, làm tăng nguy cơ kháng thuốc, dị ứng thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

    – Các biến chứng do dùng thuốc: Việc điều trị bệnh gút không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: uống quá liều, sử dụng thuốc không thích hợp với tình trạng bệnh cụ thể của từng người, sử dụng không đúng cách, không đúng thời gian, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan, đường tiêu hóa..

    Những khó khăn trong việc điều trị bệnh gút.

    [​IMG]

    Thuốc điều trị bệnh gút sẽ có một vài tác dụng phụ thường gặp nhất là: tiêu chảy, buồn nôn, tổn thương thận…

    Những bệnh nhân vị bị dị ứng với thuốc như colchicine và allopurinol, một số trường hợp gây ra sốc, có thể dẫn tới tử vong.

    Điều trị gút phải tuân thủ theo quy tắc điều trị và phải thật kiên trì không nên chủ quan luôn nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh nếu chỉ dùng thuốc để giảm các cơn đau cấp sau đó lại bỏ, không quan tâm đến chỉ số axit uric trong cơ thể, một số thì lạm dụng corticoid dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến…

    Chế độ ăn uống không khoa học, không vận động, mặc dù vẫn tiếp tục uống thuốc nhưng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại.
     
  6. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Ở Việt Nam các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản là thức ăn được sử dụng nhiều nhất tại các quán nhậu và cũng là món ăn ưa thích của nhiều gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người mắc bệnh Gút tại Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

    Bệnh gút được hình do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu chất đạm và năng lượng và hơn cả là chế độ nghỉ ngơi và làm việc không hợp lý.

    Ở VIệt Nam người mắc bệnh gút đa số người mắc bệnh gout đều ở tuổi trưởng thành, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Chế độ dinh dưỡng tránh bị bệnh gout là hạn chế những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, nên dùng nhiều rau xanh, những loại rau có tác dụng thải ra ngoài lượng axit uric dư thừa trong cơ thể.

    Một trong những loại rau mà các bà nội trợ có thể dùng để phòng tránh bệnh gout cho cả gia đình là dùng cải bẹ xanh(cải cay hoặc bắp cải) luộc và uống thay nước hằng ngày có thể nấu trong các bữa ăn.

    [​IMG]
    Cải bẹ xanh giúp phòng tránh bệnh gout
    Loại nước từ loại cải này có tác dụng giúp thận thanh lọc và đào thải lượng axit uric dư thừa trong cơ thể để phòng tránh bệnh gout rất hiệu quả. Lưu ý Nước rau cải không phải là thuốc nên không có công dụng chữa bệnh, chỉ có tác dụng phòng trừ bệnh gout khi được sử dụng đều đặn
     
  7. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Bệnh gút thật đáng sợ
     
  8. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Các loại thịt đỏ thường được nhiều người ưa thích, Các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm và phù hợp cho sự phát triển của thể chất, loại thịt này chứa một hàm lượng đạm khá cao, rất tốt cho người ở tuổi thành niên.

    [​IMG]

    Tuy nhiên vì hàm lượng chất béo và Cholesterol lại rất cao nếu không sử dụng hợp lý có thể dẫn tới nguy hại về sức khoẻ. Thịt đỏ có thể coi là nguyên nhân của các bệnh béo phì, mỡ máu, bệnh gút, tim mạch… Không nên ăn quá 300-500g thịt đỏ mỗi tuần, lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100-150g) và ăn nhiều rau củ giúp tiêu hóa thịt đỏ dễ dàng hơn.

    Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo những loại thịt đã qua chế biến như thị hun khói, xúc xích và thịt nguội đều có khả năng gây ung thư.

    Những loại thịt đã qua chế biến là những loại thực phẩm đã được “biến tấu” nhằm kéo dài thời gian sử dụng hoặc tạo ra nhiều mùi vị kích thích người ăn bằng những cách phổ biến như hun khói, phơi khô, thêm gia vị và chất bảo quản.

    Những loại thịt này rất được ưa chuộng nhờ tính tiện dụng và phù hợp khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay, để thực phẩm có màu tươi, đẹp và giữ được lâu, nhà sản xuất thường sử dụng thêm các loại chất bảo quản. Điều này càng làm tăng rủi ro mắc phải các căn bệnh ung thư cho những người sử dụng thường xuyên.

    Với những người nội trợ trong gia đình hãy luôn cân nhắc tới sức khoẻ của gia đình bạn khi lựa chọn những loại thực phẩm để chế biến thức ăn. Cân bằng giữa thịt đỏ, thịt trắng và rau củ để phòng tránh các bệnh do ăn uống không điều độ gây ra
     
  9. Linhchi19

    Linhchi19 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bố mình cũng bị gút, nhưng mà trước đây tìm hiểu thì mình thấy là ăn sống lá tía tô và uống nước trà bằng lá tía tô rất hiệu quả. Bố cũng làm và thấy cũng đỡ đau hơn. Mình chia sẻ lên đây cho mọi người biết nếu gia đình có ai bị thì dùng. Nguyên liệu rất rẻ mà lại cũng hiệu quả.
     
  10. hoadang93

    hoadang93 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/10/2015
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    cứ đồ đạm bia rượu thuốc lá thì chẳng gút
     
  11. amayzin

    amayzin Hạnh phúc là khi được sẻ chia cùng mọi người

    Tham gia:
    23/10/2015
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    102
    Điểm thành tích:
    43
    Trong việc khám và chữa bệnh hiện nay nói chung việc sử dụng các loại thuốc được chiết xuất từ các thảo dược có sẵn trong tự nhiên được đánh giá rất cao. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh các loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược không gây tác dụng phụ với cơ thể. Tác dụng của thuốc tuy chậm hơn so với thuốc tây y nhưng hiệu quả mà nó mang lại vượt xa so với thuốc tây y.

    [​IMG]

    Việc điều trị bệnh gút hiện nay đã có một bước đột phá mới bằng việc sử dụng thêm các loại thuốc từ thảo dược hỗ trợ và điều trị và đánh tan các u cục tophi có kích thước vừa và nhỏ ở dưới da. Và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức ổn định.

    Tác dụng chung của những loại thuốc có thành phần từ thảo dược trong điều trị bệnh gút là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra còn có chức năng bồi bổi khí huyết, bồi bổ chức năng gan, thận giúp cơ thể tăng khả năng đào thải axit uric đồng thời giúp cơ thể sản sinh các hoạt chất bôi trơn giúp các khớp xương, làm cho việc vận động trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.

    Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng chậm nên đòi hỏi người điều trị cần phải kiên trì để có thể cảm nhân được tác dụng của thuốc. Không như các loại thuốc tây tác dụng nhanh chỉ trong vòng một vài ngày. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thông thường phải từ 1 – 3 tháng mới cho thấy kết quả. Các cơn gút cấp giảm, vận động chân tay ít đâu, khớp xương không bị sưng tấy.

    Lưu ý đối với mọi bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và phủ tạng động vật, những thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước và tập thể dục thể thao hợp lý phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    [​IMG]
    Cải bẹ xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút
    Trong quá trình điều trị người bệnh có thể kết hợp các loại thảo dược có sẵn quanh nhà như: lá tía tô, lá ổi, cải bẹ xanh, để giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn, ngoài ra có thể sử dụng phương thức châm cứu, mát xa các huyêt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm.

    Trong quá trình điều trị phải thực hiện ngiêm ngặt chế độ ăn uống hợp lý.

    – Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa purin cao, giầu đạm như hải sản, các loại thịt có màu đỏ: thịt trâu, thịt bò, ngựa, dê… phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc… các loại trứng gia cầm nói chung nhất là các loại trứng lộn…

    – Hạn chế những loại thực phẩm có phát triển nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

    – Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

    – Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
     
  12. mebephongnhi

    mebephongnhi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/12/2014
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
  13. Oralplus Gold

    Oralplus Gold Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/4/2017
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình thấy bệnh Gút bây giờ là phổ biến lắm hầu như ai cũng đều có thể mắc phải nên bây giờ chúng ta cần phải chế độ hợp lý hơn
     
  14. khanhlinh11

    khanhlinh11 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2016
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
  15. sumhevidat

    sumhevidat Thành viên mới

    Tham gia:
    27/9/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Biểu hiện của bệnh Gút xuất hiện đầu tiên ở vị trí xa Tim của bạn nhất, nơi quá trình tuần hoàn máu chậm nhất đó là ngón chân cái. và để điều trị bệnh gout cần phải trị từ căn nguyên đó là đào thải acid uric và tăng cường chức năng thận. các bệnh nhân gút hầu hết chức năng thận bị suy giảm và acid uric tăng cao, ngoài chế độ ăn kiêng việc tăng cường chức năng thận và đào thải acid uric qua máu về ngưỡng bình thường là quan trọng nhất
     
  16. conyeu77

    conyeu77 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    31/8/2016
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    8
    E có ông bác bị gout, phải chia sẻ cho ô những thông tin này mới được.
     
  17. sumhevidat

    sumhevidat Thành viên mới

    Tham gia:
    27/9/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chỉ cần có chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ ngăn chặn được nguy cơ bị gout, đặc biệt nên uống thật nhiều nước khi chỉ số acid uric trong máu cao. nếu uống nước khó có thể sử dụng trà lá vối...
     
  18. Lyly05589

    Lyly05589 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/4/2018
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Bác mình bị gout rất nặng, được người ta mách uống nước nấm lim xanh của Linh chi Nông lâm hằng ngày thì đỡ hẳn, ăn uống thoải mái hơn. Ai bị thì dùng nấm lim uống thay nước lọc mỗi ngày đi mình thấy hiệu quả tốt.
     
  19. Dotranggg

    Dotranggg Thành viên mới

    Tham gia:
    1/6/2018
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình nghe nói các sản phẩm mà có chứa chiết suất hạt cần tây ý giúp đào thải acid uric rất tốt. Như sản phẩm này nè Baigout
     
  20. phươngbn12

    phươngbn12 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/6/2018
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    thật đáng sợ khi gặp bệnh này
     

Chia sẻ trang này